Giới Thiệu Chung Về Mô Hình Cửa Hàng Tiện Lợi Tại Việt Nam

Có thể nói, chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven hoàn toàn thỏa mãn các điều kiện của mô hình cửa hàng tiện lợi, bao gồm:

Tiện lợi về thời gian: hệ thống cửa hàng này được mở 24/24 giờ với các cửa hàng giống hệt nhau, sẵn sàng chào đón khách hàng bất cứ khi nào họ cần.

Tiện lợi về hàng hóa: 7-Eleven nổi tiếng nhất vì có thể cung cấp mọi mặt hàng thiết yếu từ đồ uống, đồ ăn nhẹ tới rượu và đồ uống có cồn…

Tiện lợi về vị trí: Các cửa hàng tiện lợi 7-Eleven nằm ở vị trí rất tiện lợi cho khách hàng, có mặt ở rất nhiều các khu vực giao thông (góc đường, giao lộ, nhà ga, bến bãi…), khu dân cư đông đúc. Tính đến cuối tháng 3/2007, hệ thống các cửa hàng của 7-Eleven đã lên tới 32.208 cửa hàng trên toàn thế giới, vượt qua hệ thống bán đồ ăn nhanh McDonald với 31.062 cửa hàng. Trong khi đó, McDonal có cửa hàng tại hơn 118 nước trên thế giới, trong khi 7-Eleven chỉ mới đặt cửa hàng tại 17 nước. Tại Thái Lan, 7-Eleven có khoảng

4.300 cửa hàng trên cả nước, trong đó riêng thủ đô Băng Cốc đã có tới hơn

1.500 cửa hàng, đưa Thái Lan trở thành nước đứng tư trong hệ thống các nước có số cửa hàng 7-Eleven lớn nhất thế giới, sau Mỹ, Nhật và Đài Loan.

Tiện lợi về cách bày trí hàng hóa trong cửa hàng: Hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi 7-Eleven được bày trí sao cho khách hàng dễ dàng tìm được mặt hàng họ cần trong thời gian ngắn nhất. Đặc biệt, 7-Eleven đã sử dụng phương pháp “bán hàng không gian”. Ban đầu, để phát triển việc bán hàng, các cửa hàng này đã sử dụng những áp phích quảng cáo cỡ lớn để khiến mọi người chú ý tới sản phẩm. Nhưng, 7-Eleven đã phát hiện ra rằng không cần đến một bức tranh quảng cáo, Coca Cola chẳng hạn, dán trên cánh cửa ra vào để bán chạy loại nước ngọt này; mà chỉ cần một giá hàng để bày loại nước ngọt này lên đó là đủ. Do đó, các cửa hàng 7-Eleven đã tiếp kiệm được không gian mặt tiền để truyền tải những thông điệp quan trọng khác. Còn đối với việc giới thiệu một sản phẩm mới, nước tăng lực Red Bull chẳng hạn, 7-

Eleven đã giành một vài không gian giá hàng cho loại sản phẩm mới này. Khi khách hàng tới mua Coca Cola, họ chắc chắn sẽ nhìn thấy Red Bull cũng đang được trưng bày trên cùng giá hàng với những lời giới thiệu và chương trình khuyến mại hấp dẫn. 7-Eleven đã nhanh chóng nhận ra việc dành không gian cho những sản phẩm mới hiệu quả hơn việc chỉ tập trung thúc đẩy kinh doanh các sản phẩm cũ, vốn đã quen thuộc. Điều này đã cho phép 7-Eleven tăng tỷ lệ doanh số bán hàng trên mỗi mét vuông giá hàng. Bằng cách trưng bày này, các sản phẩm được bày bán trong chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven đã có khả năng “tự quảng cáo” và thậm chí “hỗ trợ quảng cáo” các sản phẩm khác.

Trên đây là một vài nét sơ lược về chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven, chuỗi cửa hàng tiện lợi đầu tiên và cũng là chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất trên thế giới hiện nay.

Như vậy, trong chương này, tác giả khóa luận đã cố gắng đưa ra cách hiểu rõ ràng nhất về khái niệm mô hình cửa hàng tiện lợi, cũng như phân tích quá trình hình thành và phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi trên thế giới, giới thiệu về các loại mô hình cửa hàng tiện lợi khác nhau cũng như vài nét sơ lược về chuỗi cửa hàng tiện lợi nổi tiếng nhất thế giới 7-Eleven. Đây là cơ sở để em có thể đi sâu tìm hiểu về thực trạng cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam trong chương kế tiếp.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG TIỆN LỢI TẠI VIỆT NAM‌‌


I. Giới thiệu chung về mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam

1. Khái quát về các mô hình kinh doanh bán lẻ hiện đại tại Việt Nam hiện nay

Trước khi đi sâu tìm hiểu về quá trình ra đời, phát triển và số lượng cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam hiện nay, tác giả khóa luận xin nêu vài nét khái quát về các loại hình phân phối bán lẻ hiện đại đang tồn tại ở Việt Nam. Có thể tạm chia thành 6 loại hình phân phối bán lẻ hiện đại trên thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam hiện nay với từng đặc điểm nhận dạng đặc trưng, bao gồm đại siêu thị, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện lợi và các siêu thị chuyên doanh.

Đầu tiên là loại hình đại siêu thị (hyper market), hiện chỉ có Big C Đồng Nai (KP1, Long Bình Tân, Biên Hòa, Đồng Nai)là mang dáng dấp của một đại siêu thị nước ngoài nhưng quy mô còn nhỏ hơn nhiều so với các đại siêu thị trên thế giới. Có thể nhà đầu tư đã điều chỉnh loại hình này cho phù hợp điều kiện thị trường Việt Nam.

Riêng hệ thống các trung tâm của tập đoàn Metro Cash & Carry ở Việt Nam có vẻ “lai” với đại siêu thị nhưng lại không phải, bởi khách hàng mà Metro nhắm tới là người tiêu dùng có tổ chức, mua hàng của họ để bán lẻ, còn đại siêu thị thì bán cho người tiêu dùng cuối cùng.

Sau đại siêu thị là siêu thị (super market), dù nhiều chuyên gia cho rằng siêu thị của ta hiện na ná như cửa hàng tổng hợp (general store) ở các nước nhưng thị trường Việt Nam vốn dĩ đã quen với khái niệm này, nên vẫn có thể xem Co.opmart, Maximart hay Big C (trừ Big C Đồng Nai) là siêu thị.

Thứ ba là các trung tâm thương mại (department store), thường bán hàng cao cấp, giá đắt; ngay cả siêu thị bên trong trung tâm thương mại cũng

có giá đắt hơn các siêu thị thông thường. Ở thành phố Hồ Chí Minh có các trung tâm thương mại nổi tiếng như Diamond Plaza, Parkson…; Ở Hà Nội, có Tràng Tiền Plaza, Mê Linh Plaza…

Thứ tư là trung tâm mua sắm (shopping mall), một khái niệm khá mới mẻ và ở TPHCM hiện nay mới chỉ có Lotte Mart được xem là “na ná” như một trung tâm mua sắm. Lotte Mart Nam Sài Gòn (liên doanh giữa tập đoàn Lotte Mart - Hàn Quốc và Doanh nghiệp tư nhân Thương mại Sản xuất Minh Vân) chính thức mở cửa hoạt động tại Việt Nam kể từ ngày 18 tháng 12 năm 2008 tại quận 7, TP.HCM; với tổng đầu tư 75 triệu USD, qui mô gồm 3 tầng, diện tích kinh doanh 33.389 m2, khuôn viên rộng 3,1 ha. Ngoài các mặt quen thuộc ở các siêu thị tổng hợp, trung tâm văn hóa, khu trò chơi, rạp chiếu phim, dịch vụ ăn uống… Lotte Mart còn giới thiệu gần 50 mặt hàng nổi tiếng của Hàn Quốc như nhân sâm, rượu nhân sâm, kim chi, rượu Shochu…Đặc điểm của loại hình trung tâm mua sắm này là rộng lớn hơn cả đại siêu thị, thậm chí ở Singapore, loại hình này bên trong nó chứa cả đại siêu thị, siêu thị, trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, siêu thị chuyên doanh… với nhiều dãy nhà mà người tiêu dùng, nếu muốn đi hết các khu vực bán hàng, phải mất cả ngày trời.

Thứ năm là cửa hàng tiện lợi (convenience store), phục vụ hàng ngày cho người tiêu dùng. Ở các nước, loại hình cửa hàng tiện lợi len lỏi trong các khu dân cư, được hiểu là cửa hàng bán hàng bổ sung, tức bổ sung cho việc quên mua hàng ở đại siêu thị, siêu thị, hay hết hàng trong nhà mà chưa có thời gian đi siêu thị. Tại Việt Nam, G7 Mart, Shop & Go… hiện nay đang đi theo mô hình cửa hàng tiện lợi.

Các cửa hàng chuyên bán thực phẩm Co.op Food của Saigon Co.op hiện nay cũng có thể xếp vào loại hình này, tức vừa nhỏ hơn siêu thị, vừa len lỏi trong khu dân cư và bán các mặt hàng thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình.

