Mô hình cánh đồng mẫu lớn ở nước ta hiện nay - 5


Có thể thấy, mô hình “CĐML” bước đầu đã mang lại kết quả tích cực trong sản xuất nông nghiệp, được nông dân đánh giá rất cao đã góp phần thúc đẩy nông dân tự nguyện dồn điền đổi thửa, quy hoạch thiết kế lại đồng ruộng, cải tạo nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng,… Qua đó, nhà nông từng bước tiến tới sản xuất hàng hóa nông sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện cho việc phân công lại lao động trong sản xuất nông nghiệp. Mô hình được xây dựng nhằm thực hiện tốt việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến một cách đồng bộ, hiệu quả trên diện tích lớn, rút ngắn khoảng chênh lệch về năng suất giữa các hộ nông dân, các thửa ruộng, các vùng sản xuất, nâng cao năng suất bình quân trong toàn vùng.

An Giang là tỉnh nông nghiệp có sản lượng lúa dẫn đầu cả nước ở mức trên 3,2 triệu tấn/năm. Hàng năm, tỉnh có trên 2 triệu tấn lúa hàng hóa, xuất khẩu khoảng 750 ngàn tấn[6]. Trong những năm qua, An Giang chú trọng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất và chất lượng lúa gạo, cũng là tỉnh đầu tiên ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long vận động nông dân thực hiện “cánh đồng mẫu” để tạo nguồn cung ứng gạo xuất khẩu cho các doanh nghiệp và đạt được nhiều thành tựu to lớn từ mô hình này.

Số lượng cánh đồng mẫu lớn được triển khai trên địa bàn tỉnh An Giang cũng như diện tích và số hộ nông dân tham gia mô hình này tăng lên nhanh chóng từ vụ Đông Xuân 2010 – 2011 đến vụ Đông Xuân 2012- 2013. Vụ Đông Xuân 2010 – 2011 đã có 7 cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn các huyện: Châu Thành, Tri Tôn, Châu Phú, Tịnh Biên với tổng diện tích 1.073,25 ha bao gồm 443 hộ nông dân tham gia [6]. Vụ Hè Thu 2011, số cánh đồng mẫu lớn là 9 trên địa bàn các huyện: Châu Thành, Châu Phú, Tịnh Biên, Tà Đảnh, Thoại Sơn với diện tích 1.616,94 ha và 684 hộ [6]. Vụ Thu Đông 2011, mô hình triển khai trên địa bàn các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Tịnh Biên, Tri Tôn với diện tích 748,82ha và 305 hộ tham gia [6].Vụ Đông Xuân 2011 -2012, thu hút


1.463 hộ nông dân với diện tích 3.480 ha trên các huyện Chau Thành, Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên [6] . Vụ Hè Thu 2012, tổng số hộ tham gia mô hình là 1.435 hộ với tổng diện tích lên đến 3.600ha trên địa bàn các huyện Châu Thành, Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên. Đến vụ Đông Xuân 2012- 2013 số hộ nông dân tham gia mô hình lên tới 1.783 hộ với tổng diện tích 4.850 ha. Như vậy sau sáu vụ số hộ nông dân tham gia mô hình tăng 4 lần (từ 443 hộ lên 1.783 hộ), diện tích tăng 4,5 lần (từ 1.073,25 ha lên đến 4.850 ha) (xem bảng 2.1).

Năng suất lúa trung bình trong mùa mưa (Hè Thu và Thu Đông) chỉ bằng 75,2% đến 79% năng suất lúa trong mùa nắng (Đông Xuân). Tổng chi phí bình quân cho mỗi vụ là 19.218.896 đồng/ha, trong đó hạt giống chiếm 9,7%; phân bón và thuốc bảo vệ thực vật chiếm 50,7% ; tổng các chi phí dịch vụ (làm đất, bơm nước, chăm sóc, thu hoạch) chiếm 39,6%. Tổng thu đạt 42,06 triệu đồng/ha với năng suất lúa bình quân 6,58 tấn/ha và giá bán bình quân 6.370 đồng/kg. Giá thành 1 kg lúa là 2.863 đồng, thu nhập bình quân đạt 22,82 triệu đồng /ha; tỷ lệ thu nhập trên tổng thu trung bình đạt 54,3% [6]. Do kiểm soát được nguồn vật tư đầu vào cũng như xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định nên giá lúa của nông dân trong mô hình được thu mua với giá cao hơn thị trường từ 100 – 200 đồng/kg, thu nhập tăng lên so với nông dân bên ngoài từ 1,5 – 2 triệu đồng/ha. Theo số liệu của Cục Trồng trọt, mô hình cánh đồng mẫu lớn đem lại những lợi ích rò rệt: tăng thu nhập cho nông dân nhờ tăng năng suất, giảm chi phí, hạ giá thành, lợi nhuận thu được cao hơn so với trước đây từ 2,2 - 7,5 triệu đồng/ha, tăng tính cộng đồng, hạn chế chênh lệch giữa các hộ nông dân trong canh tác.


Bảng 2.1: Số hộ và diện tích tham gia CĐML do AGPPS tổ chức


Vụ lúa

Số hộ

Diện tích (ha)

Vụ Đông Xuân 2010 -2011

443

1.073,25

Vụ Hè Thu 2011

684

1.616,94

Vụ Thu Đông 2011

305

748,82

Vụ Đông Xuân 2011 -2012

1.463

3.480,0

Vụ Hè Thu 2012

1.435

3.600,0

Vụ Thu Đông 2012 -2013

1.783

4.850,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn ở nước ta hiện nay - 5

Nguồn: Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang


2.2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” Ở AN GIANG

Một là: Mô hình có sự tham gia chủ động, tích cực của Công ty AGPPS trong toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất và lưu thông.

a. Công ty chủ động cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất. Toàn bộ diện tích được Công ty ứng trước giống, thuốc bảo vệ thực vật và hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Cách làm này đã giúp nông dân trong vùng nguyên liệu giảm chi phí và thu nhập cao từ 30 đến 40 triệu đồng 1 ha. “Cánh đồng mẫu lớn” được áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến như cày ải phơi đất, vê ̣sinh đồng ruôṇ g trước khi

gieo sa;

̉ dun

g cùng một loaị giống lúa được xác nhân

chất lươn

g cao , xuống

giống từng loaṭ với mâṭ đô ̣gieo sa ̣tư80 - 100 kg/ha…, từng bước được dịch vụ hóa tất cả các khâu trong sản xuất từ giống, làm đất, chăm sóc, tưới nước đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, tồn trữ, …các hoạt động dịch vụ này sẽ góp phần gia tăng năng suất, chất lượng hạt gạo. Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” được nhà máy đầu tư về kết

cấu hạ tầng như: Thủy lợi, trạm bơm, mặt ruộng được san bằng tia Lazer, cơ giới hóa trong khâu thu hoạch…, có khu nhân giống riêng cung cấp cho cánh đồng, toàn bộ cánh đồng chỉ sử dụng từ 2 – 3 loại giống và phải là giống xác nhận nhằm tạo độ đồng đều về hàng hóa xuất khẩu có giá trị cao.


b. Có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn tư vấn, cùng canh tác với nông dân trong suốt vụ, hướng dẫn nông dân ghi chép lại chi phí sản xuất qua sổ “nhật ký đồng ruộng, xử lý dịch hại và các vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất, lên lịch thu hoạch. Công ty đã có hơn 1.000 kỹ sư. Hoạt động đào tạo nhân lực này gắn liền với mô hình cánh đồng mẫu lớn của công ty. Công ty thực hiện Chương trình "Hướng về nông dân". Cán bộ kỹ thuật nông nghiệp được bà con nông dân thân mật đặt tên là "Bạn của nhà nông- hay còn gọi là FF: Farmers Friend (hiện đổi tên là Lực lượng 3 cùng "cùng ăn, cùng ở, cùng làm") có nhiệm vụ quan trọng là chuyển giao kỹ thuật trồng lúa hiện đại và tư vấn kỹ thuật trực tiếp miễn phí trên đồng ruộng cho bà con nông dân. Lực lượng 3 cùng đã đảm trách vùng nguyên liệu rộng 27.747ha với 2.601 điểm, 60 mô hình, có mặt tại 76/129 huyện, thị xã của 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long [8]. Đây là đội ngũ tiên phong cùng sát cánh với bà con nông dân ngày đêm bám đồng ruộng để có những vụ mùa bội thu.

c. Riêng ở xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, công ty đã xây dựng nhà máy có năng lực chế biến 100.000 tấn lúa/năm (giai đoạn 1)tổng diện tích của nhà máy 8ha trong đó diện tích kho chứa gần 2ha; hệ thống băng tải chuyển

1.000 tấn/ngày; hệ thống sấy 1.000 tấn/ ngày; hệ thống bóc vỏ 20 tấn/ giờ; xát, lau bóng 16 – 32 tấn/giờ; kho chứa lúa 21.200 tấn; kho chứa gạo thành phẩm 7000 tấn [6]. Nhờ đó công ty có thể hỗ trợ vận chuyển lúa về nhà máy, cho nông dân gửi kho chờ giá miễn phí trong 1 tháng, cung cấp bao chứa lúa cho nông dân. Khi thu hoạch lúa, Công ty hỗ trợ vận chuyển và bốc xếp lúa đến nhà máy, đưa lúa vào sấy đạt tiêu chuẩn không tính chi phí.

d. Công ty thu mua nông sản với giá bằng hoặc cao hơn giá thị trường. Công ty tiến hành thu mua lúa theo một số tiêu chuẩn đã đề ra. 1, tại thời điểm ngoài đồng, lúa không lẫn tạp chất, không có bông cỏ, không bị sâu bệnh, hạt không bị nảy mầm. 2, khi đóng bao, hạt lúa phải đạt được các chỉ tiêu sau: Độ


ẩm tối đa là 15,50%; tạp chất tối đa là 2,50%; rạn gãy tối đa là 8,00%; hạt lẫn loại tối đa là 5,00%; hạt xanh non tối đa là 5,00%.Nếu tại thời điểm thu hoạch giá lúa chưa tốt, Công ty cho nông dân đưa lúa vào kho tạm trữ trong một tháng không tính phí, chỉ thu tiền vận chuyển ban đầu. Tại nhà máy tiến hành cân lúa, giúp nông dân biết được lượng lúa tươi, được hướng dẫn cách quy đổi về lúa khô, về độ ẩm chuẩn 15,5%, với tỷ lệ quy cứ giảm một độ ẩm thì 100kg lúa tươi sẽ hụt 1,2 kg[6]. Như vậy, sau khi tiến hành cân lúa xong, nông dân có thể dễ dàng tính được phần thu nhập của mình dựa vào khối lượng lúa và bảng giá mà công ty đã niêm yết. Nông dân sẽ đăng ký giá bán, khi giá niêm yết của nhà máy bằng giá đăng ký bán của nông dân, công ty sẽ thanh toán tiền cho nông dân. Dưới hình thức liên kết này, công ty đã đồng thời giải quyết được cả ba vấn đề về : công nghệ, vốn sản xuất và thị trường. Và nhờ đó, thương hiệu gạo của công ty cổ phần BVTV An Giang dần được xác lập một cách vững chắc trên thương trường trong và ngoài nước.

Hai là: Sự đồng thuận cao từ các hộ tham gia mô hình , triển khai xây

dưn

g mô hình cánh đồng mâu

́n gắn với sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGap

tạo điều kiên

thuân

lơi

cho ngành nông nghiệp quy hoạch vùng sản xuất lúa chất

lươn

g cao theo hư ớng bền vững ; đồng thời giúp nông dân ứ ng dun

g các tiến bô

khoa hoc

kỹ thuâṭ vào sản xuất hàng nông sản theo hướng tâp

trung với khối

lươn

g lớn, chất lượng cao, trên cơ sở đó, mở rôṇ g liên kết “ 4 nhà”. Nông dân

tham gia trên tinh thần tự nguyên

, đươc

cán bô ̣kỹ thuâṭ nông nghiêp

hướng dân

kỹ thuật canh tác , các hộ tự chăm sóc cây trồng trên diện tích của hộ. Mô hình cánh đồng mẫu lớn chưa tập trung đất đai, vẫn giữ nguyên bờ thửa của từng hộ, không ép người nông dân phải rời khỏi mảnh ruộng nhà mình để trở thành người làm thuê, cấy mướn. Nhưng vì ở An Giang bình quân diện tích của mỗi hộ đạt tối thiểu từ 0,5 ha đến 5 ha nên vẫn thuận tiện cho việc cơ giới hóa [8].


Tham gia mô hình “cánh đồng mẫu”, nông dân cùng xuống giống và chăm sóc lúa theo quy trình “sạch” do Công ty đưa ra. Nông dân bắt buộc phải ghi chép sổ tay trong suốt quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn Viet GAP (tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn, chất lượng và truy nguyên được nguồn gốc). Nông dân dùng giống xác nhận, biết cách quản lý dịch hại hiệu quả, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, bón phân đúng nhu cầu của cây lúa, không bón thừa đạm, chất lượng gạo tăng lên qua việc áp dụng thuốc bảo vệ thực vật theo phương pháp mà lực lượng cán bộ kỹ thuật của công ty hướng dẫn, giảm thiểu lượng thuốc lưu tồn trong hạt gạo. Nông dân làm đúng giống lúa đã đăng ký với công ty . Làm đúng theo “Qui trình quản lý dịch hại theo hướng hiệu quả và bền vững” của Chương trình cùng nông dân ra đồng.

Đến khi thu hoạch Công ty đưa bao đến tận ruộng cho nông dân đựng lúa, đưa ghe đến chở lúa về nhà máy sấy khô miễn phí. Nông dân chỉ việc kiểm tra quá trình cân lúa rồi chờ lấy tiền ngay tại nhà máy, nếu nông dân chưa muốn bán lúa còn được Công ty cho gửi vào kho một tháng không tính chi phí nhằm giúp nông dân có thể đạt thu nhập tốt nhất. Trong vụ Đông Xuân 2010 -2011, nông dân xã Vĩnh Bình tính tất cả chi phí sản xuất là 2.200 đồng/kg, bán ra được

7.000 đồng/kg, thu nhập ròng 5.800 đồng/kg. Với năng suất bình quân 8 tấn/ha, thu nhập bình quân đạt hơn 30 triệu đồng/ha. 119 hộ nông dân xã An Bình (huyện Thoại Sơn) sản xuất theo mô hình “cánh đồng mẫu” cũng đạt năng suất lúa 8 tấn/ha nên Công ty bán gạo với giá cao hơn thị trường cùng thời điểm 20USD/tấn [8].

Ba là: Mô hình nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước và chính quyền địa phương. Trên cơ sở các mô hình liên kết, tỉnh An Giang đã phát triển mô hình Cánh đồng mẫu lớn với sự đồng thuận của các doanh nghiệp và nông dân, dưới sự hỗ trợ của Nhà nước. Nhằm triển khai Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24-6-2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông


sản hàng hóa thông qua hợp đồng, tỉnh An Giang đã có nhiều văn bản chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhằm kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua mô hình “Liên kết 4 nhà”. Nhu cầu liên kết ngày càng trở nên bức thiết do yêu cầu nâng cao sức cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế. Chính quyền tỉnh An Giang đã kiến nghị Trung ương sửa đổi, bổ sung những văn bản liên quan đến chính sách đối với “Cánh đồng mẫu lớn”, đại diện các sở, ngành, doanh nghiệp trong tỉnh đề nghị Trung ương xem xét, miễn 100% tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất lúa sang đất phi nông nghiệp phục vụ xây dựng cụm dịch vụ lúa gạo đồng bộ; hỗ trợ 100% chi phí lưu kho tại doanh nghiệp cho người nông dân (ít nhất 3 tháng) để chờ thời điểm giá tốt của thị trường; xây dựng Quỹ bình ổn giá lúa hoặc nông sản, thủy sản để điều phối hàng hóa. Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho biết, Chính phủ đã nghiên cứu, tổng kết và chuẩn bị ban hành chính sách khuyến khích đặc biệt để xây dựng mô hình này với nhiều loại hình cây trồng, vật nuôi, áp dụng trên toàn quốc. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cũng đã thực sự quan tâm tới việc xây dựng vùng nguyên liệu, hội đã thống nhất với các doanh nghiệp thành viên thực hiện mô hình xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng ký hợp đồng tiêu thụ hàng hóa với nông dân.

Bốn là: Có sự tham gia của các nhà khoa học trong việc nghiên cứu và đưa ra các bộ giống có phẩm chất cao, hướng dẫn nông dân cách gieo trồng và chăm sóc. Các giống lúa chất lượng cao được gieo trồng trong vùng nguyên liệu là: giống Jasmine 85 với năng suất trung bình từ 6 đến 8 tấn/ha vào vụ Đông Xuân, 4 đến 5 tấn/ha vào vụ Hè Thu, cơm mềm, dẻo, phù hợp sản xuất gạo đặc sản cho tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu; Giống lúa OM 4218; Giống lúa OM 5451 có thời gian sinh trưởng từ 90 đến 95 ngày, đẻ nhánh nhanh, kháng sâu bệnh và rầy nâu, chiều cao cây lúa từ 90 đến 95 cm, thích hợp cho tất cả các vụ trong năm, năng suất ước đạt trên 06 tấn/ha, tỷ lệ hạt chắc cao, cứng cây, hạt gạo


dài, dẻo cơm; Giống lúa OM 6976 có hàm lượng vi chất dinh dưỡng sắt trong gạo khá cao, có nhiều ưu thế nổi trội, phù hợp cho nhiều vùng sinh thái. Vụ ĐX 8 - 9 tấn/ha, HT 7 - 8 tấn/ha, ổn định trong cả 2 vụ ĐX và HT. Trọng lượng

1.000 hạt 25 - 26gr. Là giống lúa ngắn ngày. Chiều cao cây 95 – 100 cm, dạng hình đẹp, rất cứng cây, đẻ nhánh khá, bông to chùm, đóng hạt dầy. Chống chịu rầy nâu và bệnh đạo ôn tốt, chống chịu bệnh vàng lá. Hạt gạo dài, trong, ít bạc bụng, cơm vẫn mềm khi nguội. Giống thuộc nhóm lúa bông to, thích nghi rộng trên nhiều loại đất, từ phù sa ngọt đến phèn nặng; Giống lúa OM 7347 có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, các loại bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, chịu khô hạn và năng suất cao, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tạo thương hiệu gạo sạch xuất khẩu, là giống lúa được lai tạo từ giống KhaoDawMali có nguồn gốc từ Thái lan. 250 tấn gạo đầu tiên được sản xuất, chế biến từ giống lúa mới AGPPS103 xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với giá 530 USD/tấn, xấp xỉ mức giá gạo thơm xuất khẩu 540 – 550 USD/tấn. Đây là giống lúa thuần, từ năm 2004 được lai tạo từ tổ hợp lai IR64/Basmati370, sau đó chọn lọc và tiến hành khảo nghiệm nhiều vụ ở các vùng sinh thái cho năng suất cao, ổn định, gạo đẹp, dẻo, thơm nhẹ. Trong vụ ĐX 2010 – 2011, giống AGPPS103 đạt năng suất trung bình 6,95 tấn/ha tại 5 điểm, đứng thứ 3 trong tổng số 29 giống tham gia khảo nghiệm ở ĐBSCL và miền Đông Nam bộ[6]. Công ty liên kết với các nhà khoa học nhằm đưa những loại giống lúa có phẩm chất, năng suất cao vào mô hình, cung cấp bộ giống phong phú, giống ưu thế lai ngắn ngày, có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh, có khả năng thích ứng rộng, và nhiều loại giống được cải tiến, chọn lọc đưa vào sản xuất. Những kết quả này đã tạo điều kiện để cánh đồng mẫu lớn cải thiện chất lượng và nâng cao sản lượng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022