PHIẾU KHẢO SÁT NGƯỜI DÂN
1. Họ và tên:..........................................................
2. Tuổi:
3. Giới tính: Nam Nữ
4. Dân tộc: Kinh Thiểu số
5. Tên cơ quan, đơn vị mà ông/bà làm việc:………………………………. 6. Chức vụ:………………………………………………………………… Địa chỉ đơn vị nơi ông/bà làm việc:
- Xã, phường, thị trấn:....................................
- Huyện, thị xã:..............................................
- Tỉnh, thành phố: .........................................
7. Trình độ văn hoá (cấp học cao nhất đã hoàn thành)
Chưa tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp THPT
8. Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất:
Sơ cấp Trung cấp kỹ thuật, dạy nghề
Cao đẳng, đại học Không có chuyên môn kỹ thuật Lĩnh vực đào tạo (Kinh tế, kỹ thuật, chính trị, xã hội...): ......................................
9. Xin Ông/bà cho biết tiêu chí xác định hộ nghèo? Đúng Sai
10. Khi nói đến nghèo đói, ông/bà nghĩ đến vấn đề nào? (liệt kê 3 vấn đề quan tâm nhất)
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
11. Theo ông/bà XĐGN là nhiệm vụ của:
Bản thân người nghèo Cộng đồng
Chính quyền các cấp Nhiệm vụ chung Các hội, đoàn thể
12. Theo ông/bà, ai là người đóng vai trò chính trong công tác giảm nghèo? Chung Xã
Huyện Tỉnh
13. Theo ông/bà, định hướng chính để giảm nghèo bền vững nên tập trung vào giải pháp nào sau đây (đánh số từ 1 đến 4 theo thứ tự 1 là quan trọng nhất, 4 là ít quan trong nhất):
Hỗ trợ trực tiếp mang tính cho không (ví dụ: hỗ trợ bằng tiền mặt, thẻ bảo hiểm miễn phí, cấp giống, ưu đãi vốn,...)
Nâng cao năng lực cho người dân (ví dụ: thúc đẩy ý thức tự vươn lên, nâng cao kỹ năng sản xuất, khả năng quản lý kinh tế hộ gia đình,...) Tạo môi trường thuận lợi (ví dụ: thông tin cơ hội việc làm, cơ hội kinh doanh, kêu gọi đầu tư vào địa phương,...)
Cải thiện dịch vụ xã hội cơ bản (ví dụ: tăng chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục, hạ tầng cơ sở,...)
14. Xin ông/bà cho biết đối với công tác giảm nghèo:
Ông bà chủ động tham gia công tác này với niềm đam mê.
Ông bà tham gia công tác này theo yêu cầu nhưng thấy thích thú
Ông bà tham gia công tác này và coi công việc này đơn thuần như những công việc được giao khác
Ông bà phải tham gia công tác này chứ không phải là mong muốn
15. Điều gì ông/bà thích nhất khi tham gia vào công tác giảm nghèo?
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
16. Ông/bà có mong muốn tiếp tục làm công việc này không? Có Không
17. Có khát khao giải quyết tình trạng nghèo đói ở địa phương không? Có Không
18. Ông/bà có thường đưa ra các sáng kiến, giải pháp trong công tác giảm nghèo không?
Có Không Khác, cụ thể ......................
Nếu có xin đưa ra 01 giải pháp nào đó mà ông/bà thấy rằng tâm đắc nhất:
...........……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………...1
9. Xin ông/bà nhớ lại trong tuần làm việc gần đây nhất ông/bà đã tham gia bao nhiêu cuộc trao đổi về (liên quan đến) công tác giảm nghèo?
...................................................................................................................................
20. Trong các buổi họp, thảo luận về chính sách phát triển kinh tế-xã hội hoặc phân bổ ngân sách, ông/bà có tích cực đề xuất chính sách, giải pháp có lợi cho người nghèo hoặc yêu cầu nguồn lực nhiều hơn cho người nghèo không?
Có Không
21. Thực tế thì nguồn lực cho công tác giảm nghèo ở địa phương có xu hướng tăng lên hay không?
Có Không
22. Ông/bà có hiểu biết về việc thực hiện các công việc sau (ở mức độ nào):
Nắm chắc | Trung bình | Chưa biết | |
Xác định hộ nghèo | |||
Hướng dẫn người nghèo cách làm ăn | |||
Đánh giá nghèo đói có sự tham gia | |||
Cơ chế quản lý các dự án đầu tư tạ tầng cơ sở | |||
Các chính sách, dự án hỗ trợ người nghèo |
Có thể bạn quan tâm!
- Tạo Nhận Thức, Thái Độ Tích Cực Đối Với Mục Tiêu Giảm Nghèo.
- Khuyến Khích Các Tổ Chức, Cá Nhân Xây Dựng Cộng Đồng Đoàn Kết, Tương Trợ
- Kneeshaw, R. (1996). The Hiv/aids Initiative For Young Adults: Phase 2, Literature Review. Gail V. Barrington & Associates Inc. Alberta
- Marketing xã hội với việc giảm nghèo bền vững ở Việt Nam - 27
- Marketing xã hội với việc giảm nghèo bền vững ở Việt Nam - 28
Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.
23. Hiện nay các công việc sau đây ở địa phương do chức danh nào đảm nhận là chính
Trưởng thôn | Lãnh đạo xã | Chuyên trách XĐGN | |
Điều tra, xác định hộ nghèo | |||
Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã | |||
Đứng làm chủ đầu tư hạ tầng cơ sở xã (điện, đường, trường, trạm, chợ, thuỷ lợi) | |||
Thông tin về các chinh sách, chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo | |||
Huy động cộng đồng hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở |
24. Khi ông/bà tham gia công tác XĐGN:
Được lựa chọn Không có sự lựa chọn
25. Ông/bà theo dõi công tác XĐGN được ………..tháng
26. Ông/bà có được thông tin, nhận thức về XĐGN qua (xếp theo thứ tự từ cao nhất đến thấp nhất)
Tập huấn
Quán triệt của cấp trên
Các phương tiện truyền thông (tivi, đài, báo…)
27. Công việc XĐGN là nhiệm vụ chính hay chỉ kiêm nhiệm: Nhiệm vụ chính Kiêm nhiệm
Nếu chỉ kiêm nhiệm, xin cho biết quỹ thời gian giành cho công việc XĐGN Chiếm:..........% tổng quỹ thời gian bình quân trong năm.
Nếu so với nhiệm vụ được giao, số thời gian này là đủ hay thiếu? Đủ Thiếu
28. Ông/bà đã tham gia tập huấn các lĩnh vực liên quan đến XĐGN chưa? Có Chưa
Nếu có, cho biết đã được tập huấn bao nhiêu lần?........ lần Tổng thời gian tham gia tập huấn:.............................. ngày Nội dung tập huấn:..............................................................
Các lớp tập huấn này có giúp ích cho công tác hiện tại của ông/bà không?
Giúp ích nhiều Không nhiều Không giúp ích
29. Hàng năm có được phổ biến những thông tin, vấn đề mới liên quan đến XĐGN? Có Không
30. Cơ quan, đơn vị có tạo điều kiện cho ông/bà để nắm thông tin thường xuyên ở cơ sở về vấn đề XĐGN không?
Có Không
Nếu không, lý do vì sao (có thể nhiều ô, ghi theo thứ tự quan trọng 1, 2...) Giao thông địa bàn cách trở Kinh phí
Không đủ cán bộ Chưa quan tâm
31. Trong hoạt động về XĐGN, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc cung cấp, phổ biến thông tin về vấn đề này có khó khăn không?
Có Không
Nếu có khó khăn, thì do:
+ Lãnh đạo chưa quy định cơ chế
+ Thông tin không đủ độ tin cậy, không thống nhất
+ Không có thông tin
+ Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị (bộ phận)
32. Xin ông/bà cho biết khả năng nào sau đây:
Nội dung Tốt Khá Trung bình Không biết
- Sử dụng vi tính
- Tổ chức người dân tham gia
- Kỹ năng tổ chức tập huấn, truyền đạt thông tin ở cơ sở.
- Kỹ năng theo dõi, giám sát đánh giá tác động của các chính sách XĐGN
- Tiếng dân tộc (phục vụ vùng cao)
- Khác (cụ thể là .....................)
33. Công việc của ông/bà có những khó khăn nào sau đây (theo thứ tự 1, 2...) Phải kiêm nhiệm quá nhiều việc
Thiếu hệ thống thông tin nghèo đói
Không được đào tạo, cập nhật kiến thức về XĐGN Điều kiện làm việc thiếu thốn
Kinh phí cho giám sát, đánh giá công tác XĐGN hạn chế Vấn đề đãi ngộ còn hạn chế
Xin cảm ơn!
Phụ lục 2
Thiết kế nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ và nỗ lực của các đối tác xã hội đối với giảm nghèo bền vững
2.1 Lựa chọn đối tượng và phương pháp:
Với mục đích nghiên cứu, đánh giá nhận thức, hành vi của các nhóm đối tượng thuộc các cơ quan, tổ chức tham gia vào công tác giảm nghèo, việc tiến hành một khảo sát, lấy thông tin sơ cấp cùng với thông tin thứ cấp sẽ làm tăng mức độ chính xác, chi tiết về những vấn đề liên quan. Tuy nhiên, số lượng nhóm đối tượng lớn, trong khi đó những hạn chế do điều kiện khách quan như thời gian, nhân lực, tài chính dẫn tới việc lựa chọn những nhóm đối tượng theo hình thức và khả năng tiếp cận để tiến hành hoạt động nghiên cứu, phỏng vấn trực tiếp. Ví dụ: Đối với các cơ quan Đảng và Chính phủ ở cấp trung ương, việc tiến hành nghiên cứu theo mẫu đại diện là không phù hợp hoặc các nhà tài trợ quốc tế với những khác biệt lớn về tôn chỉ mục đích hoạt động thì nghiên cứu theo mẫu đại diện cũng không thích hợp. Với những nhóm này việc tham vấn, trao đổi chuyên sâu sẽ phù hợp hơn. Trong khi đó nhóm đối tượng là cán bộ chính quyền địa phương, cán bộ hội, đoàn thể tham gia hoạt động giảm nghèo lại có quy mô lớn, việc tiến hành nghiên cứu dùng phiếu hỏi với mẫu điều tra đại diện lại phù hợp. Từ những cân nhắc đó, lựa chọn của nghiên cứu như sau:
Bảng 2: Lựa chọn hình thức và công cụ nghiên cứu theo đối tượng
Hình thức | Công cụ | Quy mô | |
Cơ quan của Đảng, Chính phủ, Quốc hội | Tham vấn sâu | Danh mục câu hỏi | Quy mô nhỏ, nghiên cứu trường hợp |
Cán bộ chính quyền địa phương các cấp | Phỏng vấn trực tiếp | Phiếu phỏng vấn Tham vấn cấp tỉnh | Mẫu đại diện |
Cán bộ của các tổ chức xã hội địa phương | Phỏng vấn trực tiếp | Phiếu phỏng vấn | Mẫu đại diện |
Các nhà tài trợ gồm cả các cơ quan quốc tế, doanh nghiệp trong nước | Tìm hiểu tài liệu thứ cấp về chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ hành động và thảo luận với đại diện một số doanh nghiệp | Danh mục câu hỏi và vấn đề | Nghiên cứu trường hợp |
Các nhà cung cấp dịch vụ | Tham vấn sâu | Danh mục câu hỏi | Nghiên cứu trường hợp |
2.2 Các nội dung thông tin chủ yếu thu thập gồm:
Mặc dù tuỳ theo từng nhóm đối tượng mà nghiên cứu tiếp cận và thu thập thông tin nhưng những nội dung thông tin chủ yếu liên quan đến các khía cạnh sau đây:
- Thông tin về đặc điểm của cá nhân, tổ chức
- Nhận thức về vấn đề giảm nghèo và vai trò của họ/cơ quan họ trong công tác giảm nghèo.
- Thái độ đối với vấn đề giảm nghèo như thế nào.
- Hành vi cụ thể trong giảm nghèo.
- Nhân tố nào ảnh hưởng đến các quyết định của họ liên quan đến giảm nghèo.
- Làm thế nào để tham gia vào giảm nghèo nhiều hơn, hiệu quả hơn.
2.3 Mẫu nghiên cứu
2.3.1 Khảo sát đối với cán bộ chính quyền và hội đoàn thể địa phương các cấp: Do các hạn chế về nguồn lực và yếu tố liên quan đến tổ chức thực hiện điều tra khác, tác giả đã ghép hai nhóm đối tượng là cán bộ chính quyền các cấp và cán bộ hội đoàn thể trong một cuộc khảo sát chung. Tổng mẫu nghiên cứu là 442 người, bao gồm: 56 cán bộ cấp tỉnh; 85 cán bộ cấp huyện và 301 cán bộ cấp xã.
Mẫu phỏng vấn
Cán bộ cấp tỉnh | Cán bộ cấp huyện | Cán bộ cấp xã | |
Lào Cai | 6 | 8 | 34 |
Yên Bái | 7 | 8 | 43 |
Hoà Bình | 4 | 6 | 28 |
Hưng Yên | 4 | 5 | 23 |
Thanh Hoá | 6 | 16 | 45 |
Hà Tĩnh | 6 | 7 | 35 |
Đắk Lắk | 5 | 12 | 32 |
Lâm Đồng | 6 | 8 | 21 |
Trà Vinh | 7 | 7 | 16 |
An Giang | 5 | 8 | 24 |
Tổng | 56 | 85 | 301 |
Cũng cần lưu ý rằng việc lựa chọn địa bàn tỉnh mang tính ngẫu nhiên theo vùng nhưng đối tượng cán bộ cụ thể lại được được xác định là những người đang
làm các công việc có liên quan nhiều nhất đến giảm nghèo. Ở cấp tỉnh chủ yếu là cán bộ thuộc các ngành, hội đoàn thể trong ban chỉ đạo giảm nghèo của tỉnh; cán bộ cấp huyện là cán bộ của phòng (Tổ chức) Lao động-thương binh và Xã hội; cấp xã là cán bộ chủ chốt xã, cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo xã và cán bộ hội, đoàn thể (Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân).
Tham vấn và trao đổi sâu với các nhóm đối tượng khác: Tổng số người được trao đổi, phỏng vấn sâu phục vụ cho nghiên cứu này là 35 người trong đó: 5 cán bộ đại diện các cơ quan trung ương, 3 người từ các tổ chức quốc tế (thảo luận nhóm tại Hội thảo của Bộ LĐTBXH về chương trình giảm nghèo năm 2006 với cán bộ cấp trung ương đến từ Bộ LĐTBXH, Kế hoạch đầu tư, Uỷ ban dân tộc, Bộ NNPTNT, Y tế và đại biểu từ 3 tổ chức quốc tế là UNDP, GTZ, WB) 5 đại diện doanh nghiệp, 12 cán bộ thuộc các đơn vị cung cấp dịch vụ cơ sở (3 cán bộ y tế, 4 cán bộ giáo dục, 3 cán bộ tín dụng và 2 cán bộ khuyến nông).
Một số đặc trưng về đối tượng trong khảo sát mẫu đại diện
Độ tuổi: Việc xem xét độ tuổi nhằm cung cấp hình dung ban đầu về nhóm đối tượng. Mặc dù được chia làm 4 nhóm tuổi nhưng thực tế cho thấy có sự phân hoá giữa nhóm trên 40 và dưới 40. Kết quả tổng hợp cho thấy đa số cán bộ được phỏng vấn có độ tuổi trên 40 (chiếm 86%), đặc biệt là nhóm cán bộ cấp tỉnh (93%), tiếp đến là cán bộ cấp xã với 86% và cấp huyện là 24%. Tuổi bình quân là 45,6. Như vậy, nhìn từ độ tuổi thì các cán bộ tham gia vào công tác giảm nghèo ở các cấp địa phương là khá lớn.
Giới tính: Mặc dù không có phân tích nào chỉ ra sự khác biệt về yếu tố giới tính liên quan đến nhận thức và hành vi trong tham gia công tác giảm nghèo nhưng thực tế là chỉ có rất ít phụ nữ tham gia vào công tác giảm nghèo ở cấp cơ sở. Nếu loại trừ số cán bộ từ Hội phụ nữ thì chỉ có 7% cán bộ khảo sát được là nữ.
Yếu tố trình độ học vấn có ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi trong giảm nghèo. Tuy nhiên, nhìn chung trình độ học vấn của cán bộ tham gia trực tiếp vào giảm nghèo ở mức trung bình thấp và không đồng đều. Tỷ lệ cán bộ xã có trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật thấp hơn nhiều so với cán bộ giảm nghèo ở cấp
huyện. Trong hơn 300 cán bộ cấp xã được khảo sát thì vẫn còn tới 2% mới tốt nghiệp tiểu học. 100% cán bộ cấp tỉnh và huyện đã tốt nghiệp phổ thông trung học nhưng tỷ lệ này ở cấp xã là 60% (gần 40% mới tốt nghiệp phổ thông cơ sở). Mặc dù không nghi ngờ về tỷ lệ 100% cán bộ biết đọc biết viết nhưng những hạn chế về sử dụng tiếng phổ thông là khá rõ ở nhóm cán bộ xã tại các xã vùng sâu, đồng bào dân tộc. Điều này cần được lưu ý khi đề xuất các giải pháp truyền thông, vận động nâng cao nhận thức, hành vi.
Không dừng ở khía cạnh trình độ học vấn, nghiên cứu này cũng thu thập thêm các thông tin về trình độ chuyên môn bởi trình độ chuyên môn ảnh hưởng đến cách tiếp nhận, phân tích thông tin. Kết quả thống kê cho thấy 64% cán bộ tỉnh, cấp huyện tốt nghiệp đại học thuộc khối kinh tế và khoảng 20% tốt nghiệp các ngành kỹ thuật. Ở cấp xã, gần 40% tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng thuộc khối kinh tế, 22% tốt nghiệp các trường kỹ thuật.
So sánh trình độ đào tạo của cán bộ giữa các tỉnh cho thấy các tỉnh miền núi có tỷ lệ cán bộ được đào tạo (37,6%) thấp hơn nhiều so với các tỉnh khu vực đồng bằng (76,2%). Nhìn sâu hơn thì ngay trong mỗi tỉnh cán bộ ở những huyện miền núi cao trình độ cũng thấp hơn so với cán bộ ở huyện đồng bằng (nơi có tỷ lệ nghèo thấp).