Tuy nhiên, Co.op Food cũng có thể xếp vào loại hình cuối cùng là cửahàng chuyên doanh (speciality store) như các siêu thị điện thoại di động, trung tâm điện máy hiện nay, vì nó chuyên một nhóm hàng thực phẩm.

2. Quá trình ra đời, số lượng và các hình thức cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam

2.1. Quá trình ra đời và số lượng cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam

Mô hình cửa hàng tiện lợi còn rất mới mẻ ở Việt Nam, mô hình này xuất hiện lần đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh, sau đó có mặt ở nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. Để tiện cho việc theo dõi, em sẽ chia quá trình ra đời và phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam thành 5 giai đoạn chính, bao gồm:

1) Giai đoạn thứ nhất: từ cuối năm 2000 đến nửa đầu năm 2006

2) Giai đoạn thứ 2: nửa cuối năm 2006

3) Giai đoạn thứ 3: năm 2007

4) Giai đoạn thứ 4: năm 2008

5) Giai đoạn thứ 5: đầu năm 2009

2.1.1. Giai đoạn từ cuối năm 2000 đến nửa đầu năm 2006

Tháng 12 năm 2000, Saigon Co.op xây dựng cửa hàng Co.op đầu tiên ở Phường 14, Quận 8, TP HCM.

Cuối năm 2001, chuỗi 25 cửa hàng Masan Mart được khai trương tại thành phố Hồ Chí Minh; mở cửa phục vụ từ 6 giờ sáng đến 22 giờ đêm. Trước đó, vào tháng 8 năm 2001, tại thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện hàng loạt những chuỗi cửa hàng tiện lợi như Twenty NTDour Hours (24 giờ) do Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn An Nam thành lập; chuỗi cửa hàng bách hóa mini (7 cửa hàng - do Công ty Duy Anh đầu tư)... kinh doanh hơn 1.000 chủng loại hàng hóa, có cả thực phẩm tươi sống và rau quả... Nét chung của những chuỗi cửa hàng trên là hàng hóa được trưng bày trên các quầy hàng theo một thứ tự nhất định và tập trung theo từng nhóm hàng. Với lợi thế chỉ

cần diện tích buôn bán nhỏ, các chuỗi cửa hàng trên dễ dàng chen vào các khu dân cư đông đúc, đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng hơn về khoảng cách. Như vậy, người tiêu dùng chỉ cần ra khỏi nhà "vài bước" là đã có thể đến "chợ". Mua sắm tại các cửa hàng trên, người tiêu dùng sẽ thoải mái lựa chọn hàng hóa trong một không gian thoáng mát, sạch sẽ, không phải chờ đợi tính tiền và nhất là có thể mua hàng hóa vào bất cứ thời gian nào trong ngày.

Tính đến thời điểm cuối năm 2001, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện khoảng 50 cửa hàng tiện lợi (vào thời điểm đó người ta thường gọi các cửa hàng này là cửa hàng 24 giờ, cửa hàng tự chọn hay cửa hàng bách hóa mini do khái niệm cửa hàng tiện lợi còn quá mới mẻ). Có 4 hệ thống cửa hàng đã gây được sự chú ý là các cửa hàng của công ty An Nam, Masan, Saigon Co.op và công ty Duy Anh. Dưới đây là bảng tổng hợp về bốn hệ thống cửa hàng tiện lợi đầu tiên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng như cả nước này:

Bảng 2.1: tổng hợp về một số hệ thống cửa hàng tiện lợi tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2001


Tên chuỗi CHTL


Công ty sở hữu

Thời điểm xuất hiện

Số

lượng CHTL

năm

2001

Diện tích trung

bình (m2)

Cửa hàng Co.op

Saigon Co.op

12/2000

4

40-100

Cửa hàng bách hóa

mini

Duy Anh

06/2001

7

90-110

Twenty NTDour Hours

TNHH An Nam

08/2001

4

40-100

Masan Mart

Masan

12/2001

25

60-120

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 6

(Nguồn: tác giả khóa luận tự tổng hợp)

Nhìn vào bảng trên, có thể dễ dàng nhận thấy sự áp đảo về số lượng cửa hàng tiện lợi của công ty Masan so với 3 đối thủ còn lại vào thời điểm cuối năm 2001, mặc dù Masan Mart là hệ thống xuất hiện muộn nhất trong 4 hệ thống cửa hàng tiện lợi đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh khi đó.

Tuy nhiên, mô hình cửa hàng tiện lợi vốn rất phổ biến trên thế giới đã tỏ ra không thích hợp với thị trường Việt Nam vào thời điểm đó. Nhà đầu tư đã lựa chọn mô hình bán lẻ cao cấp cho một thị trường tiêu dùng thấp. Sở dĩ, mô hình cửa hàng tiện lợi được xem là mô hình bán lẻ cao cấp vì giá bán ở đây cao, do người tiêu dùng phải trả thêm cho yếu tố tiện lợi. Tiện lợi ở đây nên được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: địa điểm, sản phẩm bày bán, cách thức phục vụ… Mặc dù ở Việt Nam vẫn có phân khúc tiêu dùng cao cấp như thế, nhưng vào thời điểm đó lại chưa đủ lớn. Yếu tố văn hóa và hành vi tiêu dùng địa phương vẫn chưa được phân tích cặn kẽ. Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam đi xe gắn máy, nên việc tấp xe lên lề đường để ghé vào các cửa hiệu tạp hóa là hết sức thuận tiện. Vậy tại sao họ phải trả giá cao hơn cho các cửa hàng tiện lợi như đã kể trên?

Chính vì vậy, sang đến đầu năm 2002, sự phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi có phần “chững” lại mặc dù thị trường hàng hóa của thành phố Hồ Chí Minh đã có khá nhiều thay đổi trong phương thức kinh doanh: bên cạnh các tiệm tạp hóa, sạp chợ đã xuất hiện hệ thống cửa hàng 24 giờ. Mô hình chuỗi cửa hàng này có ưu điểm về phong cách phục vụ, giá cả được niêm yết nhất định, vệ sinh..., nhưng nhiều cửa hàng đã không thể đứng vững sau một thời gian hoạt động. Tại thời điểm này, cuộc cạnh tranh trong việc bán lẻ khá khốc liệt. Các cửa hàng tiện lợi tuy có được lợi thế hơn siêu thị vì khách hàng có thể tấp vào mua ngay nhưng hàng hóa thì không thể đầy đủ chủng loại để lựa chọn, nhất là hàng tươi sống. Về giá cả, cửa hàng tiện lợi thường đắt hơn các cửa hàng bán lẻ của tư nhân hoặc sạp chợ. Vì vậy, khi cần mua vặt, mua thực phẩm tươi sống thì người tiêu dùng ra chợ và khi có thời

gian rỗi để lựa chọn thì tìm đến siêu thị. Các nguyên nhân trên cũng phần nào giải thích được hiện tượng các cửa hàng tiện lợi lại có xu hướng phát triển chậm thời gian sau đó.

Tháng 8 năm 2002, Masan đã phải ngưng hoạt động 20/25 cửa hàng và đến ngày 22 tháng 4 năm 2003 phải tiếp tục ngừng hoạt động 5 cửa hàng còn lại. Các cửa hàng này đã được chuyển sang tập trung kinh doanh các mặt hàng nước tương, mì gói, tương ớt hiệu Chinsu của công ty.

Tuy nhiên, vẫn có những nhà đầu tư kiên trì với mô hình cửa hàng tiện lợi đã lựa chọn; với động thái ngược lại, năm 2005, Saigon Co.op khai trương thêm 4 cửa hàng Co.op.

Theo Bộ Công thương, năm 2005, cả nước có khoảng 1.000 cửa hàng tiện lợi hoạt động tại 30/64 tỉnh thành phố .

Như vậy, giai đoạn từ cuối năm 2000 đến nửa đầu năm 2006 đã đánh dấu sự ra đời, phát triển và biến mất của một số mô hình cửa hàng tiện lợi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và phạm vi toàn quốc nói chung.

2.1.2. Giai đoạn nửa cuối năm 2006

Sang đến nửa cuối năm 2006, hàng loạt chuỗi cửa hàng tiện lợi như Shop & Go, G7 Mart, Vmart, Best & Buy, Speedy, Day & Night… liên tục mở điểm mới tại các khu trung tâm và khu đô thị mới ở thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh thành khác:

Ngày 1 tháng 7 năm 2006, Saigon Co.op đã khai trương đồng loạt thêm 12 cửa hàng Co.op trên địa bàn quận 1, 3, 5, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Hóc Môn..., thành phố Hồ Chí Minh. Mô hình cửa hàng Co.op là cánh tay vươn dài của hệ thống siêu thị Co.op Mart đến tận các khu dân cư trong thành phố để tạo ra các cửa hàng phục vụ tiện lợi, văn minh, lịch sự và đảm bảo hàng hoá đúng chất lượng và bán đúng giá. Ông Nguyễn Ngọc Hòa- Tổng Giám Đốc Saigon Co.op cho biết: số cửa hàng Co.op sẽ được nâng lên 50 cửa hàng vào cuối năm 2006 và 100 cửa hàng vào cuối năm 2007.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022