Số Người Sử Dụng Internet / 100 Dân

CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG MÔ HÌNH KINH DOANH BÁO MẠNG TẠI VIỆT NAM


2.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN BÁO MẠNG VIỆT NAM


Từ năm 1997, Internet bắt đầu được cung cấp rộng rãi ở Việt Nam. Lúc này bắt đầu xuất hiện những website thông tin tiếng Việt đầu tiên như vnn.vn, fpt.vn song mới chỉ là một trang thông tin mang dáng dấp báo chí.


Đến trước năm 2000, lượng người sử dụng Internet tăng khá nhanh. Mạng trực tuyến giai đoạn này chủ yếu đóng vai trò đem đến những ứng dụng cơ bản như email, chat, truyền các tập tin hoặc cung cấp các trang thông tin quốc tế. Đã xuất hiện một vài tờ báo điện tử đầu tiên dưới dạng phiên bản trực tuyến của báo giấy như báo Nhân Dân, báo Quê Hương. Lượng tin tiếng Việt không nhiều, ngôn ngữ vẫn là rào cản đối với những người cần thông tin trên Internet, do đó khi đó Internet vẫn chưa được nhìn nhận như một kênh thông tin phổ biến và tiện dụng. Mặc dù Luật Báo chí được sửa đổi bổ sung năm 1999 đã chính thức công nhận loại hình báo điện tử nhưng các cơ quan quản lý vẫn còn rất e dè.


Thị trường báo điện tử bắt đầu chuyển mình vào năm 2000. Vào năm này các doanh nghiệp chuẩn bị cho ra đời các trang tin điện tử chính thức. Đến cuối năm 2000 đầu năm 2001 một vài trang báo điện tử độc lập đã xuất hiện: FPT ra mắt tờ Tin nhanh Việt Nam VnExpress, vnn.vn nâng cấp thành một mạng thông tin trực tuyến.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Các thông tin tiếng Việt xuất hiện trên Internet, do người Việt viết cho người Việt, mặc dù mới chỉ là xử lý lại tin bài từ báo giấy truyền thống nhưng đã thổi luồng sinh khí mới cho Internet Việt Nam. Người ta vào mạng không còn chỉ để chat, gửi email hay truyền dữ liệu mà còn để đọc tin tức. Các trang tin vnn.vn hay vnexpress.net trở nên thân thuộc trong mắt người Việt không kém các trang cnn.com hay bbc.co.uk.

Tình hình truyền thông trên thế giới cũng có sự biến chuyển. Sau vụ khủng bố 11/9/2001 với những hình ảnh, thước phim được ghi lại tại hiện trường từ những người chứng kiến được lập tức truyền đi toàn cầu bằng mạng Internet, khắp thế giới đã phải thừa nhận sức mạnh của mạng thông tin trực tuyến. Lúc này tại Việt Nam vnn.vn và vnexpress.net bắt đầu thu hút một lượng lớn những người truy cập nhằm mục đích tìm kiếm thông tin. Nhận thấy lợi ích của việc kết nối mạng, lượng người đăng ký sử dụng Internet tăng lên rõ rệt.

Mô hình kinh doanh Báo mạng tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 6


Từ năm 2002 trở đi là giai đoạn tăng tốc của thị trường báo điện tử. Tin chính thống bằng tiếng Việt chiếm lĩnh thị trường mạng. Những thông tin cập nhật trên các website ngày càng trở nên hấp dẫn, thu hút lượng đông đảo lượng truy cập. Các thông tin bắt đầu phát triển theo hướng đa chức năng, không chỉ là các văn bản mà còn tích hợp cả âm thanh, hình ảnh tạo ra những nhu cầu lớn cho người dùng.


2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA BÁO MẠNG VIỆT NAM


Cơ sở hạ tầng


Hình 2.1 Số người sử dụng Internet / 100 dân



24,800

20,834

18,551

14,648

10,711

6,345

3,098

1,000

1,300

30000


25000


20000


15000


10000


5000


0

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Năm


(Nguồn: Bộ TT&TT)

Hiện nay thị trường truyền thông trực tuyến Việt Nam đang nở rộ do những ảnh hưởng mạnh mẽ của công nghệ và sự nâng cao đời sống kinh tế. Theo số liệu của Bộ thông tin và Truyền thông, năm 2009 trên cả nước Việt Nam có 21,4 triệu người sử dụng Internet, chiếm 25,2% dân số, ước tính năm 2010 sẽ tăng lên hơn 27% (trong khi tỷ lệ trung bình của thế giới là 21,9%). Khu vực doanh nghiệp có 98% cơ quan kết nối Internet, trong đó 96% sử dụng ADSL hoặc đường truyền riêng. Bên cạnh đó 38% doanh nghiệp có website riêng, tỷ lệ tăng gấp đôi so với năm 2004.


Hình 2.2 Số hộ gia đình có máy vi tính/ 100 dân


10.53

7.73

5.14

15.00



10.00



5.00



0.00

2004 2006 2008

Năm


(Nguồn: Bộ TT&TT)


Tháng 4/2008, Việt Nam phóng thành công vệ tinh Vinasat-1 và đưa vào sử dụng từ tháng 6/2008, bổ sung thêm cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật truyền phát tin vốn chỉ có Internet cà Cáp quang. Nhờ đó việc thu phát thông tin được nâng cao được đáng kể chất lượng và hiệu quả so với trước đây.


Văn hoá, xã hội, con người


Thị trường tiêu dùng Việt Nam có tính thích ứng với xu hướng công nghệ cao rất nhanh. Thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng lượng người dùng Internet trong 10 năm trở lại đây của Việt Nam đứng đầu thế giới – tăng 9.56%, gấp 7,8 lần

quốc gia đứng thứ hai. Số người sử dụng mạng xã hội toàn cầu facebook thời gian qua cũng tăng nhanh nhất thế giới4. Các ứng dụng công nghệ trực tuyến khác như blog, youtube hay kết nối mạng không dây bằng điện thoại cũng được nắm bắt và phổ biến rất nhanh. Đó là một nền tảng rất thuận lợi để phát triển ngành truyền thông số.


Pháp lý


Về mảng pháp lý, năm 1999, trước khi các báo điện tử trở nên phổ biến, Quốc hội khóa 10 đã thông qua luật sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí, chính thức công nhận loại hình báo điện tử. Một vài năm tiếp theo các quy chế, nghị định liên quan đến việc cung cấp thông tin trên Internet được ban hành nhưng mới chỉ mang tính chất chung chung, chủ yếu là điều chỉnh nội dung thông tin chứ không phải hoạt động cung cấp những thông tin đó. Sau gần 10 năm, trong bối cảnh thị trường truyền thông số nở rộ với nhiều loại hình hoạt động, ngày 28/8/2008, Nhà Nước ban hành Nghị định về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet, trong đó định nghĩa rõ các loại trang tin điện tử gồm báo điện tử, trang tin điện tử tổng hợp, trang thông tin điện tử và điều chỉnh phạm vi hoạt động, thủ tục cấp phép, chế tài phạt vi phạm đối áp dụng với các loại hình này. Để việc quản lý được thực hiện chặt chẽ, ngày 15/5/2009 Nghị định số 28 về xử phạt vi phạm hành chính Internet được ban hành, theo đó những cơ quan xuất bản báo điện tử không giấy phép có thể phải chịu mức phạt cao nhất là 70 triệu đồng và bị buộc thu hồi tên miền. Việc giám sát, quản lý của Nhà nước đối với thị trường thông tin trực tuyến đang ngày càng được siết chặt.


Như vậy hệ thống pháp lý đang dần tương thích với sự phát triển của thị trường thông tin trực tuyến. Những quy định đưa ra đã bắt đầu phân vùng các loại hình trang tin điện tử (tất cả các website nói chung), phân định rạch ròi giữa những cơ quan báo chí với những cơ quan khác để thuận tiện trong việc quản lý thông tin lưu truyền. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề xung quanh việc phân biệt các loại thông tin, việc hạn chế hoạt động của các trang tin thuộc các doanh nghiệp…


4 Theo thống kê của checkfacebook.com

Những vấn đề đó hiện vẫn đang được tranh luận để đưa vào bổ sung sửa đổi Luật Báo chí trong thời gian tới.


Bên cạnh những điều chỉnh trên, bản quyền thông tin báo chí được quản lý một cách hết sức lỏng lẻo. Thực tế Luật Báo chí lẫn Luật Sở hữu trí tuệ đều không cho phép các báo sao chép tin bài của nhau mà không xin phép, nhưng đây lại là lĩnh vực được quy định thuộc về quan hệ dân sự nên một khi không có khiếu nại từ phía bị vi phạm thì luật pháp cũng không thể xử lý.


Môi trường quốc tế


Môi trường hoạt động quốc tế của báo chí Việt Nam mặc dù chưa thực sự sôi động nhưng đang chuyển biến tương đối nhanh. Hội Nhà báo Việt Nam cho đã là thành viên của Tổ chức quốc tế các nhà báo (OIJ); Liên đoàn báo chí ASEAN (CAJ). Hội và các cơ quan báo chí đang đẩy mạnh hợp tác với các tố chức, cơ quan báo chí của Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Pháp, Thụy Điển, Hàn Quốc... Đài THVN, đài TNVN mở rộng phạm vi phủ sóng ra nhiều khu vực trên thế giới nhất, là khu vực Bắc Mỹ, châu Á, châu Âu, châu Phi. TTXVN cử trên 70 phóng viên thường trú ở gần 30 nước trên thế giới, các báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Lao động, Thanh niên, Đài THVN, Đài TNVN cũng cử phóng viên thường trú ở các nước. Tại thị trường truyền thông Việt Nam đã xuất hiện hàng chục hãng thông tấn, báo chí quốc tế có tiếng thường trú tại Việt Nam như AP, AFP, UPI, Reuters, Kyodo, Tân Hoa xã, DPA, Itar-TASS, NHK, BBC… với hệ thống văn phòng đại diện, phân xã, phóng viên hợp tác chặt chẽ với giới báo chí trong nước.


Thị trường độc giả


Internet được sử dụng rộng rãi đồng nghĩa với việc thị trường khách hàng trực tuyến của báo điện tử phát triển mạnh mẽ về số lượng. Theo một báo cáo do hãng nghiên cứu thị trường Cimigo (trụ sở đặt tại thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện vào tháng 10 và tháng 11 năm 2009, tỷ lệ người sử dụng Internet tại Việt Nam là 26% dân số, tương đương các quốc gia khác trong khu vực như Trung Quốc, Philippines và Thái Lan. Mức tăng trưởng Internet thậm chí còn cao hơn những

nước này5. Số lượt truy cập các báo điện tử lớn của Việt Nam như VietNamNet, VnExpress luôn nằm trong nhóm có thứ hạng cao trên toàn thế giới. Nó cho thấy tiềm năng của thị trường trực tuyến người Việt là rất lớn.


Trong thị trường đó đối tượng tiềm năng nhất là nhóm các sinh viên tại các thành phố lớn. Nhóm này có trình độ học vấn và nhu cầu thông tin cao nhưng hầu như không có kênh thông tin nào khác ngoài Internet. Một khảo sát nhỏ6 cho thấy trung bình một ngày mỗi sinh viên dành từ 20% đến 25% thời gian của mình cho việc đọc các trang thông tin trực tuyến, số lượng website truy cập khoảng từ 3 đến

5. Xếp sau nhóm này là nhóm các nhân viên hành chính, văn phòng thường xuyên tiếp xúc với mạng Internet và cũng có nhu cầu thông tin tương đối lớn.


Nhưng cũng mang đặc điểm chung của môi trường kinh doanh truyền thông trực tuyến, thị trường khách hàng trực tuyến Việt nam cũng thực sự khó nắm bắt và phán đoán xu hướng.


Đầu tiên có thể thấy rõ ở độc giả báo mạng Việt Nam là họ hầu như không ý thức về xuất xứ nguồn tin mà chỉ quan tâm đến nội dung thông tin nhận được. Cụ thể họ không phân biệt giữa tin tức báo chí và tin tức của các trang tin điện tử của các công ty truyền thông, không phân biệt giữa tin thuộc sở hữu một tờ báo và tin sao chép tại các trang tin tổng hợp. Khi được hỏi sẽ chấp nhận trả phí cho những tờ báo mạng nào, gần 60% người tham gia cuộc khảo sát trên lựa chọn trang tin 24h.com.vn vốn chỉ là một trang tin tổng hợp với 100% tin bài chọn lọc từ các website báo chính thống.


Đặc điểm thứ hai là sự không thống nhất trong quan điểm về vấn đề trả phí của người sử dụng mạng Việt Nam. 95% số người được hỏi trả lời chấp nhận trả phí đọc báo nếu các báo điện tử đồng loạt thu phí. Trong đó một nửa lựa chọn giải pháp hạn chế đọc tin tức, chỉ đọc các trang tin có chất lượng và hữu ích với họ; nửa còn lại cho biết họ vẫn sẽ duy trì việc đọc báo mạng như trước. Nhưng thực tế lại chứng minh rằng việc thu phí bất kỳ một dịch vụ nào ở Việt Nam là điều gần như bất khả


5 Nguồn: “Việt Nam: 20% không tin tưởng thông tin trên Internet” – báo Bưu điện Việt Nam số 45/2010

6 Khảo sát do tác giả thực hiện (xem phụ lục)

thi. Ngay cả các sản phầm phần mềm, âm nhạc, video chất lượng cao có bản quyền buộc được người sử dụng phải trả phí trên thế giới cũng tỏ ra vô hiệu ở Việt Nam. Tại cộng đồng Internet Việt tình trạng vi phạm bản quyền diễn ra công khai và phổ biến. Trên hàng ngàn diễn đàn, các trang tin không khó gì để tìm thấy vô vàn những sản phẩm số, bao gồm cả những sản phẩm đắt đỏ của các nhãn hiệu lớn, đã được bẻ khóa hoàn toàn.


Thực trạng trên ngoài vấn đề nhận thức còn có thể giải thích bằng một thực tế là đời sống kinh tế Việt Nam chưa phát triển cao, người tiêu dùng chưa thể chi trả cho những phần mềm nước ngoài có giá quá đắt. Mặt khác, giống như tâm lý của tất cả những người tiêu dùng trực tuyến trên thế giới bao gồm các nước phát triển, người tiêu dùng Việt cũng cảm thấy không có lý gì phải chi trả cho những sản phẩm dịch vụ mà họ biết họ sẽ được hưởng miễn phí ở các nguồn khác. Cho dù muốn thì việc chi trả cũng rất khó khăn bởi hệ thống thanh toán trực tuyến ở Việt Nam vẫn còn rất non yếu.


Đối thủ cạnh tranh


Các loại hình báo chí khác


Cùng với báo điện tử, các loại hình thông tin truyền thông cũng phát triển hết sức rầm rộ. Tính đến tháng 12/2009 trên cả nước có 706 tờ báo và tạp chí với 830 ấn phẩm. 68 đài phát thanh, truyền hình (trong đó 3 Đài truyền hình Trung ương là VTV, VTC, VCTV; 01 đài phát thanh Quốc gia là Đài tiếng nói Việt Nam, 64 đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, trên 600 đài phát thanh cấp địa phương; 01 Hãng thông tấn Nhà nước là Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN); khoảng 21 báo mạng điện tử, 160 tờ báo in đưa lên mạng Internet7. Trong thị trường thông tin báo chí ấy báo mạng chỉ chiếm một thị phần. Điều đó đồng nghĩa với việc mỗi một cơ quan báo chí điện tử phải chịu áp lực mạnh từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành.



7 Nguồn: tổng hợp từ Bộ TT&TT và Báo Bưu điện Việt nam

Các trang thông tin điện tử


Sự cạnh tranh lớn nhất và trực tiếp nhất đối với báo điện tử lại đến từ các trang thông tin điện tử với số lượng lên tới hàng ngàn. Nghị định số 97 của Chính phủ ban hành năm 2008 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet định nghĩa “Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử trên Internet của tổ chức hoặc doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên cơ sở trích dẫn lại thông tin từ nguồn chính thức của các cơ quan báo chí hoặc từ các trang thông tin điện tử của các cơ quan Đảng và Nhà nước”. Những trang thông tin này được phân thành ba nhóm.


Nhóm thứ nhất là nhóm các website của các công ty truyền thông lớn. Các website này chủ yếu nhắm đến đối tượng độc giả mục tiêu bằng nội dung thông tin chuyên sâu. Nổi bật là Công ty VC Corp với một series các “kênh” dành cho độc giả ham mê ô tô, xe máy autopro.com.vn; thông tin gia đình, du lịch afamily.vn; thế giới game gameK.vn; kenh14.vn dành cho giới trẻ Việt trong độ tuổi khoảng từ 13 đến 20 và website thông tin tài chính, ngân hàng, chứng khoán cafeF.vn. Trong 5 website này, kenh14 và cafeF thành công vượt trội về lượng truy cập, thể hiện ở thứ hạng cao tương ứng là 13 và 86 trong bảng xếp hạng các website Việt Nam của Alexa chỉ sau khoảng 1 năm xuất hiện. Ngoài ra, còn nhiều trang web thông tin chuyên sâu khác cũng thu hút độc giả không kém các báo điện tử như Vietstock.com.vn chuyên về thông tin tài chính; cổng thông tin hướng danh cho giới trẻ Zing.vn của công ty phát hành game số 1 Việt Nam VinaGame...


Hệ thống nội dung của những trang tin thuộc nhóm này được phân thành hai mảng. Mảng thứ nhất gồm những tin tức lấy từ các báo điện tử hoặc biên tập lại; mảng thứ hai là các tin tức do đội ngũ biên tập viên của website thực hiện nội dung, có đóng dấu tên website ở phần dẫn đầu và ký tên cuối bài giống hệt hình thức của các báo điện tử khác. Điểm khác biệt là hệ thống những thông tin này không chịu sự điều chỉnh của Luật Báo chí, nội dung, hình thức ngôn từ cũng được sử dụng một cách tự do.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí