Nhận Định Về Cách Tiếp Cận Giảm Nghèo Bền Vững


“Tôi nghe nói làm thủ tục xin vay sẽ được vay vốn lãi suất 0,5% tháng từ Ngân hàng chính sách xã hội, làm xong thủ tục vay 5 triệu đồng rồi chờ cả mấy tháng cuối cùng được thông báo ngắn gọn là hết vốn. Tôi đã rất ngại làm thủ tục vay nhưng không được, chắc thôi luôn không có lần sau” - một người nghèo ở xã Ngũ Lạc, Duyên Hải, Trà Vinh.

Câu chuyện trên mang nhiều hàm ý mà nghiên cứu này muốn nói đến, đặc biệt là khi nỗ lực thử vay không thành công thì không thúc đẩy người dân (nhất là người dân tộc) theo đuổi những dự định đầu tư, phát triển kinh tế hộ gia đình. Điều này phù hợp với nguyên tắc “phần thưởng của trải nghiệm thứ nhất lớn thì sẽ dễ có những lần thực hiện tiếp theo và ngược lại”. Trong marketing xã hội, làm cho đối tượng thử nghiệm hành vi lần đầu là rất khó và nếu thất bại thì rất khó để thuyết phục lần sau, ngược lại nếu thử thành công – như được tưởng thưởng-thì sẽ dễ dàng thuyết phục lần sau.

Quá trình phân tích đánh giá của người nghèo về các chính sách, dịch vụ giảm nghèo đi từ: “Có biết chính sách, dịch vụ giảm nghèo không?” đến “Chính sách cóthiết thực không?” rồi “Tiếp cận chính sách, dịch vụ có khó khăn không?” và, “Có gặp trở ngại khi tiếp cận dịch vụ giảm nghèo không?”. Theo lô gic đó, câu hỏi tiếp theo mà nghiên cứu muốn tìm câu trả lời là:

“Có được tạo điều kiện bổ sung khi tiếp cận không?”.

Trong lĩnh vực marketing, khuyến mãi là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy người mua còn trong trường hợp của dịch vụ giảm nghèo thì dường như nội dung này không được quan tâm. Bằng chứng là 93,65% số người được phỏng vấn đều cho rằng họ không được những khuyến khích gì thêm khi tiếp cận và sử dụng các dịch vụ giảm nghèo.

Thông qua trao đổi nhóm với người dân rằng nếu nhận được những khuyến khích thì họ có cố gắng tiếp cận và tham gia nhiều hơn trong tiếp nhận những trợ giúp như tham gia lớp tập huấn khuyến nông hay để cho con em được đến trường,.. không? Kết quả là nhiều người dân sẽ tích cực tham gia hơn nếu có những khuyến khích trong đó những khuyến khích tinh thần được đánh giá cao.


“Tôi tin rằng nếu tổ chức các lớp khuyến nông mà sau đó ai làm đúng sẽ được nhận chứng chỉ hay giấy khen thì không chỉ nhiều người nghèo tham gia mà còn chăm chú học tập hơn”- Một người dân ở xã Cư Ni, huyện Ea Car, Đắk Lắk.

Thực tế, nhiều dự án quốc tế (ví dụ: dự án hỗ trợ trẻ em lang thang do EU tài trợ) khi triển khai dự án trên địa bàn đã áp dụng chiêu thức khuyến khích như tặng quà cho những người dân tham gia họp, tập huấn tuy nhiên các tổ chức quốc tế thường khuyến cáo không nên đưa tiền cho người tham gia bởi vì như vậy những người tham gia có thể không hẳn vì mong muốn học tập mà chỉ là đến để được nhận tiền.

2.3.3. Nhu cầu của người nghèo và nhu cầu đối với giảm nghèo bền vững

Quan điểm cốt lõi của mọi chương trình marketing là lấy đối tượng làm trung tâm, marketing xã hội và việc vận dụng marketing xã hội vào giảm nghèo cũng không nằm ngoài triết lý chung đó. Điểm cần chú ý ở đây là nếu cứ giản đơn dựa trên nhu cầu được nói ra bởi chính người nghèo và đáp ứng trực tiếp nhu cầu đó thì tính hiệu quả sẽ không cao thậm chí còn tiếp thêm tư tưởng ỷ lại cho đối tượng. Tại sao vậy? trong nội dung này sẽ đề cập không chỉ đến nhu cầu của người nghèo mà còn là nhu cầu đối với giảm nghèo bền vững.

