Nhóm thứ hai là những trang tin chỉ chuyên lọc tự động tin tức tổng hợp từ các báo điện tử hoặc các trang tin tổng hợp khác như baomoi.com, docbao.com, tin247.com, baongay.com, baotructuyen.com, tinnong24.vn, tinmoi.com, thoisu.com… Những trang tin tổng hợp sử dụng các phần mềm chuyên dụng để cập nhật tin tự động từ các báo lớn, kết hợp với đội ngũ nhân viên chuyên việc kiếm tìm, biên tập các tin bài hay nhất của báo chí trong và ngoài nước đưa lên trang. Đặc biệt nổi lên có trang 24h.com.vn hiện đang thu hút một lượng truy cập khổng lồ, đứng đầu trong các trang tin điện tử Việt Nam, vượt xa cả các tờ báo điện tử lớn như VietNamNet và VnExpress. Trang này trung bình mỗi ngày cung cấp hàng trăm tin bài hay nhất, gây ấn tượng nhất lấy từ các nguồn bên ngoài, đồng thời kết hợp cả chức năng của một trang rao vặt và trang thông tin tuyển dụng.
Nhóm thứ ba gồm các trang tin của doanh nghiệp chuyên sao chép nội dung của các báo điện tử, hình thức cũng giống một tờ báo điện tử.
Nhìn chung các trang thông tin điện tử có hình thức cung cấp thông tin không khác báo chí trực tuyến và có hệ thống thông tin phù hợp với thị hiếu độc giả trực tuyến nói chung. Trong khi các báo điện tử tốn kém vô khối chi phí để sản xuất nội dung thì các trang tin điện tử này nghiễm nhiên sử dụng trái phép các sản phẩm thông tin đó. Điều này đã làm nhiễu loạn thị trường thông tin trực tuyến, khiến cho môi trường cạnh tranh trở nên không lành mạnh.
Thời gian gần đây, khi thị trường thông tin trực tuyến Việt Nam phát triển mạnh, các nhà quản trị mới bắt đầu nhận thức được ảnh hưởng lớn của bản quyền tin tức tới hoạt động kinh doanh thông tin. Việc quản lý các trang tin trên mạng vì thế cũng bắt đầu có nhiều chuyển biến. Những trang cung cấp thông tin dần bị quản chặt hơn, các chế tài được áp dụng ngày càng nhiều: riêng trong năm 2007 đã có 22 website cung cấp thông tin khi chưa có phép bị xử phạt hành chính; tháng 6/2009 trang sieunhanh.vn bị đình chỉ hoạt động và thu hồi tên miền; tháng 7/2009 vietbao.vn bị đình chỉ hoạt động và xử phạt 25 triệu đồng; nhiều trang như 24h.com.vn và các website có tên miền cao cấp .vn cũng bị phạt hoặc bị buộc ngừng cung cấp nội dung.
Tuy nhiên cần nhận thức thực tế rằng, với môi trường pháp lý và nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề bản quyền như hiện nay, việc thay đổi tình trạng vi phạm đã diễn ra sâu rộng này là rất khó.
Các diễn đàn, cộng đồng mạng
Ngoài sự cạnh tranh gay gắt với bộ phận các trang thông tin điện tử như trên, còn có sự cạnh tranh nhỏ đến từ nhóm các cộng đồng, diễn đàn chuyên về một lĩnh vực nào đó như trang saga.vn chuyên về kinh tế, diễn đàn vnzoom.com chuyên về phần mềm máy tính, vietphotoshop.com chuyên về photoshop hay webtretho.com chuyên cập nhật trao đổi thông tin và kinh nghiệm chăm sóc trẻ em... Hoạt động của những cộng đồng và diễn đàn này không nhằm mục đích kinh doanh, đồng thời các trang cũng không sao chép nhiều tin bài từ các báo mà chủ yếu là trích dẫn với mục đích trao đổi.
Điều cần quan tâm ở đây là đôi khi các diễn đàn này thu hút các nhóm khách hàng mục tiêu hơn các chuyên mục của báo chí bởi tính thực tiễn và chuyên sâu của nó. Nội dung của những diễn đàn này được tạo lập bởi những người thực sự quan tâm, am hiểu và có kinh nghiệm về chuyên đề. Bên cạnh đó tính cộng đồng ở khu vực này là rất cao.
Thực tế mối quan hệ cạnh tranh không rõ nét. Thậm chí nếu các báo điện tử có thể nghiên cứu thế mạnh và liên kết với những diễn đàn như vậy thì sẽ là một phương thức rất tốt để phát triển và nâng cao hiệu quả cho mô hình kinh doanh.
Blog
Trong các nguồn cung cấp thông tin trên thế giới mạng, còn một loại hình mà các báo mạng không thể không quan tâm: blog.
Xuất hiện trên thị trường Việt vào năm 2005, những trang blog ban đầu chỉ mang tính chất một loại nhật ký cá nhân trực tuyến dùng để chia sẻ tâm sự, giãi bày đời sống cá nhân với bạn bè, người thân. Sau ba năm phát triển blog dần được sử dụng cho những mục đích cao hơn thế. Trong cộng đồng blog đã hình thành một bộ
phận blog của các nhà báo, các biên tập viên giỏi trong giới báo chí Việt Nam chuyên để chia sẻ các thông tin, tư liệu, các bản thảo chưa được đăng. Và quan trọng là những blog này được các nhà báo dùng để bày tỏ quan điểm của mình xung quanh các vấn đề nóng đang diễn ra trong xã hội dưới dạng các bài nghị luận mang phong cách báo chí.
Trước hết các nhà báo này hầu hết khá có tiếng tăm nhưng không giấu diếm danh tính và thông tin cá nhân của mình. Nó đồng nghĩa với việc họ tự chịu trách nhiệm cao nhất với những thông tin đưa lên blog và do đó tạo dựng được sự tin cậy đối với người đọc. Sau đó những bài viết này có được sức hút lớn nhờ chính cách thể hiện nội dung tin. Những bài viết luôn đi kèm những dữ liệu được kiểm chứng, những thông tin ngoài lề nhưng thực hơn nhiều những bài báo khô khan phải chịu áp lực cao từ những điều chỉnh của luật pháp. Những bài viết ấy không chỉ cung cấp thông tin, chúng cung cấp cả các quan điểm cá nhân lẫn định hướng suy nghĩ (điều mà các báo chí không được phép có) không chỉ gần gũi mà còn hữu ích cho nhận thức của người đọc.
Trong giai đoạn phát triển cao trào, những blog báo chí có lúc đã thu hút cộng đồng mạng hơn cả các phương tiện thông tin chính thống. Sức thu hút lớn đến mức các nhà quảng cáo cũng phải chú ý và đã đề ra một số kế hoạch kinh doanh, mặc dù kế hoạch kinh doanh này sau đó đã thất bại do các blogger đã từ chối thương mại hóa các blog của mình.
Từ sau khi Yahoo ngừng cung cấp dịch vụ blog vào 13/7/2009, trào lưu blog báo chí đã lắng xuống nhưng một khi có điều kiện, chắc chắn nó sẽ lại bùng lên mạnh mẽ.
Cạnh tranh giữa các tờ báo điện tử
Chính trong khu vực báo điện tử thì sự cạnh tranh lại không quá gay gắt. Con số 21 báo điện tử và 160 trang tin điện tử thuộc các cơ quan báo chí chỉ là rất nhỏ so với hàng ngàn các trang tin điện tử tràn lan trên Internet hiện nay.
Nhìn chung ngoại trừ Tuổi Trẻ và Thanh Niên, các cơ quan báo in tên tuổi vẫn tập trung vào mô hình báo chí truyền thống và không thực sự chú trọng đến phiên bản trực tuyến. Phiên bản trực tuyến của họ chủ yếu nhằm mục đích thích ứng với công nghệ cao, thắt chặt quan hệ với độc giả để thông qua đó tăng doanh thu báo in. Những tờ báo điện tử nổi bật hiện nay lại là các tờ báo mạng thuần tuý, gồm những cái tên như vietnamnet.vn, vnexpress.net, dantri.com.vn, vtc.com.vn… Ngoài ra một vài báo điện tử phụ thuộc chuyên sâu khác như bongda.com cũng hoạt động khá hiệu quả.
Thị trường lao động
Chỉ có khoảng 30% những người hoạt động trong ngành truyền thông được đào tạo báo chí chính quy, ngành báo chí vẫn đang dựa chủ yếu vào nguồn nhân lực lấy từ các ngành ngoài. Riêng trong chuyên ngành báo điện tử, nguồn cử nhân báo chí lại càng hạn chế. Trong các khóa Báo chí tại Việt Nam hiện nay, hầu hết SV các lớp đều có môn học báo điện tử, nhưng mới chỉ Học viện BC&TT có chuyên ngành báo điện tử. Số lượng đào tạo của ngành này cũng rất thấp, chỉ ở mức trên 20 SV mỗi lớp. Số lượng môn học, giáo trình cho ngành học này cũng mới chỉ dừng ở mức cơ bản, thiên nhiều về lý thuyết hơn thực hành. Nguyên nhân này khiến thị trường lao động của hoạt động kinh doanh báo điện tử vẫn bị hạn chế. Các tòa soạn báo điện tử, dù là tuyển người từ các ngành ngoài hay từ các cơ sở đào tạo chính quy, vẫn phải thường xuyên mở các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên để hoạt động của tờ báo đạt hiệu quả.
