Mô hình kinh doanh Báo mạng tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 2


Kênh phân phối được phân thành kênh trực tiếp và kênh gián tiếp, hay kênh tự sở hữu và kênh đối tác. Các kênh phân phối đối tác là loại kênh gián tiếp, chúng buộc các doanh nghiệp phải chia sẻ lợi nhuận nhưng lại cho phép mở rộng tiếp cận với khách hàng. Kênh phân phối tự sở hữu hay kênh trực tiếp không khiến lợi nhuận bị chia sẻ nhưng lại mất chi phí cơ sở và quản lý. Điều quan trọng là phải tìm cách cân bằng giữa hai loại hình kênh, kết hợp chúng thế nào để doanh thu được tối đa hóa.


- Quan hệ khách hàng: là hình thức kết nối, tương tác, là sợi dây tình cảm giữa doanh nghiệp với các phân nhóm khách hàng. Mối quan hệ này được tạo ra bằng các công cụ sau:


Hỗ trợ cá nhân: cung cấp một đại diện riêng cho một khách hàng riêng biệt. Đây là loại hình sâu sắc nhất và thường được thiết lập qua một giai đoạn lâu dài. Loại quan hệ này có thể thấy ở các doanh nghiệp trong đó những người quản lý phải duy trì quan hệ cá nhân với các khách hàng quan trọng.


Hỗ trợ chung: một đại diện khách hàng giao tiếp với các khách hàng để hỗ trợ họ trong suốt quá trình mua hàng và cả sau mua hàng. Loại hỗ trợ này có thể thực hiện qua website, quang email, qua trung tâm hoặc bằng các phương thức khác.


Hỗ trợ tự động: đây là sự kết hợp của loại hình tự phục vụ và cơ chế tự động. Dịch vụ tự động có thể nhận dạng các khách hàng riêng và các đặc điểm của họ, qua đó đưa ra những thông tin liên quan đến giao dịch của khách hàng. Ở mức độ tốt nhất, dịch vụ tự động có thể khuyến khích hành vi mua sản phẩm của khách hàng. Loại hình này thường phổ biến ở các mô hình thương mại điện tử lớn như trang amazon.com, trong đó các khách hàng được tự động gợi ý mua các sản phẩm sách, băng đĩa khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.


Thiết lập cộng đồng: công cụ này dùng để thắt chặt mối quan hệ doanh nghiệp – khách hàng đồng thời thiết lập quan hệ giữa các khách hàng với nhau. Nhiều công ty duy trì các cộng đồng trực tuyến cho phép các khách hàng trao đổi kiến thức và giải


quyết các vấn đề cá nhân, đồng thời là một công cụ tốt để công ty hiểu rõ khách hàng của họ.


Đồng sáng tạo: khách hàng cùng tham gia tạo giá trị với doanh nghiệp. Ví dụ điển hình của loại quan hệ này là việc trang Youtube.com luôn nỗ lực mời khách hàng tạo nội dung cho cộng đồng tiêu dùng.


oKhu vực tài chính: khu vực tài chính gồm hai thành tố.


- Cấu trúc chi phí: mô tả tất cả những chi phí cần thiết để vận hành một doanh nghiệp. Khi đã xác định được nguồn lực nòng cốt, hoạt động nòng cốt và các mối quan hệ đối tác chìa khóa thì có thể tính toán dễ dàng chi phí này.


Cấu trúc chi phí gồm hai thành phần: chi phí cố định – chi phí không phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa/dịch vụ gồm tiền lương, tiền thuê và chi phí cho các trang thiết bị vật chất; chi phí biến đổi – chi phí thay đổi tùy vào khối lượng hàng hóa/ dịch vụ sản xuất ra.


- Dòng doanh thu: là các luồng tiền thu được từ các phân nhóm khách hàng.


Để tối đa hóa doanh thu, một công ty phải tự hiểu rõ mỗi phân nhóm khách hàng sẽ thực sự chi trả cho giá trị gì của sản phẩm. Sự thấu hiểu đó sẽ cho phép công ty tạo ra một hoặc nhiều hơn một dòng tiền từ một phân đoạn khách hàng cụ thể với những cơ chế giá cả thích hợp.


1.1.2. Môi trường kinh doanh


Trong khi chức năng của mô hình kinh doanh được tận dụng, điều thường bị coi nhẹ là mối quan hệ giữa điểm bắt đầu và phát triển của những mô hình kinh doanh đó – mối quan hệ với môi trường kinh doanh. Trên nền môi trường kinh doanh những giả định về mô hình được hình thành. Mối quan hệ ấy định rõ tính pháp lý và những ảnh hưởng đối với mô hình. Hơn nữa nó xác định tính giá trị và hữu dụng của mô hình


Hình 1.1 – Sơ đồ mô hình kinh doanh


Nguồn Tác phẩm Business model generation Alexander Osterwalder 2004 7 kinh doanh Trong 1


(Nguồn: Tác phẩm Business model generation - Alexander Osterwalder, 2004)


7

kinh doanh. Trong quá trình ứng dụng và phát triển mô hình càng cần quan tâm đặc biệt đến bối cảnh. Bởi các yếu tố cấu thành mô hình kinh doanh chỉ có liên quan trong bối cảnh nhất định của chúng, một thay đổi nhỏ trong bối cảnh cũng đòi hỏi một thay đổi tương đồng trong mô hình.


