Chương trình hỗ trợ giảm nghèo CHIA SẺ-một ví dụ thành công
Chương trình Chia sẻ được thiết kế theo hướng phân cấp quản lý với các nội dung phân cấp phân cấp quản lý trong quá trình ra quyết định (người dân và cộng đồng ở thôn, xã là người đưa ra các quyết định về kế hoạch, nội dung thay vì người dân và cộng đồng ở thôn, xã chỉ thực thi kế hoạch như thông thường); Thực hiện phân cấp hành chính; phân cấp tài chính (80% kinh phí được sử dụng cho quỹ phát triển cộng đồng và được chuyển về cho chính quyền cơ sở). Mục tiêu của chương trình là hướng tới cải thiện hiệu quả quản lý thông qua việc bảo đảm tính minh bạch và trách nhiệm giải trình; bảo đảm có sự tham gia của người dân và các đối tác; bảo đảm yêu cầu về tính dự đoán trước (người dân và chính quyền địa phương được biết về nguồn lực sẽ được hỗ trợ từ đó có kế hoạch sát thực).
Mối quan hệ giữa phân cấp quản lý với giảm nghèo trong chương trình Chia sẻ thông qua “Lập kế hoạch và quản lý địa phương để phát triển (LPMD)„ và “Quỹ phát triển địa phương (LDF)„. Mối quan hệ giữa phân cấp quản lý với giảm nghèo bền vững được đặt trong một môi trường thể chế linh hoạt, năng động và sáng tạo mà trong đó chính quyền địa phương, cộng đồng và người dân đều tham gia một cách chủ động và tích cực vào quá trình lập kế hoạch, ra quyết định, thực hiện và quản lý các kế hoạch phát triển địa phương. Trong chương trình Chia sẻ, nếu LPMD là công cụ/phương pháp thì LDF là nội dung để thí điểm công cụ LPMD. Quá trình triển khai LPMD và phân bổ LDF được thể hiện qua hình 2.2.
Kết quả sau 5 năm triển khai chương trình, năng lực của cán bộ, người dân được nâng lên, người nghèo tham gia ngày càng tích cực hơn vào quá trình lập kế hoạch và phát triển địa phương, tốc độ giảm nghèo nhanh hơn so với các địa phương khác từ 1,5 đến 2 lần, mức sống được cải thiện một cách toàn diện bao gồm cả khía cạnh về vật chất và tinh thần.
QUỸ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG (LDF) | ||||||
Định mức phân bổ vốn | ||||||
Kế hoạch phát triển huyện | Phê duyệt và cấp vốn | Đánh giá có dân tham gia | 5 % | |||
Kế hoạch phát Thực hiện Viễn cảnh và triển xã chiến lược 15 % Kế hoạch phát Thực hiện Viễn cảnh và triển thôn chiến lược 80 % Nguồn: Văn kiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo “Chia sẻ” Hình 2.2: Mối quan hệ và phương thức thực hiện LPMD và LDF |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Điều Kiện Thực Hiện Marketing Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững
- Nghèo Đói Phân Theo Khu Vực Thành Thị, Nông Thôn Qua Các Năm
- Tổng Hợp Đánh Giá Các Giải Pháp Giảm Nghèo Ở Việt Nam
- Thái Độ Vươn Lên Của Các Nhóm Nghèo
- Nhận Thức Về Vai Trò, Trách Nhiệm Trong Giảm Nghèo
- Nhận Định Về Cách Tiếp Cận Giảm Nghèo Bền Vững
Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.
LẬP KẾ HOẠCH VÀ QUẢN LÝ ĐỊA PHƯƠNG (LPMD) | ||
Chính sách và kế hoạch phát triển của Tỉnh |
Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững trên thế giới về sự tham gia chủ động của người dân (người nghèo) và việc gán “nhãn” cho sản phẩm giảm nghèo thể hiện rõ ‘thông điệp’ thúc đẩy tự vươn lên đã được áp dụng thành công ở nhiều nước. Hiện nay các nỗ lực giảm nghèo ở nước ta còn ít các mô hình vận dụng cách tiếp cận theo mô hình Chia sẻ hoặc mô hình nhóm tự cứu ở Ấn độ dưới đây.
Mô hình nhóm tự cứu (self help group – SHGs) ở Ấn độ
SHGs là hình thức tập hợp từ 15-20 người nghèo trong thôn lại để tương trợ giúp đỡ nhau trên cơ sở tiết kiệm, đồng thời trợ giúp nhau phát triển sản xuất kinh doanh và tạo việc làm, tăng thu nhập, tiếp cận với tín dụng chính thức, khắc phục hiện tượng cho vay nặng lãi. SHGs đã phát triển trở thành hạt nhân, là khâu đột phá ở khu vực nông thông, liên kết người nghèo, nhất là phụ nữ nghèo giúp nhau vươn lên thoát nghèo. SHGs sinh hoạt hàng tuần, thu tiết kiệm hàng tuần của thành viên nhóm. Qua hoạt động của SHGs giúp họ thay đổi nhận thức, phát triển kỹ năng nghề, hướng tới tiếp cận tín dụng, sử dụng vốn vay vào phát triển sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề, hoạt động dịch vụ tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Mô hình tổ trợ giúp có nhiều ưu điểm, thể hiện tính đồng đẳng và sự tương trợ lẫn nhau (tương hỗ) giữa các thành viên; chia sẻ trách nhiệm, làm việc theo nhóm, sinh hoạt cộng đồng, đào tạo theo từng giai đoạn, nâng cao năng lực, nhất là năng lực thị trường cho người nghèo; đa dạng sinh kế; tiếp cận được nhiều nguồn thông tin, nguồn tín dụng chính thức, tăng cường mối quan hệ đối tác với chính phủ, các tổ chức kinh tế, ngân hàng và NGOs. Tổ tự cứu hoạt động có bài bản, minh bạch về tài chính, được kiểm toán nội bộ và từ bên ngoài.
Hệ thống tổ tự cứu và mạng lưới liên mình các SHGs phát triển rộng khắp trên cả nước, đến nay toàn Ấn Độ có khoảng trên 2,5 triệu SHGs, khoảng 40 triệu người nghèo tham gia, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Ấn Độ.
Nguồn: Báo cáo của đoàn công tác thăm quan học tập kinh nghiệm xóa đói
giảm nghèo của Ấn Độ[7]
2.2.1.2 Yếu tố giá (chi phí) đối với người nghèo
Với những sản phẩm cung cấp cho người nghèo thì phân tích chi phí (giá/ các rào cản) không hề đơn giản, đặc biệt giá với nhóm sản phẩm là thay đổi nhận thức, hành vi.
Để chuyển từ thái độ ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ/cứu trợ của nhà nước hoặc
mặc cảm tự ti, cam phận với những biểu hiện như lười lao động, không tham gia vào các hoạt động hay đóng góp ý kiến trong các cuộc họp của địa phương, không đổi mới… sang chủ động tính toán đầu tư, tích cực lao động sản xuất, đóng góp ý kiến trong các quyết định của địa phương, đổi mới cách thức làm ăn… người nghèo sẽ phải đối mặt với những rào cản. Các rào cản này chính là chi phí (giá) mà người nghèo cảm nhận trong quá trình thay đổi nhận thức, hành vi. Ở từng nhóm người nghèo với những biến số như môi trường văn hoá, phong tục tập quán, trình độ nhận thức… khác nhau tác động tới cảm nhận mức độ chi phí hay rào cản. Bảng 2.6 đưa ra những chi phí của việc thay đổi nhận thức, thái độ cơ bản đang tồn tại ở người nghèo hiện nay.
Bảng 2.6: Chi phí chấp nhận thái độ, hành vi mới ở người nghèo
Chi phí | |
Từ lười biếng sang chăm chỉ, tích cực lao động sản xuất | Vất vả hơn, phải đổ nhiều mồ hôi hơn Thời gian nhàn rỗi ít đi, thời gian làm việc tăng lên… |
Từ tự ti sang tự tin tham gia vào hoạt động của địa phương | Phải lắng nghe, tìm hiểu, học hỏi những điều chưa biết, kỹ năng chưa có để tham gia Lo sợ những việc mình làm, những điều mình nói có đúng, có phù hợp không |
Từ cam phận sang cố gắng vươn lên | Phải dành thời gian suy nghĩ, tính toán, lao động nhiều hơn |
Từ những thói quen cố hữu sang đổi mới cách nghĩ cách làm | Lo sợ gặp rủi ro Không biết thay đổi có tốt hơn hay xấu đi |
Từ trông chờ ỷ lại sang chủ động, không trông chờ, ỷ lại, không chấp nhận nghèo đói | Có thể mất hỗ trợ trực tiếp như con cái đi học mất tiền, không được miễn giảm phí khám chữa bệnh, không được vay ưu đãi... |
Thực tế không dễ dàng để thay đổi suy nghĩ ở người nghèo bởi vì những suy nghĩ, hành vi, lối sống cũ đã ăn sâu, thành thói quen gắn liền với văn hoá, lịch sử, truyền thống, những quy tắc bất thành văn (nhất là ở nông thôn), họ thường có cảm giác mất mát lớn khi phải thay đổi. Đối với nhóm sản phẩm gắn với việc tiếp cận các dịch vụ cung cấp như tín dụng, hỗ trợ y tế, giáo dục… mặc dù về phía cơ quan, tổ chức cung cấp cố gắng giảm thiểu tối đa chi phí cho người nghèo nhưng các cơ quan hoạch định chính sách, dự án chưa tính hết những chi phí mà người nghèo phải đối mặt. Đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng các cơ quan, tổ chức thực hiện chương trình cố gắng cung cấp sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ nhưng người
nghèo vẫn không tiếp cận được. Vì vậy cần phân tích kỹ hơn những chi phí mà người nghèo đang gặp phải ở từng dự án (sản phẩm). Bảng 2.7 liệt kê những chi phí chính mà người nghèo thường gặp đối với một vài dự án có tính điển hình.
Khi người nghèo cảm nhận lợi ích của các dịch vụ hỗ trợ không đủ sức thuyết phục họ vượt qua các rào cản thì họ sẽ không tiếp cận các dịch vụ đó. Người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, nếu ở vùng đồng bằng hay thành thị người nghèo sẽ đến bệnh viện để khám chữa bệnh ngay khi cảm thấy cần thiết thì ngược lại người nghèo ở vùng sâu vùng xa chỉ đến bệnh viện khi tình trạng bệnh đã nghiêm trọng bởi vì chi phí đi lại từ thôn bản tới cơ sở y tế (bệnh viện) rất tốn kém thậm chí có tình trạng “một người bệnh bốn người khiêng”.
Thực tế trên cho thấy, vấn đề định “giá” (xác định chi phí) nhìn dưới góc độ marketing xã hội trong các nỗ lực giảm nghèo nói chung và từng dự án cụ thể nói riêng là chưa đầy đủ vì vậy nhiều dịch vụ hỗ trợ không thu hút được người nghèo.
Bảng 2.7: Chi phí cảm nhận của người nghèo khi tiếp cận dịch vụ
Chi phí hay những rào cản | |
Tín dụng ưu đãi hộ nghèo | Viết đơn trình bày, chuẩn bị thủ tục vay đối với nhiều người nghèo là điều rất khó khăn (ngoài khả năng) Thời gian để hoàn thành thủ tục dài Chi phí đi lại lớn (từ nhà đến ngân hàng: xa, nhất là ở vùng sâu vùng xa) Thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng chưa tận tuỵ… |
Hỗ trợ về y tế | Khoảng cách từ nhà đến bệnh viện xa, phương tiện giao thông khó khăn ở miền núi Thái độ phục vụ của cán bộ y tế không tận tình, thậm chí gây khó khăn Làm thủ tục thanh toán bảo hiểm y tế hoặc thực thanh thực chi phiền hà, thái độ thương hại… |
Hỗ trợ về giáo dục | Thủ tục phiền hà Trường ở xa nhà Mất thời gian đi học mà sau lớn lên những đứa trẻ vẫn làm những công việc không cần đến kiến thức học… |
Hướng dẫn cách làm ăn | Làm thế nào để ghi chép được những hướng dẫn của cán bộ khuyến nông khi thậm chí họ còn không nghe, nói được tiếng phổ thông Cách làm mới phức tạp hơn cách làm trước đây Thay đổi cách làm ăn liệu có tốt hơn? |
2.2.1.3 Kênh phân phối các dịch vụ hỗ trợ người nghèo
CƠ QUAN QUẢN LÝ CT
VĂN PHÒNG CTQG
BỘ PHẬN CHUYÊN MÔN CÁC BỘ
Kênh phân phối trong các nỗ lực giảm nghèo được xem xét theo hai hướng. Thứ nhất, dựa theo hệ thống chính thức, ví dụ chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo có hệ thống tổ chức thực hiện từ cấp trung ương đến cơ sở xã/phường. Với chức năng của hệ thống, các cấp này sẽ “phân phối” các sản phẩm/chủ trương về giảm nghèo cho cấp dưới và cuối cùng là người dân. Hình 2.3 giới thiệu mô hình tổ chức của chương trình vừa thể hiện kênh phân phối theo cách tiếp cận trên.
CHÍNH PHỦ
BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH
BỘ PHẬN CHUYÊN MÔN CẤP TỈNH
BAN CHỈ ĐẠO XĐGN TỈNH
BỘ PHẬN CHUYÊN MÔN CẤP HUYỆN
BAN CHỈ ĐẠO XĐGN HUYỆN
NGƯỜI DÂN
BAN XĐGN CẤP XÃ
Nguồn: Văn kiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo[4]
Hình 2.3: Mô hình tổ chức của chương trình MTQGGN
Kênh chính thức có ưu điểm là tính nhất quán nhưng khả năng tiếp cận với người dân không cao. Nếu xét ở nhóm sản phẩm/ dịch vụ mà chương trình hỗ trợ người nghèo như tín dụng, y tế, giáo dục, hướng dẫn cách làm ăn… thì kênh phân phối này là dể thấy. Ví dụ: ngân hàng chính sách xã hội có chi nhánh xuống tới huyện, thậm chí ở những nơi làm tốt (Đánh giá giữa kỳ tại tỉnh Ninh Thuận, 2008) có cán bộ tín dụng tới địa bàn, hoặc khi đã hình thành tổ, nhóm tiết kiệm-tín dụng (có yếu tố trung gian) thì người nghèo có thể tiếp cận dễ dàng. Dòng dịch vụ tín dụng đi từ cấp trung ương xuống tới người nghèo qua 2 cấp (tỉnh, huyện). Việc theo dõi, đánh giá, giám sát quá trình phân phối gặp những khó khăn vì số liệu chủ yếu dựa vào báo cáo của cấp dưới, cấp trên rất khó để biết được tín dụng có được đưa tới đúng địa chỉ không? cấp dưới có triển khai sát tới người nghèo không? nếu không có các biện pháp tích cực. Dịch vụ y tế bao gồm cả khám chữa bệnh và cung cấp thuốc thiết yếu hiện đang đối mặt với những bất cập. Ví dụ: chi phí vận chuyển thuốc tới tận xã hoặc thôn bản cao, nơi cất giữ thuốc không đảm bảo, thậm chí tên thuốc (tên nước ngoài) đối với cán bộ y tế cơ sở cũng chưa biết nên có mà không biết sử dụng vì vậy xuất hiện tình trạng tủ thuốc thôn bản vẫn thừa mà vẫn thiếu. Khoảng cách từ nhà đến trạm y tế xã ở miền núi là khá xa, do đó khi người dân có nhu cầu thì dịch vụ chưa tiếp cận được sớm.
Tình trạng trên còn khá phổ biến cho thấy vấn đề quản trị kênh phân phối dịch vụ y tế, tín dụng nói riêng và các dịch vụ hỗ trợ của chương trình nói chung còn nhiều khó khăn nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên phần lớn các sản phẩm/dịch vụ này chưa bảo đảm được nguyên tắc đối tượng dễ tiếp cận vì khoảng cách từ nhà đến chi nhánh ngân hàng, bệnh viện, trường học xa.
Do hầu hết các hỗ trợ mang tính dịch vụ nên quan hệ giữa người cung cấp và đối tượng là trực tiếp nhưng thực chất là Chính phủ gián tiếp cung cấp các dịch vụ này thông qua hệ thống cơ quan chức năng. Vấn đề quản trị kênh phân phối ở các chương trình, dự án giảm nghèo cũng có ý nghĩa quan trọng, đó là làm thế nào để dịch vụ đến đúng đối tượng, đối tượng có nhu cầu dễ dàng tiếp cận.
Thứ hai, kênh thông tin, truyền thông đại chúng. Đánh giá tình hình nghèo đói cho thấy, người nghèo tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, những nơi đó việc tiếp nhận thông tin là rất khó khăn đặc biệt người nghèo dân tộc thiểu số chưa thông thạo tiếng phổ thông. Ở sản phẩm là thông điệp truyền thông giúp người nghèo nhận ra tư tưởng không trông chờ, ỷ lại mà phải chủ động, tích cực vươn lên bằng nội lực của chính mình thì cách thức phân phối (truyền tin) cũng phải bảo đảm cho đối tượng cuối cùng dễ tiếp cận. Hiện nay một số bài báo, phóng sự cụ thể tuyên truyền tư tưởng “tự cứu”, “tự vươn lên”, “chủ động thoát nghèo” được in, phát trên truyền hình, đài phát thanh nhưng vừa thiếu về số lượng và ngắn về nội dung vừa hạn chế về tần xuất. Thông tin về các chương trình giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa chủ yếu thông qua sự phổ biến của trưởng thôn, biện pháp (trực tiếp) này hiệu quả thuyết phục cao nhưng thời gian để trưởng thôn phổ biến không nhiều, chưa nói tới truyền đạt không đầy đủ nội dung, tư tưởng…Những vùng có điều kiện phủ sóng truyền hình thì kênh thông tin tốt hơn tuy nhiên hiệu quả còn phụ thuộc vào mức độ thành thạo tiếng phổ thông của người nghèo và khả năng có được phương tiện thu hình hay không. Một vài thông điệp có hiệu quả tích cực trong nội dung này mà thời gian qua chương trình đã làm có thể ghi nhận là giới thiệu những gương XĐGN, hình ảnh người nghèo thoát nghèo phát biểu trong Hội nghị sơ kết giữa kỳ chương trình XĐGN (năm 2004), hoặc thực hiện và phổ biến dự án với tên “XĐGN theo hướng tự cứu”… Tuy nhiên mức độ, phạm vi phổ biến còn chưa rộng nên không phải mọi người nghèo đều nhận được những thông tin, ý tưởng đó.
2.2.1.4 Hoạt động truyền thông marketing
Hoạt động truyền thông marketing trong marketing xã hội là rất quan trọng. Đối với các hoạt động, chương trình giảm nghèo, cần phải thực hiện nội dung này không chỉ ở cấp chương trình nói chung mà ở cả từng dự án, chính sách của chương trình. Tuy nhiên hoạt động này trên thực tế còn rất mờ nhạt cụ thể: với mục tiêu tạo sự thay đổi nhận thức, hành vi của người nghèo từ chỗ cam phận, ỷ lại, thụ động…