Để có cơ sở phân tích và trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ xem xét về tình huống giả định (đã có trong thực tế) sau:

Một dự án hỗ trợ giảm nghèo do một tổ chức quốc tế tài trợ cho địa phương

X. Dự án cung cấp ngân sách cho mỗi thôn một khoản nhất định và thực hiện theo nguyên tắc dựa vào nhu cầu của người dân (người dân tự bàn bạc và quyết định việc sử dụng khoản ngân sách này). Tại thôn A, tỷ lệ nghèo đói cao, trình độ dân trí thấp, đường xá đi lại khó khăn, thiếu các phòng học khang trang. Nhưng kết quả lấy ý kiến người dân về việc sử dụng khoản kinh phí đã vượt ngoài dự liệu của những người làm công tác phát triển cộng đồng và của chính tổ chức tài trợ. Cụ thể là sau một vài cuộc họp thôn để quyết định xem nên sử dụng khoản ngân sách mà tổ chức tài trợ, cuối cùng những người dân đi đến thống nhất chia khoản tiền đó theo nhân khẩu để ai sử dụng vào việc gì tuỳ ý và không đầu tư vào dự án phát triển nào khác. Được biết, sau đó một số người đã sử dụng số tiền được chia để mua rượu, một số mang về cất vào tủ để chi dùng dần.


Bình luận:

- Đúng nguyên tắc: Rõ ràng họ đã làm đúng nguyên tắc lấy đối tượng làm trung tâm và chính họ (người dân) đã quyết định;

- Đúng nhu cầu của người dân? Người dân đã thống nhất trên cơ sở nhu cầu mà họ nhận thấy;

- Công bằng? Đúng, rất công bằng. Thực tế bằng cách chia này họ đã thực hiện được nội dung công bằng, ai cũng có phần;

- Nhưng, như vậy thì mục tiêu phát triển cộng đồng đã không đạt được.

Vậy đâu là lý do của thất bại?

Câu trả lời là: Nhận thức về nhu cầu không đúng. Nhu cầu đúng là nhu cầu của vấn đề (phát triển) đặt ra chứ không phải là của bản thân người nghèo. Trong tình huống nêu trên thì nhu cầu cần giải quyết để phát triển cộng đồng này là xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ nhu cầu phát triển.

Tuy nhiên, từ các nghiên cứu tại 7 tỉnh cho thấy nếu không lấy ý kiến người dân và đúng mong muốn của người dân thì việc đưa (áp đặt) một dự án vào sẽ không thu hút được sự tham gia của người dân và dẫn đến dự án không có hiệu quả. Chính vì vậy, làm sao để người dân vừa nhận thức được đúng vấn đề của họ (tức là bản chất vấn đề chứ không chỉ là hiện tượng hay biểu hiện) vừa tích cực tham gia vào giải quyết chính những vấn đề của họ là câu hỏi cần được giải đáp. Đây cũng là nội dung liên quan đến giải pháp nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người nghèo sẽ được làm rõ trong phần sau của luận án.

2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHẬN THỨC, HÀNH VI CỦA CÁC NHÓM ĐỐI TÁC XÃ HỘI

2.4.1 Nhận thức của cán bộ các cấp về nghèo đói và giảm nghèo

Với mục đích nghiên cứu, đánh giá nhận thức, hành vi của các nhóm đối tượng thuộc các cơ quan, tổ chức tham gia vào công tác giảm nghèo, việc tiến hành một khảo sát, lấy thông tin sơ cấp cùng với thông tin thứ cấp sẽ làm tăng mức độ chính xác, chi tiết về những vấn đề liên quan. Những kết qủa từ khảo sát được trình bày ở đồ thị biểu diễn mức độ và nội dung nhận thức về nghèo đói (đồ thị 2.3).


Đồ thị 2.3: Nhận thức về nghèo đói


Khác 0.45 Phá hoại môi trường 1.06Bạo hành gia đình 1.28

Văn hoá-xã hội xuống cấp 1.43 Người nghèo mất tự tin 2.19Mất giá trị con ngườI 2.41

Trộm cắp

Không được đáp ững nhu cầu cơ bản

Tệ nạn xã hộI Không được tôn trọng Bất bình đẳng xã hộI

Thất học Bệnh tật

Mất ổn định xã hộI

3.24

4.22

6.49

6.71

10.94

11.84

18.25

23.53

Suy dinh dưỡng 5.96

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00

Nguồn: Khảo sát thực tế phục vụ luận án

Nhận thức về nghèo đói trong khảo sát không đơn giản chỉ là tiêu chí xác định hộ nghèo (đối với câu hỏi này 100% cán bộ trả lời đúng) mà vấn đề là nghèo đói ảnh hưởng đến con người và xã hội như thế nào? Trong phạm vi được trả lời là 3 vấn đề (Câu hỏi 10) ảnh hưởng quan trọng nhất, kết quả cho thấy có 14 vấn đề được tập trung nhắc đến nhiều gồm mất ổn định xã hội, bệnh tật, thất học, bất bình đẳng xã hội, không được tôn trọng, tệ nạn xã hội, suy dinh dưỡng, không được đáp ững nhu cầu cơ bản, trộm cắp, mất giá trị con người, người nghèo mất tự tin, văn hoá-xã hội xuống cấp, bạo hành gia đình, phá hoại môi trường. Ngoài 14 ý được đề cập nhiều còn một vài ý kiến khác nhưng ít liên quan và tần suất xuất hiện không đáng kể.

Nhìn vào đồ thị 2.3 có thể nhận thấy nhóm vấn đề ảnh hưởng của nghèo đói


được cán bộ các cấp quan tâm nhiều nhất là mất ổn định xã hội, bệnh tật, thất học và bất bình đẳng xã hội. Kết quả khảo sát này cũng khẳng định nhận thức của cán bộ về nghèo đói là tương đối tốt. Một câu hỏi sâu hơn là liệu có sự khác biệt về nhận thức giữa nhóm đối tượng cán bộ ở cấp tỉnh, huyện và cấp xã không? Bởi nếu thực sự có sự khác biệt về nhận thức thì các đề xuất giải pháp truyền thông cho các nhóm phải khác nhau. Tuy nhiên khi phân tích chi tiết, tác giả không tìm được bằng chứng có ý nghĩa thống kê (có thể do mẫu chưa đủ lớn) khẳng định những khác biệt đó.

Một khía cạnh nhận thức về nghèo đói khác có ảnh hưởng đến hành động thúc đẩy giảm nghèo của nhóm đối tượng cán bộ các cấp là nhận thức về vai trò của họ/cơ quan họ đối với công tác này. Với 5 phương án trả lời cho câu hỏi đó, kết quả cho thấy ở câu trả lời coi giảm nghèo là trách nhiệm của bản thân người nghèo và trách nhiệm chung nhận được nhiều sự ủng hộ nhất.

Rõ ràng, để giảm nghèo nhanh, bền vững cần có cả sự nỗ lực của bản thân người nghèo và sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của các cơ quan, tổ chức liên quan. Việc xác định ai là đối tượng có vai trò chính trong giảm nghèo chỉ có tính tương đối. Câu hỏi đặt ra ở đây chỉ để nắm rõ quan điểm của các nhóm. Thực tế, nhìn trong bảng trên dễ nhận thấy rằng tỷ lệ cao hơn (50%) trong nhóm đối tượng cán bộ cấp tỉnh cho rằng trách nhiệm giảm nghèo là chung. Ngược lại, với cán bộ cấp cơ sở (cấp xã), nhận thức về vai trò của chính người nghèo trong giảm nghèo là quan trọng nhất mới là phù hợp.

Bảng 2.15: Vai trò trong giảm nghèo phân theo cấp hành chính



Đối tượng

Chung

Cán bộ xã

Cán bộ huyện

Cán bộ tỉnh

Số lượng

(%)

Số lượng

(%)

Số lượng

(%)

Số lượng

(%)

Bản thân người nghèo

160

36.20

135

44.85

17

20.00

8

14.29

Chính quyền các cấp

66

14.93

32

10.63

22

25.88

12

21.43

Các hội, đoàn thể

50

11.31

28

9.30

16

18.82

6

10.71

Cộng đồng

15

3.39

8

2.66

5

5.88

2

3.57

Nhiệm vụ chung

151

34.16

98

32.56

25

29.41

28

50.00

Tổng

442

100

301

100

85

100

56

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Marketing xã hội với việc giảm nghèo bền vững ở Việt Nam - 17

Nguồn: Khảo sát thực tế phục vụ luận án


Nếu giữa nhóm cán bộ cấp tỉnh và cấp cơ sở (xã) có sự khác biệt trong nhận thức về vai trò trong công tác giảm nghèo thì liệu có sự khác biệt giữa nhóm cán bộ chính quyền với cán bộ của các tổ chức hội, đoàn thể? Bảng 2.16 cung cấp thêm thông tin về nội dung này.

Bảng 2.16: Vai trò chính trong lĩnh vực giảm nghèo



Đối tượng

Chung

Cán bộ chính quyền

Cán bộ hội, đoàn thể

Số lượng

(%)

Số lượng

(%)

Số lượng

(%)

Bản thân người nghèo

160

36.20

128

41.56

32

23.88

Chính quyền các cấp

66

14.93

58

18.83

8

5.97

Các hội, đoàn thể

50

11.31

15

4.87

35

26.12

Cộng đồng

15

3.394

3

0.97

12

8.96

Nhiệm vụ chung

151

34.16

104

33.77

47

35.07

Tổng

442

100

308

100

134

100

Nguồn: Khảo sát thực tế phục vụ luận án

Theo phân tích tần suất, mặc dù không có sự khác biệt nhiều nhưng dường như cán bộ chính quyền coi vai trò của mình quan trọng hơn và ngược lại hội đoàn thể cũng tự nhận mình có vị trí quan trọng đối với giảm nghèo. Tuy nhiên, phần lớn vẫn xác định là vai trò của bản thân người nghèo và trách nhiệm chung.

Tìm hiểu nhận thức của cán bộ các cấp về cách thức giải quyết đói nghèo có ý nghĩa quan trọng vì các giải pháp mà họ đưa ra sẽ dựa trên cơ sở đó. Vì vậy, nghiên cứu đã đặt câu hỏi: “Theo ông/bà, định hướng chính để giảm nghèo bền vững nên tập trung vào giải pháp nào sau đây (đánh số từ 1 đến 4 theo thứ tự 1 là quan trọng nhất, 4 là ít quan trong nhất):

- Hỗ trợ trực tiếp mang tính cho không (ví dụ: hỗ trợ bằng tiền mặt, thẻ bảo hiểm miễn phí, cấp giống, ưu đãi vốn,...)

- Nâng cao năng lực cho người dân (ví dụ: thúc đẩy ý thức tự vươn lên, nâng cao kỹ năng sản xuất, khả năng quản lý kinh tế hộ gia đình,...)

- Tạo môi trường thuận lợi (ví dụ: thông tin cơ hội việc làm, cơ hội kinh doanh, kêu gọi đầu tư vào địa phương,...)


- Cải thiện dịch vụ xã hội cơ bản (ví dụ: tăng chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục, hạ tầng cơ sở,...)

Kết quả cho thấy, hai khía cạnh được đánh giá là quan trọng nhất là nâng cao năng lực cho người nghèo và tạo môi trường thuận lợi với 44,80% và 33,26%. Chỉ có 9,73% cho rằng hỗ trợ trực tiếp mang tính cho không là quan trọng nhất và mặc dù chỉ có 12,22% cho rằng dịch vụ xã hội cơ bản là quan trọng nhất thì lại có tới 37,56% cho rằng yếu tố này là mức độ quan trọng thứ hai (quan trọng).

Nhìn một cách tổng thể bảng thống kê trên có thể nhận thấy rằng cán bộ các cấp cơ bản đã có cách nhìn giảm nghèo mang tính bền vững hơn bởi cho dù vẫn còn những tranh luận về cách tiếp cận giảm nghèo như thế nào là bền vững thì rõ ràng cách tiếp cận hỗ trợ trực tiếp thuần tuý cho không là thiếu thuyết phục. Cũng cần giải thích thêm rằng tất cả những người cho rằng hỗ trợ trực tiếp manh tính cho không là quan trọng nhất đều là cán bộ cấp xã.

Bảng 2.17: Nhận định về cách tiếp cận giảm nghèo bền vững



Rất quan trọng

Quan trọng

Bình thường

Không quan trọng


Tổng

sl

%

Sl

%

Sl

%

Sl

%

Trực tiếp

43

9.73

68

15.38

237

53.62

94

21.27

442

Năng lực

198

44.80

132

29.86

84

19.00

28

6.33

442

Môi trường

147

33.26

76

17.19

97

21.95

122

27.60

442

Dịch vụ

54

12.22

166

37.56

24

5.43

198

44.80

442

Tổng

442

100

442

100

442

100

442

100


Nguồn: Khảo sát thực tế phục vụ luận án


2.4.2. Mức độ quan tâm của cán bộ các cấp đối với công tác giảm nghèo

Trong nội dung này, nghiên cứu tập trung phân tích thái độ hay mức độ quan tâm của cán bộ các cấp đến công tác giảm nghèo mà đơn giảm nhất là xem họ có thích thú với công tác này hay không.

Với câu hỏi “Xin ông/bà cho biết đối với công tác giảm nghèo:

- Ông bà chủ động tham gia công tác này với niềm đam mê.


- Ông bà tham gia công tác này theo yêu cầu nhưng thấy thích thú

- Ông bà tham gia công tác này và coi công việc này đơn thuần như những công việc được giao khác.

- Ông bà phải tham gia công tác này chứ không phải là mong muốn.

Kết quả thu được là có 61/442 ý kiến chủ động tham gia với niềm đam mê chiếm 13,80%; ngược lại 96/442 ý kiến lại cho rằng họ được phân công tham gia thực hiện công tác này và cũng không cảm thấy thú vị với công việc này (chiếm 21,72%). Đáng chú ý là có tới 173/442 ý kiến (chiếm 38,14%, tỷ lệ cao nhất trong 4 nhóm ý kiến) cho biết họ cảm thấy thích thú với công tác này sau khi tham gia. 112 ý kiến còn lại coi công tác này cũng giống như những công việc được giao khác mà họ phải thực hiện. Lý giải của nhóm ý kiến rằng sau khi tham gia vào công tác giảm nghèo thì dần dần thấy thích thú hơn với công việc này tại các cuộc tham vấn nhóm cán bộ là bởi công việc này mang ý nghĩa chính trị lớn cộng với việc thường xuyên tiếp xúc, trao đổi nhóm nghèo nhất và cảm nhận được những việc làm là có ích cho cộng đồng.

Nếu lý giải trên từ tham vấn sâu chưa mang tính đại diện thì câu hỏi “Điều gì ông/bà thích nhất khi tham gia vào công tác giảm nghèo?” đã nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau (do là câu hỏi mở). Tuy nhiên vẫn có thể nhóm lại thành các nhóm ý kiến khác nhau. Với các khía cạnh liên quan đến cảm nhận về giá trị xã hội, về kỹ năng và về lợi ích trực tiếp. (Đáng chú ý là một số người không có được sự đam mê với công việc này cũng tìm được điều mà họ thích trong công việc).

Nhóm ý kiến nhiều nhất (46,87%) cho rằng khi tham gia công tác này họ cảm thấy là đã làm cho cộng đồng, xã hội tốt đẹp hơn, chia sẻ - cảm thông với những người khó khăn. Tóm lại là họ thích vì nhận ra giá trị xã hội tốt đẹp của công việc này mà chính họ tham gia vào.

Nhóm ý kiến thứ hai (32,12%) lại tìm thấy điểm thú vị ở công tác này ở khía cạnh chuyên môn, họ cho rằng công việc này đòi hỏi và mang lại cho họ những kỹ năng, phương pháp làm việc với người dân, phát triển cộng đồng; hiểu biết nhiều hơn về trách nhiệm xã hội; kỹ năng quản lý dự án.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2023