Rác Thải Dưới Góc Nhìn “Bộ Phận Trong Cả Chu Trình”


phát triển, tiêu dùng càng nhiều, rác thải cũng gia tăng nhanh chóng. Quản lý rác thải không chỉ là vấn đề đơn thuần của một khu vực, một địa phương, một quốc gia mà là vấn đề toàn cầu.

Thành phần của rác thay đổi theo thời gian và không gian. Sự phát triển công nghiệp và sáng tạo có liên quan trực tiếp đến các vật liệu rác. Ví dụ như nhựa và công nghệ hạt nhân. Một vài thành phần của rác có giá trị kinh tế và có thể tái chế được khi được thu hồi đúng cách. Như vậy, về mặt kĩ thuật, khi công nghệ ngày càng phát triển, thành phần của rác thải cũng đa dạng hơn, việc quản lý cũng trở nên phức tạp hơn.

Rác thải hữu cơ chẳng hạn như rác hay chất thải thực phẩm, sẽ bị phân hủy tự nhiên bởi các vi sinh vật kỵ khí hay không kỵ khí. Nếu như việc vứt rác hữu cơ không được kiểm soát chặt chẽ thì có thể gây ra một số vấn đề như tăng lượng khí thải nhà kính và có thể tác động đến sức khỏe con người thông qua việc gia tăng nguồn bệnh. Tác động này mang tính trực tiếp nhất, có ảnh hưởng đến cả cộng đồng.

Việc quản lý và kinh doanh rác thải như định nghĩa đã được thống nhất trong khoá luận này, bao gồm cả việc quản lý của chính quyền, việc buôn bán, trao đổi của khu vực tư nhân, những hỗ trợ của các NGOs… là hết sức cần thiết nhằm kiểm soát một cách hiệu quả nguồn lực kinh tế mang tên rác thải. Trách nhiệm khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực này thuộc về từng cá nhân và cả cộng đồng.

Một số câu hỏi thường được đặt ra liên quan đến quản lý và kinh doanh rác thải là: “Cần quản lý chất thải như thế nào?”. “Thế nào là cách tiếp cận hợp lý?”, “Trách nhiệm quản lý thuộc về ai?”, “Ai phải trả tiền cho việc quản lý và phải trả bao nhiêu?”

B. Mô hình kinh doanh rác thải dưới góc nhìn kinh tế

Phần này sẽ nhìn nhận lại khái niệm chất thải dưới góc độ kinh tế - như một loại hàng hóa - xem xét phần giá trị còn lại của chất thải và sự chuyển hóa giá trị chất thải qua các bước trong quản lý tổng hợp chất thải, bao gồm: ngăn ngừa, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, thu gom, chôn lấp… và xây dựng khung lý thuyết cho “mô hình quản lý và kinh doanh rác thải”.


1. Rác thải dưới góc nhìn kinh tế

a. Đặc tính của rác thải

Rác thải dưới góc nhìn kinh tế gồm 4 đặc tính sau:

- Các chất hoặc vật liệu mà người chủ hoặc người tạo ra chúng hiện tại không sử dụng và chúng bị thải bỏ.

- Rác thải gia đình, các sản phẩm phế thải của các hoạt động công nghiệp.

- Các chất đặc biệt bị người chủ, người sở hữu đầu tiên loại bỏ, rồi sau đó bị vứt bỏ thường là do một người nào đó khác phải thu dọn.

- Các chất mà theo quan điểm của nhiều người là “ra khỏi chỗ của tôi không phải bận tâm của tôi” hay “khuất mắt trông coi”.

(Trình bày của GS. TS. Trần Hiếu Nhuệ, Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và khu công nghiệp, tháng 6/2004)

b. Liệu rác thải còn giữ được giá trị hay không?

Trước hết, ta có thể dễ dàng thấy rằng rất nhiều chất được coi là rác thải vẫn mang tính năng sử dụng hữu ích. Thường được sử dụng bởi một người nào đó sau khi người sở hữu ban đầu không sử dụng nữa và thải bỏ. Điều này có nghĩa là rác thải có thể mất giá trị hay trở thành vô giá trị với người chủ ban đầu, nhưng nó vẫn có thể có giá trị với người khác. Điều quan trọng trong quản lý và kinh doanh là tạo điều kiện cho việc chuyển giao giá trị của rác thải từ người sử dụng này sang người sử dụng khác theo cách có hiệu quả.

2. Rác thải dưới góc nhìn “bộ phận trong cả chu trình”

2.1. Rác thải trong hệ thống nguyên liệu sản xuất:

Theo định luật bảo toàn năng lượng, vật chất không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.

Rác thải cũng vậy. Mọi vật chất bị loại bỏ đều đến một nơi nào đó: tái sử dụng, tái chế hoặc đem đến bãi thải, có thể tác động môi trường và gây rủi ro cho sức khỏe con người.

Dòng thải của rác, gồm các thành phần với tỉ lệ tương đối ổn định các chất hữu cơ, các loại nhựa, giấy, kim loại, thuỷ tinh, vải, các chất không thể tái chế như chất thải xây dựng và chất thải công nghiệp.


Trong khâu chế tạo, từ những giai đoạn đầu như chiết và khai thác, phân loại tinh chế, chuẩn bị nguyên liệu đến tạo hình, sản xuất… hay trong khâu dịch vụ, từ việc vận chuyển, cung cấp cơ sở thiết bị đến tiếp thị, phân phối… đều có thể tạo ra sản phẩm phụ chính là rác thải.

Có thể thấy vị trí của rác thải trong khâu chế tạo và khâu dịch vụ ở hình dưới đây:


Hình 3 Chu trình khâu chế tạo Hình 4 Chu trình khâu dịch vụ nguồn GS TS Murray 1

Hình 3 Chu trình khâu chế tạo

Hình 4 Chu trình khâu dịch vụ nguồn GS TS Murray Haight Rõ ràng là bất cứ quá 2

Hình 4 Chu trình khâu dịch vụ

(nguồn: GS. TS. Murray Haight)

Rõ ràng là bất cứ quá trình nào trong việc sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm đều phải sử dụng các nguyên liệu đầu vào, năng lượng, nước, không khí để tạo ra


giá trị, tạo ra sản phẩm hoặc gia tăng giá trị của sản phẩm, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Trong các quá trình đó việc tạo ra chất thải trong tất cả các dạng vật chất (rắn, lỏng, khí…) là không thể tránh khỏi. Chất thải được tạo ra như là các thành phần “phi sản phẩm” của chu trình tạo giá trị, tồn tại song song với sản phẩm. Câu hỏi đặt ra không phải là “loại bỏ hoàn toàn chất thải” mà là “làm sao để đạt được mức tối ưu”, tức là đạt được lợi nhuận (lợi ích) tối đa về mặt kinh tế và môi trường. Đó chính là mục tiêu của hệ thống quản lý nguyên liệu.

Hình 5 Các mục tiêu của hệ thống quản lý nguyên liệu nguồn GS TS Murray 3

Hình 5 Các mục tiêu của hệ thống quản lý nguyên liệu

(nguồn: GS. TS. Murray Haight)

Trong mô hình trên, có thể thấy, hệ thống quản lý nguyên liệu đòi hỏi việc tối ưu hoá không chỉ là đầu vào (các nguồn lực) để đạt lợi nhuận cả về môi trường và tài chính, mà còn là giảm thiểu tối đa đầu ra phi sản phẩm để đạt được lợi nhuận cả về môi trường và kinh tế. Xét về mặt này, lợi ích môi trường của việc “quản lý và kinh doanh rác thải” gắn liền với lợi ích kinh tế của doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ. Nó cũng phù hợp với nguyên tắc quản lý chất lượng và hiệu quả về thời gian.


Cũng từ sơ đồ này, ta thấy rõ sự liên quan của các bên đến hệ thống quản lý nguyên liệu, gồm cả hộ gia đình - ở vị trí trung tâm, và các khu vực sản xuất, dịch vụ, nông nghiệp, khu vực quản lý nhà nước.

2.2. Giá trị, lợi ích và chi phí của các khâu liên quan:

Hình 6 cho thấy hệ thống quản lý chất thải rắn tổng hợp bao gồm chu trình đầu vào - chất thải, năng lượng, nguyên liệu, nước, qua các quy trình từ thủ công đến sử dụng công nghệ hiện đại, từ thu gom, phân loại, tái chế… đến xử lý nhiệt, sinh học, để cho ra các sản phẩm là nguyên liệu thứ cấp, phân compost, các năng lượng hữu ích, đồng thời tạo ra khí thải, nước thải và các chất trơ được chôn lấp. Tất nhiên, mô hình này chỉ là khái quát, chưa tổng hợp được tất cả các hoạt động. Trong mô hình này, chất thải đóng vai trò là đầu vào và đầu ra là các loại chất thải ở các dạng khác nhau như khí, lỏng, rắn…

Hình 6 Mô hình quản lý chất thải rắn nguồn GS TS Murray Haight Tiếp theo khoá 4

Hình 6 Mô hình quản lý chất thải rắn

(nguồn: GS. TS. Murray Haight)

Tiếp theo khoá luận sẽ phân tích giá trị của mỗi hoạt động liên quan trong hệ thống quản lý này, bao gồm: ngăn ngừa, giảm thiểu (reduction), tái sử dụng (reuse), tái chế (recycle), thu hồi hay phục hồi (recoverable) và thải bỏ.

Trong bộ môn kinh tế chất thải, các hoạt động này được xếp vào thang bậc quản lý chất thải, gồm:


- Ngăn ngừa

- Giảm thiểu

- Tái sử dụng

- Tái chế: ủ phân

- Thu hồi: đốt, nhiệt phân, khí hóa

- Thải bỏ: chôn lấp

a.Ngăn ngừa:

Ngăn ngừa là việc tránh tạo ra rác thải ngay từ đầu. Điều này thường rất khó, vì rác thải thường đi đôi với tiêu dùng. Ngăn ngừa việc thải rác thường làm giảm động lực của tiêu dùng. Cũng có một cách khác là can thiệp vào khâu sản xuất, khuyến khích việc sáng tạo các sản phẩm có thể tận dụng lại mà không tạo ra rác thải, đòi hỏi công nghệ sản xuất cao hơn, giá thành sẽ đắt.

Ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa hoặc là việc ngăn ngừa tuyệt đối (hoặc xả thải ở mức không). Điều này không dễ gì đạt được, thường yêu cầu có sự thay đổi trong sản phẩm, thiết kế lại quy trình sản xuất hoặc thói quen của người tiêu dùng.

b. Giảm thiểu:

Giảm thiểu là việc tránh tạo ra chất thải. Giảm thiểu tối đa chất thải bao gồm giảm thiểu tại nguồn, tái chế và xử lý. Giảm thiểu tại nguồn là việc thay thế sản phẩm và giảm thiểu hoặc ngăn ngừa sự phát sinh chất thải trong một quy trình. Tái chế là việc giảm thể tích của chất thải thông qua việc tạo ra các chất liệu có giá trị có khả năng được tận dụng sau này. Xử lý là hoạt động này nhằm giảm thể tích của chất thải thông qua việc tạo ra các nguyên liệu có giá trị.

c. Tái sử dụng:

Tái sử dụng là việc sản phẩm hoặc nguyên liệu có tuổi đời hữu ích thông qua việc sử dụng nhiều lần mà không cần có sự thay đổi hình dạng vật lý, VD: chai lọ thủy tinh dùng lại được, giường gỗ…Tái sử dụng thông thường liên quan đến việc sử dụng chúng cho cùng một mục đích hoặc cho cùng một mục đích tương tự.

Có 3 cấp độ tiếp cận cho sự giảm thiểu rác thải, bao gồm: kết thúc nhanh chóng với chi phí không đáng kể hoặc bằng 0; thực hiện trong khoảng thời gian lâu hơn và chịu thêm chi phí; và yêu cầu những thay đổi chính về thiết bị và thói quen.


Bảng 1 Ưu nhược điểm của tái sử dụng

Ưu điểm

Nhược điểm

- Các hoạt động ngăn ngừa sự phát sinh chất thải

- Theo đúng nghĩa là nhằm giảm lượng chất thải phải xử lý.

- Có thể giúp giảm lượng chất thải nguy hại đi vào dòng thải chính

- Hỗ trợ nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với các vấn đề quản lý chất thải

- Có thể kéo dài tuổi thọ của công trình, thiết bị xử lý và loại bỏ chất thải

- Có tiềm năng về nâng cao tính hiệu quả công nghiệp.

- Việc làm sạch và sửa chữa có thể tiêu tốn nhiều tài nguyên hơn là tiết kiệm.

- Khoảng cách vận chuyển cho việc tái sử dụng

- Các hạn chế về thiết kế

- Các vấn đề sức khỏe cộng đồng

- Chỉ có tác động hạn chế đối với chất thải

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

d. Tái chế

Tái chế có liên quan tới việc tách một sản phẩm cũ và sử dụng các nguyên liệu đó để tạo thành một sản phẩm mới. Nguyên liệu phải được gia công lại và các công đoạn bổ sung có những ảnh hưởng phụ đến môi trường.

Có 3 phương thức tái chế. Thứ nhất là trực tiếp sử dụng hoặc tái sử dụng chất thải trong quy trình sản xuất công nghiệp. Thứ hai là thu hồi nguyên liệu thứ cấp cho mục đích sử dụng khác. Và thứ ba là loại bỏ tạp chất nhằm thu được chất liệu không chứa chất ô nhiễm.

Các hoạt động tái chế bao gồm: thu gom nguyên liệu thứ cấp, chuẩn bị nguyên liệu cho thị trường và sản xuất sản phẩm mới. Do các quy trình sản xuất công nghiệp, nguyên liệu có tiềm năng tái chế phải được phân loại riêng. Yêu cầu đặt ra là phải giảm thiểu hoặc ngăn ngừa các sự nhiễm bẩn.

Trong tái chế rác thải có hai quy trình là mạch kín (tái chế sơ cấp) sử dụng nguyên liệu cho cùng một loại sản phẩm và vòng hở (tái chế thứ cấp) tạo ra các loại sản phẩm mới từ nguyên liệu ban đầu.

Tái chế là một quy trình sản xuất công nghiệp liên quan tới nguồn nguyên liệu, năng lượng và các tác động môi trường của chúng. Hoạt động tái chế có những ưu nhược điểm có thể kể ra trong bảng sau.

Bảng 2 Ưu nhược điểm của hoạt động tái chế

Ưu điểm

Nhược điểm

- Giảm mức tiêu thụ tài nguyên

- Kết quả đạt được có thể không thực tế



- Giảm nhu cầu năng lượng

- Giảm mức tiêu thụ nước

- Giảm lượng chất thải đi vào môi trường không khí, đất, nước

- Giảm lượng chất thải cần xử lý, chôn lấp và thải bỏ

hoặc không như mong muốn

- Quy trình phức tạp và nhất thiết phải tốn các nguồn tài lực cho vận chuyển, phân loại và làm sạch

- Các chất thải khác lại được sản sinh

- Chu kỳ sử dụng bị giới hạn

Dự tính khoảng 20-25% rác thải từ hộ gia đình (ở các nước phát triển) có thể tái chế được. Còn ở các nước phát triển, tỉ lệ này cao hơn nhiều. Chúng ta có thể thấy các tỉ lệ trong hình vẽ sau. (theo Waste-econ)

Bảng 3 Tại sao chúng ta nên tái chế nguồn trường Đại học Quốc gia 5

Bảng 3 Tại sao chúng ta nên tái chế?

(nguồn: trường Đại học Quốc gia Australia)

Nghiên cứu của trường Đại học Quốc gia Australia cho thấy việc tái chế giấy có thể giảm tới 50% năng lượng và giảm được 90% nước từ cây cối. Tái chế lọ nhựa PET giúp tiết kiệm 84% năng lượng để sản xuất lọ đó từ nguyên liệu thô. Với thuỷ tinh, tỷ lệ này là 74% và với nhôm là 95%.

e. Thu gom:

Phương thức thu gom nhằm thu hồi các thành phần có khả năng tái chế đóng một vai trò quan trọng đối với chi phí, tỷ lệ được tái chế và tác động môi trường.

Có 4 phương thức thu gom. Phương thức đầu tiên là thu gom tại nhà, bao gồm thu gom trực tiếp từ các hộ gia đình và thu gom riêng rẽ với dòng chất thải hỗn

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí