Mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-------------------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài MÔ HÌNH CỬA HÀNG TIỆN LỢI TẠI VIỆT NAM THỰC 1


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài

MÔ HÌNH CỬA HÀNG TIỆN LỢI TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Kim Dung

Lớp

Khóa

: Anh 11

: 44 C

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Trần Hải Ly

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 1


Hà Nội – 5/2009

MỤC LỤC

LI MĐU 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN VỀ MÔ HÌNH CỬA HÀNG TIỆN LỢI 3

I. Các khái niệm về mô hình cửa hàng tiện lợi 3

1. Các khái niệm về mô hình cửa hàng tiện lợi 3

2. So sánh mô hình cửa hàng tiện lợi với các mô hình kinh doanh bán lẻ khác ...7

2.1. Giới thiệu chung về các mô hình kinh doanh bán lẻ hiện đại trên thế giới.7

2.2. So sánh mô hình cửa hàng tiện lợi với các mô hình kinh doanh bán lẻ khác 8

II. Quá trình hình thành và phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi trên thế giới .16

1. Sự ra đời và phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi trên thế giới 16

2. Phân loại mô hình cửa hàng tiện lợi 28

3. Giới thiệu sơ lược về 7-Eleven, chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất thế giới 34

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG TIỆN LỢI TẠI VIỆT NAM 37

I. Giới thiệu chung về mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 37

1. Khái quát về các mô hình kinh doanh bán lẻ hiện đại tại Việt Nam hiện nay 37

2. Quá trình ra đời, số lượng và các hình thức cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam ..39

2.1. Quá trình ra đời và số lượng cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 39

2.1.1. Giai đoạn từ cuối năm 2000 đến nửa đầu năm 2006 39

2.1.2. Giai đoạn nửa cuối năm 2006 42

2.1.3. Năm 2007 44

2.1.4. Năm 2008 45

2.1.5. Đầu năm 2009 46

2.2. Các hình thức cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 47

3. Tổ chức kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 49

3.1. Mô hình tổ chức cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 49

3.1.1. Mô hình cửa hàng tiện lợi độc lập 50

3.1.2 Mô hình chuỗi cửa hàng tiện lợi 51

3.2. Hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 56

3.2.1. Chủng loại hàng hóa 56

3.2.2. Chất lượng hàng hóa 59

3.2.3. Tỷ lệ hàng Việt Nam 60

3.2.4. Giá cả hàng hóa 61

3.2.5. Trưng bày hàng hóa 62

4. Thực trạng quản lý nhà nước đối với việc kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam hiện nay 63

II. Tình hình hoạt động kinh doanh, các dịch vụ khách hàng và hoạt động xúc tiến thương mại của mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 66

1. Tình hình hoạt động kinh doanh của mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam

.........................................................................................................................66

1.1. Giai đoạn từ cuối năm 2000 đến nửa đầu năm 2006 66

1.2. Giai đoạn nửa cuối năm 2006 67

1.3. Năm 2007 69

1.4. Năm 2008 và đầu năm 2009 71

2. Các dịch vụ khách hàng của mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 72

2.1. Dịch vụ trông giữ xe cho khách hàng 72

2.2. Dịch vụ trông giữ đồ cho khách hàng 72

2.3. Dịch vụ bán hàng từ xa và giao hàng tận nhà 73

2.4. Dịch vụ thanh toán hóa đơn tiện lợi 74

2.5. Dịch vụ khác 74

3. Hoạt động xúc tiến thương mại của mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 75

3.1. Khuyến mại 75

3.2. Quảng cáo 76

III. Đánh giá chung về kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam hiện nay

..............................................................................................................................76

1. Những mặt được 76

2. Những tồn tại, hạn chế 78

3. Những vấn đề đặt ra 81

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CỬA HÀNG TIỆN LỢI TẠI VIỆT NAM 84

I. Những cơ hội và thách thức đối với việc kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam hiện nay 84

1. Cơ hội 84

2. Thách thức 86

II. Các giải pháp từ phía nhà nước 87

1. Nâng cao nhận thức và hiểu biết của toàn xã hội về hoạt động kinh doanh cửa hàng tiện lợi 88

2. Cải thiện môi trường pháp lý giúp hoạt động kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi diễn ra thuận lợi 89

3. Hỗ trợ khuyến khích phát triển mô hình cửa hàng tiện lợi 90

3.1. Chính sách hỗ trợ mặt bằng kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi 90

3.2. Chính sách về tài chính, tín dụng 91

3.3. Chính sách về khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước để phát triển các hệ thống cửa hàng tiện lợi lớn, hay chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 91

3.4. Chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng mô hình cửa hàng tiện lợi 92

3.5. Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực mô hình cửa hàng tiện lợi ...92

3.6. Chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống thanh toán, ngân hàng, và công nghệ thông tin 93

4. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện việc thực thi các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi

.........................................................................................................................94

5. Khuyến khích sự ra đời và xây dựng các hiệp hội cửa hàng tiện lợi và liên kết các tổ chức, nghành nghề, lĩnh vực liên quan đến mô hình cửa hàng tiện lợi 95

III. Các giải pháp từ phía các tổ chức, cá nhân, đơn vị hoạt động kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi 96

1. Giải pháp huy động vốn 96

2. Đổi mới tư duy và tiếp thu kiến thức, công nghệ tiên tiến trên thế giới. 97

3. Các giải pháp về chính sách marketing 98

3.1. Chính sách sản phẩm 99

3.2. Chính sách giá cả 100

3.3. Chính sách về xúc tiến bán hàng 101

3.3.1. Về hình thức bán hàng 101

3.3.2. Về nghệ thuật trưng bày hàng hóa trong cửa hàng 102

3.3.3. Về vấn đề quảng cáo 104

3.3.4. Về hoạt động khuyến mãi bán hàng 105

3.4. Chính sách về chăm sóc khách hàng 105

4. Các giải pháp về quản trị và phát triển nguồn nhân lực 107

KẾT LUẬN 109

PHỤ LỤC i

PHỤ LỤC 01: BẢNG ĐIỀU TRA THỊ TRƯỜNG i

PHỤ LỤC 02: BẢNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỊ TRƯỜNG ii

PHỤ LỤC 03: DANH SÁCH CÁC THƯƠNG HIỆU CỬA HÀNG TIỆN LỢI

TRÊN THẾ GIỚI iii

PHỤ LỤC 04: HÌNH ẢNH MỘT SỐ CỬA HÀNG TIỆN LỢI TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM vii

PHỤ LỤC 05: BẢNG SO SÁNH CÁC LOẠI CỬA HÀNG TIỆN LỢI xi

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: So sánh mô hình cửa hàng tiện lợi với siêu thị, trung tâm thương mại và đại siêu thị 10

Bảng 1.2: So sánh cửa hàng tiện lợi với siêu thị, cửa hàng chuyên doanh và cửa hàng bách hóa 11

Bảng 1.3: So sánh mô hình cửa hàng tiện lợi, mô hình siêu thị và mô hình chợ truyền thống 13

Bảng 2.1: Tổng hợp về một số hệ thống cửa hàng tiện lợi tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2001 40

Bảng 2.2: Thống kê một số chuỗi cửa hàng tiện lợi đang hoạt động tại Việt Nam 55

Bảng 2.3: Thống kê các đặc điểm về chủng loại hàng hóa trong một số chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 57

LỜI MỞ ĐẦU


Trong thế giới bán lẻ hiện đại, ngoài các siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm… với quy mô lớn, người ta còn nhắc đến sự tồn tại của mô hình cửa hàng tiện lợi. Các cửa hàng loại này có thể hiện diện ở bất cứ đâu: góc đường, trạm xăng, khu chung cư, bến bãi… và rất linh động trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu như thực phẩm, dược phẩm, hóa mỹ phẩm, dịch vụ thanh toán hóa đơn tiện lợi…vào bất kỳ thời gian nào trong ngày.

Cửa hàng tiện lợi đầu tiên trên thế giới được khai trương tại Hoa Kỳ vào năm 1927, rồi dần dần hiện diện ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Xuất hiện lần đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm 2000, sau đó có mặt ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác trong cả nước, có thể nói mô hình cửa hàng tiện lợi còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Dù vậy, mô hình bán lẻ hiện đại này đang len lỏi đến các khu dân cư, đến từng nhà dân để mang lại sự tiện lợi cho người tiêu dùng và đang dần dần chiếm được niềm tin của khách hàng. Tuy nhiên, việc kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thời cơ cũng như thách thức.

Xuất phát từ thực tế này, em đã chọn đề tài: “Mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. Mục đích của luận văn là thông qua việc nghiên cứu thực trạng mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam, trên cơ sở những lý luận đã được học và tìm hiểu, đưa ra những biện pháp thiết thực góp phần hoàn thiện mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình cửa hàng tiện lợi và em sẽ khảo sát mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam, trong khoảng thời gian từ khi mô hình này mới xuất hiện vào cuối năm 2000 cho đến nay. Mục tiêu em đặt ra cho bài khóa luận này là đưa ra được cái nhìn bao quát nhưng rõ ràng

về thực trạng mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam thông qua các số liệu thống kê và các dẫn chứng cụ thể; và đề ra được những biện pháp cụ thể, thiết thực về mọi mặt để hoàn thiện mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu và mục đích nghiên cứu như trên, em sẽ nghiên cứu đề tài theo 3 chương:

Chương I: Khái quát các vấn đề liên quan về mô hình cửa hàng tiện lợi

Chương II: Thực trạng mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam Chương III: Các giải pháp hoàn thiện mô hình cửa hàng tiện lợi tại

Việt Nam

Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn tận tình của thạc sĩ Trần Hải Ly, khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế, trường Đại học Ngoại Thương cơ sở 1 và sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô và các bạn trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Do thời lượng và khả năng có hạn nên việc tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn mới chỉ đạt được kết quả bước đầu, không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy em kính mong nhận được những nhận xét, góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn.


Sinh Viên Nguyễn Kim Dung

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022