Tổng Hợp Đánh Giá Các Giải Pháp Giảm Nghèo Ở Việt Nam


Bảng 2.3: Nguyên nhân nghèo đói

Đơn vị: %



Vùng

Nguyên nhân

Thiếu

vốn

Thiếu

đất

Thiếu

Thiếu

K/n

Bệnh

tật

Tệ

nạn

Rủi

ro

Đông

người

Cả nước

56,21

20,82

11.40

37,32

7.79

2,3

1,26

12,08

Đông bắc

55.20

21.38

8.26

33.45

7.79

2.30

1.26

12.08

Tây bắc

73.60

10.46

5.56

47.37

5.78

0.58

0.52

9.39

Đồng bằng SH

54.96

8.54

17.50

23.29

36.26

1.46

2.39

7.30

Khu 4 cũ

80.95

18.90

14.60

50.65

14.42

0.80

1.92

16.61

DHMT

50.84

12.59

10.80

17.57

31.95

0.83

1.34

20.71

Tây nguyên

65.95

26.12

7.76

27.11

9.03

1.22

1.32

13.72

Đông nam bộ

79.92

20.08

8.64

20.60

17.54

0.37

0.39

9.50

ĐBSCL

48.44

47.73

5.47

5.88

4.22

0.87

1.80

11.95

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Marketing xã hội với việc giảm nghèo bền vững ở Việt Nam - 13

(Nguồn: Báo cáo giảm nghèo 2005-Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

Tuy nhiên, hàm mật độ thể hiện trong đồ thị 2.2 cho thấy chuẩn nghèo vẫn ở khu vực cao của đường phân phối thu nhập. Điều này nghĩa là một tỷ lệ khá lớn người dân đã vượt qua ngưỡng nghèo nhưng vẫn còn ở ngay sát đường nghèo. Những người này sẽ dễ dàng trở lại diện nghèo nếu gặp phải những rủi ro hay bất trắc.

Tóm lại, dựa trên các phương pháp và chỉ số phân tích tình hình nghèo, một bức tranh về thực trạng nghèo của Việt Nam được phác họa với những nét chính là:

Thứ nhất, vấn đề nghèo đói còn lớn thể hiện ở cả số lượng người nghèo và hộ nghèo; cả ở khía cạnh nghèo đói tuyệt đối và tương đối;

Thứ hai, số lượng người nghèo tập trung ở khu vực đông dân cư nhưng vấn đề trầm trọng của nghèo đói lại tập trung ở khu vực vùng sâu, vùng xa nhất là vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên;

Thứ ba, bất bình đẳng có xu hướng gia tăng và giảm nghèo chưa vững chắc. Tỷ trọng không nhỏ người dân vẫn nằm ngay cạnh chuẩn nghèo-cận nghèo, điều này cũng có nghĩa mức độ bền vững của giảm nghèo những năm qua là chưa cao.



2002

0.12

Chuẩn nghèo

1993

0.1

0.08

1998

2004

0.04

2006

0.02

0

0.06

1 50

3 50

5 50

7 50

9 50

1 15 0

1 35 0

1 55 0

1 75 0

1 95 0

2 15 0

2 35 0

2 55 0

2 75 0

2 95 0

3 15 0

3 35 0

3 55 0

3 75 0

3 95 0

4 15 0

4 35 0

4 55 0

4 75 0

4 95 0

5 15 0

5 35 0

5 55 0

5 75 0

5 95 0

Nguồn: Phùng Đức Tùng, tính toán từ VHLSS từ 1993 đến 2006

Đồ thị 2.2: Phân phối thu nhập và chuẩn nghèo


2.1.2. Tổng quan về tình hình thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo

Tăng trưởng kinh tế là một tiền đề quan trọng đối với giảm nghèo tuy nhiên không phải cứ tăng trưởng là sẽ dẫn đến giảm nghèo. Nhiều bằng chứng cho thấy nếu lựa chọn chiến lược tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng không có định hướng vào người nghèo thì thậm chí nghèo đói còn gia tăng. Ví dụ, trong những năm 1990 Malaysia có tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là 4,6%/năm nhưng tỷ lệ nghèo lại tăng 2,9%/năm. Điều tương tự cũng xảy ra ở Cambodia, Indonesia, Sri Lanka (Pasha & Palanivel, 2004). Ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế trong 2 thập kỷ vừa qua là nhanh nhưng thành tựu giảm nghèo cũng rất ấn tượng (mặc dù còn ẩn chứa tính chưa bền vững), điều đó nói lên rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hướng đến người nghèo. Ngay cả khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, Chính phủ cũng thực thi chính sách hỗ trợ người nghèo ăn Tết (2009). Trên phương diện này, thực


Các chính sách, dự án, giải pháp trong chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006-2010

1. Nhóm chính sách, dự án

a. Hỗ trợ về y tế

b. Hỗ trợ về giáo dục

c. Tín dụng ưu đãi hộ nghèo

d. Hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số

e. Hạ tầng cơ sở xã nghèo bãi ngang ven biển

f. Khuyến nông-lâm-ngư và hỗ trợ sản xuất phát triển ngành nghề

g. Dạy nghề cho người nghèo

h. Nhân rộng mô hình giảm nghèo

i. Hỗ trợ nhà ở và nước sinh hoạt

j. Trợ giúp pháp lý

2. Nhóm giải pháp

a. Nâng cao năng lực

b. Huy động nguồn lực

c. Giám sát, đánh giá.

tế Nhà nước đã thực thi nhiều chính sách có lợi cho người nghèo mà cụ thể là ban hành, triển khai các chương trình, chính sách trợ giúp người nghèo và ngược lại người dân cũng đã tiếp cận được nhiều dịch vụ, lợi ích từ các chương trình chính sách này. Trong phần này, luận án sẽ giới thiệu các chính sách trợ giúp người nghèo và việc tiếp cận các nhóm trợ giúp

của người nghèo về dịch vụ xã hội cơ bản, sinh kế, và giảm thiểu

rủi ro.

Trong giai đoạn hơn 10 năm qua, Đảng và nhà nước đã thực hiện nhiều chủ trương, định hướng lớn về giảm nghèo, đặc biệt Chính phủ đã phê duyệt các chương trình mục tiêu, chiến lược toàn diện hướng tới giảm nghèo bền vững qua các thời kỳ.

Trước hết, chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo qua các giai đoạn 1998-2000, giai đoạn 2001-2005 và hiện nay đang triển khai giai đoạn 2006-2010. Đặc điểm cơ bản của chương trình này là cách tiếp cận trực tiếp

vào đối tượng (là hộ nghèo, người nghèo); chương trình có phạm vi không gian rộng (toàn quốc); nội dung của chương trình qua các thời kỳ có thay đổi nhưng về cơ bản vẫn tập trung vào khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, hỗ trợ y tế, giáo dục và nâng cao nhận thức, năng lực cho người dân. Song hành cùng chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, một chương trình hướng mạnh vào giảm


nghèo là chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi vùng sâu vùng xa (gọi tắt là chương trình 135). Với tên chương trình, không khó để nhận thấy rằng cách tiếp cận chủ yếu là hướng tới các xã nghèo. Nội dung nổi bật của chương trình 135 là hỗ trợ các xã nghèo xây dựng hạ tầng cơ sở. Ngoài hai chương trình trọng điểm đó, năm 2003 Chính phủ còn phê duyệt Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện (CPRGS) với nội dung rất rộng, thu hút sự quan tâm của cả các cơ quan, cá nhân trong nước và quốc tế (đặc biệt là các nhà tài trợ cho Việt Nam).

Hỗ trợ cho nỗ lực giảm nghèo của Việt Nam, nhiều dự án do các nhà tài trợ quốc tế (cả song phương và đa phương), đã được triển khai trong những năm qua. Có những dự án với quy mô lớn, thực hiện ở các địa phương như dự án Hỗ trợ giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc (IFAD tài trợ), dự án hỗ trợ giảm nghèo Chia sẻ thực hiện ở 3 tỉnh là Hà Giang, Yên Bái và Quảng Trị… nhưng cũng có những dự án nhỏ như dự dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ mang tên quỹ Carpenter, Misserior. Không chỉ là các dự án hướng hỗ trợ trực tiếp xuống các địa phương, không ít các dự án mang tính hỗ trợ kỹ thuật cung cấp những phương pháp, cách tiếp cận mới vào thực hiện giảm nghèo ở Việt Nam. Dự án hỗ trợ giảm nghèo MOLISA - GTZ (do CHLB Đức tài trợ) hay dự án hỗ trợ xây dựng và thực hiện chương trình giảm nghèo Vie02/001 (do UNDP tài trợ) là những ví dụ cụ thể và nổi bật.

Trên cơ sở rà soát tổng quan các chương trình, dự án giảm nghèo theo các nội dung cơ bản của giảm nghèo bền vững, cho thấy các mục tiêu giảm nghèo đã được thiết kế và triển khai. Tuy nhiên, hướng tập trung của các chương trình, dự án giảm nghèo hiện này tập trung nhiều hơn vào tạo điều kiện phát triển, nâng cao năng lực và tiếp cận dịch vụ xã hội. Riêng nội dung về bảo đảm an toàn và xây dựng ý chí quyết tâm vươn lên ở người nghèo ít được quan tâm (xem bảng 2.4).


Bảng 2.4: Tổng hợp đánh giá các giải pháp giảm nghèo ở Việt Nam

Các trụ cột giảm

nghèo

Ý chí, quyết tâm


Năng lực

Tiếp cận cơ hội phát triển

Tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản


Bảo đảm an toàn


Mục đích yêu cầu

Người dân ý thức được giá trị của các việc nỗ lực vươn lên;

Mong muốn có được cuộc sống tốt hơn; Tin tưởng có thể vượt lên, thoát khỏi đói

nghèo.

Người nghèo hiểu được rằng muốn giảm nghèo phải có năng lực

Người nghèo biết có những chính sách và quyền lợi của mình

Được rèn luyện và phát triển kỹ năng, chuyên môn

Nhận thức được xu hướng phát triển kinh tế-xã hội;

Hiểu được lợi ích của việc tham gia, tiếp cận cơ hội; Người nghèo tiếp cận hệ thống thông tin.


Nhận thức về lợi ích và quyền hưởng dịch vụ xã hội;

Nội dung của dịch vụ xã hội; Có khả năng tiếp cận đến các dịch vụ xã hội


Nhận thức được các rủi ro;

Hiểu được cơ chế phòng ngừa, khắc phục rủi ro; Tham gia các loại hình bảo hiểm; và biện pháp phòng ngừa



Tập huấn, truyền






thông nâng cao

Truyền thông





nhận thức và

về phát triển xã

Truyền thông để




hướng dẫn cách

hội;

người nghèo biết

Vận động, hướng



làm ăn, kỹ năng

Phát triển hạ

và tiếp cận dịch

dẫn về các



quản lý kinh tế hộ;

tầng cơ sở gắn

vụ;

phương cách


Truyền thông,

Thực hiện đối

với cơ hội việc

Hỗ trợ và tạo

phòng ngừa rủi


vận động và

thoại, trao đổi về

làm.

thuận lợi để

ro;

Giải

giáo dục nhằm

chính sách;

Tạo thuận lợi

người nghèo tiếp

Hỗ trợ người

pháp tác

hun đúc tinh

Thúc đẩy (thực

để người nghèo

cận như thẻ bảo

nghèo tham gia

động

thần vượt khó

hành) sự tham gia

tiếp cận tín

hiểm y tế, miến

các quỹ, các loại


khăn, vươn lên

của người nghèo

dụng.

giảm học phí cho

hình bảo hiểm,...


thoát nghèo.

vào quá trình phát

Hỗ trợ phát

trẻ em nghèo; hỗ

Phát triển các



triển địa phương;

triển ngành

trợ xây dựng các

định chế tài chính



Đào tạo nghề cho

nghề; liên kết

công trình vệ

vi mô ở địa



người nghèo;

tạo đầu ra cho

sinh, nước sạch,

phương



Giao lưu học tập

sản phẩm của

nhà ở,...




kinh nghiệm, mở

người nghèo





rộng vốn xã hội;





Đánh giá hiện trạng


Nội dung về truyền thông, xây dựng ý chí quyết tâm vươn lên cho người nghèo hầu như chưa có trong các chương trình, dự án giảm nghèo

Các chương trình, dự án đã hướng đến cải thiện năng lực cho người nghèo tuy nhiên mới tập trung vào hướng dẫn cách làm ăn, dạy nghề; các nội dung khác như kỹ năng quản lý kinh tế hộ; kỹ năng tham gia phát triển địa phương hay mở rộng vốn

xã hội ít được quan tâm


Đã có các chương trình, dự án với các nội dung liên quan đến việc hướng dẫn cách làm ăn; hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế hộ tuy nhiên còn thiếu các nỗ lực để người nghèo nhận ra cơ hội để phát triển

Đã thực hiện được nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ cho người nghèo tiếp cận với dịch vụ xã hội.

Cần tăng cường chất lượng dịch vụ và bổ sung thêm hoạt động phổ biến, hướng dẫn để người nghèo để giảm các cản trở trong việc tiếp cận dịch

vụ

Hệ thống các chương trình, dự án giảm nghèo còn thiếu các biện pháp tăng nhận thức về phòng ngừa rủi ro và cách thức phòng ngừa, khắc phục rủi ro.

Cần hỗ trợ người nghèo để có thể tham gia các định chế tài chính vi mô, bảo hiểm...


2.2 ĐÁNH GIÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO THEO QUAN ĐIỂM MARKETING XÃ HỘI

2.2.1 Đối với người nghèo

2.2.1.1 Chính sách sản phẩm, dịch vụ đối với người nghèo

Dưới góc độ marketing xã hội, sản phẩm cho người nghèo được hiểu là các hoạt động, chương trình khuyến khích, thuyết phục người nghèo chấp nhận, thực hiện hay thay đổi nhận thức, hành vi, kỹ năng hoặc thói quen…, cụ thể là quyết tâm thoát nghèo, mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhận thức và kiểm soát rủi ro, sử dụng kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh, ổn định nơi sinh sống…

- Cấp độ sản phẩm cốt lõi: Để người nghèo thực hiện được mục tiêu giảm nghèo thì bản thân họ phải có quyết tâm, ý chí. Thực tế, còn có tình trạng không ít người nghèo có tư tưởng cam phận, không cố gắng vươn lên thậm chí là ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Đây là vấn đề quan trọng, là mấu chốt trong giảm nghèo bền vững. Trong hệ thống các chương trình, chính sách giảm nghèo hiện nay, nội dung về thay đổi nhận thức, thúc đẩy ý chí quyết tâm vươn lên của người nghèo ít được quan tâm hơn so với các nỗ lực hỗ trợ lợi ích trực tiếp như hỗ trợ lãi suất, nhà ở,... Tuy nhiên, từ các tranh luận, bình luận trong các báo cáo về nghèo đói [5], [9], [14] được các cơ quan xây dựng chính sách, dự án liên quan đang điều chỉnh, chuyển từ bao cấp, hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp, khuyến khích hộ nghèo thoát nghèo đặc biệt là tăng cường nội dung vận động, tuyên truyền thay đổi nhận thức.

- Cấp độ sản phẩm cụ thể: Có hai nội dung (hai mảng) sản phẩm hiện thực đối với người nghèo. Thứ nhất, đó là việc cung cấp cho người nghèo những thông điệp giúp họ nhận ra tư tưởng không thể cứ trông chờ, ỷ lại mà phải chủ động, tích cực vươn lên bằng nội lực của chính mình. Ở mảng sản phẩm này, mặc dù nó được ẩn chứa trong mỗi chính sách, dự án nhưng chưa làm được nổi bật. Thứ hai, để người nghèo có cơ sở, điều kiện để chấp nhận sản phẩm cốt lõi nghĩa là cùng với quyết tâm vươn lên thoát nghèo, người nghèo còn nhận được sự hỗ trợ, sự “tiếp sức” của các chương trình, dự án. Với những hộ nghèo thiếu vốn đầu tư sản xuất kinh doanh,


cần khuyến khích họ tiếp cận, vay vốn để mạnh dạn hơn trong đầu tư sản xuất với những điều kiện ưu đãi. Những hộ nghèo có nguyên nhân do thiếu kinh nghiệm làm ăn, cần cung cấp cho họ dịch vụ hướng dẫn cách làm ăn. Hoặc để tránh tình trạng người nghèo không vượt khỏi vòng luẩn quẩn đói nghèo do chi phí chữa bệnh, chăm sóc y tế, chi tiêu cho giáo dục…, cần cung cấp các hỗ trợ như hỗ trợ chi phí y tế, giáo dục…

Hiện nay, hầu hết nhu cầu ở người nghèo đối với hàng hoá, dịch vụ cấp độ sản phẩm hiện thực được những người nghiên cứu, xây dựng chính sách, dự án giảm nghèo phát hiện và đáp ứng. Điều đó cũng có nghĩa là sản phẩm hiện thực của chương trình đã được thiết kế và với những chính sách, dự án cụ thể thì sản phẩm hiện thực ở đây trở thành sản phẩm cốt lõi của chính sách, dự án đó.

Bảng 2.5: Sản phẩm marketing xã hội của chương trình.


Chính sách/dự án

Đối tượng mục tiêu

Hành vi khuyến khích

Tín dụng ưu đãi

Hộ nghèo

Đầu tư phát triển sản xuất

Hỗ trợ về Y tế

Người nghèo

Sử dụng dịch vụ y tế


Hỗ trợ về Giáo dục


Học sinh nghèo/cha mẹ học sinh nghèo

Tiếp tục theo học/ cho con học nâng cao trình độ, kiến thức khoa học kỹ thuật

Trợ giúp pháp lý

Người nghèo

Hiểu biết quyền lợi, thực hiện đúng pháp luật, chính sách

An sinh xã hội

Nhóm nguy cơ rủi ro

Chủ động kiểm soát rủi ro

Nhà ở

Hộ nghèo, nhà ở không an toàn

Tạo dựng nhà ở an toàn

Tư liệu sản xuất

Hộ nghèo

Tích cực lao động, sản xuất kinh doanh

Xây dựng CSHT

Xã nghèo

Tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Hướng dẫn cách làm ăn

Người nghèo

Vận dụng cách thức làm ăn mới hiệu quả


- Cấp độ sản phẩm mở rộng (gia tăng/bổ sung): Với hai mảng sản phẩm hiện thực thì ở cấp độ sản phẩm cụ thể cũng bao gồm hai mảng sản phẩm. Thứ nhất, các thông điệp khuyến khích người nghèo chủ động vươn lên thì cần những biện pháp truyền thông, phổ biến cụ thể. Tuy nhiên, do trong những năm qua nội dung này ít được quan tâm nên chưa có được sản phẩm cụ thể, rõ nét mà chỉ có thể thấy thông qua một số phóng sự truyền hình, bài báo nói về những điển hình, “gương sáng” XĐGN. Thứ hai, đối với các sản phẩm hiện thực như nhằm tiếp sức người nghèo như mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục…) thì sản phẩm cụ thể được thiết kế, cung cấp như dự án tín dụng ưu đãi hộ nghèo, dự án hướng dẫn cách làm ăn, thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm viện phí, học phí, học bổng…

Vấn đề “bao gói sản phẩm”, “gắn nhãn sản phẩm” cũng chưa được coi trọng. Bản thân tên gọi của các chương trình, dự án phần lớn chưa gắn được thông điệp, ví dụ với tên gọi “Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN” có thể gợi suy nghĩ đây là chương trình của nhà nước trong đó nhà nước hỗ trợ cho người nghèo. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện mục tiêu giảm nghèo những năm qua cũng có những mô hình, sản phẩm “giảm nghèo” điển hình. Dự án hỗ trợ giảm nghèo GTZ cung cấp những mô hình hoạt động hiệu quả mang triết lý marketing xã hội. Một trong các hoạt động mà dự án đã thực hiện tại Đắk Lắk-một trong các tỉnh địa bàn dự án là tổ chức đối thoại chính sách giữa cán bộ các Sở liên quan với người dân. Thông qua hoạt động này người dân ở cơ sở được tham gia, trao đổi, hiểu rõ hơn các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng như các yêu cầu, điều kiện để tiếp cận được với lợi ích mà họ có quyền được hưởng. Một chương trình hỗ trợ giảm nghèo khác cũng cần được giới thiệu như một ví dụ rất tốt kể cả về cách tiếp cận giảm nghèo bền vững và việc “gắn nhãn” cho một chương trình giảm nghèo với thông điệp rõ ràng, thuyết phục đó là chương trình hỗ trợ giảm nghèo do tổ chức SIDA Thụy Điển mang tên “Chia sẻ”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2023