lý quảng cáo quốc gia thậm chí phải có một ban luật pháp luôn phải đảm bảo sao cho các quảng cáo của họ phù hợp với luật định.
Hai nguồn doanh thu bán nội dung và doanh thu quảng cáo có quan hệ tương tác rất chặt. Khi nguồn doanh thu bán nội dung cao thì hoạt động quảng cáo cũng không sôi nổi và ngược lại, khi nguồn doanh thu bán nội dung càng thấp thì doanh thu quảng cáo lại càng phải cao để bù đắp chi phí. Mối quan hệ tương tác ấy bắt nguồn từ yếu tố khách hàng mục tiêu. Khi cuộc cách mạng công nghiệp tạo nên những thay đổi trong xã hội - dân số tăng, thu nhập và cả thời gian giải trí cũng tăng, báo chí cũng bắt đầu biến đổi theo xu hướng phục vụ đại đa số quần chúng. Các chuyên mục mới như giải trí, thể thao xuất hiện nhằm thỏa mãn thị hiếu đám đông và thu hút thật nhiều độc giả. Giá cả được hạ xuống ở mức rất thấp. Việc biến đổi độc giả mục tiêu như vậy đã kéo theo cả mô hình kinh doanh thay đổi. Báo chí ngày nay dựa nhiều vào doanh thu quảng cáo và buộc phải tập trung vào việc đem đến lượng khán giả đông đảo cho các nhà quảng cáo.
Ngoài hai nguồn thu nói trên, nguồn thu từ các hoạt động in ấn, tổ chức sự kiện cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong cơ cấu doanh thu. Cũng giống như quảng cáo dòng tiền này có được từ những hoạt động không liên quan tới hoạt động nội dung báo chí nhưng lại đóng vai trò không hề nhỏ trong việc tạo ra nguồn lực tài chính cho hoạt động của báo.
Xét về cơ cấu tài chính, có rất nhiều loại mô hình kinh doanh đa dạng và phức tạp, tùy vào loại hình cũng như tính chất của cơ quan báo chí đó. Nhưng nhìn chung dường như những mô hình thành công nhất vẫn là những mô hình hoạt động dựa vào doanh thu quảng cáo.
1.2.3. Môi trường kinh doanh báo chí
Ngành báo chí hoạt động trong cả môi trường học thuật và môi trường thương mại. Mặt khác nó là loại hình kinh doanh mang tính xã hội cao nhất. Do đó hoạt động kinh doanh báo chí luôn chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường xung quanh.
Có thể bạn quan tâm!
- Mô hình kinh doanh Báo mạng tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 1
- Mô hình kinh doanh Báo mạng tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 2
- Mô hình kinh doanh Báo mạng tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 3
- Môi Trường Khắc Nghiệt Của Hoạt Động Kinh Doanh Báo Mạng
- Số Người Sử Dụng Internet / 100 Dân
- Bảng Cơ Cấu Các Loại Tin Trong Bốn Tờ Tuoitre, Vietnamnet, Vnexpress, Dantri
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Hình 1.2: Mô hình kinh doanh báo chí
(Nguồn: tác giả - dựa trên Mô hình kinh doanh, trang 7)
22
Môi trường vĩ mô
Kinh tế là yếu tố đầu tiên có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh báo chí. Kinh tế càng phát triển, con người càng có nhiều tiền và ít thời gian hơn, nhưng nhu cầu giải trí và cập nhật cũng càng cao. Khi đó sản phẩm thông tin cũng phải thay đổi tương ứng để đáp ứng nhu cầu này.
Kỹ thuật công nghệ có ảnh hưởng lớn nhất đến hình thức của ngành truyền thông. Công nghệ phát triển càng cao thì các kênh phân phối thông tin càng lớn, càng tân tiến và đa dạng. Người ta từ việc phải đi mua các tờ báo ở các sạp báo tiến đến tiếp nhận thông tin qua các máy thu hình thu thanh tại nhà, sau đó thông tin lại được truyền phát ở khắp các khu vực công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm hay siêu thị, và đến nay thông tin báo chí có thể được tiếp cận từ bất cứ đâu thông qua một chiếc điện thoại có hỗ trợ kết nối. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ khiền cơ cấu các loại hình báo chí thay đổi. Trong quá khứ báo in gần như chiếm vị trí độc tôn. Vị trí độc tôn ấy theo các bước tiến của công nghệ dần bị xói mòn. Năm 2009 vừa qua đã chứng kiến sự sụp đổ hàng loạt của các tờ báo in lâu đời trên thế giới. Trong khi báo hình và báo nói vẫn đang tiếp tục phát triển thì báo điện tử – loại báo ra đời muộn nhất – lại đang được dự đoán là loại hình báo chí của tương lai.
Yếu tố văn hóa xã hội có ảnh hưởng mạnh đến thói quen tiêu dùng thông tin của con người. Nếp sống hiện đại nâng cao nhu cầu thông tin để tự làm mới mình của từng cá nhân. Cách người đọc tiếp nhận thông tin cũng luôn đi theo một xu hướng nhất định của thời đại.
Mặc dù báo chí luôn được coi là một loại quyền lực cần được tách rời khỏi các áp lực chính trị và thậm chí là cả áp lực về kinh tế, song yếu tố chính trị pháp luật vẫn có ảnh hưởng không nhỏ đến loại hoạt động kinh doanh này. Yếu tố pháp luật và chính trị ngoài việc hạn chế cung cấp một số thông tin nhạy cảm thì nó cũng đóng vai trò tích cực trong việc tạo ra môi trường ổn định có trật tự cho sự phát triển lành mạnh của báo chí.
Môi trường vi mô
Đối với báo chí, cơ quan chủ quản là yếu tố đầu tiên có tác động đến tính chất của báo. Tại Việt Nam các cơ quan chủ quản được phân thành ba nhóm cơ bản:
Đảng: các báo thuộc khu vực này hoạt động với chức năng phổ biến các chủ trương, chính sách của Trung ương và địa phương. Trừ các báo của các thành phố lớn, các báo thuộc các tỉnh và địa phương khác đều hoạt động dựa vào chi phí bao cấp của Nhà nước. Hoạt động của các báo này ít sôi động do không phải cạnh tranh thông tin với ai.
Đoàn thể: gồm Đoàn thanh niên cộng sản, các hội liên hiệp, liên đoàn… Các báo của các đoàn thể hầu như không được cấp phí hoạt động nên thường phải cạnh tranh trên thị trường rất quyết liệt. Số lượng phát hành của các báo này là rất lớn và có được lượng độc giả đông đảo. Thông tin cung cấp có thể thuộc mọi mặt đời sống như báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Sinh viên Việt Nam…, cũng có thể chỉ giới hạn trong một lĩnh vực nhất định như báo Văn Nghệ, báo Khoa học phổ thông…
Ban ngành chính quyền: Bộ, Tổng cục, Sở, Uỷ ban nhân dân, Tổng công ty… Rất nhiều báo thuộc nhóm này hoạt động hiệu quả nhờ vào bản thân hoạt động của cơ quan chủ quản như Báo Công An, Báo Pháp luật… Số lượng phát hành có khi rất lớn.
Yếu tố thị trường khách hàng tương đối khó nắm bắt. Nhìn chung yếu tố này luôn biến động và sẽ ngày càng mở rộng khi đời sống con người được nâng cao.
Đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm thay thế là những yếu tố phải được nghiên cứu cẩn thận trong điều kiện thông tin tràn ngập quá nhiều như ngày nay. Người ta giờ không chỉ tiếp nhận thông tin từ các phương tiện đại chúng mà còn từ các nguồn không chính thống như diễn đàn, blog. Thời gian và sức lực không chỉ để tìm hiểu các vấn đề sự kiện được phản ánh trên báo chí mà còn dùng
cho việc tìm hiểu những con người thực thông qua các mạng xã hội ảo hay các cộng đồng ảo hiện đang dần thống lĩnh thế giới truyền thông chung.
1.3. MÔ HÌNH KINH DOANH BÁO MẠNG
1.3.1. Bối cảnh hình thành và phát triển
Báo mạng hình thành và phát triển trong môi trường chung với các loại hình báo chí khác, nghĩa là trong điều kiện đời sống kinh tế ngày càng được nâng lên, nếp sống hiện đại khiến cho nhu cầu thông tin ngày càng cao và đa dạng. Mặt khác môi trường hoạt động đó có rất nhiều yếu tố thuận lợi cho loại hình báo chí của thời đại mới này.
Trước hết chính sự phát triển của công nghệ là bối cảnh ra đời và đồng thời là điều kiện để phát triển của báo điện tử. Internet lan rộng cùng với sự phổ biến của các sản phẩm công nghệ cao như máy tính xách tay, điện thoại di động nối mạng không dây khiến việc tiếp nhận thông tin qua báo trực tuyến trở nên vô cùng thuận tiện. Như thế Internet đã thực sự làm thay đổi thói quen tiếp cận thông tin của con người. Theo cuộc khảo sát “Digital world, digital life” của TNS Global3 tiến hành năm 2008, một người châu Á trung bình tiêu dùng 28% quỹ thời gian vào mạng trực tuyến cả ở nhà và cơ quan. Người ta lên mạng ban đầu để liên lạc và truyền tải các dữ liệu, theo đó cả hoạt động tiếp nhận thông tin cũng dần được “trực tuyến hóa”. Báo mạng đã chứng tỏ đuợc ưu thế vượt trội khi vượt qua được các trở ngại về thời gian, không gian, biên giới quốc gia cũng như lãnh thổ hoạt động.
Ban đầu chỉ xuất hiện dưới dạng phiên bản trực tuyến của các tờ báo giấy, nhưng báo mạng đã nhanh chóng thay đổi hoàn toàn cách sản xuất và tiêu dùng thông tin. Nhiều cơ quan báo chí duy trì phiên bản báo mạng như một loại hình hoạt động song song, đồng thời cũng rất nhiều tờ báo lớn ngừng hẳn việc sản xuất báo in chuyển sang điều hành duy nhất mô hình báo điện tử.
3 Tập đoàn quốc tế chuyên nghiên cứu thị trường của Mỹ
1.3.2. Mô hình kinh doanh báo mạng
oCơ sở hạ tầng
Các hoạt động nòng cốt:
Báo điện tử cũng thông qua đội ngũ phóng viên để thu thập tin tức, viết tin bài và những tin bài đó cũng phải qua kiểm duyệt của Ban thư ký, Ban biên tập như các loại hình báo chí khác. Điểm khác biệt là khâu cung cấp thông tin được rút ngắn đến mức tối giản. Các khâu in ấn phát hành hay phát sóng được cắt bỏ hoàn toàn, thay vào đó là công việc đưa thẳng bài viết hoặc các đoạn clip, các tập âm thanh lên mạng Internet. Đối với các báo điện tử phụ thuộc, hoạt động biên tập tin tức chỉ đơn giản là sự sắp xếp lại những nội dung đã được đăng trên các phương tiện thông tin truyền thống.
Do hoạt động sản xuất thông tin báo điện tử ngắn gọn như vậy và diễn ra với tốc độ cao nên đa phần các báo chủ trương đào tạo hoặc sử dụng các phóng viên truyền thông đa phương tiện, thực hiện đồng thời tất cả các công việc từ viết bài, biên tập đến cập nhật nội dung.
Vai trò của bộ phận kinh doanh trong các tờ báo điện tử trở thành thiết yếu khi mà doanh thu của nó phải phụ thuộc hoàn toàn vào các hợp đồng quảng cáo. Hiện nay tại tất cả các báo điện tử đều có phòng kinh doanh riêng hoạt động hết sức sôi nổi.
Cũng nằm ngoài hoạt động sản xuất nội dung, bộ phận marketing giữ những vai trò to lớn hơn công việc kinh doanh quảng cáo đơn thuần. Trên lý thuyết, ở mô hình kinh doanh báo mạng, bộ phận marketing càng cần phát huy chức năng của mình trong môi trường cạnh tranh thông tin khốc liệt. Ngoài việc nghiên cứu thị trường thông tin bộ phận này còn phải sử dụng nhóm nhân viên kỹ thuật công nghệ cao thực hiện công việc phát triển mạng lưới các đường link liên kết đặt tại các trang báo, đưa tin tức của báo lên các vị trí top đầu trong mỗi kết quả đưa ra của các cỗ máy tìm kiếm nhằm mở rộng sự tiếp cận với người đọc tối đa.
Nguồn lực nòng cốt:
Về nguồn nhân lực, các phóng viên, biên tập viên vẫn là nguồn lực nòng cốt của tờ báo. Tuy nhiên tính chất của nguồn lực này lại có sự thay đổi đáng kể. Các phóng viên, biên tập viên hoạt động trong môi trường công nghệ cao cũng phải có khả năng vi tính, phải biết kết hợp kỹ năng viết lách của báo in lẫn kỹ năng xử lý thiết kế âm thanh, hình ảnh của báo hình và báo nói. Ngày này các nhà điều hành báo mạng có xu hướng trọng dụng những phóng viên có những kỹ năng tương tự như phóng viên truyền hình hay các nhà báo truyền thông đa phương tiện.
Đối tác chìa khóa:
Các báo hình, báo nói cũng là loại báo hoạt động dựa trên doanh thu quảng cáo. Nhưng những kênh truyền hình hay phát thanh lớn do đã tạo dựng được uy tín vững vàng trên thị trường thông tin nên nhìn chung nội dung của những kênh này thường không bị phụ thuộc vào các nhà quảng cáo. Ngược lại các báo điện tử vẫn đang trong giai đoạn phát triển, quy mô chưa đủ lớn, thì sự phụ thuộc là vẫn khá rõ ràng.
Các báo điện tử luôn có sự liên kết chặt chẽ với cộng đồng mạng và các báo khác, cả báo điện tử lẫn báo hình, báo nói, vừa là để làm phong phú thêm nội dung vừa là để phát triển mạng lưới đường dẫn, nhằm mục đích thu hút tối đa lượng độc giả trực tuyến.
oKhu vực chào bán
Giá trị:
Sản phẩm thông tin của báo điện tử mang bốn tính chất đặc thù:
+ Tính thời sự vượt trội, có thể cập nhật thông tin đến từng giây từng phút. Quá trình từ thu thập, xử lý cho đến đưa ra công chúng được thu gọn lại đến mức chúng gần như được đưa ra tức thời.
+ Tính tích hợp các nét đặc trưng của báo nói, báo viết và báo hình (có chữ viết, âm thanh, ký hiệu, hình ảnh) khiến thông tin trở nên thực tế, sinh động do đó được công chúng ưa chuộng hơn hẳn.
+ Tính cộng đồng: cùng một lúc có thể tổ chức các cuộc đối thoại trực tuyến, trao đổi ý kiến giữa nhiều người ở các điểm khác nhau, gửi phản hồi lập tức từ người đọc đến toà báo. Tính cộng đồng chính là một lợi thế lớn của báo điện tử so với các loại hình báo chí khác.
+ Tính thư viện: nhờ dung lượng gần như là vô hạn, báo điện tử hàm chứa một kho dữ liệu đồ sộ giúp người đọc có thể tra cứu dễ dàng những sự kiện vừa xảy ra cũng như những sự kiện xảy ra từ nhiều năm trước.
Những đặc tính trên phù hợp đặc biệt với bối cảnh công nghệ hiện đại và là những đặc tính đem lại giá trị lớn cho độc giả trực tuyến, là lý do để báo điện tử ngày càng được sử dụng nhiều thay cho các loại hình báo chí khác.
Mặt khác, có thể thấy bốn đặc tính này nâng cao tốc độ và tính hữu dụng của thông tin. Nó thu hút bộ phận gồm đông đảo độc giả tìm đến thông tin nhằm giải trí và cập nhật tin tức. Điều này dẫn đến hệ quả là giá trị chất lượng của thông tin báo mạng thua kém hơn nhiều so với loại hình báo in truyền thống.
oKhu vực khách hàng
Khách hàng mục tiêu. Khách hàng mục tiêu của báo điện tử được phân nhóm như các loại hình báo chí khác. Song do cấu trúc doanh thu dựa vào quảng cáo điển hình, cộng thêm quan hệ phụ thuộc vào các nhà quảng cáo, khách hàng mục tiêu hàng đầu của hầu hết các báo điện tử vẫn là số đông.
Kênh phân phối. Việc xoá bỏ mọi kênh trung gian truyền thống giữa toà báo và người đọc là một thay đổi lớn lao trong mô hình kinh doanh báo mạng. Nó đồng nghĩa với việc chi phí cho khâu này được giảm xuống mức tối thiểu, thậm chí gần như không đáng kể. Với báo mạng người đọc có khả năng tiếp nhận sản phẩm thông tin với số lượng không hạn định, không hạn chế cả về thời gian lẫn không gian.