2.3. MÔ HÌNH KINH DOANH BÁO MẠNG VIỆT NAM
2.3.1. Hoạt động nòng cốt
Thu thập tin tức
Việc thu thập tin tức tiêu hao sức lực nhiều hay ít thể hiện qua chính nội dung bài viết. Loại tin phân tích tốn nhiều công sức để thu thập các dữ liệu, các ý
kiến và khảo sát thực tế nhất. Loại tin thông báo chỉ đơn thuần tường thuật lại sự việc một cách ngắn gọn tốn ít sức lực của phóng viên hơn hẳn. Các tin dịch và tổng hợp chỉ lại càng không phải đầu tư nhiều chất xám do loại tin này được các biên tập viên thu thập và biên tập lại từ các nguồn sẵn có. Và cuối cùng là cách đưa ra nội dung mà gần như không hề mất công sức: sao chép bài từ các trang tin khác.
Khảo sát thực tế tin bài trên các trang báo mạng điển hình8 có thể thấy ngay số lượng tin phân tích trên các trang bày chiếm tỷ lệ nhỏ hơn hẳn so với loại hình báo in truyền thống. Các báo có tỷ lệ tin phân tích nhiều nhất gồm VietNamNet, Tuoitreonline và Thanhnienonline ở mức khoảng 7 - 8 % lượng tin đưa ra. Tỷ lệ này ở các đa phần báo khác là rất ít, chỉ chiếm khoảng 2 – 3% tổng số nội dung tin. Chiếm đa số trên các trang báo mạng là các tin bài thuộc loại tin thông báo, hầu hết là tin trong nước và do phóng viên của các báo này thực hiện.
Các tin dịch và tổng hợp lại từ các trang báo lớn trên thế giới mà hều hết là các trang miễn phí nội dung được dùng để cập nhật tình hình thế giới – rất hiếm tin do chính các phóng viên hay cộng tác viên của báo viết. Điều này cho thấy các báo điện tử ở Việt Nam vẫn chưa đủ khả năng về cả mặt nghiệp vụ lẫn tài chính để đưa phóng viên ra nước ngoài tác nghiệp.
Cách thu thập tin tức bằng việc sao chép từ các nguồn trong nước khác diễn ra hết sức phổ biến ở các trang báo mạng. Thông thường các báo copy lại nguyên văn tin của nhau và ghi chú bên dưới “Theo [tên nguồn]” (“Theo VietNamNet”, “Theo Vnexpress”…). Tại những báo kém uy tín việc ghi lại tên nguồn còn diễn ra hết sức cẩu thả. Dưới mỗi bài viết có thể sẽ chỉ có tên báo nguồn hay tên viết tắt của báo nguồn được đóng ngoặc như (TTOL), (TNOL) … Thậm chí một vài báo như Ngoisao.net cắt dán, biên tập lại hai hay nhiều bài gốc nhưng chỉ kèm theo một vài dòng trích dẫn mập mờ khó nhận thấy như “VietNamNet đưa tin…”, “Trả lời phóng viên Tuổi trẻ, ông X cho biết…” để biến thành bài của mình. Như vậy hiện tượng sao chép giữa chính các báo điện tử chính thống cũng diễn ra tràn lan, dưới nhiều hình thức và không theo bất kỳ một quy chuẩn nào.
8 Khảo sát do tác giả thực hiện (xem phụ lục)
Tổng hợp kết quả khảo sát bốn tờ báo mạng tiêu biểu Tuoitreonline, VietNamNet, VnEpress và Dantri trong tuần giữa tháng 3/2010 của tác giả cho kết quả về cơ cấu các loại tin như sau:
Bảng 2.1 - Bảng cơ cấu các loại tin trong bốn tờ Tuoitre, VietNamNet, VnExpress, Dantri
Phân tích | Thông báo | Dịch | Sao chép | |
Tuoitreonline | 10,02% | 71,86% | 16,04% | 2,08% |
VietNamNet | 8,06% | 65,86% | 20,7% | 5,38% |
VnEpress | 2,03% | 48,99% | 30,01% | 18,97% |
Dantri | 3,7% | 49,28% | 22% | 25,02% |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô hình kinh doanh Báo mạng tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 4
- Môi Trường Khắc Nghiệt Của Hoạt Động Kinh Doanh Báo Mạng
- Số Người Sử Dụng Internet / 100 Dân
- Mô hình kinh doanh Báo mạng tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 8
- Mô hình kinh doanh Báo mạng tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 9
- Xu Hướng Phát Triển Của Báo Mạng Thế Giới 14
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Hình 2.3 – Biểu đồ cơ cấu các loại tin trong bốn tờ Tuoitre, VietNamNet, VnExpress, Dantri
100%
tin sao chép tin dịch
tin thông báo
tin phân tích
80%
60%
40%
20%
0%
Tuoitreonline VietNamNet VnExpress Dantri
Có thể thấy rằng việc sao chép tin bài ở Tuoitreonline hay Thanhnienonline vốn xuất phát từ những cái tên uy tín trong ngành báo in diễn ra ít hơn hẳn các báo điện tử khác. Các báo này thường ưu tiên cho các loại tin phân tích cần đầu tư chất xám và sức lực. Ngoài ra trang VietNamNet là một tờ báo điện tử thuần túy cũng có cơ cấu tin tức tương tự và thực tế trang này vẫn được người đọc đánh giá khá tốt.
Tuy nhiên những trang báo điện tử có chất lượng như các báo kể trên lại chỉ chiếm số lượng rất ít. Đa số các báo trực tuyến đi theo xu hướng cung cấp tin nhanh hay tin thông báo. Các tin phân tích lại chủ yếu dịch từ báo nước ngoài hoặc chép từ các báo có uy tín kể trên. Và những tin lấy lại từ các trang tin khác vốn là những tin không cần sự đầu tư công sức, cả tin nhanh lẫn bài báo dài, luôn chiếm một số lượng lớn trong cơ cấu thông tin của những báo này.
Tổng hợp số liệu thống kê từ bốn tờ báo điển hình nêu trên có kết quả ước chừng về cơ cấu hoạt động thu thập tin tức như biểu đồ dưới đây.
Hình 2.4 – Biểu đồ cơ cấu tin tức của báo mạng Việt Nam
57.78%
22.70%
14.28%
5.24%
tin phân tích
tin thông báo
tin dịch
tin sao chép
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy các phóng viên báo điện tử Việt Nam chỉ thực sự hoạt động tạo ra nội dung cho khoảng trên dưới 60% tổng lượng tin tức. Còn công việc sao chép lại tin từ các trang tin trong nước chiếm khoảng 15% (thực tế
còn cao hơn) trong công việc thu thập tin tức của họ – một tỷ lệ quá cao đối với hoạt động báo chí.
Trong giai đoạn phát triển đầu, các tin được các website đưa lên không nhằm mục đích lợi nhuận, do đó các trang tin thường lấy lại bài của nhau để phổ biến thông tin cho người truy cập được rộng rãi. Nhưng đến khi báo mạng Việt Nam bước sang giai đoạn tăng tốc, các thông tin có chất lượng trở thành thứ thu hút người đọc và sinh ra nguồn lợi quảng cáo. Vai trò của bản quyền thông tin lúc này thay đổi và ý nghĩa của việc sao chép tin bài vì thế cũng thay đổi theo. Tình trạng vi phạm bản quyền thông tin bừa bãi như hiện nay thực tế đang làm méo mó mô hình kinh doanh của các tờ báo điện tử. Nó một mặt khiến doanh thu không tương xứng với chi phí, mặt khác khuyến khích cho trào lưu sinh lợi trên thành quả của người khác vốn đang diễn ra rất phổ biến trên thị trường truyền thông trực tuyến.
Bản thân các cơ quan báo mạng đã nhiều lần lên tiếng về thực trạng này bằng cả những kiến nghị và những bài viết. Nhưng trong bối cảnh độc giả không mấy quan tâm đến xuất xứ nguồn tin, báo điện tử thì vẫn cần thu hút thật nhiều lượt truy cập để tăng nguồn thu quảng cáo, hoạt động sao chép chính là cách để họ cân bằng tính cạnh tranh trong một môi trường lộn xộn như hiện nay. Việc sao chép tin tức trái phép vì thế vẫn cứ là một vấn đề nhức nhối chưa báo nào đi đầu chấm dứt.
Sản xuất sản phẩm thông tin
Mỗi chuyên mục chuyên về các mảng kinh tế, thời sự, xã hội của mỗi trang báo mạng cập nhật khoảng 10 – 15 tin bài/ngày. Các chuyên mục khác ít sôi động hơn như văn hóa, nghệ thuật có số lượng thấp hơn, khoảng 3 – 5 tin bài/ngày. Cách chia tin mục ở các báo là khác nhau nhưng thường có khoảng 5 – 6 hoặc nhiều nhất là trên dưới 10 chuyên mục lớn với 12 – 20 tiểu mục. Tổng số tin được đưa đến cho độc giả khoảng 80 – 100 tin bài/ngày. Với những báo lớn chủ trương đưa tin nhanh như trang VnExpress, tổng số tin cập nhật cao hơn, vào khoảng 150 tin bài/ngày. Nếu chỉ xét riêng về số lượng, tần suất đưa tin như vậy tương đối cao, nó tương đương với lượng tin trung bình của các báo in truyền thống.