Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam ­ Chi Nhánh Cẩm Phả Những Năm Gần Đây‌


Bước sang thời kỳ toàn dân sôi nổi bắt tay kiến thiết đất nước, phấn đấu hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961­1965), ngày 30/10/1963, Quốc hội quyết định sát nhập Khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh để tạo điều kiện cho kinh tế vùng Đông Bắc phát triển nhanh và toàn diện. Cùng

với sự

hợp nhất của tỉnh Quảng Ninh, từ

tháng 11/1963, Chi hàng Kiến thiết

Hồng Quảng sáp nhập với Phòng Cấp phát kiến thiết cơ bản trực thuộc Ty Tài chính tỉnh Hải Ninh thành Chi hàng Kiến thiết tỉnh Quảng Ninh.


Việc thay đổi tên Chi nhánh cũng nâng cao trách nhiệm quản lý trên diện rộng hơn và đòi hỏi Chi nhánh phải phát triển mạng lưới, năm 1960 điểm giao dịch Cẩm Phả chính thức ra đời.


Ngày 03/11/1986, NHNN Việt Nam ra quyết định số 147/NH­QĐ thành lập các chi nhánh khu vực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng tỉnh/thành phố, theo đó Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Quảng Ninh có 4 đơn vị trực thuộc là Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều và Tiên Yên. Điểm giao dịch Cẩm Phả được chuyển mô hình thành Chi nhánh cấp II trực thuộc Chi nhánh Quảng Ninh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Từ ngày 01/11/2006, Chi nhánh cấp II Cẩm Phả chuyển thành Phòng giao dịch Cẩm Phả trực thuộc Chi nhánh Quảng Ninh.


Từ ngày 01/01/2016, Phòng giao dịch Cẩm Phả chính thức tách ra khỏi Chi nhánh Quảng Ninh và thành lập Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam

­ Chi nhánh Cẩm Phả.


Hiện nay, BIDV Cẩm Phả là đơn vị trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hạch toán phụ thuộc, có con dấu và cân đối kế toán riêng theo quyết định số 1153/QĐ­HĐQT ngày 31/08/2012 của BIDV về việc ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

triển Việt Nam”. BIDV Cẩm Phả có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp,

chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chịu trách nhiệm cuối cùng về nghĩa vụ do sự cam kết của Chi nhánh trong phạm vi được


uỷ quyền.


Trong suốt quá trình phát triển, BIDV Cẩm Phả đã trở thành một ngân hàng lớn mạnh trên địa bàn. Cùng với quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển của toàn hệ thống, bằng sự cố gắng, nỗ lực, năng động, sáng tạo, BIDV Cẩm Phả đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức và trở thành một ngân hàng có uy tín, vị thế trên địa bàn, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng đất nước và phát triển kinh tế xã hội của địa phương qua các thời kỳ. BIDV Cẩm Phả đã không ngừng phát triển và lớn mạnh về mọi mặt, tốc độ tăng trưởng các hoạt động cho vay và huy động vốn hàng năm luôn ở mức cao, lợi nhuận hàng năm đều vượt kế hoạch được giao. Từ những kết quả đó, BIDV Cẩm Phả đã được NHNN, UBND tỉnh Quảng Ninh, BIDV Việt Nam tặng nhiều bằng khen

2.1.2. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam‌

­ Chi nhánh Cẩm Phả


Hình 2 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức BIDV Chi nhánh Cẩm Phả Nguồn tác giả tự 1

Hình 2. 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức BIDV Chi nhánh Cẩm Phả


(Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ thực tế của Chi nhánh Cẩm Phả)

Hiện nay cơ cấu tổ chức của BIDV Chi nhánh Cẩm Phả bao gồm 01 Giám đốc, 02 Phó giám đốc, 06 phòng chức năng và 06 phòng giao dịch.

Các bộ phận chức năng BIDV Chi nhánh Cẩm Phả như sau:

Ban giám đốc: Trực tiếp điều hành và chỉ đạo các hoạt động của chi nhánh


Phòng Khách hàng doanh nghiệp

­ Đề xuất triển khai thực hiện chính sách khách hàng, phát triển thị trường, thị phần; triển khai các sản phẩm hiện có (tín dụng, dịch vụ ngân hàng, phi ngân hàng...)

­ Xác định thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu; xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch bán sản phẩm.

­ Đánh giá danh mục sản phẩm đối với các khách hàng doanh nghiệp, đề xuất khả năng khai thác các sản phẩm và kiến nghị về cải thiện sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh. Triển khai thực hiện các chính sách, biện pháp phát triển khách hàng, sản phẩm, dịch vụ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và định hướng của BIDV.

­ Triển khai thực hiện chính sách khách hàng doanh nghiệp của BIDV phù hợp với đặc điểm khách hàng tại Chi nhánh; tiếp thị, tìm hiểu nhu cầu, tìm kiếm khách hàng, dự án; tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng. Phối hợp với các phòng liên quan, đề xuất với Giám đốc Chi nhánh cách giải quyết nhằm đáp ứng sự hài lòng của khách hàng và bán được nhiều sản phẩm.

Chịu trách nhiệm chính về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của Chi nhánh, tối ưu hoá doanh thu và quản lý cân đối lãi/lỗ trong quan hệ khách hàng doanh nghiệp nhằm đạt lợi nhuận mục tiêu đề ra trên cơ sở đảm bảo phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng

Phòng Khách hàng cá nhân

­ Nghiên cứu, đề xuất triển khai thực hiện chính sách phát triển khách hàng; Triển khai các sản phẩm hiện có (tín dụng, tiền gửi, sản phẩm dịch vụ thẻ, bảo hiểm, dịch vụ...); Đề xuất việc cải tiến/phát triển các sản phẩm bán lẻ dành cho khách hàng bán lẻ tới đơn vị đầu mối tại Trụ sở chính.

­ Thu thập thông tin, khai thác hệ thống thông tin về thị trường bán lẻ (dân


cư, khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ của ngân hàng bạn trên địa bàn...) để xây dựng chính sách, kế hoạch và biện pháp phát triển khách hàng, phát triển sản phẩm ngân hàng bán lẻ thích hợp theo định hướng của BIDV và phù hợp với điều kiện thực tế của Chi nhánh.

­ Tìm kiếm khách hàng; tìm hiểu nhu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng; đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm và tiện ích ngân hàng. Đề xuất sản phẩm mới, bổ sung tính năng của những sản phẩm đã có

đến đơn vị đầu mối tại Trụ sở chính nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản

phẩm, đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.

­ Xây dựng các báo cáo đánh giá hiệu quả triển khai từng sản phẩm tại Chi nhánh. Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng bán lẻ của BIDV. Phối hợp với các đơn vị liên quan/đề nghị BIDV hỗ trợ tổ chức quảng bá, giới thiệu với khách hàng về những sản phẩm dịch vụ của BIDV dành cho khách hàng bán lẻ, những tiện ích và những lợi ích mà khách hàng được hưởng.

­ Đầu mối thực hiện công tác tiếp thị và phát triển khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ thẻ.

Phòng Quản lý nội bộ

­ Nhiệm vụ Tài chính ­ Kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp. Thực hiện công tác kiểm soát số liệu kế toán tổng hợp theo quy định. Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính. Thực hiện nhiệm vụ tài chính kinh doanh. Đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán tại Chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của BIDV. Quản lý thông tin và lập báo cáo. Thực hiện thanh kiểm tra, giám sát. Thực hiện các công việc khác theo chức năng, nhiệm vụ

­ Nhiệm vụ Kế hoạch ­ tổng hợp: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch ­ tổng hợp, Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh. Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn


vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận. Đề xuất các biện pháp, giải pháp về lãi suất, về huy động vốn và điều hành vốn phù hợp với chính sách chung của BIDV và tình hình thực tiễn tại Chi nhánh. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn theo chủ trương và chính sách của Chi nhánh/BIDV. Đầu mối, phối hợp triển khai công tác quan hệ công chúng để tiếp nhận thông tin từ Ban Thương hiệu và Quan hệ công chúng và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Ban Thương hiệu và Quan hệ công chúng

­ Nhiệm vụ điện toán: Trực tiếp thực hiện các công việc theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin tại Chi nhánh. Thực hiện công tác bảo mật thông tin, đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin của Chi nhánh góp phần bảo về an ninh chung của toàn hệ thống

­ Nhiệm vụ Tổ chức ­ Nhân sự: Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức ­ nhân sự và phát triển nguồn

nhân lực tại Chi nhánh. Tham mưu, đề

xuất với Giám đốc về

triển khai thực

hiện công tác tổ chức ­ nhân sự và phát triển nguồn nhân lực theo đúng quy định, quy trình nghiệp vụ của Nhà nước và của BIDV, phù hợp với quy mô và tình hình thực tế tại Chi nhánh. Tổ chức triển khai thực hiện và quản lý công tác thi đua

khen thưởng của chi nhánh theo quy định. Tham gia ý kiến về kế hoạch phát

triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm; trực tiếp hoàn tất thủ tục mở Phòng Giao dịch/Chi nhánh mới. Quản lý hồ sơ (sắp xếp, lưu trữ, bảo mật) hồ sơ cán bộ. Hướng dẫn cán bộ kê khai lý lịch, kê khai tài sản (đối với cán bộ thuộc chức danh phải kê khai), bổ sung lý lịch hàng năm theo quy định. Quản lý thông tin (lưu trữ, bảo mật, cung cấp...) và lập các báo cáo liên quan đến công tác tổ chức cán bộ theo quy định

­ Nhiệm vụ Hành chính ­ Văn phòng: Công tác hành chính, Công tác quản trị, hậu cần và Các nhiệm vụ khác

Phòng Quản trị tín dụng


­ Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh.

­ Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng Khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

­ Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng; tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.

­ Thực hiện quản lý thông tin khách hàng, mẫu dấu, chữ ký khách hàng và các tác nghiệp liên quan theo quy trình nghiệp vụ về quản lý thông tin khách hàng và mẫu dấu, chữ ký khách hàng của BIDV.

­ Đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ; quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, bảo mật, cung cấp) và lập các loại báo cáo, thống kê về quản trị tín dụng theo quy định.

Phòng Quản lý rủi ro

­ Phổ biến các văn bản chỉ đạo, quy chế, quy trình, chính sách tín dụng, chính sách khách hàng do BIDV ban hành.

­ Xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác tín dụng phù hợp với điều kiện của Chi nhánh. Xây dựng chương trình, biện pháp phát triển tín dụng và nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn, hiệu quả tín dụng.

­ Xác định các chỉ số liên quan đến kế hoạch tín dụng, Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào quản lý danh mục.

­ Giám sát việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; tổng hợp kết quả phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro gửi Phòng Quản lý nội bộ hoặc Phòng Kế hoạch ­ Tài chính để lập cân đối kế toán theo quy định.

­ Đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sản


đảm bảo theo đúng quy định của BIDV.

­ Thu thập, quản lý thông tin về tín dụng, thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng; lập báo cáo phân tích thực trạng tài sản đảm bảo nợ vay của Chi nhánh.

­ Phối hợp với các Phòng liên quan trong việc


Phòng giao dịch khách hàng

­ Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng:

+ Trực tiếp bán sản phẩm/dịch vụ tại quầy, giao dịch với khách hàng và thực hiện tác nghiệp theo quy định

+ Quản lý tài khoản, nhập thông tin khách hàng và hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng và các dịch vụ khác.

+ Thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân được phê duyệt. Thực hiện thu nợ, thu lãi theo yêu cầu của Phòng Quản trị tín dụng.

+ Trực tiếp chi trả kiều hối đối với khách hàng (không có tài khoản ở ngân hàng), thông báo và in chứng từ cho khách hàng.

+ Thực hiện giao dịch về sản phẩm, dịch vụ thẻ: Tiếp nhận, hướng dẫn thủ tục, xử lý tác nghiệp, thực hiện các báo cáo theo quy trình, quy định.

+ Phối hợp cùng các đơn vị liên quan tại Chi nhánh thực hiện các tác

nghiệp, nghiệp vụ theo thẩm quyền và quy trình, quy định nghiệp vụ của BIDV.

+ Tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, thủ tục, phong cách giao dịch... để phản ảnh với lãnh đạo. Tiếp thu, cải tiến phong cách phục vụ để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.

­ Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của BIDV; phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dầu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp.


­ Thực hiện công tác hậu kiểm đối với toàn bộ hoạt động giao dịch hạch toán tại Phòng Giao dịch khách hàng.

Phòng giao dịch


BIDV Chi nhánh Cẩm Phả có 6 phòng giao dịch như sau:


+ Phòng Giao dịch Cẩm Phú

Địa chỉ: Tổ 30 Khu 2B, Phường Cẩm Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh


+ Phòng Giao dịch Cửa Ông

Địa chỉ: Số 370 Lý Thường Kiệt­ Phường Cửa Ông, Cẩm Phả, Quảng Ninh


+ Phòng Giao dịch Cẩm Thủy

Địa chỉ: Số 506 Trần Phú ­ Phường Cẩm Thủy, Cẩm Phả, Quảng Ninh


+ Phòng Giao dịch Cẩm Bình

Địa chỉ: Số 577 đường Trần Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh


+ Phòng Giao dịch Quang Hanh:



Ninh

Địa chỉ: Tổ

2, Khu 7B, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng


+ Phòng Giao dịch Mông Dương:

Địa chỉ: Tổ 1, Khu 5, phường Mông Dương, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh


2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ­ Chi nhánh Cẩm Phả những năm gần đây‌

Giai đoạn 2017 ­ 2019 chứng kiến sự phục hồi của nền kinh tế, và ngành ngân hàng nói riêng. Toàn ngành ngân hàng cơ bản đã giải quyết vấn đề nợ xấu. Một số ngân hàng không thể tự giải quyết được khó khăn của mình buộc ngân hàng nhà nước phải can thiệp từ bắt buộc sát nhập với ngân hàng mạnh hơn đến buộc một vài ngân hàng phải bán lại cho ngân hàng nhà nước với giá không đồng

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 28/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí