Marketing văn hoá nghệ thuật của các nhà hát trên địa bàn Hà Nội - 11


TT

Nhà hát

Chương trình

Giá vé (đồng)

Chương trình

Giá vé (đồng)

2

Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam

Family concert

100.000

Hoà nhạc


Sinh viên Đặt vé trước

200.000

350.000

500.000

100.000

Giảm 10%

3

Nhà hát Tuồng

Việt Nam


100.000

Chiết khấu cho trung gian

30%

4

Nhà hát Chèo Việt Nam

Sân khấu lớn

150.000

120.000

200.000

Sân khấu nhỏ

Đồng loạt 120.000

5

Nhà hát Ca Múa

Nhạc Việt Nam

Ca múa nhạc

100.000 đến

600.000



6

Nhà hát Múa rối Việt Nam

Giảm 10% cho các công

ty du lịch

70.000

Chương trình sáng chủ nhật

70.000

7

Nhà hát Múa rối Thăng Long

5 hàng ghế cuối, ghế phụ, công ty du lịch.

- Công ty du lịch mua trên 10 vé/1suất diễn

60.000


54.000

(giảm giá 10%)

Các đối tượng khác

100.000

8

Nhà hát Cải lương Hà Nội

Chương

trình Golden Bell Show

130.000

Các vở diễn của nhà hát

100.000

9

Nhà hát Kịch

Hà Nội

Kịch

100.000 đến 200.000

Chiết khấu trung gian

15-20%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Marketing văn hoá nghệ thuật của các nhà hát trên địa bàn Hà Nội - 11

(Ghi chú: Giá vé cập nhật trong tháng 7 và tháng 8 năm 2013)

Bảng 2.1. Giá vé của các nhà hát


Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các nhà hát trên địa bàn Hà Nội đều có chính sách trích hoa hồng trực tiếp cho trung gian như các đại lý hoặc trích trực tiếp cho người bán vé. Tuỳ vào số lượng mua, có thể trích từ 10% đến 30%. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, các sản phẩm văn hoá nghệ thuật ngày càng đa dạng, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt sự phát triển của công nghệ giải trí tại nhà khiến việc bán vé chương trình biểu diễn của các nhà hát vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, việc áp dụng nhiều chiến lược giá vé đã từng bước góp phần giúp các nhà hát phát triển và đa dạng khán giả, giảm bớt rào cản về giá vé, tối đa hoá doanh thu.

2.2.2.4. Đa dạng kênh phân phối

Một trong những yếu tố cơ bản của marketing hỗn hợp là kênh phân phối. Kênh phân phối gồm địa điểm phân phối, các yếu tố vật chất liên quan đến quá trình phân phối và hình thức phân phối. Hiện nay, các nhà hát trên địa bàn Hà Nội đã ngày càng đa dạng hơn kênh phân phối, hay chính là đa dạng mô hình tổ chức biểu diễn.

- Về mô hình tổ chức biểu diễn

Theo NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam - nguyên giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, nguyên thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, “với sự bùng nổ thông tin, sự cạnh tranh của sân khấu, nếu công tác tổ chức biểu diễn không làm tốt sẽ bị rơi vào quên lãng, thế nên các nhà hát đã tổ chức ra nhiều mô hình. Ví dụ, sân khấu gắn với khách du lịch, sân khấu gắn với các trường đào tạo hoặc các trường phổ thông trung học, trường phổ thông cơ sở, hay gắn với lễ hội. Sân khấu cũng mở ra một số mô hình mới, ở Hà Nội chưa phát triển nhưng ở thành phố Hồ Chí Minh đã có những dạng như sân khấu cà phê, sân khấu gắn với những hoạt động của nhà hàng. Đấy chính là mở rộng hình thức tổ chức biểu diễn. Hình thức tổ chức biểu diễn ngày càng năng động hơn” [PL4, tr.168-170].


Ngoài biểu diễn tại nhà hát, lưu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị, hình thức tổ chức biểu diễn phổ biến hiện nay là ký hợp đồng doanh thu qua trung gian. Gần đây, một số nhà hát ký hợp tác với các công ty tổ chức biểu diễn như Dongdoshow tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật. Đặc biệt, sau thành công của Liên hoan kịch Lưu Quang Vũ (từ ngày 9 đến ngày 15 tháng 9 năm 2013) tổ chức tại một số rạp hát ở Hà Nội, Dongdoshow - một công ty có thị phần tổ chức biểu diễn, bán vé lớn trên địa bàn Hà Nội - đã bắt đầu bắt tay với một số nhà hát mua show và hợp đồng bán vé kịch như vở Nàng Si Ta của Nhà hát Chèo Hà Nội, diễn tại Cung Văn hoá Hữu nghị Việt Xô vào ngày 16 tháng 11 năm 2013, vở Vương nữ mê linh (tác giả Nhật Linh) của Nhà hát Chèo Việt Nam diễn tại Cung Văn hoá hữu nghị Việt Xô vào ngày 15 tháng 12 năm 2013, vở Đi tìm điều không mất (tác giả Lê Quý Hiền) của Nhà hát Kịch Việt Nam được diễn tại Nhà hát lớn vào ngày 20 tháng 12 năm 2013. Các vở diễn này được Dongdoshow bán vé với giá từ 100.000 đến 400.000đ/vé, trong khi đó các nhà hát chỉ bán được vé với giá từ 100.000 đến 150.000đ/vé. Trước đây một số nhà hát kịch đã từng tìm đến các công ty tổ chức biểu diễn để tìm kiếm cơ hội hợp tác nhưng chưa thành hiện thực vì sân khấu kịch vẫn được cho là khó bán vé, ít khán giả, không có cơ hội sinh lời cho các công ty tổ chức biểu diễn.

Thành công của Liên hoan kịch Lưu Quang Vũ đã thổi một làn gió mới vào sân khấu kịch trên địa bàn Hà Nội. Sáng ngày 4 tháng 10 năm 2013, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam đã tổ chức họp báo ra mắt dự án “Chắp cánh niềm tin” và thông báo kế hoạch trình diễn vở “Mùa hạ cuối cùng” của tác giả Lưu Quang Vũ. Dự án này nhận được số tiền tài trợ 2 tỷ đồng từ SHB, tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội (BSH) và công ty Collagen Việt Nam. Theo kế hoạch, vở diễn “Mùa hạ cuối cùng” sẽ được Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam biểu diễn


miễn phí 100 buổi phục vụ cho khán giả các trường phổ thông, cao đẳng, đại học và triển khai nhiều hoạt động có ý nghĩa khác cho khán giả trẻ, học sinh, sinh viên trên địa bàn thủ đô. Dự án sẽ kéo dài từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 12 năm 2014 [35], [PL4, tr.168-170].

Hình thức tổ chức biểu diễn ngày càng đa dạng cho thấy những nỗ lực của các nhà hát trong việc đưa nghệ thuật đến với công chúng. Đồng thời, việc phát triển hình thức tổ chức biểu diễn cũng là một trong những cách thức giúp nhà hát hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Về địa điểm tổ chức biểu diễn


Hiện nay, các nhà hát trên địa bàn Hà Nội chủ yếu biểu diễn tại rạp của nhà hát, mặc dù điều kiện cơ sở vật chất của các nhà hát không đáp ứng được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng. Một số nhà hát vẫn “chưa có nhà để hát” như Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, Đoàn xiếc Hà Nội. Các nhà hát này phải thuê địa điểm mỗi lần biểu diễn. Một số nhà hát có rạp nhưng chưa đáp ứng nhu cầu về quy mô, cơ sở vật chất, nên thỉnh thoảng vẫn thuê địa điểm biểu diễn như Nhà hát Cải lương Hà Nội thuê rạp Hồng Hà mỗi khi ra mắt vở diễn mới. Đoàn kịch 2 của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam, tự hạch toán, hợp đồng thuê Nhà văn hoá học sinh sinh viên biểu diễn kịch vào tối thứ sáu, thứ bảy hàng tuần đã được khoảng ba năm. Địa điểm này đã dừng hoạt động từ tháng 5 năm 2013. Theo ông Trần Hồng Hải, cán bộ phòng Tổ chức biểu diễn, sắp tới Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam dự định thuê rạp Hồng Hà và rạp Quân đội để

mở rộng địa điểm biểu diễn, vì hiện nay nhà hát đã được phân 7.000m2 sau

Big C nhưng chưa có ngân sách để xây dựng.


Ngoài việc mở rộng địa điểm biểu diễn trong kế hoạch phát triển của nhà hát, yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài như sự cạnh tranh cũng là


một trong những nguyên nhân khiến việc mở rộng địa điểm biểu diễn, phát triển khán giả là một tất yếu khách quan nếu tổ chức nghệ thuật muốn tồn tại và phát triển. Dẫn chứng là trường hợp Nhà hát Múa rối Thăng Long.

Một trong những tác động từ môi trường bên ngoài khiến Nhà hát Múa rối Thăng Long “hơi đau đầu một chút” và không thể không đẩy mạnh hoạt động marketing, cụ thể, nâng cao chất lượng các chương trình biểu diễn, bổ sung địa điểm biểu diễn, đẩy mạnh truyền thông, phát triển mối quan hệ với các đối tác đã có và đối tác mới vì đã xuất hiện yếu tố cạnh tranh trực tiếp và rất quyết liệt. Đấy là, trên địa bàn thành phố Hà Nội, không chỉ có Nhà hát Múa rối Thăng Long, Nhà hát Múa rối Việt Nam biểu diễn múa rối mà hiện nay, Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam tại địa chỉ 16 Lê Thái Tổ cũng biểu diễn rối nước. Chương trình múa rối nước Bông Sen của Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam đã được khai trương vào hồi 18h30 ngày 23 tháng 9 năm 2013 tại không gian văn hoá Việt, 16 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vì vậy, để cạnh tranh, giữ và phát triển thị trường, Nhà hát Múa rối Thăng Long đã phải thuê thêm điểm biểu diễn mới – Thuỷ Tạ, hồ Gươm. Tại địa điểm mới này, dự kiến các chương trình múa rối của Nhà hát Múa rối Thăng Long sẽ sớm được biểu diễn cùng với những hoạt động quảng bá của nhà hát [PL4, tr.168-170].

Như vậy, hiện nay các nhà hát chủ yếu biểu diễn tại rạp và đi lưu diễn theo kế hoạch cơ quan chủ quản giao. Việc chủ động thuê, mở rộng địa điểm biểu diễn không phải là thực trạng phổ biến ở các nhà hát trên địa bàn Hà Nội.

- Về các hình thức bán vé


Trong bối cảnh bùng nổ thông tin và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, để phục vụ khán giả tốt hơn, thu hút được nhiều khán giả hơn, bán được nhiều vé hơn, diễn được nhiều buổi hơn, đồng thời tăng thêm thu nhập cho nhà hát


cũng như cải thiện đời sống nghệ sĩ và cán bộ, các nhà hát đã và đang triển khai nhiều hình thức bán vé khác nhau.

Phổ biến hiện nay vẫn là bán vé tại quầy bán vé của các nhà hát, nhân viên đi bán vé, ký kết hợp đồng và các đại lý bán vé. Ngoài ra các nhà hát đã phát triển bán vé qua đại lý là các mạng internet, ví dụ liên kết bán vé qua các website hotdeal, muachung, hitbook, mbay,... bán vé qua các kênh này nhà hát phải trả phí là 20% đến 30% giá vé. Trong thời gian gần đây Facebook cũng là một kênh bán vé ngày càng được đông đảo giới trẻ hưởng ứng.

Bên cạnh hình thức bán vé tại quầy, bán vé qua mạng internet, bán vé qua điện thoại cũng là một trong những hình thức phổ biến và hiệu quả. Một số nhà hát còn có chính sách giao vé miễn phí hoặc thu mức phí rất nhỏ. Ví dụ, Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam thu phí giao vé tại nhà (nội thành) 5.000đ/1 vé.

Bán vé thông qua các nhà hàng, khách sạn, sạp báo,... cũng đã và đang được một số nhà hát áp dụng, mặc dù hình thức này chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Tóm lại, các hình thức bán vé phổ biến của các nhà hát trên địa bàn Hà Nội hiện nay bao gồm: bán vé tại quầy, nhân viên đi bán vé/ký kết hợp đồng biểu diễn, bán vé qua điện thoại, bán vé qua các đại lý trung gian, qua một số trang web, Facebook, qua các khách sạn... Việc triển khai những hình thức bán vé này cho thấy nỗ lực tìm kiếm khán giả và tăng doanh thu của các nhà hát. Đối với bất kỳ hình thức bán vé nào cũng cần marketing quan hệ (relationship marketing), tuy nhiên nó cần được thực hiện dựa trên nguyên tắc xây dựng, phát triển, quản lý niềm tin và mối quan hệ dài lâu với khách hàng chứ không phải lợi dụng những mối quan hệ hiện tại hay dùng “chiêu” để tiêu thụ vé. Nếu lợi dụng các mối quan hệ hay dùng “chiêu” để bán vé sẽ chỉ đạt được mục tiêu doanh thu trước mắt mà không đạt được hiệu quả phát triển


khán giả, phát triển nghệ thuật, hiệu quả tác động vào xã hội, hiệu quả phát triển thương hiệu cho nhà hát. Mặt khác, nó có thể tạo nên sự chê cười và những bức xúc từ công luận.

2.2.2.5. Nghiên cứu thị trường


Nghiên cứu thị trường không được triển khai có hệ thống là thực trạng của các nhà hát trên địa bàn Hà Nội hiện nay. Ví dụ, Nhà hát Tuồng Việt Nam vẫn cho rằng khán giả trẻ không thích xem Tuồng, không đến rạp hát xem Tuồng, nhưng khi được hỏi vậy nhà hát đã bao giờ thực hiện nghiên cứu khán giả để có câu trả lời liệu có phải họ không thích nghệ thuật Tuồng? Tỷ lệ khán giả trẻ trên địa bàn Hà Nội không thích nghệ thuật Tuồng là bao nhiêu phần trăm? Vì sao họ không thích nghệ thuật Tuồng? Ngoài lý do không thích nghệ thuật Tuồng liệu còn những lý do nào khác khiến khán giả nói chung và khán giả trẻ thủ đô nói riêng không đến rạp xem Tuồng?... Có rất nhiều câu hỏi được nghiên cứu sinh đặt ra nhưng không có câu trả lời chính xác vì đơn giản là do Nhà hát Tuồng Việt Nam không thực hiện nghiên cứu thị trường. Khi được hỏi vậy Nhà hát Tuồng Việt Nam đã bao giờ tìm hiểu nhu cầu và đặc điểm của khán giả, câu trả lời là đã lâu lắm rồi nhà hát có điều tra khán giả. Nhưng rất tiếc, khi được hỏi những thông tin liên quan đến hoạt động điều tra khán giả đã được nhà hát thực hiện lâu lắm rồi như thời gian điều tra, đối tượng được điều tra, những phát hiện từ cuộc điều tra… đã không có câu trả lời [PL4, tr.168-170].

Với mục tiêu hướng tới khán giả là khách du lịch nước ngoài và thay đổi diện mạo của Nhà hát Tuồng Việt Nam, Ban Giám đốc nhà hát đã chủ động tìm kiếm khán giả như tổ chức hội nghị khách hàng, mời các công ty du lịch, các nhà báo,… xem chương trình, đóp góp ý kiến để cải tiến chương trình sao cho hay hơn, phục vụ tốt hơn, đặc biệt mong muốn được các công ty


du lịch giúp đỡ, liên kết điểm đến trong các tour du lịch, nhưng cho đến nay, kết quả chưa có gì thay đổi.

Về nghiên cứu thị trường, Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam có hơi khác một chút, theo ông Trần Hồng Hải – cán bộ phòng Tổ chức biểu diễn, đấy là “nhà hát cũng chưa bao giờ làm nghiên cứu thị trường hẳn hoi, chỉ khi có sinh viên thực tập, để sinh viên đi tiếp thị, nghiên cứu từng buổi biểu diễn”. Các hoạt động marketing như truyền thông (trang web của nhà hát) do cán bộ phòng Nghệ thuật phụ trách. Cán bộ phòng Tổ chức biểu diễn phụ trách những công việc như in ấn tờ rơi, băng rôn, áp phích, phân phát tờ rơi, in vé, bán vé, giao vé, tìm kiếm các hợp đồng. Tuy vậy, về việc lựa chọn kịch bản, “từng đoàn tìm kịch bản, thấy hay sau đó duyệt. Hội đồng Nghệ thuật của nhà hát không lắng nghe bộ phận marketing để đáp ứng nhu cầu khán giả tốt hơn” [PL4, tr.168-170]. Hoạt động marketing của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam được đánh giá tích cực hơn các nhà hát khác trên địa bàn Hà Nội, vậy mà nghiên cứu khán giả vẫn chưa bao giờ được thực hiện một cách bài bản.

Với Nhà hát Chèo Việt Nam, trước đây sân khấu nhỏ được biểu diễn khoảng hai buổi mỗi tháng. Đầu năm 2013 trở lại đây, từ khi NSƯT Nguyễn Thị Bích Ngoan làm giám đốc, sân khấu nhỏ của nhà hát được tổ chức biểu diễn đều đặn vào tối thứ sáu hàng tuần, mỗi suất diễn có khoảng 20 khán giả và nhà hát cũng bắt đầu phát phiếu đóng góp ý kiến cho khán giả chương trình sân khấu nhỏ. Phiếu được phòng Nghệ thuật thiết kế rất đơn giản, chỉ với 6 câu hỏi trên một mặt giấy khổ A4 [PL5, tr.172]. Cán bộ phòng Tổ chức biểu diễn phát phiếu cho khán giả sau khi xem xong chương trình biểu diễn. Phòng Nghệ thuật tổng hợp ý kiến của phiếu hỏi. Theo ông Văn Khắc Bình – trưởng phòng Tổ chức biểu diễn, Nhà hát Chèo Việt Nam, “ý kiến của khán giả đã được phòng Nghệ thuật tiếp thu để chỉnh sửa chương trình sao cho tốt hơn” [PL4, tr.168-170]. Tuy nhiên, vì việc phát phiếu đóng góp ý kiến mới

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022