Nghèo Đói Phân Theo Khu Vực Thành Thị, Nông Thôn Qua Các Năm


Chương 2

ĐÁNH GIÁ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM THEO CÁCH TIẾP CẬN VẬN DỤNG MARKETING XÃ HỘI


2.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHÈO ĐÓI VÀ CÁC CHÍNH SÁCH, CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM

2.1.1 Tình hình nghèo đói và xu hướng giảm nghèo ở Việt Nam


Nghèo đói là vấn đề kinh tế-xã hội bức xúc được quan tâm hàng đầu ở Việt Nam hiện nay. Thực tế với thu nhập bình quân đầu người khoảng 1000USD [Báo cáo Kinh tế-xã hội năm 2008], Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo trên thế giới. Nếu coi xu hướng giảm nghèo nhanh như là điểm sáng ghi nhận nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống người dân thì bên cạnh đó cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng tình trạng nghèo đói ở Việt Nam (cả tuyệt đối và tương đối) vẫn là thách thức đối với chủ trương giảm nghèo bền vững. Nhằm cung cấp một bức tranh về tình hình nghèo đói ở Việt Nam làm nền (bối cảnh) cho việc nghiên cứu, đánh giá và đề xuất giải pháp marketing xã hội vào giảm nghèo bền vững, nội dung này sẽ trình bày những vấn đề cơ bản về nghèo đói ở Việt Nam. Muốn vậy, trước hết cần làm rõ một số khái niệm, tiêu chí và cách tính đối với những chỉ số chủ yếu phục vụ việc đánh giá nghèo đói.

Khái niệm nghèo đói như đã giới thiệu ở chương 1 là cơ sở lý luận quan trọng nhưng nếu chỉ dựa vào khái niệm này thì chưa thể chỉ ra ai là người nghèo để thực thi các chính sách, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo. Tiêu chí hộ nghèo là công cụ cần thiết để xác định hộ nghèo. Trong những năm qua Chính phủ (trên cơ sở đề xuất của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) đã ban hành, điều chỉnh tiêu chí hộ nghèo qua từng giai đoạn. Cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí hộ nghèo dựa trên rổ hàng hoá tiêu dùng của nhóm trung bình và đảm bảo bình quân 2100kcl cho một người/ ngày. Bên cạnh đó cũng xem xét đến yếu tố vùng miền. Chuẩn nghèo này tương đối


ổn định cho một giai đoạn (5 năm) và chỉ thay đổi nếu các yếu tố liên quan như lạm phát thay đổi vượt quá 10%/năm.

Mặc dù có nhiều tiêu chí xác định nghèo đói khác nhau nhưng chưa có chuẩn nghèo hay tiêu chí nghèo nào được coi là hoàn hảo[8]. Để nghiên cứu sâu về thu nhập, chi tiêu hay các đặc trưng và phân tích theo tính đại diện vùng, miền thì chuẩn nghèo chung là một tiêu chí tốt vì mẫu điều tra đủ tính đại diện theo vùng, bảng hỏi chi tiết. Ngược lại để thực thi chính sách thì chuẩn nghèo quốc gia có nhiều ưu điểm hơn vì nó chỉ ra được đích danh hộ nào là hộ nghèo. Việc phân tích, đánh giá nghèo theo chuẩn nghèo chung dựa trên cơ sở là bộ số liệu điều tra mức sống dân cư (VLHSS) do Tổng cục Thống kê điều tra 2 năm 1 lần. Chuẩn nghèo quốc gia áp dụng cho các cuộc khảo sát, rà soát đánh giá xác định hộ nghèo do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tiến hành. Về bản chất, chuẩn nghèo chung và nghiên cứu dựa trên bộ số liệu VLHSS là phục vụ cho đánh giá khách quan, độc lập còn chuẩn nghèo quốc gia và số liệu từ việc xác định hộ nghèo của Bộ LĐTBXH là hoạt động quản lý, thực hiện chương trình.


Tiêu chí hộ nghèo giai đoạn 2001-2005 như sau: hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 100.000 đồng/ tháng ở vùng nông thôn đồng bằng, dưới

150.000 đồng/tháng đối với vùng thành thị và 80.000 đồng/tháng đối với vùng miền núi, hải đảo.

Tiêu chí hộ nghèo cho giai đoạn 2006-2010: hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 200.000 đồng/tháng ở khu vực nông thôn và dưới 260.000 đồng/tháng đối với khu vực thành thị.

(Nguồn: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)


Chuẩn nghèo quốc gia là cơ sở để xác định đối tượng hưởng lợi (tác động) từ các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo. Tuy nhiên nhiều tiêu chí nghèo khác có thể được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá như chuẩn nghèo lương thực


thực phẩm, chuẩn nghèo chung, nhóm ngũ phân vị (quintile). Nếu chuẩn nghèo lương thực thực phẩm dựa trên cơ sở thu nhập của người nghèo chỉ đáp ứng nhu cầu ăn, uống (thông qua nghiên cứu rổ hàng hoá thiết yếu) thì chuẩn nghèo chung có tính đến các chi phí cho nhu cầu thiết yếu khác như ở, đi lại, giáo dục, y tế. Các tiêu chí nêu trên nhằm chỉ ra nghèo đói tuyệt đối. Việc phân tích nghèo dựa vào nhóm ngũ phân vị thông qua việc phân loại nhóm nghèo khi sắp xếp thu nhập bình quân dân cư từ người có thu nhập thấp nhất cho tới người cao nhất và 20% nhóm thu nhập thấp nhất được coi là nhóm nghèo (trong điều tra có quy mô mẫu đủ đại diện ở phạm vi quốc gia). Bên cạnh các tiêu chí xác định hộ nghèo, một số chỉ số khác được sử dụng trong phân tích nghèo đói, bất bình đẳng như chỉ số khoảng cách nghèo, bình phương khoảng cách nghèo, hệ số Gini, chỉ số Theil T,...

Chỉ số khoảng cách nghèo (P1) là chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt về thu nhập/chi tiêu của người nghèo được tính bằng tỷ lệ so với chuẩn nghèo và được bình quân hoá.

Cách tính: P1 = 1/N Σmin[(Zp-Yi)/Zp, 0] (2.1)

Trong đó: - N là tổng số hộ/dân số


- Zp là chuẩn nghèo


- Yi là thu nhập/chi tiêu của người nghèo thứ i


Chỉ số bình phương khoảng cách nghèo (P2) là chỉ số đo lường mức độ trầm trọng của nghèo đói. Chỉ số này thoả mãn nguyên tắc chuyển nhượng Sen (Tên nhà kinh tế học đoạt giải thưởng Nobel năm 1998) cho rằng khi thu nhập của một người nghèo chuyển sang cho người khác nghèo hơn mà không thay đổi vị trí tương đối của họ thì chỉ số đo nghèo phải giảm đi. Nguyên tắc này thực chất giống với giá trị xã hội truyền thống “lá rách ít đùm lá rách nhiều” của người Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ số này ít được sử dụng.


Cách tính: P2 = 1/N Σmin[(Zp-Yi)/Zp, 0]^2 (2.2) Trong đó: - N là tổng số hộ/dân số

- Zp là chuẩn nghèo


- Yi là thu nhập/chi tiêu của người nghèo thứ i


Hệ số Gini là công cụ đo bất bình đẳng phổ biến nhất với phương pháp tính như sau:

Cách tính: Gini== Σ(Xi - Xi-1)(Yi + Yi-1) (2.3) Trong đó: - Xi là phần trăm cộng dồn dân số

- Yi là phần trăm cộng dồn về thu nhập


Giá trị của hệ số Gini nằm trong khoảng từ 0 đến 1, nếu Gini mang giá trị 0 thì bình đẳng tuyệt đối và bằng 1 là bất bình đẳng tuyệt đối.

Chỉ số Theil T cũng là chỉ số đo lường bất bình đẳng tuy nhiên nó còn cho phép giải thích bất bình đẳng chung do yếu tố bất bình đẳng từng vừng và giữa các vùng.

Cách tính: T = ΣS(Yi/Y)Ln(Yi.N/Y) = Σ(Yj/Y)Tj + Σ(Yj/Y)Ln(Yj.N/Y.Nj) (2.4) Trong đó:

N: Tổng số cá nhân trong mẫu Y: Tổng thu nhập/chi tiêu

Yi: Thu nhập/chi tiêu của người thứ i Tj: Chỉ số Theil T của vùng thứ j

Yj: Tổng thu nhập/chi tiêu của vùng j Nj: Tổng số cá nhân vùng thứ j

Với các chỉ tiêu đánh giá nêu trên và để có cái nhìn đa diện, nội dung này sẽ trình bày về thực trạng nghèo ở Việt Nam tiếp cận theo cả chuẩn nghèo quốc gia và chuẩn nghèo chung (mặc dù điều này có thể dẫn đến những sự không trùng khớp về


số liệu). Theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2006-2010 thì tỷ lệ nghèo đói của cả nước qua các năm như sau: năm 2006: 18,5%, năm 2007-15,7%, năm 2008-13,4%. Trong khi đó, các báo cáo đánh giá nghèo đói có nguồn số liệu từ điều tra mức sống dân cư 1993-1998-2002-2004-2006 dựa theo chuẩn nghèo chung cho thấy sau 14 năm, nghèo đói ở Việt Nam đã giảm được 39 điểm phần trăm tương đương với khoảng 24 triệu người đã thoát khỏi đói nghèo. Một số chỉ tiêu thống kê nghèo đói của Việt Nam qua các năm được thể hiện trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Nghèo đói phân theo khu vực thành thị, nông thôn qua các năm


Chỉ số

1993

1998

2002

2004

2006

Tỷ lệ nghèo theo chuẩn chung

58,1%

37,4%

28,9%

19,5%

16%

Thành thị

25,1%

9,2%

6,6%

4,3%

3,9%

Nông thôn

66,4%

45,5%

35,6%

26,7%

20,4%

Tỷ lệ nghèo theo chuẩn LTTP

24,9%

15%

10,9%

7,8%

6,7%

Thành thị

7,9%

2,5%

1,9%

1,2%

1,2%

Nông thôn

29,1%

18,6%

13,6%

9,3%

8,7%

Khoảng cách nghèo

18,5%

9,5%

6,9%

4,7%

3,8%

Thành thị

6,4%

1,7%

1,3%

1,1%

3,2%

Nông thôn

21,5%

11,8%

8,7%

6,5%

4,9%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Marketing xã hội với việc giảm nghèo bền vững ở Việt Nam - 12

(Tổng hợp từ các báo cáo phát triển Việt Nam 2002, 2004, 2007)


Nếu nhìn vào số liệu tương đối (tỷ lệ %) thì các tỉnh miền núi, biên giới, vùng sâu vùng xa, nghèo đói nghiêm trọng hơn nhưng ngược lại nếu nhìn vào mật độ thì số lượng người nghèo lại tập trung ở khu vực đồng bằng (nơi đông dân cư). Các bản đồ nghèo đói trong hình 2.1 cung cấp bức tranh rõ ràng hơn, khẳng định bình luận trên.



(Lưu ý: Bản đồ này chỉ có ý nghĩa minh họa về tình trạng nghèo)


-

Nguồn: Bản đồ được lập dựa vào số liệu của TCTK (VHLSS 2006)

Hình 2.1: Bản đồ tình trạng nghèo đói ở Việt Nam

Chỉ số khoảng cách nghèo đói tính theo chuẩn nghèo chung đã giảm đáng kể (Chỉ số này cho biết mức độ nghèo và được tính bằng phần chênh lệch giữa mức chi tiêu thực tế so với chuẩn nghèo và được bình quân hoá) từ 18,5% năm 1993 còn 9,5% vào năm 1998, 6,9% vào năm 2002 và 5,3% vào năm 2004. Tuy nhiên chỉ số khoảng cách nghèo khác nhau rất rõ theo vùng. Mức độ thiếu hụt của người nghèo ở khu vực Tây nguyên và miền núi phía Bắc cao hơn nhiều so với đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ (xem đồ thị 2.1).Chỉ số đo bất bình đẳng có liên quan chặt chẽ đến nghèo đói và mục tiêu giải quyết đói nghèo thường gắn liền


với hạn chế sự phân hoá giàu nghèo. Hệ số Gini được dùng phổ biến để đo lường bất bình đẳng và hệ số này đang có xu hướng tăng lên qua các năm, điều đó cảnh báo tình trạng một bộ phận người dân có thu nhập tăng nhanh và nhóm có thu nhập thấp thì tăng chậm hơn. So sánh với các quốc gia như Trung quốc (0.45, Ming Zhang-2007), Indonesia (0.44) thì hệ số Gini theo chi tiêu của Việt Nam (0.37) vẫn ở mức tương đối bình đẳng.


-1.2

Khoang cach ngheo (%)

0

-2.1

-2

-3

-4

-5.1

-6

-8.1

-8

-9.5

-10.6

-10

-12

Mien nui phia Bac

Dong bang Song Hong

Bac Trung Nam

Bo

Trung Bo

Tay Dong Dong Nguyen Nam Bo bang

Song Cuu Long

Ng Nguồn: Tính toán từ số liệu VHLSS 2006

Đồ thị 2.1: Khoảng cách nghèo phân theo vùng năm 2006

Khi phân tích về bất bình đẳng, câu hỏi đặt ra không chỉ là mức độ bất bình đẳng đang ở đâu mà còn cần nắm được xu hướng diễn ra trong đó. Các thống kê dưới đây (Bảng 2.2) cho thấy hệ số Gini trong mỗi khu vực là không cao (thành thị khoảng 0.35 và nông thôn khoảng 0.28), vì vậy hệ số Gini chung là 0,37 (cao hơn ở cả 2 khu vực) chứng tỏ rằng có sự gia tăng khoảng cách giữa các vùng/khu vực. Phân tích này gợi ý về các giải pháp thu hẹp bất bình đẳng cần hướng vào điều chỉnh khoảng cách chênh lệch giữa các vùng


Muốn giải quyết nghèo đói không thể không dựa vào các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói. Các nghiên cứu đánh giá định tính (đánh giá có sự tham gia của người dân ở Trà Vinh, Lào Cai và TP Hồ Chí Minh) cho thấy rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói nhưng cơ bản là các nguyên nhân liên quan đến năng lực của người dân. Theo số liệu báo cáo từ điều tra xác định hộ nghèo năm 2005, nguyên nhân nghèo tập trung vào: thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu đất,... (trên 56% cho rằng thiếu vốn, trên 37% cho rằng thiếu kinh nghiệm làm ăn).

Bảng 2.2: Hệ số Gini theo khu vực, vùng qua các năm



1993

1998

2002

2004

2006

Chung cả nước

0,34

0,35

0,37

0,37

0,37

Theo khu vực

Thành thị

0,35

0,34

0,35

0,34

0,35

Nông thôn

0,28

0,27

0,28

0,27

0,28

Theo vùng

Miền núi phía Bắc

0,25

0,26

0,34

0,33

0,33

Đồng bằng sông Hồng

0,32

0,32

0,36

0,37

0,36

Bắc Trung Bộ

0,25

0,29

0,30

0,32

0,31

Duyên Hải miền Trung

0,36

0,33

0,33

0,31

0,32

Tây Nguyên

0,31

0,31

0,36

0,34

0,35

Đông Nam Bộ

0,36

0,36

0,38

0,37

0,38

Đồng bằng sông Cửu Long

0,33

0,30

0,30

0,31

0,32

Nguồn: (Tổng hợp từ các báo cáo phát triển con người 2002, 2004, 2007) Tuy nhiên các nguyên nhân này có mức độ không giống nhau ở các vùng; mỗi vùng lại thể hiện nguyên nhân bức xúc của vùng đó như nguyên nhân thiếu đất nổi

bật nhất ở đồng bằng sông Cửu long, cụ thể trong bảng nguyên nhân nghèo đói

(bảng 2.3).

Mặc dù tỷ lệ nghèo giảm đáng kể dù tính theo tiêu chí nào nhưng câu hỏi đặt ra là kết quả giảm nghèo có thực sự vững chắc. Để trả lời câu hỏi này cần xem xét thu nhập, chi tiêu của người dịch chuyển qua chuẩn nghèo như thế nào.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2023