Mô hình quản lý kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:


MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH RÁC THẢI PHÙ HỢP CHO VIỆT NAM


Sinh viên thực hiện : Trần Thị Minh Huệ Lớp : Anh 10

Khoá : K43C

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Trần Minh Nguyệt


Mô hình quản lý kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam - 1

HÀ NỘI, 6/2008


MỤC LỤC


DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU ................................................. LỜI CẢM ƠN.........................................................................................

LỜI NÓI ĐẦU 1

A. Đặt vấn đề 7

B. Phương pháp nghiên cứu 7

C. Phạm vi nghiên cứu 7

D. Mục đích nghiên cứu 7

E. Bố cục khóa luận 8

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 9

A. Một số khái niệm cơ bản: 9

I. Khái niệm rác thải, chất thải, phế thải: 9

1. Rác thải, chất thải, phế thải là gì 3

2. Quản lý rác thải và kinh doanh rác thải 4

3. Một số khái niệm khác 6

II. Phân loại rác thải: 13

1. Theo nguồn phát sinh. 7

2. Theo hàm lược chất hoá học có trong rác 8

III. Vai trò của rác thải, chất thải và kinh doanh rác thải. 16

B. Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải dưới góc nhìn kinh tế 17

1. Rác thải dưới góc nhìn kinh tế 18

a. Đặc tính của rác thải 12

b. Liệu rác thải còn giữ được giá trị hay không. 12

2. Rác thải dưới góc nhìn “bộ phận trong cả chu trình” 18

2.1. Rác thải trong hệ thống nguyên liệu sản xuất 12

2.2. Giá trị, lợi ích và chi phí của các khâu liên quan. 15

3. Khung lý thuyết và các nguyên tắc thiết kế mô hình… 20

3.1. Rác thải và các hoạt động liên quan là hàng hoá công cộng hay tư nhân. 20

3.2. Nguyên tắc thiết kế mô hình 24

3.3. Thực hiện việc kiểm toán chất thải 26

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH RÁC THẢI Ở VIỆT NAM (cụ thể HÀ NỘI). 34

A. Phân tích tình hình chung 35

1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam 35

2. Hiện trạng môi trường rác thải ở Việt Nam 37

B. Một số mô hình quản lý và kinh doanh rác thải tại Việt Nam 44

I. Hệ thống quản lý Nhà nước về rác thải 45

1. Hệ thống pháp luật, chính sách và các cơ quan quản lý rác thải 39

2. Hệ thống cơ quan quản lý môi trường 40

II. Mô hình công ty – URENCO 48

1. Cơ cấu tổ chức 42

2. Phạm Vi hoạt động 43

3. Dịch vụ cung cấp 45

4. Hiệu quả hoạt động. 45

III. Mô hình cộng đồng quản lý – hệ thống thu gom trên cơ sở cộng đồng ở

xã Minh Khai, phường Nhân Chính và phường Thành Công 56

1.Đặc điểm kinh tế xã hội 50

2. Mô hình tổ chức quản lý rác thải ở ba phường 54

3. Nhận thức của cộng đồng về các vấn đề chung. 59

4. Nhận thức của cộng đồng về các sáng kiến quản lý chất thải cộng đồng 64

5. Mức độ tham gia của người dân vào việc ra quyết định về hệ thống quản lý chất thải trên cơ sở cộng đồng 66

6. Kết quả 68

IV. Mô hình kinh doanh rác tái chế cá thể, tự phát – làng tái chế Minh Khai, Đa Hội, Dương Ô, Triều Khúc 76

1. Các loại vật chất, nguyên liệu chính được tái chế 70

2. Cơ chế hoạt động hệ thống tái chế hiện có 71

3. Hiệu quả hoạt động. 73

4. Dòng tái chế tổng quát 76

V. Mô hình dự án có sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) – 3R HN 84

1. Giới thiệu chung về dự án 3R HN. 78

2. Mục tiêu hoạt động của dự án 80

3. Đánh giá các kết quả đạt được 82

Chương III: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HIỆU QUẢ MÔ HÌNH KINH DOANH RÁC THẢI Ở VIỆT NAM 89

A. Về vĩ mô (Nhà nước) 90

I. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý vững mạnh 90

II. Tăng cường đầu tư và mở rộng hoạt động của dịch vụ quản lý rác thải 92

III. Xây dựng các khuyến khích cho việc tối thiểu hóa rác thải và tăng cường tái chế 93

IV. Tăng cường thông tin cộng đồng – xây dựng hệ thống quản lý thông tin môi trường (EIMS) 94

B. Về vi mô 95

I. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải 95

II. Từ phía các làng nghề tái chế 97

III. Về phía cộng đồng 99

KẾT LUẬN 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102


DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 1 Tỉ lệ một số loại rác thải 14

Hình 2 Tỷ lệ chất thải theo phân loại ở Việt Nam 16

Hình 3 Chu trình khâu chế tạo 19

Hình 4 Chu trình khâu dịch vụ 19

Hình 5 Các mục tiêu của hệ thống quản lý nguyên liệu 20

Hình 6 Mô hình quản lý chất thải rắn 21

Hình 7 Hàng hoá công cộng và hàng hoá tư nhân 27

Hình 8 Ma trận lý thuyết trò chơi giữa hai hộ gia đình trong khu phố 28

Hình 9 Các yếu tố liên quan trong kiểm toán chất thải 32

Hình 10 Biểu đồ thành phần chất thải công nghiệp nguy hại tại Đồng Nai 41

Hình 11 Sơ đồ tổ chức bộ Tài nguyên Môi trường (2008) 47

Hình 12 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý URENCO 49

Hình 13 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Xí nghiệp môi trường số 5 51

Hình 14 Sơ đồ tổ chức ban quản lý xã, Phường 60

Hình 15 Cơ cấu tổ chức BQL thu gom rác thải ở Minh Khai 61

Hình 16 Cơ cấu tổ chức BQL thu gom rác thải ở Nhân Chính 63

Hình 17 Cơ cấu tổ chức BQL thu gom rác thải ở Thành Công 64

Hình 18 Recycling stage – Dòng tái chế tổng quát 83

Hình 19 Phân loại rác thải tại nguồn 86

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1 Ưu nhược điểm của tái sử dụng 23

Bảng 2 Ưu nhược điểm của hoạt động tái chế 23

Bảng 3 Tại sao chúng ta nên tái chế? 24

Bảng 4 Tỷ lệ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1986-2008 36

Bảng 5 Tình hình phát sinh chất thải rắn 37

Bảng 6 Khối lượng chất thải rắn các đô thị miền Bắc từ năm 2000-2004 38

Bảng 7 Tổng hợp về khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh ở một số địa phương trong các vùng kinh tế trọng điểm - năm 2003 39

Bảng 8 Tỷ lệ phát sinh chất thải từ các cơ sở y tế 42

Bảng 9 Tình hình xử lý và tiêu thụ CTR tại 1 số đô thị Việt Nam năm 2001 43

Bảng 10 Các đơn vị thành viên của URENCO 49

Bảng 11 Lượng chất thải rắn được thu gom bởi URENCO 50

Bảng 13 Giá sản phẩm phân bón (năm 2003) 54

Bảng 14 Các bãi chôn lấp trước kia của URENCO 54

Bảng 15 Một số dự án Quản lý rác thải trên địa bàn Hà Nội (đến 2002) 55

Bảng 16 Thông tin về các hộ gia đình trong 3 cộng đồng 58

Bảng 17 Thành phần cư dân trong 3 cộng đồng (theo nghề nghiệp) 59

Bảng 18 Kết quả điều tra các hộ gia đình về mức độ tham gia cộng đồng 65

Bảng 19 Những vấn đề chung trong cộng đồng được đưa ra 67

Bảng 20 Trao đổi giữa mọi người trong cộng đồng 69

Bảng 21 Quan điểm cộng đồng về môi trường & quản lý rác cộng đồng 70

Bảng 22 Lợi ích và tác động kinh tế của quản lý rác thải cộng đồng 71

Bảng 23 Kết quả điều tra quan điểm cộng đồngvề QLCT 73

Bảng 24 Kết quả thực tế từ hệ thống quản lý rác thải cộng đồng 74

Bảng 25 Giá cả các nguyên vật liệu có thể tái chế 82

Bảng 26 Nguyên liệu thu gom tại bãi chôn lấp Nam Sơn 82


LỜI CẢM ƠN


Vì đề tài “Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam” là một đề tài khá mới mẻ, đặc biệt với sinh viên trường Đại học Ngoại thương, việc tìm kiếm tài liệu gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, nhờ có sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của Thạc sĩ Trần Minh Nguyệt, em đã không bị chệch hướng khóa luận của sinh viên một trường thuộc khối kinh tế, không bị sa đà vào việc trình bày thực trạng và có được nhiều nguồn tìm kiếm tài liệu vô cùng hữu ích. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại thương đã dìu dắt, dạy bảo chúng em trong suốt 4 năm học qua. Những gì các thầy cô cho chúng em không dừng lại ở kiến thức, sách vở, thông tin mà còn ở việc chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, những kĩ năng sống cần thiết, niềm đam mê khoa học và nhiều hơn thế nữa. Đó là những hành trang quý giá sẽ theo chúng em đi suốt cuộc đời.

Em xin chân thành cảm ơn Tổ chức hợp tác quốc tế JICA – Nhật Bản, “bác Gúc” (www.google.com), Ban quản trị diễn đàn Trí Tuệ Xanh – TTVNOL

(www.ttvnol.com/forum/ttx), diễn đàn E&M (eandm@yahoogroups.com), nhóm tình nguyện 3R HN (www.3r-hn.vn), nhóm GreenZoom (www.greenzoom.org)... vì những kho tư liệu chia sẻ vô cùng quý giá. Cảm ơn các anh chị và các bạn đã giúp đỡ em hoàn thiện khóa luận này.


LỜI NÓI ĐẦU


A. Đặt vấn đề

Rác thải là một phần tất yếu của cuộc sống. Khi kinh tế phát triển, dân số tăng lên, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa trong xã hội cao dần, rác thải cũng nhiều hơn. Nhắc đến rác thải, người ta thường nghĩ ngay đến những thứ bỏ đi, không còn dùng được nữa, không còn chút giá trị nào, và vì thế, càng tống khứ nó sớm khỏi chỗ của mình càng tốt. Trong xã hội, việc thu gom, xử lý rác thải được coi là thứ hàng hóa công cộng và thuộc trách nhiệm quản lý của Nhà nước. Việc kinh doanh rác thải có lẽ là một khái niệm còn rất xa lạ với nhiều người. Dưới góc nhìn kinh tế, rác thải có giá trị không? Có thể kinh doanh được không? Trong bài khóa luận, em xin được chia sẻ một góc nhìn riêng về việc quản lý và kinh doanh loại “hàng hóa” vô cùng đặc biệt này.

B. Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng phương pháp tổng hợp các nghiên cứu của các tác giả trước đó về các chủ đề khác nhau có liên quan đến rác thải cũng như phân tích thêm giá trị kinh tế của rác, từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá, phán đoán tiềm năng phát triển của mô hình quản lý và kinh doanh này. Khóa luận cũng luôn coi trọng các nguyên tắc: khoa học, khách quan, lịch sử, biện chứng…

C. Phạm vi nghiên cứu

Do hạn chế về thời gian và nguồn lực, cũng như lo ngại việc nghiên cứu trên phạm vi rộng có thể gây loãng đề tài nghiên cứu và mất đi tính hấp dẫn của nó, em xin được đi sâu phân tích mô hình quản lý và kinh doanh rác thải ở Việt Nam mà cụ thể là trên địa bàn thành phố Hà Nội dưới 5 góc nhìn: Nhà nước (khu vực công), công ty cổ phần và các mô hình kinh doanh rác tái chế nhỏ lẻ, tự phát (khu vực tư nhân), cộng đồng quản lý (xã hội dân sự) và dự án của các tổ chức phi chính phủ (NGOs).

D. Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc tìm hiểu giá trị của rác thải và các hoạt động liên quan đến rác thải, cũng như phân tích các mô hình quản lý và kinh doanh rác thải ở Hà Nội,


khóa luận hi vọng có thể giúp người đọc có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc về hiệu quả quản lý cũng như khả năng phát triển của việc kinh doanh rác thải và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hiệu quả cho các mô hình này..

E. Bố cục khóa luận

Khóa luận được chia thành 3 phần chính:

Chương I: Cơ sở lý thuyết – xem xét các khái niệm cơ bản về rác thải (định nghĩa, vai trò, phân loại) cũng như giá trị của rác thải dưới góc nhìn kinh tế, từ đó xây dựng khung lý thuyết cho mô hình quản lý và kinh doanh rác thải.

Chương II: Phân tích các mô hình quản lý và kinh doanh rác thải ở Việt Nam (cụ thể ở Hà Nội) – dưới 5 góc nhìn: Nhà nước (khu vực công), công ty cổ phần và các mô hình kinh doanh rác tái chế nhỏ lẻ, tự phát (khu vực tư nhân), cộng đồng quản lý (xã hội dân sự) và dự án của các tổ chức phi chính phủ (NGOs).

Chương III: Giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động của các mô hình quản lý và kinh doanh rác thải ở Việt Nam - đề xuất các giải pháp vi mô cũng như vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho hệ thống quản lý và kinh doanh rác thải ở Việt Nam.

Với một đề tài mới, không thuộc chuyên ngành học và hạn chế về mặt kiến thức, trong khóa luận chắc chắn còn nhiều sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo và chia sẻ của các thầy cô để khoá luận của em được hoàn thiện hơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022