Tính Ưu Việt Của Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn


chưa được pháp luật công nhận. Đến nay, Nhà nước vẫn chưa có chính sách về đất đai vượt quá hạn điền của các trạng trại nên họ còn rất băn khoăn. Hiện tượng phân tán ruộng đất của các trạng trại thành nhiều chủ hoặc chuyển nhượng ngầm còn diễn ra phổ biến. Quan hệ giữa trang trại với chính quyền địa phương, các chủ thể kinh tế (nông trường, lâm trường, hợp tác xã nông nghiệp) và các hội nông dân trên địa bàn còn chưa rò ràng, cả về quyền lợi và nghĩa vụ. Ranh giới giữa trang trại và nông hộ sản xuất giỏi chưa được phân định đúng với thực tế và nói chung là chưa rò rang.

- Thiếu vốn nghiêm trọng nhưng nhà nước chưa có chính sách tín dụng để hỗ trợ các trang trại nhất là trong nhưng năm đầu thành lập, thiếu máy móc, nông cụ và thiếu lao động lành nghề, nhưng bản thân các trang trại không có điều kiện đào tạo, bồi dưỡng, trong khi Nhà nước chưa quan tâm. Kết cấu hạ tầng yếu kém, gây khó khăn cho phát triển và mở rộng sản xuất. Hầu hết các trạng trại hiện nay được hình thành ở vùng trung du, miền núi đất xấu, địa hình phức tạp, giao thông thủy lợi, điện đều khó khăn. Do đó sản phẩm làm ra nhiều đang mâu thuẫn với khả năng vận chuyển, chế biến và tiêu thụ. Thị trường và giá cả nông sản chưa ổn định nên nhiều chủ trang trại không muốn mở rộng qui mô sản xuất mặc dù khả năng đất đai, lao động vẫn còn.

Trong tình hình nói trên việc liên kết kinh tế hộ với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản là phù hợp hơn cả. Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay phải thực hiện liên doanh, liên kết sản xuất kinh doanh để có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường, nhất là những sản phẩm cùng loại của khu vực và thế giới. Sự liên kết đó được gọi tắt là mô hình liên kết bốn nhà (nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học), bước khởi đầu đưa kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn, trong đó mô cánh đồng mẫu lớn ở An Giang là một mô hình liên kết hữu hiệu.


1.2.3 Tính ưu việt của mô hình cánh đồng mẫu lớn

Mô hình cánh đồng mẫu lớn với bước khởi đầu còn nhiều khó khăn nhưng có sự đồng thuận cao của nhiều cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân và nông dân nên đã là một giải pháp thiết thực nhất cho trồng trọt nói chung và cho sản xuất lúa nói riêng hiện nay và tương lai. “Cánh đồng mẫu lớn” đã thể hiện mối liên kết giữa Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông nhờ đó đã nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong chuỗi liên kết này, vai trò và nhiệm vụ của các tác nhân là khác nhau tuy nhiên lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là yếu tố quyết định sự thành bại của việc triển khai mô hình.

Mỗi chủ thể tham gia mô hình có trách nhiệm và quyền lợi riêng:

Doanh nghiệp có vai trò to lớn đối với sự thành công của mô hình, doanh nghiệp là người đề xướng và thiết kế đầu vào, đầu ra, xây dựng giá thành sản phẩm, xác định giá bán cho mỗi loại sản phẩm. Nói cách khác, doanh nghiệp phải tham gia ngay từ đầu. Họ phải là đầu tàu quan trọng nhất. Doanh nghiệp hiểu biết thị trường, họ cần vùng nguyên liệu ổn định và có thể liên kết với các nhà khoa học đưa giống phù hợp vào canh tác. Doanh nghiệp còn có chính sách hỗ trợ, hướng dẫn và tổ chức cho nông dân sản xuất lúa theo chất lượng đáp ứng như cầu trên thị trường. Như vậy nhà doanh nghiệp là người xây dựng chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị trong liên kết, có vai trò rất quan trọng như một nhạc trưởng chỉ huy việc tổ chức cánh đồng mẫu lớn. Đã có nhiều loại hình doanh nghiệp cùng tham gia thực hiện vào mô hình "Cánh đồng mẫu lớn", như công ty cung ứng giống, công ty cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công ty cơ điện nông nghiệp cung cấp thiết bị, máy móc thực hiện cơ giới hóa, công ty lương thực xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm. Thông qua liên kết, sản xuất mang tính quy mô lớn, hiện đại, hạn chế rủi ro và hiệu quả cao do có kế hoạch từ đầu về phương hướng sản xuất, giống, kỹ thuật, quy định rò trách nhiệm từng khâu từ đầu vào tới đầu ra


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Nhà nước có cơ chế và chính sách hợp lý về quyền sử dụng đất, chính sách về dồn điền dổi thửa tạo điều kiện cho sản xuất lúa trên diện tích đủ lớn, phù hợp với việc triển khai mô hình “ cánh đồng mẫu lớn”, có chính sách ưu đãi các bên tham gia về vốn, thuế. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc hoàn thiện thể chế hợp đồng kinh tế ký kết giữa nông dân với doanh nghiệp, nhà khoa học nhằm giảm đến mức thấp nhất việc phá vỡ hợp đồng trong mô hình “cánh đồng mẫu lớn”. Vai trò của nhà nước là thúc đẩy, khuyến khích mối liên kết ấy phát triển. Nhà nước xử lý khi các chủ thể tham gia có tranh chấp. Nhà nước tạo hành lang pháp lý hỗ trợ kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng về thủy lợi, đường giao thông, hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam nói chung và thương hiệu lúa gạo của các tỉnh nói riêng.

Nông dân tham gia mô hình này từng bước xóa bỏ sự canh tác manh mún, cùng hợp tác với nhau và các doanh nghiệp để tạo ra vùng nguyên liệu phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương. Người nông dân làm quen và tuân thủ việc sản xuất theo hợp đồng, tôn trọng hợp đồng cả về số lượng, chất lượng và thời gian cung ứng hàng hóa.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn ở nước ta hiện nay - 4

Các nhà khoa học nghiên cứu giống cây trồng có năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh, hướng dẫn nông dân các kỹ thuật gieo cấy và chăm sóc. Liên kết là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự sáng tạo, tìm tòi của các nhà khoa học. Thành tựu nghiên cứu được ứng dụng một mặt tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp, mặt khác cải thiện đời sống của các nhà khoa học.

Thực tế chứng minh những nơi có sự liên kết tốt, cả doanh nghiệp và nông dân đều phấn khởi vụ mùa nào cũng có lợi nhuận cao và ổn định so với những hộ nông dân sản xuất tự phát, nhỏ lẻ, manh mún. Công ty Bảo vệ thực vật An Giang là một ví dụ tiêu biểu cho mô hình liên kết có hiệu quả, liên kết với nông dân, đảm bảo cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất, tận dụng được công suất nhà máy, thực hiện tốt hợp đồng tiêu thụ nông sản với nông dân. Cùng


với nhà khoa học, đưa các giống lúa tốt, thích hợp với thổ nhưỡng áp dụng vào mô hình, tận dụng sự hỗ trợ của nhà nước và địa phương. Nhờ thực hiện tốt mối liên kết này, công ty đã đạt được nhiều thuận lợi trong quá trình triển khai mô hình giúp nông dân thoát được cảnh được mùa mất giá, được giá mất mùa, giá cả bấp bênh, thu nhập thấp, đời sống khó khăn.

Một ví dụ khác ở An Giang, theo website www.angiang.gov.vn ngày 6/4/2010 có Công ty TNHH ADC (Cần Thơ) chấp nhận đầu tư giống Jasmine 85 (loại giống xác nhận), phân bón, thuốc trừ sâu… cho nông dân An Giang sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Đối với những hộ dân được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn, Công ty TNHH ADC sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn giá lúa thị trường 20% (tăng khoảng 1.000 đồng/kg); còn chi phí mua giống, vật tư nông nghiệp của nông dân sẽ được trừ vào tiền mua lúa

Ở Sóc Trăng: Theo báo Hậu Giang ngày 30/07/2010, nhờ sự liên kết trong sản xuất lúa đã giúp cho nông dân HTX Hòa Lời (huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) có được kết quả trong sản xuất lúa cho lợi nhuận cao. HTX Hòa Lời đã tạo ra sản phẩm gạo sạch, chất lượng cao và an toàn có thương hiệu mang tên Ngọc Đồng. Có được kết quả này là nhờ sự liên kết “4 nhà” giữa Công ty Gentraco; các nhà khoa học tạo giống lúa thơm ST của Sóc Trăng; nông dân HTX Hòa Lời, huyện Mỹ Xuyên, lãnh đạo Sở NN&PTNT Sóc Trăng. Kế hoạch của tỉnh trong vụ kế tiếp của năm 2010, diện tích tham gia HTX lúa - tôm sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP là 50 ha, tăng 100% so với vụ mùa năm 2009. Gentraco và Hòa Lời sẽ cùng hợp tác thành lập liên minh sản xuất gạo chất lượng cao, liên minh này được sự hỗ trợ tích cực của Sở NN&PTNT Sóc Trăng.

Liên kết trong sản xuất giúp nền nông nghiệp vững mạnh hơn, tuy nhiên những thành công của mô hình còn hạn chế ở một số địa phương do sự liên kết còn lỏng lẻo. Liên kết “4 nhà” hầu như mới chỉ là khẩu hiệu chung chung, trong quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn từ một trong bốn chủ thể liên kêt, điều


này gây thất bại cho mô hình. Vấn đề chính sách và cơ chế tạo mối liên kết, theo Tạp Chí Cộng Sản ngày 2/5/2010, viết với các nhà khoa học, tham gia liên kết “4 nhà” chưa có chính sách nào khuyến khích để họ có thể gắn kết với người sản xuất, nhằm tạo ra sản phẩm đủ chất lượng cho thị trường đang đòi hỏi. Những điều trên đã dẫn đến người sản xuất cũng như nhà doanh nghiệp phải tự “bơi” trong thị trường. Không liên kết hoặc liên kết thiếu chặt chẽ là do không tin nhau, sợ mất quyền lợi, doanh nghiệp chưa tin nông dân, nông dân không tin doanh nghiệp và mất lòng tin làm tan vỡ mối liên kết.

Theo Tạp chí Cộng Sản ngày 2/5/2010, ở tỉnh Trà Vinh có hiện tượng “doanh nghiệp bội tín, nông dân lỗ nặng”, 153 nông dân ở xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè hợp tác sản xuất với Công ty Lúa giống 9 Táo đóng tại xã Sông Lộc, huyện Châu Thành, theo hợp đồng, Công ty bán giống cho nông dân với giá 11.000đ/kg nếu trả tiền trước và 13.000 đ/kg nếu phải trả sau. Đồng thời, Công ty hứa mua lại lúa của dân giá 5.200 đ/kg. Nhưng do giống của công ty bị lẫn tạp nhiều nên tốn công khử và không bảo đảm chất lượng, công ty chỉ mua lại theo giá lúa thịt 2.800 - 2.900 đ/kg. Đây là một ví dụ làm mất lòng tin khi doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận, cung cấp giống, phân bón, vật tư khác kém chất lượng để cho sản xuất của nông dân bị thất thoát, làm ảnh hưởng không chỉ uy tín của doanh nghiệp mà cả uy tín cho những “nhà khác” trong mối liên kết. Hậu quả là việc thu hồi vốn đầu tư gặp khó khăn do nông dân chưa chịu thanh toán, là một hình ảnh không lành mạnh cho những liên kết khác.

Cánh đồng mẫu sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao với quy mô 100ha trên địa bàn xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình cũng là một trong những bài học thất bại trong mô hình liên kết. Tham gia mô hình, nông dân được cung cấp dịch vụ đầu vào, tạo điều kiện cho sản xuất, nhưng thiếu doanh nghiệp tiêu thụ nông sản, chủ yếu hàng xáo mua đi bán lại, giá lúa bấp bênh gây thiệt hại cho nông dân.


Như vậy có thể thấy, cánh đồng mẫu lớn là mô hình liên kết phù hợp với quy mô sản xuất hàng hóa lớn, khắc phục được hạn chế của kinh tế hộ, thuận lợi đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giảm giá thành... Đây là mấu chốt để tạo vùng nguyên liệu ổn định và đầu ra ổn định cho cả nông dân và doanh nghiệp. Mối liên kết 4 nhà chính là yếu tố quyết định sự thành bại của mô hình. Giải quyết tốt bài toán này là thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội để nền nông nghiệp Việt Nam phát triển vững mạnh.


Chương 2

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Ở VIỆT NAM


2.1 CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN

Trong quá trình 20 năm phát triển, Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang, viết tắt là AGPPS, hoạt động chủ yếu trong các ngành kinh doanh hạt giống (lúa, bắp, rau..), chế phẩm sinh học và hóa học bảo vệ thực vật và một vài ngành nghề khác (bao bì, du lịch...). Một mốc chuyển biến mang tính chất đột phá là từ quý III/2010, AGPPS đã đầu tư, thu mua và chế biến lúa gạo, cung cấp dịch vụ trọn gói cho bà con nông dân trong vùng nguyên liệu theo mô hình cánh đông mẫu lớn và thu mua toàn bộ sản phẩm của bà con làm ra. Công ty xác định các tiểu vùng sản xuất lúa gạo trên 15.000 ha canh tác, xác định bộ giống lúa có chất lượng cao và phù hợp với mỗi tiểu vùng; công ty ký hợp đồng hợp tác sản xuất lúa hàng hóa với các hộ nông dân trong vùng. Theo đó, công ty đầu tư cho nông dân giống xác nhận, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón các loại vào từng thời điểm sử dụng, không tính lãi trong 120 ngày, kể từ đầu vụ đến sau thu hoạch 30 ngày. Khởi phát ở An Giang trong vụ đông xuân 2010 -2011, đến nay “cánh đồng mẫu lớn” đã lan ra một số tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ và đang được thử nghiệm ở một số tỉnh phía Bắc.

Mô hình “ CĐML” bước đầu đã mang lại kết quả tích cực trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài việc nông dân nâng cao được thu nhập trên một đơn vị diện tích, các công ty cung ứng các yếu tố đầu vào cho ngành nông nghiệp như phân bón, giống thông qua việc ký kết các hợp đồng với người nông dân với khối lượng lớn, cũng ổn định được sản xuất. Mặt khác, sản phẩm của mô hình khá đồng đều, chất lượng ngày càng cao, đã tạo nguồn cung ổn định cho các doanh


nghiệp chế biến và xuất khẩu, do đó xuất khẩu gạo của Việt Nam có bước phát triển vượt bậc. Mô hình cánh đồng mẫu lớn đang triển khai là một trong những lời giải cho câu hỏi làm thế nào để tăng hiệu quả của việc liên kết “4 nhà”, giúp người nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, các loại vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất lúa với giá cả ổn định,đảm bảo chất lượng và giá cả đầu ra của lúa gạo có lãi. Những cánh đồng lớn góp phần giải quyết được tình trạng manh mún về đất đai trong sản xuất nông nghiệp, vấn đề quy hoạch… vốn là những rào cản ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cơ giới hóa nông nghiệp lâu nay. Mô hình cánh đồng mẫu lớn dưới sự triển khai của công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang đã phát huy tác dụng của mối liên kết giữa Doanh nghiệp- nông dân: Chia sẻ lợi ích và hợp tác cùng có lợi. Mô hình được đánh giá thành công do kết quả đạt được là tăng thu nhập của người nông dân; là nguồn nguyên liệu dồi dào với những sản phẩm gạo giá trị cao từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế. Mô hình cánh đồng mẫu lớn đầu tiên ở An Giang với diện tích gần 1.200 ha trong vụ đông xuân 2010-2011 đã cho năng suất từ 7,5 – 8 tấn/ha, đặc biệt có hộ đạt tới 9 tấn/ha. Thu nhập của nông dân hơn 150% so với phương thức canh tác trên cánh đồng nhỏ. Nếu như cuối năm 2011, mô hình cánh đồng mẫu lớn chỉ thực hiện được 7.800 ha thì bước vào vụ đông 2012-2013, diện tích sản xuất theo mô hình này đã tăng lên hơn 76 nghìn ha [6]. Không chỉ thực hiện ở ÐBSCL, mô hình này còn lan tỏa ra một số tỉnh phía bắc và được nông dân, chính quyền địa phương nhiệt liệt hưởng ứng vì đem lại hiệu quả. Tổng diện tích gieo trồng trong sáu vụ lúa gần đây mà doanh nghiệp liên kết với nông dân là

23.247 ha, trong đó nhiều nhất là vụ hè thu 2012 là 9.470 ha với 3.299 hộ nông dân tham gia [6]. Chi phí bình quân là 19 triệu đồng/ha; tổng thu đạt 43,56 triệu đồng/ha, với năng suất 6,72 tấn/ha, giá bán 6.462 đồng/kg; thu nhập đạt 24,9 triệu đồng ha, chiếm 56%. Tính riêng trên địa bàn tỉnh An Giang nông dân trong mô hình thu nhập cao hơn 1-2 triệu đồng/ha so với nông dân ngoài mô hình[6]

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022