Theo lý thuyết kinh doanh, môi trường kinh doanh được phân thành hai khu vực: môi trường ngoài và môi trường trong doanh nghiệp (mà thực chất đã được đề cập phân tích kỹ trong mô hình kinh doanh của Osterwalder như trên).


Môi trường vĩ mô: chứa đựng những yếu tố tác động trên phạm vi rộng (quốc gia, quốc tế) và thường không tác động một cách trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cụ thể. Các yếu tố đó bao gồm:

Tự nhiên - Cơ sở hạ tầng


Kinh tế


Kỹ thuật - Công nghệ


Văn hóa - Xã hội


Chính trị - Pháp luật


Môi trường quốc tế.


Môi trường vi mô: chứa đựng các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm nhiều nhóm như:

Thị trường các nhà cung cấp


Thị trường khách hàng


Đối thủ cạnh tranh


Đối thủ tiềm ẩn


Sản phẩm thay thế

1.2. MÔ HÌNH KINH DOANH BÁO CHÍ‌


1.2.1. Một số khái niệm cơ bàn trong ngành báo chí


Để phân tích mô hình kinh doanh báo chí trước hết cần nắm rõ một số khái niệm cơ bản trong ngành báo sau đây:


Báo chí và các loại hình báo chí


Về pháp luật, một phương tiện thông tin muốn được coi là một loại hình báo chí thì phải được điều hành bởi một cơ quan báo chí, do một cơ quan chủ quản trực tiếp quản lý và phải được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền. Trong đó, cơ quan chủ quản báo chí là tổ chức đứng tên xin cấp giấy phép, còn cơ quan báo chí (đài phát thanh, đài truyền hình, tòa soạn báo trực tiếp) thực hiện loại hình báo chí đó.


Một cơ quan báo chí phải có người đứng đầu là Tổng biên tập (báo in, báo điện tử) hoặc Tổng giám đốc (báo hình, báo nói). Quyền và nghĩa vụ của người này được định rõ trong pháp luật. Đây là người đại diện cho cơ quan báo chí về mặt pháp lý trong tất cả các mối quan hệ với công chúng, các doanh nghiệp, các cơ quan đoàn thể và trước tòa án, đồng thời là người đứng ra chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung do cơ quan báo chí đưa ra.


Báo chí nói chung gồm bốn loại cơ bản: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính).


Báo điện tử còn được gọi là báo mạng, báo trực tuyến… là loại hình báo chí xuất hiện gần đây nhất, về bản chất là sự kết hợp của báo in (báo giấy) và công nghệ thông tin truyền thông. Loại báo này được thể hiện dưới hình thức một website được thiết kế và ứng dụng trên nền Internet. Báo điện tử gồm hai dạng cơ bản là báo trực tuyến thuần tuý và báo trực tuyến là phiên bản khác của báo in (có thể được gọi là báo điện tử nối dài hay báo điện tử phụ thuộc).

Cơ cấu tổ chức của một cơ quan báo chí


Một cơ quan báo bao gồm hai mắt xích cơ bản: mắt xích quản lý, quản lý việc ra các số báo và mắt xích thực hiện, đảm nhiệm công việc thu thập, xử lý thông tin và trực tiếp sản xuất ra số báo.


Mắt xích quản lý


Mắt xích quản lý có các chức vụ Tổng biên tập, Phó tổng biên tập (nằm trong Ban biên tập), Thư ký toà soạn (nằm trong Ban thư ký) và Trưởng ban thực hiện. Họ có trách nhiệm lựa chọn và sắp xếp cán bộ, tạo điều kiện, lên kế hoạch, tính toán, kiểm tra và thúc đẩy hoạt động của toà soạn. Tổng biên tập và Ban thư ký thực hiện trong khuôn khổ toàn cơ quan, Trưởng ban thực hiện trong khuôn khổ Ban.


Ban biên tập – Ban biên tập gồm các lãnh đạo của toà soạn là Tổng biên tập, các Phó tổng biên tập và các uỷ viên biên tập. Đây là bộ phận đề ra kế hoạch của toà soạn, kiểm soát việc thực hiện chung, giải quyết những vấn đề nhân sự như tiếp nhận, luân chuyển, sa thải các phóng viên… Ban biên tập chịu trách nhiệm phê duyệt các tài liệu cơ bản, thông qua các quyết định đăng tải các tài liệu quan trọng.


Ban thư ký – Nằm trong mắt xích quản lý, Ban thư ký đóng vai trò lãnh đạo việc thực thi nghiệp vụ báo chí, cụ thể là: lên kế hoạch công việc cho toà soạn; chỉ đạo công việc của các đặc phái viên, các phóng viên chuyên trách; chỉ đạo các khâu kỹ thuật của toà soạn; tổ chức công tác và phối hợp hoạt động các ban.


Đứng đầu Ban thư ký là Tổng thư ký toà soạn, có các Phó tổng thư ký giúp việc. Các nhân viên trong Ban thư ký gọi là các biên tập viên. Do khối lượng và tầm quan trọng của công việc, Trưởng ban thư ký và các cấp phó đều phải là những nhà báo giàu kinh nghiệm nhất.


Mắt xích thực hiện


Mắt xích này bao gồm đội ngũ phóng viên (chiếm đa số), các kỹ thuật viên và các nhân viên khác. Những người này được phân thành nhiều bộ phận được gọi

là các Phòng và các Ban. Số lượng và cách phân chia các Phòng Ban tùy theo cách tổ chức của từng cơ quan báo chí.


Ban – các Ban hầu hết được phân chia theo nội dung tin như Ban Kinh tế, Ban Pháp luật, Ban Văn hoá – Văn nghệ, Ban Quốc tế… Đội ngũ các phóng viên trong các Ban vừa là nguồn kênh cung cấp thông tin, vừa là những người trực tiếp thực hiện nội dung cho các số báo.


Phòng – các Phòng chịu trách nhiệm thực hiện các khâu ngoài khâu nội dung của tờ báo, theo chức năng mang các tên như Phòng Kỹ thuật – Trình bày, Phòng Quảng cáo, Phòng Phát hành, Phòng Tổ chức nhân sự, Phòng Tài vụ…


Trong điều kiện kinh tế thị trường, bộ phận kinh doanh (thường được gọi là Phòng Kinh doanh) chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Nó đảm nhiệm hai vai trò chủ đạo là kinh doanh quảng cáo – gồm các công việc sản xuất ra các sản phẩm quảng cáo, liên hệ với các hãng quảng cáo và các doanh nghiệp – và marketing – gồm các công việc nghiên cứu thị trường thông tin, tiến hành các chiến dịch phân phối, quảng bá cho hình ảnh báo.


Cộng tác viên


Đây là bộ phận không thể thiếu trong bộ máy hoạt động của bất kỳ một tờ báo nào. Các cộng tác viên cũng là những người viết bài cho báo nhưng không chịu sự quản lý trực tiếp của toà soạn. Họ có thể đang hoạt động cho một tờ báo khác hoạt không là phóng viên chính thức của một tờ báo nào cả.


Các cộng tác viên được phân ra ba loại cơ bản:


+ Các cộng tác viên là chuyên gia riêng cho một chuyên mục của báo. Mỗi bài viết của họ được trả nhuận bút rất cao, được cơ quan báo chí trực tiếp liên hệ lấy tin bài. Những cộng tác viên này thường là các chuyên gia kinh tế, khoa học, nhà văn hoặc nhạc sĩ được báo nêu đích danh như một sự quảng cáo với độc giả/khán giả/thính giả. Một tờ báo có được một cộng tác viên

loại này được coi là một sự may mắn. Nhiều báo luôn tìm cách mời bằng được một cộng tác viên có uy tín như vậy nhưng cũng rất khó khăn.


+ Các cộng tác viên là những người được nhờ tổ chức tin bài cho số báo. Họ có thể trực tiếp viết báo hoặc tìm kiếm bài của người khác. Thông thường họ là những nhà báo nhiều kinh nghiệm, có mối quan hệ rộng, được giao phụ trách các mục giải trí hoặc văn nghệ trên các số báo cuối tuần, chủ nhật.


Hai loại cộng tác viên trên đây chỉ chiếm số lượng rất ít, thuộc đẳng cấp cao trong làng báo.


+ Cuối cùng là các cộng tác viên bình thường. Đó có thể là một sinh viên năm nhất chuyên ngành báo chí hay một chuyên ngành nào khác, cũng có thể là học sinh phổ thông hay một nhà báo đã về hưu. Họ luôn phải cố gắng chủ động lui tới cơ quan báo chí để cộng tác. Thực tế các báo luôn thiếu các bài hay nên cho dù sở hữu một lượng phóng viên đông đảo họ vẫn cần bài vở của các cộng tác viên.


Thông tin báo chí


Thông tin do các báo đưa ra chịu sự điều chỉnh của Luật Báo chí và do đó được xã hội coi là luồng thông tin chính thống. Những thông tin này được phân thành ba loại cơ bản:


+ Thể loại thông báo: gồm các bản tin ngắn, phóng sự tường thuật, báo cáo, phỏng vấn. Các tin thông báo có tính nhanh nhạy, dẫn chứng được toàn bộ sự kiện và xem xét những sự kiện này một cách riêng rẽ.


+ Thể loại phân tích: gồm bình luận, các bài điều tra, phân tích, phản biện, điểm báo… Thể loại này có giới hạn thời gian rộng hơn. Chúng đòi hỏi nhà báo phải có sự nghiên cứu, phân tích hệ thống sự việc, các tình huống, tổng quát và kết luận.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí