So Sánh Cửa Hàng Tiện Lợi Với Siêu Thị, Cửa Hàng Chuyên Doanh Và Cửa Hàng Bách Hóa

Như vậy ta có thể thấy trong 4 mô hình bán lẻ phổ biến vừa nêu trên, mô hình cửa hàng tiện lợi có diện tích bán hàng nhỏ nhất, bán các mặt hàng thiết yếu nhất và có thời gian mở cửa nhiều nhất, đáp ứng kịp thời nhất các nhu cầu thiết yếu của khách hàng. Đây cũng chính là lý do tại sao mô hình bán lẻ được đề cập trong khóa luận này được gọi là “cửa hàng tiện lợi”.

Để tránh nhầm lẫn với mô hình cửa hàng tạp hóa vốn đã xuất hiện từ trước, cũng cần lưu ý rằng cửa hàng tiện lợi là các cửa hàng bán lẻ thuộc tư nhân hay công ty, bán nhiều mặt hàng, được tổ chức chuyên nghiệp hơn, và có mặt bằng lớn hơn so với các cửa hiệu tạp hoá nhỏ lẻ truyền thống.

Cần thiết phải xác định rõ rằng các mô hình kinh doanh bán lẻ khác là các loại hình bán lẻ hoạt động trên phân khúc thị trường khác, với phương thức hoạt động khác với mô hình cửa hàng tiện lợi. Do đó, ta cần phân biệt rõ khi xem xét mối quan hệ giữa mô hình cửa hàng tiện lợi với các các hình thức tổ chức bán lẻ khác, ví dụ như những cửa hàng mắt xích. Cửa hàng tiện lợi cũng có thể là một loại cửa hàng mắt xích. Cửa hàng mắt xích hay cửa hàng bán lẻ độc lập là cách thức sở hữu và quản lý khác nhau của doanh nghiệp. Sau đây em có nêu một số vấn đề cơ bản khi so sánh cửa hàng tiện lợi với siêu thị, cửa hàng bách hóa và cửa hàng chuyên doanh. Bằng nghiên cứu thực tế và từ các tài liệu có sẵn, tác giả khóa luận xin đưa ra đây bảng so sánh để thấy rõ hơn sự khác biệt trong các loại hình bán lẻ này.

Bảng 1.2: so sánh cửa hàng tiện lợi với siêu thị, cửa hàng chuyên doanh và cửa hàng bách hóa

Mô hình


Điểm so sánh

Cửa hàng tiện lợi

Siêu thị

Cửa hàng chuyên doanh

Cửa hàng bách hóa (hay trung tâm thương mại)

Số lượng mặt hàng

Số lượng

mặt hàng tương đối hạn chế.

Hàng hóa tương đối đa dạng, phong phú.

Chuyên môn hóa kinh doanh một số mặt hàng.

Rất đa dạng hóa chủng loại hàng hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 3

Mặt hàng kinh doanh

Kinh doanh chủ yếu là các hàng hóa và dịch vụ

thiết yếu.

Kinh doanh chủ yếu là hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng.

Không xác định, tùy vào từng cửa hàng, ví dụ: đồ chơi, phụ tùng ô tô, văn phòng

phẩm…

Thiên về các hàng hóa tiêu dùng có giá trị, dùng lâu ngày.

Mục đích phục vụ

Phục vụ

nhu cầu

thiết yếu của khách hàng như

ăn uống, nhiên liệu, thanh toán cước…

Phục vụ nhu cầu đa dạng trong tiêu dùng hằng ngày của khách hàng…

Phục vụ nhu cầu khá riêng biệt, không thường xuyên của khách hàng như: mua đồ chơi cho trẻ, mua phụ tùng ô tô, mua văn

phòng phẩm…

Phục vụ nhu cầu đa dạng, không thường xuyên của khách hàng.

Hình thức phục vụ

Sử dụng

hình thức khách hàng tự phục vụ là

chủ yếu.

Sử dụng hình thức khách hàng tự phục vụ.

Khách hàng được tư vấn và phục vụ theo yêu cầu.

Khách hàng được tư vấn và phục vụ theo yêu cầu.

Quy mô

Quy mô trung bình, yêu cầu về vốn, cơ sở vật chất, nguồn lực tương đối

lớn.

Quy mô trung bình hoặc lớn, yêu cầu về vốn, cơ sở vật chất, nguồn lực cao.

Quy mô nhỏ, yêu cầu về cơ sở vật chất ở mức trung bình.

Quy mô lớn, yêu cầu cơ sở vật chất ở mức rất lớn.

Quy trình bán hàng và chăm sóc khách hàng

Dịch vụ,

hàng hóa cung cấp ở mức trung bình. Quy trình bán hàng tương đối đơn

giản và khâu chăm sóc khách hàng trước và sau bán hàng gần như không

có.

Quản lý bán hàng tập trung. Quy trình bán hàng và chăm sóc khách hàng có nhiều tiến bộ và khâu chăm sóc khách hàng được đánh giá cao

Dịch vụ cung cấp ở mức

chuyên sâu. Khâu chăm sóc khách hàng trước và sau bán hàng khá tốt.

Dịch vụ cung cấp ở mức cao. Tuy nhiên quy trình dịch vụ còn đơn giản và khâu chăm sóc khách hàng sau bán hàng cũng rất yếu.


(Nguồn: Tác giả khóa luận tự tổng hợp)

Cũng trong quá trình tìm hiểu và tự tổng hợp, em nhận thấy trên thị trường bán lẻ tồn tại rất nhiều đối thủ cạnh tranh với mô hình cửa hàng tiện lợi, nhưng xét về mức độ cạnh tranh thì nổi bật nhất là mô hình siêu thị và mô hình chợ truyền thống. Do đó, em xin đưa ra bảng so sánh mô hình cửa hàng tiện lợi với mô hình siêu thị và mô hình chợ truyền thống.

Bảng 1.3: So sánh mô hình cửa hàng tiện lợi, mô hình siêu thị và mô hình chợ truyền thống

Mô hình


Điểm so sánh


Cửa hàng tiện lợi


Siêu thị


Chợ truyền thống

Chất lượng hàng hóa

Chất lượng hàng hóa được đảm bảo.

Chất lượng

hàng hóa

được đảm bảo.

Chất lượng hàng hóa không được đảm bảo.

Số lượng mặt hàng

Mặt hàng tương

đối hạn chế

Đa dạng về

mặt hàng

Đa dạng về mặt

hàng

Giá cả

Giá cả cao, cao hơn siêu thị và chợ truyền thống do khách hàng phải trả thêm cho yếu tố

tiện lợi.

Giá cả khá cao, cao hơn chợ truyền thống nhưng thấp hơn cửa hàng tiện lợi.

Giá cả trung bình, thấp hơn siêu thị và cửa hàng tiện lợi.

Mức độ năng động so với thị trường

Khá năng động

so với thị trường.

Kém năng

động so với thị trường.

Rất năng động so với thị trường.

Đầu tư cho cở sở vật chất

Đầu tư cho cơ

sở vật chất tương đối cao.

Đầu tư cho

cơ sở vật chất nhiều.

Đầu tư cho cơ sở vật chất ít.

Chỉ gồm một

cửa hàng duy nhất tại một địa điểm đặt cửa hàng tiện lợi.

Gồm nhiều

gian hàng, tập trung tại một địa điểm kinh doanh siêu thị.

Gồm nhiều quầy

hàng hay ki ốt bán hàng, tập trung tại một địa điểm đặt chợ.

Phương thức phục vụ

Khách hàng tự

phục vụ là chủ yếu.

Khách hàng

tự phục vụ.

Khách hàng được

phục vụ.

Tính văn minh

Văn minh, hiện đại.

Văn minh, hiện đại.

Loại hình truyền thống, đơn giản, có phần lạc hậu.

Số lượng lao động

Cần rất ít

người.

Cần ít người.

Cần nhiều người.

Quyền sở hữu và quản lý

Quyền sở hữu,

quản lý tập trung.

Quyền sở

hữu, quản lý tập trung.

Quyền sở hữu,

quản lý phân tán.

Cấu trúc tổng thể


(Nguồn: Tác giả khóa luận tự tổng hợp)


Ngoài ra, chúng ta còn có thể xem xét đến các yếu tố sau:

- Về cấu trúc xây dựng: Cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bách hóa, cửa hàng chuyên doanh, siêu thị, trung tâm thương mại… có cấu trúc khép kín; trong khi đó chợ, hội chợ triển lãm… có cấu trúc mở.

- Về quy hoạch: Ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, chỉ có các trung tâm thương mại được nhà nước quản lý về xây dựng (quy định về khu quy hoạch xây dựng , diện tích, chiều cao). Cụ thể, trung tâm thương mại được quy định trong luật sử dụng đất của hầu hết các bang tại Hoa Kỳ, phải trên 40.000 mét vuông, trung tâm thương mại phải có ít nhất 2 tòa nhà bán hàng và 300 gian hàng có thể phục vụ dân cư sinh sống trong

phạm vi bán kính 160 ki lô mét. Các siêu thị, chợ, cửa hàng bán lẻ (bao gồm cửa hàng tiện lợi) thường có quy mô nhỏ hoặc có tính ổn định thấp, không nằm trong quản lý về quy hoạch xây dựng. Việc quyết định xây dựng, thành lập các cửa hàng tiện lợi thuộc về các công ty kinh doanh cửa hàng tiện lợi, và đa số các nước phát triển đều không có quy hoạch về xây dựng cửa hàng tiện lợi [10].

- Về quy mô thị trường: Đối với tất cả các loại hình trung tâm thương mại, hội chợ triển lãm, siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi… ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh đều không hề có quy định về số lượng dân cư hay khách hàng mà các loại hình bán lẻ đó phải đáp ứng. Tùy thuộc vào mật độ dân cư, khách hàng tiềm năng mà các doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch xây dựng cơ sở kinh doanh của mình.

- Về mục đích hoạt động: Cửa hàng tiện lợi, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đều hoạt động với mục đích chính là bán hàng hay cụ thể hơn là bán lẻ hàng hóa, sản phẩm và cung cấp dịch vụ. Trong khi đó hội chợ triển lãm mục đích chính là quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Như vậy, tác giả khóa luận đã tiến hành so sánh mô hình cửa hàng tiện lợi với một số mô hình bán lẻ phổ biến khác. Do các khái niệm về các mô hình bán lẻ đôi khi chưa thống nhất nên em đã cố gắng dựa trên những tiêu chí cơ bản để tiện cho việc so sánh, đối chiếu. Trong quá trình so sánh các khái niệm, người viết đã cố gắng nhìn vấn đề trên khá nhiều góc độ đa dạng, phân tích và mổ xẻ các khái niệm. Việc làm đó chung quy lại cũng không ngoài mục đích làm rõ khái niệm về mô hình cửa hàng tiện lợi, đối tượng nghiên cứu của bài luận văn này. Cách hiểu khá rõ ràng về khái niệm mô hình cửa hàng tiện lợi sẽ là tiền đề để em có thể nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi trên thế giới trong mục II của chương này.

II. Quá trình hình thành và phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi trên thế giới‌

1. Sự ra đời và phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi trên thế giới

Mô hình cửa hàng tiện lợi xuất hiện lần đầu tiên tại Hoa Kỳ, sau đó phát triển không ngừng và dần dần có mặt ở khắp các quốc gia trên thế giới. Do đó, trong phạm vi bài viết này, em sẽ tập trung phân tích quá trình ra đời và phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi tại Hoa Kỳ và xin được điểm qua danh sách các thương hiệu cửa hàng tiện lợi trên thế giới ở phụ lục 03 của luận văn này.

Những cửa hàng tiện lợi đã ra đời vào những năm đầu thế kỷ XX. Những cửa hàng tiện lợi này kế thừa những nét đặc trưng của nhiều loại hình bán lẻ tồn tại lúc bấy giờ như: cửa hàng tạp phẩm "mom-and-pop", nhà băng ("ice-house", từ thời kỳ chưa có tủ lạnh), cửa hàng bơ sữa, siêu thị và cửa hàng chuyên bán các món ăn ngon.

Công ty The Southland Ice đã khai sinh ra mô hình cửa hàng tiện lợi vào tháng 5 năm 1927 ở góc đường giao giữa phố 12th và đại lộ Edgefield trong vùng Oak Cliff của thành phố Dallas, thuộc tiểu bang Texas, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. "Uncle Johnny" Jefferson Green, người điều hành the Southland Ice Dock (một điểm bán lẻ) tại vùng Oak Cliff, nhận ra rằng nhiều lúc khách hàng cần mua những thứ như bánh mỳ, sữa và trứng sau khi các cửa hàng tạp hóa ở địa phương đã đóng cửa. Không giống như các cửa hàng tạp hóa ở địa phương, cửa hàng của ông vốn đã mở cửa 16 giờ một ngày, 7 ngày một tuần; chính vì vậy, ông đã quyết địch cung cấp thêm những hàng hóa thiết yếu nói trên trong cửa hàng của mình. Ý tưởng này đã trở nên vô cùng tiện lợi đối với khách hàng trong vùng.

Joseph C. Thompson, một trong những người sáng lập đồng thời sau này là chủ tịch hội đồng quản trị của The Southland Corporation, đã nhìn thấy tiềm năng trong ý tưởng của Uncle Johnny và bắt đầu bán dòng sản phẩm đó

tại các địa điểm bán lẻ khác của công ty The Southland Company. Các cửa hàng này mở cửa nhiều giờ hơn trước, mở cửa từ 7 giờ sáng đến 11 giờ đêm, và mở cửa cả 7 ngày trong tuần.

Cùng với sự phát triển của chuỗi cửa hàng tiện lợi thuộc công ty The Southland Ice, Các loại hình cửa hàng bán lẻ khác cũng đã và đang phát triển nhanh chóng. Vào thập kỷ thứ 3, thế kỷ XX, các cửa hàng siêu nhỏ ("midget" stores) và các cửa hàng tiện lợi lưu động (“motorterias" hay mobile convenience stores) đã rất phổ biến. Các cửa hàng thực phẩm nhỏ ("Bantams") và các khu chợ phục vụ khách ngồi trong ô tô ("drive-in" markets) cũng đã xuất hiện vào năm 1929, tại các khu chợ này, khách hàng không cần xuống ô tô mà vẫn được phục vụ. Các cửa hàng bán rong "Delmat" cũng rất nổi tiếng với việc cung cấp sữa, trứng, nông sản và thịt tươi. Các hợp tác xã sản xuất sữa cũng thường điều hành các cửa hàng bơ sữa ("dairy stores" hoặc "jug stores") với tư cách các đại lý kinh doanh của họ. Đôi khi các siêu thị cũng mở các đại lý nhỏ ở nông thôn để phục vụ những người dân không có điều kiện đi lên thành phố để mua trứng, sữa, vân vân…

Mô hình cửa hàng tiện lợi vẫn tiếp tục phát triển cho đến tận Thế Chiến Thứ Hai (mặc dù lúc này chúng vẫn chưa được gọi là cửa hàng tiện lợi- "convenience stores"). Yếu tố lớn nhất tác động đến hiệu quả kinh doanh của các cửa hàng tiện lợi này chính là dịch vụ nhanh chóng. Các cửa hàng loại này thường đặc biệt thành công ở những vùng khí hậu ấm hơn, khí hậu ấm áp khiến cho việc xuống xe để vào những cửa hàng ven đường là rất tiện lợi, và có sức thu hút rất lớn đối với người dân.

Chiến tranh kết thúc và con số người dân sở hữu ô tô ngày càng tăng là những nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển thần tốc của mô hình cửa hàng tiện lợi vào thập niên 60 của thế kỷ XX. Những chiếc xe hơi đã giúp nhiều gia đình Hoa Kỳ thực hiện được “giấc mơ Mỹ”("American Dream”), đó là giấc mơ về cuộc sống ở ngoại ô trong lành, do đó số lượng các gia đình

người Mỹ định cư ở vùng ngoại ô ngày càng gia tăng. Người dân Hoa Kỳ, với những chiếc xe lớn hơn và những con đường tốt hơn, đã lũ lượt kéo về sinh sống ở các vùng ngoại ô, nơi họ có nhiều khoảng không hơn để sống và nuôi dạy con cái… song điều này cũng tạo ra khoảng cách quá lớn với các trung tâm mua sắm (shopping centers).

Mô hình cửa hàng tiện lợi đã phát triển nhanh chóng cùng với nhu cầu của khách hàng về mua sắm tiện lợi, mô hình này đã thay thế các cửa hàng tạp hóa truyền thống và trở nên phổ biến ở các vùng ngoại ô mới và các khu vực mới, nơi mà lượng khách hàng còn quá khiêm tốn để có thể nghĩ đến việc mở một siêu thị. Lại một lần nữa, các công ty kinh doanh cửa hàng tiện lợi tỏ ra rất thức thời và sáng tạo, sẵn sàng thâm nhập vào thị trường ngách mới mẻ này và kiếm lợi nhuận từ nghách thị trường mà các đối thủ khác cho rằng quá nhỏ hẹp để kinh doanh kiếm lời.

Ngoài ra còn những nhân tố khác tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi. Sự phát triển của không ngừng của mô hình kinh doanh siêu thị đã ảnh hưởng đến việc kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi. Và khi các siêu thị ngày càng trở nên rộng lớn hơn, đồng thời nó cũng trở nên bất tiện hơn đối với những khách hàng không có nhiều thời gian đi lòng vòng chọn lựa mà chỉ muốn mua những mặt hàng cần thiết một cách nhanh chóng. Tất nhiên, các cửa hàng tiện lợi đã nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của những vị khách hàng bận rộn đó. Các gia đình ở ngoại ô thông thường có hai chiếc xe hơi và có hai nguồn thu nhập; cả người vợ lẫn người chồng đều đi làm có nghĩa là thu nhập tăng lên nhưng thời gian dành cho việc đi mua sắm tại siêu thị giảm đi. Và con số phụ nữ đi làm ngày một tăng lên cũng làm giảm đáng kể lượng thời gian dành cho việc đi mua sắm.

Các cửa hàng tiện lợi cũng được đặt ở vị trí rất thuận tiện cho khách hàng. Khách hàng có thể đậu xe ở ngay phía trước cửa hàng và thậm chí còn có thể để bọn trẻ ngồi trong xe ô tô mà vẫn trông chừng được chúng. Với khá

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí