Máy nông nghiệp - 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

3

PHẦN MỘT: CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN

4

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG 4

1.1. KHÁI NIỆM CƠ GIỚI HOÁ NÔNG NGHIỆP 4

1.1.1. Khái niệm cơ giới hóa nông nghiệp 4

1.1.2. Mức độ cơ giới hoá nông nghiệp và trình độ cơ giới hoá nông nghiệp 4

1.2. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI LIÊN HỢP MÁY 4

1.2.1. Khái niệm 4

1.2.2. Phân loại liên hợp máy 5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

1.3. NHỮNG TÍNH CHẤT SỬ DỤNG CỦA LIÊN HỢP MÁY 6

1.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA LIÊN HỢP MÁY 6

Máy nông nghiệp - 1

1.4.1. Năng suất của liên hợp máy 6

1.4.2. Chi phí lao động 7

1.4.3. Chi phí nhiên liệu 8

CHƯƠNG II: CÁC MÁY ĐỘNG LỰC DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP 10

2.1. ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 10

2.1.1. Nhiệm vụ, phân loại và cấu tạo chung của động cơ đốt trong 10

2.1.2. Một số khái niệm chung 11

2.1.3. Chu trình làm việc của động cơ đốt trong 13

2.1.4. Một số đặc tính làm việc và phạm vi ứng dụng của các loại động cơ đốt trong. 17 2.2. MÁY KÉO NÔNG NGHIỆP 18

2.2.1. Công dụng và phân loại máy kéo dùng trong nông nghiệp 18

2.2.2. Tính năng kỹ thuật và phạm vi ứng dụng của máy kéo nông nghiệp 19

2.2.3. Các phần chính của một máy kéo nông nghiệp 19

2.3. ĐỘNG CƠ ĐIỆN 20

2.3.1. Các loại động cơ điện và phạm vi sử dụng 20

2.3.2. Động cơ điện một chiều 20

2.3.3. Động cơ điện xoay chiều 21

2.3.4. An toàn lao động khi sử dụng điện 28

PHẦN HAI: HỆ THỐNG MÁY NÔNG NGHIỆP 31

CHƯƠNG III: MÁY LÀM ĐẤT 31

3.1. MÁY CÀY 31

3.1.1. Cày lưỡi diệp và phạm vi sử dụng 32

3.1.2. Cày đĩa và phạm vi sử dụng 39

3.1.3. Điều chỉnh và chuẩn bị cho máy cày làm việc 40

3.2. MÁY BỪA 43

3.2.1. Máy bừa có bộ phận làm việc chuyển động tịnh tiến 43

3.2.2. Máy bừa có bộ phận làm việc chuyển động quay 46

3.3. MÁY PHAY ĐẤT 48

3.3.1. Cấu tạo máy phay đất 48

3.3.2. Nguyên tắc làm việc của máy phay đất 49

CHƯƠNG IV: MÁY GIEO CẤY 51

4.1. MÁY GIEO HẠT 51

4.1.1. Các phương pháp gieo hạt 51

4.1.2. Yêu cầu đối với máy gieo hạt 51

4.1.3. Phân loại máy gieo 52

4.1.4. Cấu tạo máy gieo hạt 52

4.1.6. Chuẩn bị máy gieo làm việc 58

4.2. MÁY CẤY LÚA 62

4.2.1. Yêu cầu kỹ thuật và phân loại máy cấy 62

4.2.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc 63

CHƯƠNG V: MÁY CHĂM SÓC BẢO VỆ CÂY TRỒNG 67

5.1. MÁY BÓN PHÂN 67

5.1.1. Các hình thức bón phân, yêu cầu kỹ thuật và phân loại máy bón phân...67 5.1.2. Máy bón phân hữu cơ 67

5.2.2. Máy bón phân vô cơ 70

5.2. MÁY XỚI 73

5.2.1. Nhiệm vụ và phân loại máy xới 73

5.2.2. Cấu tạo và nguyên lý làm viêc của máy xới 73

5.3. MÁY PHUN THUỐC BẢO VỆ CÂY TRỒNG 75

5.3.1. Yêu cầu kỹ thuật 75

5.3.2. Phân loại máy phun thuốc trừ sâu 76

5.3.3. Máy phun thuốc nước theo nguyên tắc áp suất 77

5.3.4. Máy phun thuốc nước theo nguyên tắc thổi 79

5.3.5. Một số lưu ý khi sử dụng máy phun thuốc 80

5.4. MÁY BƠM NƯỚC 81

5.4.1. Máy bơm kiểu Pít-tông 81

5.4.2. Máy bơm kiểu ly tâm 82

5.5. MÁY PHÁT THỰC BÌ 84

5.5.1. Nhiệm vụ và phân loại 84

5.5.2. Cấu tạo và nguyên tắc làm việc của máy phát thực bì loại cầm tay 84

5.5.3. Một số lưu ý khi sử dụng máy phát thực bì loại người mang 85

CHƯƠNG VI: MÁY THU HOẠCH NÔNG NGHIỆP 86

6.1. MÁY GẶT LÚA 86

6.1.1. Yêu cầu đối với máy thu hoạch 86

6.1.2. Phân loại máy gặt 86

6.1.3. Cấu tạo chung và nguyên tắc làm việc 86

6.1.4. Các bộ phận chính của máy gặt 87

6.2. MÁY THU HOẠCH NGÔ 90

6.2.1. Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của máy thu hoạch ngô 90

6.2.2. Các bộ phận chính của máy thu hoạch ngô 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

MỞ ĐẦU

Đất nước ta đang trong thời kỳ đầy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Việc sử dụng các loại máy vào sản xuất tiến tới cơ giới hoá, tự động hoá đang là xu thế của mọi ngành nghề. Nằm trong xu thế chung của các ngành nghề, việc sử dụng các loại máy móc trong sản xuất nông nghiệp đang ngày càng trở nên phổ biến. Để sử dụng các loại máy nông nghiệp một cách hiệu quả và đảm bảo an toàn, những người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cần có những kiến thức nhất định về các loại máy đó. Môn học Máy nông nghiệp đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào khung chương trình đào tạo của nhiều ngành học nông lâm nghiệp ở nhiều hệ và cấp độ đào tạo khác nhau.

Mục tiêu của môn học là trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết về hiệu qủa của cơ giới hoá nông nghiệp và các kiến thức cơ bản về các loại máy nông nghiệp; rèn luyện tác phong công nghiệp, an toàn trong sản xuất nông nghiệp.

Tập bài giảng Máy nông nghiệp được bố trí thành 2 phần:

- Phần một: Các kiến thức cơ bản. Phần này cung cấp cho học sinh một số khái niệm và kiến thức cơ bản về cơ giới hoá nông nghiệp và cấu tạo, hoạt động của các loại nguồn động lực được dùng phổ biến trong nông nghiệp. Nội dung phần I gồm 2 chương:

Chương I: Khái niệm chung

Chương II: Các máy động lực dùng trong nông nghiệp

- Phần hai: Hệ thống máy nông nghiệp. Phần này giới thiệu cho học sinh cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống máy phục vụ nông nghiệp, bao gồm: các máy làm đất, các máy thu hoạch, các máy chăm sóc và bảo vệ cây trồng; các quy định về an toàn lao động trong sản xuất nông nghiệp. Nội dung phần II gồm 4 chương:

Chương III: Máy làm đất Chương IV: Máy gieo cấy

Chương V: Máy chăm sóc và bảo vệ cây trồng Chương VI: Máy thu hoạch nông nghiệp

Đối với học sinh hệ trung cấp học chương I, chương II, chương III và chương V; hệ cao đẳng, đại học học toàn bộ các chương.

Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng tập bài giảng sẽ không tránh được những thiếu sót, tác giả rất mong muốn nhận được những đóng góp quý báu từ phía đồng nghiệp và đọc giả để tập bài giảng được hoàn thiện hơn.


Tác giả

PHẦN MỘT: CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN‌

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG‌


1.1. KHÁI NIỆM CƠ GIỚI HOÁ NÔNG NGHIỆP‌

1.1.1. Khái niệm cơ giới hóa nông nghiệp‌

Cơ giới hoá nông nghiệp theo cách hiểu thông thường là việc đưa máy móc, thiết bị thay thế cho con người trong sản xuất nông nghiệp.

Cơ giới hoá nông nghiệp theo nghĩa rộng là đưa và đổi mới động lực, công cụ và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Vị trí của cơ giới hoá nông nghiệp: là nội dung quan trọng của công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; góp phần công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

1.1.2. Mức độ cơ giới hoá nông nghiệp và trình độ cơ giới hoá nông nghiệp‌

Mức độ cơ giới hoá nông nghiệp là tỷ lệ (phần trăm) giữa khối lượng công việc được làm bằng máy và tổng khối lượng công việc phải làm của một khâu công việc nào đó.

Công thức xác định mức độ cơ giới hoá:

m CVm

CV

100%


(1.1)

Trong đó: m - Mức độ cơ gới hoá,

CVm - Khối lượng công việc được làm bằng máy,

CV- Tổng khối lượng công việc phải làm.

Ví dụ: Nói mức độ cơ giới hoá khâu làm đất đạt 70% có nghĩa là công việc làm đất bằng máy chiếm 70% đơn vị diện tích trong số 100 đơn vị diện tích đất canh tác (hay trong 100 đơn vị diện tích đất canh tác có 70% đơn vị diện tích đất canh tác bằng máy).

Ngoài ra, người ta còn xác định mức độ cơ giới hoá thông qua tỷ lệ giữa tổng số máy móc, thiết bị được sử dụng và tổng diện tích đất canh tác hoặc một vùng lãnh thổ (tham khảo: CNH nông nghiệp các nước Á châu và Việt Nam).

Trình độ cơ giới hoá nông nghiệp bao gồm mức độ cơ giới hoá nông nghiệp và mức độ hiện đại của máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất.

1.2. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI LIÊN HỢP MÁY‌

1.2.1. Khái niệm‌

Liên hợp máy là tổ hợp gồm máy động lực, cơ cấu truyền lực và máy công tác để thực hiện một công việc cụ thể.

Máy động lực là loại máy phát ra nguồn động lực để truyền cho các máy công tác: các loại động cơ, máy kéo, ô tô…

Máy công tác là loại máy mà tự bản thân nó không tạo ra được nguồn động lực, nó nhận nguồn động lực từ máy động lực để thực hiện một công việc cụ thể: máy cày, máy cấy, máy bừa, máy phay, máy trồng cây, máy xới…

Ví dụ: liên hợp máy cày được thành lập từ máy kéo, máy cày và bộ phận liên kết máy cày với máy kéo để thực hiện công việc cày đất.

1.2.2. Phân loại liên hợp máy‌

a. Phân loại liên hợp máy theo nhiệm vụ công việc cần hoàn thành:

Liên hợp máy cày

- Liên hợp máy làm đất:


- Liên hợp máy gieo cấy:


- Liên hợp máy bảo vệ cây: (Phòng trừ sâu bệnh)


- Liên hợp máy chăm sóc cây:


b. Các cách phân loại khác:

Liên hợp máy bừa Liên hợp máy phay

Liên hợp máy khoan hố … Liên hợp máy cấy

Liên hợp máy gieo

Liên hợp máy trồng cây…

Liên hợp máy phun thuốc trừ sâu Liên hợp máy tưới thuốc trừ sâu ...

Liên hợp máy tưới Liên hợp máy sới

Liên hợp máy phát cỏ dại Liên hợp máy bón phân …

* Phân loại theo cách máy công tác liên kết với máy động lực:

- Liên hợp máy kiểu móc: máy công tác liên kết với máy động lực nhờ bộ phận móc nối. Loại này khi di chuyển máy công tác phải có các bánh xe riêng của nó.

- Liên hợp máy kiểu treo: máy công tác liên kết với máy động lực nhờ bộ phận treo của máy động lực. Loại này khi di chuyển máy công tác được nâng lên khỏi mặt đất nên không cần các bánh xe.

- Liên hợp máy kiểu nửa treo: máy công tác liên kết với máy động lực qua bộ phận treo của máy công tác và máy động lực ( như liên hợp máy kiểu treo). Tuy nhiên do khích thước của máy công tác cồng kềnh hoặc khối lượng máy công tác quá nặng, để đảm bảo tính ổn định và khả năng làm việc đúng yêu cầu kỹ thuật của liên hợp máy người ta lắp thêm cho các máy công tác những bánh xe. Như vậy, với liên hợp máy kiểu nửa treo, khi chuyển động có lúc máy công tác được nâng nên khỏi mặt đất có lúc di chuyển trên các bánh xe của nó.

* Phân loại theo khả năng di chuyển:


- Liên hợp máy di động:

Liên hợp máy cày Liên hợp máy bừa Liên hợp máy cấy

Liên hợp máy phun thuốc…


- Liên hợp máy tĩnh tại:


* Phân loại theo tính chuyên môn hoá:

Liên hợp máy bơm nước Liên hợp máy xay xát ...

- Liên hợp máy chuyên dùng: dùng cho một loại công việc cụ thể.

- Liên hợp máy đa năng: có khả năng dùng cho nhièu loại công việc khác nhau.


1.3. NHỮNG TÍNH CHẤT SỬ DỤNG CỦA LIÊN HỢP MÁY

Những tính chất sử dụng của liên hợp máy bao gồm những tính chất của máy công tác, máy động lực và cơ cấu nối máy công tác với máy động lực.

Những tính chất sử dụng của liên hợp máy được chia ra: tính nông học, tính năng lượng, tính cơ động, tính kỹ thuật, tính kinh tế - kỹ thuật và tính thuận tiện trong sử dụng.

- Tính nông học của liên hợp máy là khả năng hoàn thành công việc đảm bảo được chất lượng đúng yêu cầu về kỹ thuật nông học. Tính chất này đóng vai trò quan trọng khi chọn máy nông nghiệp cần thiết hoặc khi thành lập một liên hợp máy để thực hiện một công việc đã định trong điều kiện sử dụng nhất định.

- Tính chất năng lượng của liên hợp máy bao gồm khả năng sử dụng năng lượng cơ khí (lực cản máy nông nghiệp), khả năng phát huy công suất.

Trong quá trình thành lập liên hợp máy, tính năng lượng có ý nghĩa quan trọng khi xác định số lượng máy công tác trong liên hợp máy và khi chọn chế độ làm việc của liên hợp máy (đáng quan tâm là chế độ vận tốc và chế độ tải trọng ...)

- Tính cơ động của liên hợp máy là khả năng quay vòng, khả năng vượt chướng ngại vật, khả năng chuyển động ổn định và khả năng thích ứng với công việc trong điều kiện cụ thể của sản xuất nông nghiệp.

- Tính kỹ thuật của máy và của liên hợp máy chủ yếu là độ tin cậy của chúng (tuổi thọ cao, dễ sửa chữa, dễ bảo quản, không hư hỏng đột xuất…) đồng thời tính kỹ thuật của máy được đặc trưng bởi những chỉ tiêu kỹ thuật khác như: trọng lượng, hình dáng…

Những tính chất này cần được đặc biệt chú ý khi tổ chức chăm sóc, phục vụ kỹ thuật máy.

- Tính kinh tế - kỹ thuật của liên hợp máy đó là năng suất máy, chi phí lao động, nhiên liệu, dầu mỡ, chi phí sản xuất trực tiếp…

- Tính thuận tiện của máy và của liên hợp máy là đảm bảo điều kiện vệ sinh lao động, dễ dàng phục vụ, an toàn lao động…


1.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA LIÊN HỢP MÁY

1.4.1. Năng suất của liên hợp máy‌

a. Định nghĩa

Năng suất liên hợp máy là khối lượng công việc máy mà liên hợp máy hoàn thành trong một đơn vị thời gian.

Khối lượng công việc hoàn thành được có thể được tính bằng diện tích, thể tích hoặc khối lượng.

Đơn vị thời gian có thể là giờ, ngày, vụ, năm…

b. Phân loại năng suất

Theo cách phân loại phổ biến người ta chia năng suất thành hai loại sau:

- Năng suất lý thuyết là năng suất của liên hợp máy với bề rộng làm việc, cấu tạo, vận tốc lý thuyết và thời gian làm việc hoàn toàn (không kể thời gian máy chạy không và thời gian máy dừng do nhiều nguyên nhân).

- Năng suất thực tế là năng suất tính theo điều kiện làm việc thực tế của liên hợp máy. Năng suất thực tế bao giờ cũng nhỏ hơn năng suất lý thuyết vì bề rộng làm việc thực tế, vận tốc là việc và thời gian làm việc thực tế bao giờ cũng nhỏ hơn các giá trị lý thyết.

c. Tính toán năng suất cho liên hợp máy

- Tính toán năng suất lý thuyết:

Công thức tính:

Wlt 0,1Bc Vlt

(ha/h) (1.2)


Trong đó: Wlt - Năng suất lý thuyết của liên hợp máy tính theo giờ (ha/h);

Bc - Bề rộng cấu tạo của liên hợp máy (m);

Vlt - Vận tốc lý thuyết của liên hợp máy (km/h).

- Tính toán năng suất thực tế:

Công thức tính:

Wtt 0,1Blv Vlv

(ha/h) (1.3)


Trong đó: Wtt - Năng suất thực tế của liên hợp máy tính theo giờ (ha/h);

Blv - Bề rộng làm việc của liên hợp máy (m);

Vlv - Vận tốc làm việc (thực tế) của liên hợp máy (km/h);

- Hệ số sử dụng thời gian.

1.4.2. Chi phí lao động‌

a. Xác định chi phí lao động

Chi phí lao động là một chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện hiệu quả kinh tế của việc sử dụng liên hợp máy.

Công thức tính:

h

H nc nf

Wtt


(người.h/ha) (1.4)

Trong đó: Hh - Chi phí lao động trong một giờ (người.h/ha);

nc - Số công nhân chính (người); nf - Số công nhân phụ (người); Wtt - Năng suất thực tế giờ (ha/h).

b. Biện pháp làm giảm chi phí lao động

Từ công thức tính chi phí lao động ta thấy: Để giảm chi phí lao động thì ta cần tăng năng suất liên hợp máy, giảm số công nhân phụ và tăng năng suất cây trồng.

Biện pháp tăng năng suất liên hợp máy: Đảm bảo công suất máy; nâng cao độ tin cậy trong sử dụng máy; chăm sóc, phục vụ kỹ thuật máy tốt; thành lập liên hợp máy đúng; chọn vận tốc chuyển động hợp lý; tăng hệ số sử dụng thời gian…

Biện pháp giảm công nhân phụ: Dùng liên hợp máy phù hợp với điều kiện địa hình, thổ nhưỡng; cơ giới hoá các công việc phụ; cải tiến quá trình sản xuất…

Biện pháp tăng năng suất cây trồng: Năng suất máy cao nhưng lại làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng thì sẽ làm tăng chi phí lao động. Vì vậy, để tăng năng suất cây trồng cần chọn chế độ làm việc của máy cho phù hợp.

1.4.3. Chi phí nhiên liệu‌

Chi phí nhiên liệu đặc trưng cho tính tiết kiệm của động cơ và liên hợp máy nói chung.

a. Tính toán chi phí nhiên liệu chính

Công thức tính toán:

Gh

Wtt


(kg/ha)


(1.5)

Trong đó: - Cchi phí nhiên liệu của máy trên một ha (kg/ha);

Gk - Chi phí nhiên liệu giờ của máy (kg);

Wtt - Năng suất thực tế giờ (ha/h);

Chi phí nhiên liệu giờ của máy được tính như sau:

G Gca

Glv Tlv Gck Tck Gd Td


(kg)


h

hca hca

(1.6)

Trong đó: Gca - chi phí nhiên liệu trong một ca của máy (kg);

hca - tổng số giờ trong một ca (h);

Glv - chi phí nhiên liệu trong một giờ khi máy làm việc (kg);

Gck - chi phí nhiên liệu trong một giờ khi máy chạy không (kg);

Gd - chi phí nhiên liệu trong một giờ khi máy dừng nhưng động cơ vẫn là việc (kg);

Tlv - thời gian máy làm việc thuần tuý (h);

Tck - thời gian máy chạy không (h);

Td - thời gian máy dừng nhưng động cơ vẫn làm việc (h).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2024