Nghiên Cứu Một Số Phương Diện Thuộc Yếu Tố Mang Phong Cách Sơn Nam


trường sáng tác của Sơn Nam "Ông Sơn Nam viết truyện không chỉ bằng tâm hồn của một nhà văn yêu thương xứ sở mà còn là vốn tri thức lịch lãm của một nhà khảo cứu, nhà địa phương học, hiểu biết sành sòi kỹ lưỡng về tính nết thổ ngơi, sản vật lịch sử và địa bàn cư trú của nhân dân vùng đất Mũi" [11; 65]. Đó là sự phát hiện chất uyên bác thể hiện phần nào trên trang viết.

Năm 2000, Nhà xuất bản Văn nghệ tái bản tuyển tập 26 truyện ngắn của Sơn Nam. Lê Minh Đức đánh giá rất cao ngòi bút của nhà văn miền sông nước trên hai lĩnh vực khảo cứu và sáng tác văn chương trong bài giới thiệu Những câu chuyện cũ về một vùng đất mới. Theo Lê Minh Đức, tác phẩm của Sơn Nam là “chìa khóa mở cửa vào tâm hồn người miệt vườn ở Nam Bộ”. Đối với bạn đọc trên mọi miền đất nước, Lê Minh Đức cho rằng “Đọc sách của Sơn Nam thấy bổ ích, người đọc như được thưởng thức một bữa cơm bình dân trông đạm bạc mà ngon miệng” [49; 5]. Phải chăng đây cũng là phong vị văn chương dung dị mà dân dã. Thời gian này nhiều tác phẩm truyện ngắn của Sơn Nam được chuyển thể thành phim và được trình chiếu như Mùa “ len” trâu, Một cuộc bể dâu…

Các nhà nghiên cứu sau 1975 cũng đã phát hiện ra những sáng tác của Sơn Nam hướng đến đời sống bình thường của người dân miền Nam, cũng như ông am hiểu rất sâu sắc văn hóa của người bình dân. Đây chính là lối cảm nhận rất đặc trưng của Sơn Nam về văn hóa và con người Nam Bộ: cảm nhận văn hoá kết hợp với cảm nhận hiện thực đời thường, về những con người đời thường.

Theo hướng này, năm 2007, trong công trình Truyện ngắn Việt Nam lịch sử - thi pháp – thể loại, Phan Cự Đệ đã khảo sát những đặc trưng và thi pháp truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong đó có truyện ngắn của Sơn Nam. Tác giả nhận định, Sơn Nam “là nhà văn, nhà biên khảo tâm huyết về vùng đất và con người Nam Bộ” [36; 697]. Đồng thời tác giả công trình còn ghi nhận, nhà văn Sơn Nam là một trong số ít những nhà văn “mà nhắc tới tên của họ, người đọc sẽ nghĩ ngay đến những vùng đất, những con người của một miền tổ quốc” [36; 697]. Cũng trong công trình này, Nguyễn Thị Năm Hoàng sau khi phân tích và bình luận những tác phẩm của Sơn Nam cho rằng tác phẩm nhà văn luôn nghiêng về đề tài quê hương, vùng sông nước rất đặc trưng “Không phải những phố xá đông đúc, ồn ào, xa hoa và tráng lệ, Nam Bộ hiện lên qua truyện ngắn Sơn Nam với những kênh rạch chằng chịt, những rừng tràm bao la, những cánh đồng mênh mông… của đồng bằng sông Cửu Long” [36; 697].

Ngày 13 tháng 8 năm 2008, Sơn Nam đã mãi mãi ra đi sau một thời gian dài bạo bệnh nhưng người đọc không quên nhà văn cũng như những sáng tác của ông. Có


rất nhiều bài viết đăng trên báo, trên các trang web… tỏ lỏng thương tiếc một người con tài hoa của đất Nam Bộ và đánh giá một cách trân trọng di sản văn học mà ông để lại. Đặng Tiến trong bài Sơn Nam, Việt Nam viết “Báo chí loan tin thường gọi ông là nhà văn Nam Bộ”. Cách gọi này dù thân thương nhưng vô tình giới hạn tầm cỡ của một tác gia lớn. Nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn ngậm ngùi gọi tên ông như một lời tiễn biệt Cây đước lớn miền châu thổ Cửu Long, đây cũng là tên bài viết của tác giả. Mỗi câu văn là sự trân trọng, yêu mến đối với một người con ưu tú của đất Nam Bộ, một nhà văn miệt mài tận tụy lê đôi chân gầy guộc đi khắp đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, để lại cho đời một gia tài đồ sộ. Tác giả đã có một phát hiện mới về Sơn Nam “Ông đã tích tụ vào mình cả một nền văn minh mà chính ông đã đặt tên là “văn minh miệt vườn”, cả một nền văn hoá mà chính ông đã gọi là “văn hoá sông nước” để làm trữ lượng cho một đời cầm bút” [237]. Trong bài Điếu tang Sơn Nam, nhà văn Lê Văn Thảo thay mặt các văn nhân thi sĩ và thế hệ trẻ viết lên những lời thương tiếc trang trọng “ông là cây đước bám vào phù sa đất sình vùng ngập mặn mà vẫn cố vươn với đời” (Lê Văn Thảo, 2008).

Cũng trong năm 2008, nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng cho ra đời công trình công phu Văn học Việt Nam nơi miền đất mới, tập 3. Công trình phác họa diện mạo văn học ở khu vực phía Nam. Trong đó, Sơn Nam được giới thiệu với danh xưng khá quen thuộc – nhà văn của miệt vườn Nam Bộ. Nguyễn Q. Thắng nghiên cứu kỹ lưỡng và có cái nhìn sâu hơn về Sơn Nam, tác giả đã so sánh nhà văn miệt vườn với các nhà văn cùng thời và nhận định Sơn Nam là một nhà văn có tâm huyết với vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là vùng Tây Nam Bộ “Đa số độc giả đều nghĩ rằng muốn hiểu sinh hoạt miền Nam trước đây thì đọc Hồ Biểu Chánh và gần hơn là đọc Bình Nguyên Lộc (Đông Nam Bộ), Sơn Nam (Tây Nam Bộ). Do vậy muốn tham quan đồng bằng sông Cửu Long thì Sơn Nam là một hướng dẫn viên đáng tin cậy” [175; 1212].

Năm 2009, công trình do Lê Phú Khải chủ biên, tập hợp nhiều bài viết về cuộc đời và sự nghiệp văn chương Sơn Nam của Lê Văn Thảo, Nguyễn Quang Sáng, Vò Đắc Danh, Lê Phú Khải, Đoàn Minh Tuấn…, tập sách có tên là Đó là Sơn Nam. Đây là những ghi nhận, ý kiến đánh giá về sự nghiệp sáng tác và biên khảo rất đáng trân trọng của nhà văn Sơn Nam. Điển hình như Trần Phỏng Diều với bài viết Con người trong truyện ngắn Sơn Nam, tác giả đi sâu phân tích tính cách con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam và rút ra kết luận“Con người trong truyện ngắn Sơn Nam. Trong bài viết cùng tên Đó là Sơn Nam,Lê Phú Khải có một nhận định thú vị về

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.


truyện ngắn Sơn Nam “Đừng có ai đi tìm thể loại hay bố cục trong một truyện ngắn, hay một cuốn sách của Sơn Nam. Nhưng đã cầm đến nó thì phải đọc đến trang cuối. Vì càng đọc càng thấy yêu nhân vật của ông. Càng thấy yêu mảnh đất Nam Bộ, miền cực Nam của đất nước” [91; 71]. Đánh giá cao vị trí của Sơn Nam trong bộ phận văn học viết về Nam Bộ qua tập truyện Hương rừng Cà Mau, Đoàn Minh Tuấn viết “Sau cụ Vương Hồng Sển thì Sơn Nam là cây viết sắc sảo về đồng bằng Nam Bộ với con người, thiên nhiên, cỏ cây, sông nước vùng đất phương Nam này” [91; 88]. Những nhận xét trên thể hiện tầm nhìn sắc sảo nhận biết sâu sắc và hiểu thấu đáo hồn đất, tính người của nhà văn Sơn Nam .

Phong cách nghệ thuật Sơn Nam - 3

Cuối năm 2012, trong buổi Tọa đàm 50 năm Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam, các nhà văn, nhà thơ như Lê Minh Quốc, Vũ Đức Sao Biển, Mạc Can, Nguyễn Đông Thức, nhà giáo Đinh Công Tâm và Lê Hữu Thành… đều có chung nhận định “Nhà văn Sơn Nam đã hoàn thành sứ mệnh của mình với văn học miền Nam”. Đặc biệt, nhà thơ Lê Minh Quốc dành rất nhiều tình cảm cho Sơn Nam trong tham luận 50 năm Hương rừng Cà Mau “Rò ràng “văn minh miệt vườn” trong tâm thức của nhà văn Sơn Nam gắn chặt với cội nguồn của máu thịt nước Việt” [232].

Gần đây nhất (2013), trong chuyên luận khá công phu Văn hóa Nam Bộ qua cái nhìn của Sơn Nam của Vò Văn Thành, tác giả chuyên luận đã khái quát những vấn đề văn hóa Nam Bộ qua các sáng tác cũng như biên khảo của Sơn Nam và dựa trên lý thuyết văn hóa học đánh giá những đóng góp của nhà văn Sơn Nam về sắc thái văn hóa Nam Bộ đối với nền văn học nước nhà. Tác giả đã chia văn hóa Nam Bộ được phản ánh trong biên khảo và sáng tác văn học của Sơn Nam thành hai bộ phận: văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Nhà nghiên cứu kết luận rằng, những công trình biên khảo và sáng tác văn học của Sơn Nam đã có những đóng góp đáng trân trọng đối với nền văn học, văn hóa Nam Bộ “Ông đã cung cấp cho độc giả những tư liệu vừa phong phú vừa đa dạng về công cuộc khẩn hoang của Nam Bộ (…), ông còn có những nhận xét về văn hóa Nam Bộ rất đúng đắn và có giá trị….” [173; 177]. Điều đó càng làm nổi bật cảm quan văn hoá nổi bật của Sơn Nam. Cũng năm 2013, nhà ngôn ngữ học Huỳnh Công Tín nhận xét “Nhà văn Sơn Nam là người am hiểu nhiều vấn đề Nam Bộ; biết rò tâm lí, tính cách con người Nam Bộ. Các sáng tác của ông đã giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu những vấn đề Nam Bộ từ nhiều phương diện: lịch sử, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán, lễ hội, phương ngữ, ngành nghề...” [245]. Nhìn chung những nhận định của các nhà phê bình, những nhà nghiên cứu, độc giả, người quan tâm đến Sơn Nam đều có chung nhận định là Sơn Nam có kiến thức


rất phong phú, sự am hiểu rất uyên thâm về mảnh đất và con người miền Nam miệt mài chăm chỉ khó có ai qua được.

Đối với các tác phẩm cụ thể của nhà văn, cũng có những nhận định thống nhất như những phát hiện về đặc điểm nghệ thuật viết của Sơn Nam. Nhà văn đã để lại cho đời một di sản giá trị, bao gồm hai mảng: biên khảo và sáng tác văn chương. Trong mảng sáng tác, ông viết nhiều thể loại từ tiểu thuyết, ký, truyện vừa, truyện ngắn đến tạp văn và đề cập đến nhiều đề tài… ở thể loại nào, đề tài nào, ông cũng để lại ấn tượng đẹp đẽ trong lòng người đọc. Nhưng thành công nhất có lẽ là tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau. Tác phẩm được xuất bản nhiều lần nhưng vẫn có nhiều độc giả tìm đọc. Và đây cũng là tác phẩm tốn không biết bao nhiêu giấy mực và tâm huyết luận bình, đánh giá của các nhà lý luận, phê bình như Viễn Phương, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đình Chú, Trần Văn Giàu, Trần Hữu Tá…

Năm 1986, khi tập sách Hương rừng Cà Mau được Nhà xuất bản Trẻ tái bản, Viễn Phương trong Lời giới thiệu đã bộc lộ sự ngưỡng mộ chân thành đối với nhà văn phương Nam, tác giả nhận định Hương rừng Cà Mau là những trang sử trường tồn cùng với thời gian, hình ảnh thiên nhiên và con người trong tác phẩm là lời nhắc nhở cho bao thế hệ sau nhớ đến công lao của cha ông trên con đường khai hoang mở đất “Đọc Hương rừng Cà Mau, đồng bào hiểu thêm về đời sống, về con người của vùng đất xa xôi, huyền bí này… dù có ít nhiều hạn chế, tuy nhiên Hương rừng Cà Mau vẫn là một tác phẩm có giá trị và nó vẫn sống trong lòng người đọc, nó vẫn sống với thời gian” [146; 6-7].

Đến năm 1998, theo nhu cầu bạn đọc, Nhà xuất bản Trẻ tiếp tục tái bản Hương rừng Cà Mau. Trong Lời giới thiệu, Hoàng Phủ Ngọc Phan tâm đắc những câu chuyện dân dã nhưng đậm tình người, tình quê hương, thấm đẫm văn hóa truyền thống dân tộc như Cây huê xà, Hòn Cổ Tron, Miễu Bà Chúa xứ, Hương rừng… Ông khẳng định “Hương rừng Cà Mau là một quyển cảo thơm, là một quyển sử không có số chương…”, tác giả không tiếc lời ca ngợi, so sánh với tác phẩm tên tuổi trước đó “Có thể ví Vang bóngmột thời Hương rừng Cà Mau là hai mảnh dư đồ, đem ghép lại sẽ có một bức tranh tuyệt tác của đất nước vào khoảng nửa đầu thế kỷ” [142; 6].

Năm 2000, Trần Hữu Tá trong Nhìn lại một chặng đường văn học đánh giá cao và khẳng định vị trí của Sơn Nam trên văn đàn công khai 1954 - 1975, tác phẩm của ông không chỉ giúp người đọc tiếp nhận kiến thức về văn hóa, con người Nam Bộ mà còn tạo cho con người những cảm xúc thẩm mỹ "Hương rừng Cà Mau đáng quý vì đem lại cho người đọc bình thường những cảm xúc thẩm mỹ bổ ích, những gợi ý tích


cực về đất nước và tình người" [165; 457]. Cũng Nguyễn Q. Thắng trong Văn học Việt Nam - miền đất mới, tập 3 cho rằng Hương rừng Cà Mau là tác phẩm đáng chú ý và sáng giá nhất của Sơn Nam về sông nước, kinh rạch miền Tây Nam đất mẹ “Tác phẩm đã vẽ lên và cũng trình bày được thực trạng một địa phương giàu tiềm năng kinh tế nông nghiệp nhưng bị xã hội cũ làm cho tha hóa. Hơn 40 năm tác phẩm ra đời và được in đi in lại nhiều lần mà vẫn còn lắm độc giả tìm đọc” [175; 1215].

Nguyễn Trường nhận xét về phong cách độc đáo truyện ngắn Hương rừng Cà Mau trong bài viết Sơn Nam - Nhà văn của miệt vườn Nam Bộ in trong tập Đó là Sơn Nam như sau “Hấp dẫn ở truyện của ông là cái lạ ở vùng đất thuở ‘mồ hôi vã bãi lầy thành đồng lúa’ (Nguyên Hồng) của người dân Nam Bộ. Một cảnh bắt sấu trong rừng U Minh, hái thuốc trên núi, hát bội trên rừng... Với những nhân vật lạ lùng khác người, đầy cá tính: những kẻ giang hồ tứ chiếng, lục lâm thảo khấu, anh hùng hảo hớn…” [91; 19 - 20]. Bắt sấu rừng U Minh Hạ là một truyện ngắn được nhiều người ưa thích vì chất hùng tráng và thơ mộng của nó. Trong cảnh dữ dội của sông nước thời khẩn hoang, hình ảnh nhân vật Năm Hên như một anh hùng chiến đấu với thú dữ, với thiên nhiên hoang sơ để bảo vệ thành quả của những người dân đi mở còi, trong Bắt sấu rừng U Minh Hạ của Sơn Nam: Hình tượng người nông dân mở đất, Trần Phỏng Diều đánh giá “Bắt sấu rừng U Minh Hạ là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Sơn Nam. Nó cho ta thấy được diện mạo của vùng đất Nam Bộ thời khẩn hoang, đồng thời thể hiện được nỗ lực của con người trong việc chống chọi lại với thiên nhiên” [203].

Cuối năm 2012, nhà xuất bản Trẻ kết hợp với Báo Tuổi trẻ tổ chức buổi Tọa đàm 50 năm Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam, trong bản tham luận 50 năm Hương rừng Cà Mau, nhà thơ Lê Minh Quốc phát biểu rất hùng hồn về sự thành công của tập truyện Hương rừng Cà Mau. Theo tác giả, “văn minh miệt vườn” trong tâm thức của nhà văn Sơn Nam gắn chặt với cội nguồn máu thịt nước Việt. Trong khi các nhà văn đương thời đi khai thác cảnh “phồn hoa đô hội” ở đô thị thì tất cả các truyện của Sơn Nam đều quay về với về với sinh hoạt, phong tục, cảnh vật của vùng đất xa xôi như Rạch Giá, Cà Mau, Gò Quao, Hòn Tre… giúp cho bạn đọc một cái nhìn thân ái, gần gũi với những nơi “khỉ ho gà gáy” mà họ chưa từng biết đến trước đó. Điều đó tạo nên sự thành công của tác phẩm. Nhà thơ kết luận thành công lớn của Hương rừng Cà Mau là “tính cách nhân vật, bối cảnh lịch sử, địa lý (…) chứng minh phép ứng xử văn hóa, nếp sống, bản lĩnh của người Nam Bộ đã hình thành nên “văn minh miệt vườn”. Và văn minh đó (nếu được gọi như thế) là một bộ phận không thể tách


rời của một nước Việt Nam thống nhất” [232]. Cũng trong buổi Tọa đàm này, Anh Vân cũng bình luận về các truyện ngắn trong Hương rừng Cà Mau, tác giả tỏ ra thích thú đặc biệt với truyện ngắn Tình nghĩa giáo khoa thư, sau khi say sưa nói về ý nghĩa của của những bài học trong sách giáo khoa mà hai nhân vật trong truyện nhắc đến, tác giả khẳng định “Ai từng đọc Tình nghĩa giáo khoa thư không thể quên được tình người nồng đượm trong từng câu chữ...” [252].

Mùa “len” trâu cũng là một tác phẩm kích thích sự tò mò và gây hứng thú cho người đọc, ngay với cả những nhà làm phim. Phạm Thị Thu Thủy trong bài viết Dấu ấn Nam Bộ trong truyện ngắn Mùa “len” trâu của nhà văn Sơn Nam, tỏ ra tâm đắc với tác phẩm nên đã phân tích, bình luận một cách say mê về một hình thái nghề nghiệp đặc trưng của vùng sông nước “Viết về mùa “len” trâu, nhà văn Sơn Nam đã chạm vào nỗi lo, sự ám ảnh thường trực của những người nông dân đồng bằng sông Cửu Long”. Công việc “len” trâu là công việc nặng nhọc và nhiều bất trắc nhưng cũng đem lại cho con người những trải nghiệm về sự thơ mộng và hùng vĩ, cũng là “hành trình từ con nít trở thành người lớn, thu nhận vào mình, bụi trần tục, nỗi truân chuyên” [188]. Ngoài Hương rừng Cà Mau, có những bài viết lẻ tẻ về các tác phẩm khác của Sơn Nam như Nguyễn Q. Thắng viết về Hình bóng cũ “nội dung mang hồn tình người Việt muôn nơi và muôn thuở” [175: 1219]. Đối với truyện ngắn Tây Đầu đỏ, trong bài viết Sơn Nam và truyện ngắn Tây Đầu đỏ (2012), Nguyễn Văn Hà cho rằng, đây là một trong hai tác phẩm đầu tay được viết vào năm 1952 của Sơn Nam nhưng sức khái quát của nhà văn thật đáng trân trọng. Truyện ngắn này không chỉ phản ánh sự khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp ở miền Nam, sự tàn ác của giặc Pháp mà còn nêu bật được sức sống tiềm tàng của nhân dân Nam Bộ trong chiến tranh dù bị bóc lột và chà đạp dưới gót giày của quân xâm lược. Tác giả nhấn mạnh “So với truyện ngắn Nam Bộ cùng thời, Tây Đầu Đỏ nổi trội ở tầm khái quát hiện thực và chiều sâu tư tưởng. Tuy là chuyện trong một xóm nhỏ nhưng với lối viết vừa tả thực vừa gợi liên tưởng, Sơn Nam dường như hướng nhận thức người đọc tới những vấn đề rộng lớn hơn: về “lòng dân”, về “con đường sống”…” [207].

Các công trình, các bài viết và những nhận xét trên không ít thì nhiều đã đề cập đến một số phương diện thể hiện những đặc điểm phong cách nghệ thuật tác giả nhưng chủ yếu mới chỉ là những nhận định nằm rải rác trong các công trình nghiên cứu mang tính khái quát, giới thiệu, chưa thực sự đi sâu nghiên cứu chuyên biệt phong cách nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn Sơn Nam.


1.3. Nghiên cứu một số phương diện thuộc yếu tố mang phong cách Sơn Nam

Ngay từ 1970, Tạ Tỵ đã đánh giá Sơn Nam rất cao, ông cho Sơn Nam là một trong những nhà văn “có giá trị của miền Nam nước Việt”. Năm 1986, đã có những nhà nghiên cứu chú ý đến truyện ngắn của Sơn Nam. Khi Nhà xuất bản Trẻ cho ra đời tập sách Hương rừng Cà Mau (tập 1), Viễn Phương, người viết lời tựa cho quyển sách nhận định rằng đây là một cây bút viết truyện ngắn tiêu biểu của văn xuôi Nam Bộ thế kỷ XX và tin tưởng vào sức sống và giá trị của tập truyện ngắn này. Ba mươi năm qua, niềm tin của nhà văn Viễn Phương vẫn còn nguyên giá trị. Cùng năm, trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, tác giả Hồ Sĩ Hiệp với bài viết Vài nét về văn xuôi kháng chiến Nam Bộ cũng quan tâm và đánh giá cao những tác phẩm đầu tay của Sơn Nam như Bên rừng Cù Lao Dung, Tây đầu đỏ, Cây đàn miền Bắc… Nhận xét về nghệ thuật viết văn xuôi của Sơn Nam có nhiều ý kiến. Các nhà nghiên cứu tập trung chú ý vào một số phương diện:

Nhiều nhận xét đánh giá về văn phong của Sơn Nam. Các nhà phê bình có cùng chung một nhận định về văn phong của nhà văn miệt vườn thường mộc mạc, giản dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân lao động. Năm 1970, Tạ Tỵ trong bài viết Sơn Nam, hơi thở của miền Nam nước Việt có một nhận xét rất hay về nhà văn Sơn Nam khi cho rằng, ông có thể làm chủ bút pháp của mình trong nhiều tác phẩm chuyên viết về đồng ruộng, là vì Sơn Nam đã am hiểu đất Hậu Giang thật chu đáo “Sơn Nam viết văn giản dị như nói chuyện. Câu chuyện tuy quê mùa nhưng không kém tế nhị sâu sắc” [196].

Trần Hữu Tá trong Nhìn lại một chặng đường văn học (2000) ghi nhận “Hương rừng Cà Mau đem lại cho người đọc bình thường những cảm xúc thẩm mỹ” [165; 457]. Trên tờ báo Thanh niên số 60 (2260), tháng 3/2002, Hà Đình Nguyên trong Nhà văn Sơn Nam - Mời ông! Tiếp tục lên đường... cho rằng văn phong Sơn Nam được “... dùng ngòi bút như lưỡi cày, bền bỉ cày xới lên ruộng vườn văn hóa bằng một văn phong giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất thâm thúy như chính con người ông”. Trần Mạnh Hảo trong bài viết Sơn Nam, dề lục bình Nam Bộ (2004) có một so sánh thú vị “Văn Sơn Nam không ồn ào như gió chướng, lại không trong veo như nước cất trong phòng thí nghiệm, mà nó là thứ nước chất lỏng hồng hào có tên phù sa, chỉ cần vốc lên đã thấy màu mỡ cả bàn tay...” [209]. Còn Huỳnh Công Tín với bài Sơn Nam - Nhà Nam Bộ học trong Cảm nhận bản sắc Nam Bộ nhận định, Văn phong của nhà văn miệt vườn đã kế thừa và phát huy được văn phong những nhà văn Nam Bộ đi trước như Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Trọng Quản, Phi Vân, Bình Nguyên Lộc…


Trong công trình qui mô Văn học Việt Nam - miền đất mới, tập 3, nhà lý luận phê bình Nguyễn Q. Thắng trình bày và đánh giá tác phẩm của nhà văn miệt vườn một cách chi tiết, ông đã kết luận về lối hành văn của Hình bóng cũ “Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, đơn giản mà hấp dẫn người đọc bởi cái tinh thần hài hước, nhẹ nhàng cộng với không khí hoài cổ man mác” [175; 1219]. Lê Phú Khải trong Đó là Sơn Nam (2009) viết “Đọc Sơn Nam người ta kinh ngạc về sự độc đáo của văn phong. Ông viết như nói... Nhưng sức nặng của thông tin và cảm xúc của người viết khiến lời văn biến hóa khôn lường” [91; 71]. Đoàn Minh Tuấn nhận xét trong Nhớ mãi nhà văn Hương rừng Cà Mau “Văn ông giản dị, tinh tế, hài hước và rất nhiều tư liệu quý” [105: 88]. Từ những đánh giá của các nhà bình luận, những nét dung dị nhưng uyên thâm trong văn phong Sơn Nam đã được phát hiện.

Nhân dịp buổi Tọa đàm 50 năm Hương rừng Cà Mau, cuối năm 2012, nhà giáo Đinh Công Tâm có kể lại ấn tượng của mình đối với Sơn Nam. Ông đã lưu giữ tất cả tác phẩm của “Nhà văn Nam Bộ” trong bộ sưu tập của mình và tâm đắc nhất truyện Tình nghĩa giáo khoa thư trong Hương rừng Cà Mau. Ông cho rằng, văn Sơn Nam đã giúp cho ông rất nhiều trong cuộc đời viết lách của mình “Lối viết bình dị dân dã mang lại bài học vô giá, ngòi bút tải đạo đó giúp tôi tự rèn giũa và viết sách về giáo dục về sau” [240].

Các nhà nghiên cứu trước và sau năm 1975 đều có một nhận định giống nhau về văn phong Sơn Nam là giản dị nhưng tinh tế.

Về nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng phát hiện một số đặc điểm:

Tạ Tỵ và nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu cũng như độc giả miền Nam trước 1975 đều có cùng một nhận định là Sơn Nam là nhà văn của nông thôn, của vùng sông nước Cửu Long nên các nhân vật của ông “rất xa lạ đối với dân thành phố nhưng rất gần gũi với cuộc sống nông thôn” [196]. Năm 2006, Nhà văn Nguyễn Quốc Trung trong bài viết Dấu ấn Sơn Nam đã có một đánh giá khá sâu sắc về nhân vật trong tác phẩm Sơn Nam “Nhân vật của Sơn Nam nói năng khiêm cung, như tự hạ mình, nhưng thực ra bên trong họ có những trí khôn và sức mạnh tiềm tàng” [248]. Năm 2009, trong luận văn thạc sĩ Nghệ thuật kể chuyện của Sơn Nam qua Hương rừng Cà Mau, Hoàng Thị Ngọc Bích đã khảo sát và phân loại nhân vật trong tập truyện Hương rừng Cà Mau cho biết rằng mỗi truyện ngắn của Sơn Nam dung lượng trên chục trang và có ít nhân vật. Theo thống kê của tác giả, tập truyện Hương rừng Cà Mau có 185 nhân vật, mỗi truyện của ông có từ hai đến bốn nhân vật, trong đó có truyện đến hai nhân vật chính. Nhà văn đi vào khám phá đời sống của nhân vật trong phạm vi hẹp “trong làng, ấp nhỏ

Xem tất cả 296 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí