Kinh Nghiệm Marketing Phát Triển Du Lịch Tại Việt Nam

- Du lịch biển: Pattaya có lợi thế về loại hình du lịch biển nhờ các bãi biển đẹp, các đảo: Ko Larn (hòn đảo san hô,còn gọi là hòn đảo trơ trụi); Ko Samet (phong cảnh tuyệt đẹp với bờ cát trắng); và Một số hòn đảo có thể kể đến và được xem là những viên ngọc của Pattaya là Ko Sak, Ko Krok (khá gần Ko Lan), và vô số những viên ngọc khác xa hơn có thể kể đến là (Ko Rin, Ko Man Wichai, Ko Hua Chang, và Ko Badan) bao bọc Pattaya và là một trong những điểm thu hút khách du lịch.

- Các lễ hội: Alcazar + Tiffany: Đến Pattaya, không ai là không biết đến show diễn của những người chuyển giới gồm có hai chương trình biễu diễn là Alcazar show và Tiffany show đều nằm trên đường Pattaya Road 2, khách du lịch Việt Nam thường gọi nôm na là “show pê-đê”,…

- Ẩm thực: ẩm thực rất đa dạng và phong phú: Thái, Hoa, Ấn,… tại các khu, điểm du lịch và nhà hàng và khách sạn. Đặc biệt, loại hình ẩm thực đường phố rất phát triển nhằm phục vụ ngay cho khách du lịch, các khu vực ẩm thực về đêm,…

- Các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thông của Thái Lan như múa, nhạc, lễ hội truyền thống,…được khai thác phục vụ du lịch rất hiệu quả.

- Giao thông rất đa dạng và với chi phí rất thấp

- Hệ thống các cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng,…đa dạng

- Sự liên kết với các công ty/đại lý du lịch quốc tế: tour du lịch đa dạng

Một điều rất quan trọng cho sự thành công của du lịch tại Pattaya nói riêng và du lịch Thai Lan nói chung là sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa cơ quan du lịch của chính phủ với cơ quan du lịch địa phương như Cơ quan du lịch Thái Lan (gọi tắt là TAT).

Cơ quan du lịch Thái Lan đã chú trọng đẩy mạnh công tác marketing, xúc tiến du lịch và phát triển sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc Thái Lan, như: chương trình Thai – Amazing năm 1998 – 1999 với các thông điệp: thúc đẩy mua sắm; xúc tiến ẩm thực; xúc tiến loại hình du lịch MICE; chương trình tour “Amazing Thái Lan”; các hoạt động nghệ thuật; “Luck is in the air” nhằm đẩy mạnh lượng khách tới Thái Lan du lịch thông qua chương trình khuyến mãi vé máy bay của Thai Airway.

Năm 2006, TAT tung ra chiến dịch du lịch mới “Amazing Seven Wonder - 7 kỳ quan kỳ thú” của Thái Lan.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Năm 2009 là năm du lịch Thái Lan, TAT đã đưa ra chiến dịch “Thailand Sorry” để xin lỗi khách du lịch về sự cố người biểu tình phong tỏa tại sân bay Suvarnabhumi và thủ đô Bangkok.

Từ các chương trình phát triển du lịch của Thailand nói chung và Pattaya nói riêng cho thấy một số điểm nổi bật sau:

Marketing địa phương nhằm phát triển du lịch tỉnh Bến Tre - 11

Một là, khai thác nguồn tài nguyên du lịch có chọn lọc tạo nên những sản phẩm riêng mang đậm hình ảnh truyền thống dân tộc.

Hai là, phát triển mạnh các nguồn lực sáng tạo đem lại sự đa dạng phong phú, hiện đại kết hợp với truyền thống.

Ba là, chú trọng phát triển các cơ sở hạ tầng du lịch theo từng chủ đề du lịch tạo ra không gian mới lạ và hạ tầng cơ sở.

Bốn là, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhằm đem lại sự mới lạ và thỏa mãn của khách du lịch. Trong đó, đẩy mạnh phát triển những dịch vụ mới tạo nên sản phẩm riêng của Thailand, ví dụ: Du lịch kết hợp thẩm mỹ, Du lịch kết hợp Sex,..

Năm là, hoạt động marketing quảng bá du lịch rất sống động và chuyên nghiệp đem lại hiệu quả cao. Và các chương trình thường xuyên đổi mới với những chủ đề hấp dẫn.

Sáu là, phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ, như: mua sắm, ẩm thực,...đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Bảy là, chiến lược, chính sách của chính phủ, chính quyền các địa phương luôn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.

Qua cách tổ chức, xây dựng và quảng bá du lịch của Thailand nói chung và Pattaya nói riêng cho thấy sự liên kết chặt chẽ và đồng bộ giữa các cơ quan chính phủ, ngành du lịch, công ty tư nhân và người dân đã tạo nên một môi trường du lịch thuận lợi cho phát triển du lịch.

Kinh nghiệm bang Penang - Maylaysia

Penang là một bang của Malaysia, nằm ở vùng bờ biển tây bắc của Malaysia bán đảo, sát eo biển Malacca. Penang giáp với Kedah ở phía bắc và đông, giáp

với Perak ở phía nam. Penang là bang nhỏ thứ hai tại Malaysia với diện tích 1048 Km2, và là bang đông dân thứ tám với dân số 1,52 triệu người. Penang gồm hai bộ phận – đảo Penang là nơi đặt trụ sở chính phủ, Seberang Perai nằm trên bán đảo Mã Lai. Penang là nơi đô thị hóa và công nghiệp hóa cao độ, là một trong các bang phát triển nhất và quan trọng nhất về mặt kinh tế tại Malaysia, đồng thời là một điểm đến du lịch phát triển mạnh, là bang có GDP đầu người cao nhất tại Malaysia vào năm 2010 với 10.893 USD. Penang có chỉ số phát triển con người cao thứ hai tại

Malaysia, sau Kuala Lumpur, là bang có dân cư hỗn tạp, đa dạng cao độ về dân tộc, văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo tạo nên một nền văn hóa đa dạng được thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo của người Malay, người gốc Hoa, Ấn Độ và các dân tộc ít người.

Với tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới đi ngang qua (tương tự Việt Nam nhưng ở giai đoạn có vị trí tốt hơn), Penang có điều kiện quan trọng để phát triển thương mại, dịch vụ cùng với các bang trong nước và quốc tế như Singapore. Penang đã nắm chắc cơ hội phát triển về cảng, công nghiệp, dịch vụ và du lịch và một trong những công cụ là marketing địa phương nhằm phát huy lợi thế của địa phương.

Với chiến lược phát triển du lịch của liên bang, năm 1998, TBWA-ISC xây dựng hình tượng quốc gia, với nhận thức sâu sắc về sự đa dạng văn hóa, chủng tộc, lãnh thổ, lịch sử- hình tượng quốc gia nhanh chóng được đề ra “Malaysia- Truly Asia” và của chiến lược marketing của Penang về xây dựng hình ảnh Penang, với nhận thức sâu sắc về sự đa dạng văn hóa, chủng tộc, lãnh thổ, lịch sử, thương mại, giao thông đường biển. Với các kế hoạch và hoạt động:

- Hình ảnh cho phép sự tập hợp văn hóa hiện đại diện bang, có cam kết chung về chất lượng và cải tiến.

-Đại diện và kết nối cho tất cả các bang, tôn giáo, chủng tộc. Nhưng thuận lợi khác mà hình tượng này mang lại là:

-Tăng thêm mức độ quan tâm của công chúng và du khách quốc tế,

- Tạo ra một hình ảnh rõ ràng, nhận dạng được cho bang,

-Thu hút cả du lịch nội địa (vì chẳng cần đi đâu, khám phá châu Á tại chỗ là đủ!)

Để chuyển tải thành công hình tượng này đến các đối tượng mục tiêu, một chiến dịch quảng bá trên diện rộng được triển khai qua:

- Các phương tiện thông tin đại chúng: 5 băng video được ghi và phát trên CNN với các chủ đề: “bãi biển Malaysia”, “chăm sóc sức khỏe và an sinh”, “Đám cưới và tuần trăng mật. “Vịnh thiên đường”, “Du lịch sinh thái”: các tài liệu in ấn,

- Quảng bá ngoài trời: bảng quảng cáo, sơn trên than máy bay, xe buýt…

- Quảng bá trên internet…

Một số điểm nổi bật từ chiến lược phát triển du lịch của Penang:

Một là, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đặc biệt những sản phẩm du lịch là thế mạnh. Trong đó, như du lịch về thiên nhiên: du lịch biển và văn hóa là một thế mạnh của Penang.

Hai là, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hiện đại và theo truyền thống dân tộc. Các khách sạn, nhà hàng, trung tâm mua sắm, khu vụi chơi,…

Ba là, phát triển các ngành dịch vụ hỗ trợ. Trong đó chú trọng đến dịch vụ mua sắm. Bên cạnh, dịch vụ ẩm thực là một nét độc đáo xen lẫn giữa các nền văn hóa khác nhau.

Bốn là, chiến lược bảo vệ môi trường tạo nên môi trường du lịch xanh và sạch thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh.

Năm là, phát triển và cung cấp các loại hình du lịch có hàm lượng chất lượng cao: du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục.

Sáu là, môi trường du lịch thân thiện với sự ủng hộ của người dân đối với du lịch và khách du lịch.

Bảy là, chiến lược marketing du lịch hấp dẫn và chuyên nghiệp.

Qua chiến lược phát triển du lịch của Malaysia nói chung và Penang cho thấy tầm quan trọng của sự kết hợp giữa các nguồn lực trong du lịch. Trong đó các nguồn lực cốt lỗi đem lại sự trải nghiệm cho khách du lịch, các nguồn lực hỗ trợ cho du khách có nhiều lựa chọn và trải nghiệm cho những nhu cầu về cuộc sống của một chuyến đi du lịch.

Kinh nghiệm thành phố Copenhagen - Đan Mạch

Copenhagen là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Đan Mạch, đồng thời là thành phố lớn thứ hai trong khu vực Bắc Âu ( thành phố Stockholm - thủ đô của Thuỵ Điển). Copenhagen có 1,153 triệu cư dân (2008). Với công trình cầu Oresund nối liền hai quốc gia Đan Mạch-Thụy Điển, Copenhagen đã trở thành trung tâm của vùng đô thị Đan Mạch-Thụy Điển có tên là Oresund. Với cương vị thủ đô, Copenhagen là nơi đặt trụ sở của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư

Copenhagen phát triển dựa vào chủ yếu nguồn nhân lực chất lượng cao do điều kiện tự nhiên không ưu đãi (trừ gas và dầu khí vùng biển) cũng sản xuất nông nghiệp. Do vậy, mô hình phát triển của Copenhagen đáng chú ý để học hỏi với GDP đầu người vào loại cao, thất nghiệp thấp hơn mức trung bình chung của châu Âu, mức tiền lương tối thiểu cao và hệ số Gini thấp tức chênh lệch thu nhập không quá cao.

Nhằm nâng cao hình ảnh về Copenhagen, năm 2000, kết quả khảo sát về sự hấp dẫn theo đó Copenhagen, thủ đô Đan Mạch chỉ đứng vị trí thứ 7 trong số 29 thành phố được tổ chức British Home Office (BHO) khảo sát. Lý do là vì Copenhagen không phải là một thành phố an toàn cho du khách với 62 vụ giết người đã từng xảy ra chỉ riêng trong 3 năm từ năm 1996-1998.

Để nhấn mạnh đến sự hấp dẫn và thu hút của thủ đô Copenhagen, khẩu hiệu

"Wonderful Copenhagen tuyệt diệu" đã được tuyên truyền khắp nơi.

Trong những năm 1999, chính quyền Đan Mạch đã hỗ trợ nghành công nghiệp du lịch của Copenhagen với mức ước tính chừng 180 triệu crowns. Đây là mức tài trợ trung bình hàng năm nhằm chủ yếu dùng vào marketing và phát triển sản phẩm.

Một chiến dịch khác quy mô và toàn diện hơn đã được khởi phát bởi hội đồng du lịch trong năm 2001. Trong chiến dịch này 15 triệu Crowns được chi tiêu vào việc quảng bá nhạn hiệu mới và các giá trị. Những quảng cáo trên và tạp chí du lịch, trên khắp thế giới cũng được thiết kế để tạo ra hình tượng nhất quán và thống nhất cho Copenhagen như là một điểm đến du lịch. Từ năm 2001-2003, hội đồng du lịch sẽ chi thêm 55 triệu Crowns để xây dựng trang web mới về du lịch.

Năm 2002, thực hiện chương trình “Hành tinh ảo Đan Mạch” là một cuộc triễn lãm thế giới điện tử đầu tiên về Đan Mạch trong một không gian tương tác số bao

gồm phim ảnh, nhạc và một số những kiểu thông tin khác nữa về đất nước. Mọi người đến từ khắp nơi trên thế giới được cho thấy không chỉ những thông tin thích hợp với các giá trị về địa phương.

Như vậy, hoạt động marketing địa phương đã diễn ra như một hoạt động bình thường của chính quyền, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp nhằm gây sự chú ý cho thế giới bên ngoài với những sự hấp dẫn của địa phương. Với mọi sự chú ý của các thương gia và khách du lịch, một số địa phương khá hẻo lánh như thường thấy ở Đan Mạch có thể có được nhiều khách du lịch hơn, có cơ hội thu hút đầu tư hoặc bán được nhiều sản phảm hơn ra bên ngoài.

2.7.2. Kinh nghiệm marketing phát triển du lịch tại Việt Nam

Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Đà Nẵng với vị trí địa lý thuận lợi là một lợi thế cho thành phố trong việc thu hút khách du lịch, đồng thời mở rộng giao lưu kinh tế đến các vùng trong nước và nước ngoài, là tiền đề quan trọng góp phần phát triển ngành du lịch cũng như các ngành kinh tế khác. Đà Nẵng là một trong ba vùng du lịch trọng điểm của cả nước, là nơi có tiềm năng du lịch phong phú như bãi biển đẹp, có Ngũ Hành Sơn, bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chămpa, thành Điện Hải, nghĩa trũng Khuê Trung, khu di tích K20, nghĩa địa Iphanho, bia chùa Long Thủ, đình Hải Châu, khu du lịch Bà Nà – Suối Mơ, bán đảo Sơn Trà… Với ưu thế to lớn đó, Đà Nẵng chú trọng các thế mạnh của mình để xây dựng chiến lược Marketing địa phương nhằm thu hút các khách du lịch đến Đà Nẵng.

Chiến lược Marketing hình tượng địa phương: Đây là bước đầu tiên trong việc tuyên truyền cho các đối tượng mục tiêu làkhách du lịch về hình ảnh của thành phố như là một nơi lý tưởng để du lịch, để nghỉ ngơi và chiêm ngưỡng các danh lam thắng cảnh. Để tạo được ấn tượng của mọi người về địa phương, cần xây dựng hình tượng địa phương thật hấp dẫn và độc đáo. Khi giới thiệu về hình ảnh thành phố, chúng ta có thể sử dụng khẩu hiệu “ Đà Nẵng – thành phố có đẳng cấp quốc tế”.

Chiến lược Marketing các đặc trưng của địa phương: Đây là những điểm nổi bật của địa phương có giá trị thu hút khách cao. Các điểm nổi bật này có

thể do thiên nhiên ưu đãi, lịch sử để lại hay do địa phương xây dựng nên. Thành phố Đà Nẵng với bờ biển dài, bãi biển đẹp, nước trong xanh, hấp dẫn du khách gần xa. Hơn nữa, hệ thống cáp treo Bà Nà được công nhận kỷ lục thế giới, đó là kỷ lục tuyến cáp treo một đây dài nhất (5.042,62 m) và kỷ lục tuyến cáp treo có độ cao chênh giữa ga trên và ga dưới lớn nhất (1.291,81 m, độ dốc trung bình gần 300). Ngoài ra, Ngũ Hành Sơn huyền thọai với bề dày lịch sử, một biểu tượng của thành phố đang chiếm được cảm tình của du khách.

Chiến lược Marketing cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông thuận tiện ở Đà Nẵng là một trong những yếu tố lớn để thu hút khách du lịch. Không giống như các thành phố lớn ở hai đầu đất nước, Đà Nẵng không có tình trạng kẹt xe là một yếu tố vô cùng hấp dẫn của Đà Nẵng. Hệ thống thông tin liên lạc đã được ngành Bưu chính viễn thông thực hiện đã hoàn thành và đi vào hoạt động. Vì thế, thành phố cần có chiến lược bảo vệ, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng thời quảng bá về hệ thống cơ sở hạ tầng của mình.

Chiến lược Marketing con người: Con người Đà Nẵng có bản tính chất phác, ngay thẳng, sống đơn giản, thân thiện, yêu sự chân thật và kiên quyết trong hành động chống lại những điều ác, những điều xấu. Người Đà Nẵng hòa đồng, thân thiện, hiếu khách là một yếu tố hấp dẫn của địa phương này. Việc nâng cao ý thức người dân về thái độ và cách ứng xử có văn hóa đối với các khách du lịch là một hoạt động cần tăng cường thực hiện hiện nay.

Qua chiến lược phát triển du lịch của Đà Nẵng cho thấy một số bài học kinh nghiệm như sau:

Kinh nghiệm của Cần Thơ

Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), từ hơn trăm năm trước, Cần Thơ được mệnh danh là Tây Đô – thủ phủ của miền Tây Nam bộ và giờ đây Cần Thơ đã trở thành đô thị loại 1, một trong 4 tỉnh – thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL và là vùng kinh tế trọng điểm thứ 4 của Việt Nam. Lợi thế của TP. Cần Thơ không chỉ ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn ở vị trí địa lý cho phép phát triển các lĩnh vực: hạ tầng đô thị; hạ tầng giao thông….Đã tạo diện mạo mới

giúp Cần Thơ khẳng định vị thế trung tâm vùng trên nhiều lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hóa. Để phát triển du lịch, Cần Thơ đã ban hành nhiều chính sách đặc thù thu hút các nhà đầu tư: ưu tiên về đất đai, thuế… Với sản phẩm đặc trưng nổi bật là du lịch sông nước - miệt vườn - ẩm thực - đờn ca tài tử, trong thời gian tới thành phố miền Tây tiếp tục phát triển loại hình du lịch này. Đồng thời tổ chức khai thác chợ nổi

Cái Răng, Phong Điền... nhằm thu nhiều khách hơn nữa đến với Cần Thơ.

Hiện nay, Cần Thơ có trên 20 khu du lịch sinh thái vườn rộng gần 300ha, trong đó nhiều khu có tiện nghi đạt chuẩn quốc gia, quốc tế, là một vùng sông nước mênh mông. Cần Thơ đã và đang phát triển rất hiệu quả loại hình du lịch sông nước miệt vườn thông qua việc tổ chức các tour du lịch như: thăm chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền, thăm cù lao cây trái Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn, Cồn Tân Lộc, Cồn Cái Khế, hoặc du thuyền men theo dòng sông để ngắm nhìn cảnh vật hai bên bờ, nghe đờn ca tài tử Nam bộ, hay đưa du khách len lỏi vào kênh rạch chằng chịt ghé thăm vườn cây ăn trái.

Trong năm 2012, thành phố Cần Thơ đón và phục vụ khoảng 1,619 triệu lượt khách lưu trú (trong đó có khoảng 207.000 lượt khách quốc tế). Doanh thu ngành du lịch thành phố Cần Thơ trong năm 2015 ước đạt 1.747 tỷ đồng. Cơ sở lưu trú, có 226 khách sạn với 6192 buồng [38]. Thành phố cũng đang thúc đẩy việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch như các dự án nhà hàng, khách sạn, trung tâm hội nghị quốc tế, Trung tâm văn hóa Tây Đô… đồng thời mở rộng cửa cho các nhà đầu tư du lịch có tâm huyết với Cần Thơ.

Ngành du lịch Cần Thơ tiếp tục đẩy mạnh chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch với các thành phố và các trung tâm du lịch lớn trong cả nước, tiếp tục chương trình hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Qua đó, hướng đến ký kết chương trình hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh còn lại trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tạo thuận lợi liên kết hợp tác, làm phong phú các sản phẩm, phát huy thế mạnh về du lịch của mỗi địa phương.

Đầu tư vào các khu du lịch; khu vui chơi giải trí, hệ thống nhà hàng ăn uống. Trong năm 2003 công viên nước Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động, là công viên

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 17/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí