Mối quan hệ với khách hàng: Máy fax và điện thoại vẫn được sử dụng làm cầu nối với độc giả của toà soạn. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hàng loạt các kênh liên hệ khác đặc trưng cho một mô hình thương mại điện tử gồm: hệ thống FAQs (Frequently Asked Questions - các câu hỏi thường gặp) phản ánh những thắc mắc của độc giả với bản thân trang báo, các chức năng bình luận (comment), bình bầu (vote) dưới mỗi bài báo phản ánh phản hồi của độc giả với từng tin bài được đăng, email, diễn đàn, phòng chat… Hệ thống này nếu hoạt động hiệu quả sẽ kết nối công chúng với toà soạn ở mức cao nhất. Ngoài hiệu quả phát triển cảm tình và sự tín nhiệm của công chúng với tờ báo, nó còn nâng cao chất lượng nguồn tin và cả nguồn dữ liệu về độc giả phục vụ cho việc nghiên cứu thị trường.
o Khu vực tài chính
Cơ cấu chi phí:
Chi phí vận hành một tờ báo trực tuyến là rất thấp. Giống như báo in, báo điện tử không phải tiêu tốn chi phí cho hệ thống kỹ thuật đắt đỏ như báo hình hay báo nói. Mặt khác nó cắt giảm được toàn bộ các chi phí phát hành như chi phí in ấn hay phát sóng và thay vào đó là chi phí đăng ký và bảo trì website hầu như không đáng kể.
Đối với những báo chủ trương thu hút nhiều độc giả để thu tiền quảng cáo thì chi phí cho nguồn lao động lại càng giảm đáng kể do không cần thiết phải đầu tư sâu vào chất lượng của hoạt động sáng tạo nữa.
Có thể bạn quan tâm!
- Mô hình kinh doanh Báo mạng tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 2
- Mô hình kinh doanh Báo mạng tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 3
- Mô hình kinh doanh Báo mạng tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 4
- Số Người Sử Dụng Internet / 100 Dân
- Bảng Cơ Cấu Các Loại Tin Trong Bốn Tờ Tuoitre, Vietnamnet, Vnexpress, Dantri
- Mô hình kinh doanh Báo mạng tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 8
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Doanh thu:
Doanh thu của hầu hết các trang báo mạng bắt nguồn toàn bộ từ quảng cáo. Những tờ báo lớn tầm cỡ quốc tế như The Wall Street Journal vốn có một lượng lớn độc giả riêng mới có thể tính phí thuê bao thành công, và phần nhiều những độc giả này lại được tài trợ phí thuê bao từ chính doanh nghiệp của họ. Những tờ báo còn lại, ngay cả những tờ danh tiếng, cũng buộc phải đưa thông tin miễn phí đến cho người đọc.
Tại Mỹ, nơi ngành công nghiệp báo chí phát triển cao nhất thế giới, các báo điện tử hoạt động với nhiều mô hình doanh thu khác nhau là những tổ hợp của các yếu tố: phí nội dung, doanh thu quảng cáo và đăng ký sử dụng.
Mô hình phổ biến nhất là mô hình miễn phí nội dung, miễn đăng ký sử dụng và dựa vào doanh thu quảng cáo đang được áp dụng bởi hầu hết các trang báo mạng. Rất nhiều nhà sản xuất báo trực tuyến đã thử áp dụng các mô hình khác nhưng sau đó họ vẫn phải quay trở lại mô hình này. Sự thuận lợi trong việc tiếp cận nội dung thu hút lượng người đọc đông vượt bậc. Đặc điểm đó hấp dẫn các nhà quảng cáo và đem đến nguồn doanh thu lớn cho các tờ báo. Nhược điểm của mô hình này là nó giảm hiệu suất quảng cáo, bởi việc quảng cáo đại chúng như vậy khiến tỷ lệ nhắm được đúng khách hàng mục tiêu là rất thấp.
Hình 1.3 – Trang WashingtonPost.com
Mô hình thứ hai của tờ WashingtonPost.com đưa ra nội dung miễn phí và dựa vào doanh thu quảng cáo và đồng thời yêu cầu đăng ký người sử dụng khắc phục nhược điểm trên. Với mô hình này các quảng cáo có thể nắm rõ hồ sơ độc giả để quảng cáo nhắm được đúng đối tượng, hay đúng hơn các tờ báo tìm đến được đúng các nhà quảng cáo mục tiêu và do đó đặt ra được mức phí quảng cáo cao hơn. Nhưng mô hình này vẫn kém phổ biến hơn hẳn mô hình thứ nhất do yêu cầu đăng ký đã đánh mất một lượng rất lớn độc giả (Tờ NYTimes.com yêu cầu đăng ký sử
dụng chỉ thu hút 6 - 7 triệu độc giả trong khi các tờ báo tương tự hoạt động theo mô hình thứ nhất thu hút trên dưới 20 triệu độc giả).
Một mô hình đang được các nhà nghiên cứu tập trung là mô hình thu phí một số nội dung trong khi vẫn đưa ra phần lớn nội dung miễn phí và vẫn dựa vào doanh thu quảng cáo như trang TheStreet.com, CNN.com. Những tờ báo này độc quyền sở hữu một phần nội dung chất lượng cao được người sử dụng sẵn sàng trả phí. Tạo ra được những nội dung như vậy là rất khó nhưng một khi có được chúng hình ảnh tờ báo trong mắt độc giả cũng trở nên có giá trị hơn.
Hình 1.4: Trang CNN.com
Ở cấp độ cao hơn, tờ WSJ.com và một số tờ báo khác thu phí thuê bao, hạn chế nội dung miễn phí và vẫn chấp nhận quảng cáo. Những tờ báo này thực sự tự tin vào giá trị nội dung của mình. Họ biết rằng độc giả mục tiêu sẵn sàng trả tiền và cũng sẽ không có đối thủ cạnh tranh đưa ra miễn phí những nội dung tương tự. Lượng độc giả của những site này thường ổn định ở mức dưới một triệu người.
Cấp độ cao nhất của mô hình thu phí là mô hình thu phí nội dung và không quảng cáo như trang ConsumerReports.org. Hầu như không trang nào có thể tồn tại với mô hình này nhưng ConsumerReports thì có do nó sở hữu những bản báo cáo thực sự giá trị được một cộng đồng gồm 800 ngàn thuê bao sẵn sàng trả tiền để tiếp nhận thông tin. Hơn nữa thương hiệu của ConsumerReport quá lớn, đủ để mô hình này có thể tồn tại.
Hình 1.5 – Trang ConsumerReports.org
Ngoài ra còn một vài mô hình khác nhưng không thực sự điển hình.
So sánh giữa hai nhóm mô hình dựa vào doanh thu – một dựa vào nội dung và một dựa vào quảng cáo, có thể thấy rằng mặc dù hình ảnh của tờ báo có nội dung có giá trị cao hơn rất nhiều trong mắt người tiêu dùng nhưng lượng độc giả của các tờ báo miễn phí lại lớn hơn hàng chục lần. Điều đó đồng nghĩa với việc các nhà quản trị kinh doanh báo mạng phải cân nhắc giữa nguồn lợi nhỏ ổn định giá cao và nguồn lợi luôn dao động giá rẻ nhưng tổng số lại rất lớn từ quảng cáo. Và phần lớn buộc phải chọn giải pháp thứ hai.
Sự lựa chọn này còn bắt nguồn từ nhiều lý do khác. Trong bối cảnh thông tin phát triển ồ ạt và sự cạnh tranh diễn ra gay gắt như ngày nay, để sở hữu được một nội dung có giá thì chi phí cho nội dung đó cũng rất lớn, chưa chắc phí truy cập đã bù đắp đủ. Thậm chí trong nhiều trường hợp cả hai nguồn thu (nguồn thu nội dung và nguồn thu quảng cáo) đều đồng thời suy giảm. Ngay cả những tờ báo thành công với mô hình thu phí nội dung thì điều đó cũng có nghĩa sức ảnh hưởng của họ với công chúng là rất lớn, chi phí cơ hội cho việc bỏ qua nguồn lợi quảng cáo vì thế cũng rất cao – đó là điều mà các nhà quản trị không thể không cân nhắc.
Hình 1.6 – Mô hình kinh doanh báo mạng
(Nguồn: tác giả - dựa trên Mô hình kinh doanh báo chí, trang 22)
33
Nhiều ý kiến cho rằng mô hình doanh thu chỉ dựa vào quảng cáo là không bền và có tác động tiêu cực tới chất lượng thông tin. Nhưng nhìn vào các mô hình thương mại điện tử thành công như Amazon.com, người ta cũng thấy rằng hãng này thu lợi không phải từ bản thân hàng hóa mà từ dịch vụ phân phối mà nó cung ứng. Theo đó các ý kiến đối lập cho rằng báo chí cũng nên coi thông tin của mình như một thứ hàng hóa đặc biệt và thu lợi từ chính việc cung ứng hàng hóa.
1.3.3. Môi trường khắc nghiệt của hoạt động kinh doanh báo mạng
Với mô hình kinh doanh chứa nhiều vấn đề gây tranh cãi như vậy, các tờ báo mạng lại phải vật lộn phát triển trong môi trường khắc nghiệt hơn các loại hình báo chí truyền thống lẫn nhiều mô hình thương mại điện tử khác.
Thị trường độc giả của báo điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ và đời sống đã mở rộng ra gấp nhiều lần, nhưng đồng thời cũng lại là một thị trường cực kỳ khó nắm bắt. Đặc điểm lớn nhất của thị trường này là nó được hình thành bởi một thế hệ lớn lên cùng thói quen hưởng các dịch vụ miễn phí trên mạng Internet. Họ luôn muốn có được những dịch vụ chất lượng cao trong khi không hề muốn chi trả cho những dịch vụ đó, thậm chí không muốn phải gặp bất cứ một sự phiền hà nhỏ nào (như việc phải đăng ký truy cập) một khi họ biết vẫn còn có thể tìm thấy những giá trị tương đương miễn phí từ các nhà cung cấp khác.
Ở cộng đồng trực tuyến tồn tại sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên. Một sáng tạo nhỏ xuất phát từ một vài cá nhân cũng có khả năng làm dấy lên phong trào cho cả cộng đồng; và ngược lại một hành vi tưởng như đơn giản nhất cũng có thể phải chịu sức ép của cả một làn sóng dư luận lớn. Những cá nhân trong cộng đồng ấy, vừa đi theo số đông, lại vừa luôn muốn được thể hiện chính mình ở một khía cạnh nào đó trước mọi người. Tính cộng đồng cao, dễ hình thành các trào lưu tồn tại song song với xu hướng ngày càng hướng tới giá trị cá nhân là hai mặt dễ thấy của thị trường khách hàng này.
Các báo điện tử luôn phải cạnh tranh gay gắt với các thành phần khác trong giới truyền thông để thỏa mãn cộng đồng khách hàng trực tuyến. Thông tin là vô
vàn nhưng tiền bạc và thời gian chỉ có hạn. Mỗi một trang báo, vừa phải cạnh tranh với hàng loạt các báo điện tử khác, các trang tin điện tử lẫn các phương tiện thông tin khác gồm các đài phát thanh, đài truyền hình, vừa phải cố gắng giành sự quan tâm của các khách hàng với các mạng xã hội ảo, các blog cá nhân đang rất thịnh hành trong cộng đồng trực tuyến ngày nay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Theo Alexander Osterwalder, một mô hình kinh doanh được xây dựng bởi bốn khu vực chứa 9 thành tố. Mỗi mô hình kinh doanh lại được xét trong một môi trường nhất định chứa các yếu tố có tác động tới hoạt động kinh doanh.
Báo chí cũng là một loại hình kinh doanh trong đó sản phẩm của hoạt động kinh doanh là thông tin. Những sản phẩm giá trị cao đem lại doanh thu và đông đảo độc giả; lượng độc giả ấy lại thu hút các nhà quảng cáo và đem đến dòng doanh thu thứ hai cho các tờ báo. Nguồn doanh thu này cho đến nay đã trở thành nguồn tài chính lớn, thậm chí là chủ yếu, đối với gần như tất cả các cơ quan báo chí.
Ra đời từ kết hợp của công nghệ Internet và báo in, báo mạng hay báo điện tử là loại hình báo chí trẻ nhất và cũng đang phát triển nhanh nhất. Phạm vi phân phối mở rộng tối đa, hệ thống cơ sở vật chất thu gọn xuống tối thiểu, báo mạng đã phá bỏ mọi rào cản về không gian lẫn thời gian và thực sự tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành thông tin truyền thông.
Mô hình kinh doanh báo mạng có cơ cấu tài chính đặc trưng với nội dung được cung cấp miễn phí còn doanh thu hoàn toàn bắt nguồn từ quảng cáo (trừ một bộ phận ngoại lệ nhỏ). Trong khi đó môi trường kinh doanh của nó lại phức tạp và luôn biến động: thị trường khách hàng khó nắm bắt, những đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều đem đến những sự lựa chọn lớn cho độc giả lẫn các nhà quảng cáo. Thực tế đó đặt ra những vấn đề lớn cho các nhà quản trị báo mạng – những vấn đề về chất lượng nội dung và về sự ổn định của bản thân mỗi trang báo.