Lợi Thế Trong Việc Quản Lý Dường Trục Viễn Thông Quốc Gia


IV. Sự cạnh tranh giữa VNPT và Viettel trên thị trường viễn thông Việt Nam‌


Có thể nói trên thị trường viễn thông Việt Nam hiện nay, cuộc chạy đua để giành thị phần giữa Viettel và VNPT đang diễn ra hết sức quyết liệt. VNPT có lợi thế là người đi tiên phong trong ngành, với kinh nghiệm hoạt động trên thị trường này đã trên 10 năm. Trong khi đó Viettel mặc dù mới ra đời được 2 năm nhưng đã có những sự phát triển vượt bậc. Số thuê bao của Viettel đang đuổi gần kịp hai “ông lớn” là Vinaphone và Mobifone. Và Viettel đang dần trở thành một đối thủ ngang sức với 2 doanh nghiệp viễn thông của VNPT. Tuy nhiên trong cuộc đua này, VNPT vẫn có rất nhiều lợi thế so với Viettel. Và để phân tích sâu cuộc cạnh tranh giữa hai đối thủ này, chúng ta hãy cùng đánh giá một số lợi thế của VNPT trong cuộc đua này.

1. Những lợi thế của VNPT trong cuộc đua với Viettel


1.1 Lợi thế của người đi trước


Một trong những lợi thế có thể thấy rõ của 2 doanh nghiệp thuộc VNPT trong cuộc cạnh tranh với Viettel đó là lợi thế của những người đi trước. Cả Mobifone và Vinaphone tính đến nay đều đã hoạt động trên thị trường thông tin di động trên dưới 10 năm, và điều đó giúp 2 doanh nghiệp này có được những lợi thế mà không doanh nghiệp nào đi sau có được. Với một quãng đường đi được khá xa so với các đối thủ khác, VNPT có được những lợi thế như một mạng viễn thông được triển khai đồng bộ khắp các tỉnh thành, có được thói quen sử dụng dịch vụ của khách hàng đối với VNPT, cũng như là những kinh nghiệm quản lý lâu năm …Những lợi thế này rõ ràng là những yếu tố mà Viettel hay bất kỳ doanh nghiệp viễn thông nào khác khó có thể có được trong thời gian đầu mới gia nhập thị trường.

Hiện nay, mạng thông tin di động Vinaphone và Mobifone đã được tăng cường năng lực và mở rộng vùng phủ sóng với 60 trạm BSC, 1013 trạm BTS, và phủ sóng di động tại 86% trung tâm các huyện trong cả nước. Đồng thời, mạng di động của VNPT cũng đã triển khai dịch vụ chuyển vùng (roaming) với các đối tác thuộc 84 quốc gia. Có được khả năng cung cấp dịch vụ ở diện rộng và toàn diện như vậy là nhờ vào cả một quá trình đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng viễn thông trong cả một thời gian dài của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

VNPT. Trong suốt một thời gian dài nắm thế độc quyền trên thị trường, VNPT đã thu được những khoản lợi nhuận đáng kể, để rồi từ đó lại tiếp tục đầu tư trở lại để nâng cấp mạng. Khi hạ tầng viễn thông của mạng được nâng cấp, phát triển thì điều tất nhiên là chất lượng dịch vụ sẽ được nâng lên. Chính vì vậy mà niềm tin của khách hàng vào chất lượng dịch vụ của VNPT cũng được nâng lên. Trong khi đó, những doanh nghiệp đi sau như Viettel sẽ phải tốn rất nhiều thời gian để có thể xây dựng được một hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thônghoàn thiện.

Các doanh nghiệp viễn thông của VNPT không chỉ có được niềm tin của người tiêu dùng vào chất lượng dịch vụ mà họ còn có được thói quen sử dụng dịch vụ viễn thông của VNPT. Đây là một lợi thế rất quan trọng không chỉ đối với dịch vụ viễn thông mà đối với bất kỳ sản phẩm nào. Một khi thói quen sử dụng sản phẩm đã ăn sâu vào trong tiềm thức người tiêu dùng, thì đó sẽ là một lợi thế rất lớn của doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Thực ra, để có được thói quen tiêu dùng đó, các doanh nghiệp của VNPT đã không phải bỏ quá nhiều công sức. Vì trong suốt một thời gian dài, Vinaphone và Mobifone hoàn toàn độc chiếm thị trường viễn thông di động. Khách hàng nếu không sử dụng dịch vụ của Vinaphone thì cũng chỉ còn mỗi một sự lựa chọn khác là Mobifone. Và thói quen đó đã gắn chặt với người tiêu dùng dịch vụ viễn thông tại Việt Nam trong suốt 10 năm qua, trước khi có sự ra đời của Viettel. Nó còn tạo ra một hiệu ứng mạng lan toả rất lớn, tác động lên hành vi của người tiêu dùng. Hãy thử tưởng tượng, nếu như hiện nay bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại di động. Và để đi đến quyết định cuối cùng là sẽ lựa chọn mạng điện thoại nào, bạn sẽ đi hỏi ý kiến những người xung quanh về việc này. Và nếu như kết quả là có đến 8, 9 người trả lời rằng họ đang sử dụng mạng điện thoại của Vinaphone hay Mobifone. Và chỉ có 1 hoặc 2 người trả lời rằng họ đang sử dụng Viettel. Thì gần như chắc chắn rằng bạn sẽ lựa chọn 1 trong 2 nhà cung cấp dịch vụ di động của VNPT.

“Lý thuyết trò chơi” trong cuộc chạy đua giữa các công ty viễn thông trên thị trường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 7

Với hơn 10 năm tham gia thị trường viễn thông, VNPT hơn hẳn các doanh nghiệp khác về những kinh nghiệm quản lý, cũng như sự am hiểu về thị trường. Những kinh nghiệm có được qua thời gian hoạt động trên thị trường có thể giúp Vinaphone và Mobifone cải tổ cơ cấu hoạt động, giảm thiểu chi phí, để nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Nhờ đó, họ có thể sẵn sàng tham gia vào nhưng cuộc chiến về giá một cách sòng phẳng khi cần thiết. Nhờ những kinh nghiệm thu được từ thị trường,

Vinaphone và Mobifone sẽ biết được những khó khăn của thị trường cũng như những nhu cầu của thị trường. Để từ đó họ có thể dự đoán được những sự thay đổi của thị trường, và đưa ra những chính sách, chiến lược phù hợp với những thay đổi đó. Với những kinh nghiệm và sự chuẩn bị đó, VNPT có thể có những điều chỉnh linh hoạt để thích ứng với thị trường. Không chỉ những kinh nghiệm rút ra được từ thực tế hoạt động kinh doanh, VNPT còn học hỏi được những kinh nghiệm quí báu từ những đối tác nước ngoài của mình.

Với tư cách là những người đi đầu, đi tiên phong trong lĩnh vực thông tin di động, VNPT đã có được những lợi thế hơn hẳn so với các doanh nghiệp đi sau trong ngành. Và nếu duy trì và phát huy được những lợi thế này, VNPT có thể duy trì được thị phần của mình trên thị trường viễn thông.

1.2 Thị phần chi phối trên thị trường


Trong suốt 10 năm qua, nhờ cơ chế độc quyền, VNPT đã “một mình một chợ” khai thác thị trường viễn thông Việt Nam. Nhờ đó mà trên thị trường viễn thông, VNPT luôn chiếm một thị phần chi phối gần như tuyệt đối, từ 94 – 97%. Với một thị phần lớn như vậy, có thể nói tầm ảnh hưởng của VNPT tới thị trường di động là rất lớn. Bất kỳ một chính sách, một sự thay đổi nào của VNPT đối với thị trường di động đều tác động đến số đông người tiêu dùng trên thị trường. Ví dụ như một quy Với thị phần lớn này, đã từ lâu các doanh nghiệp viễn thông của VNPT luôn áp đặt một mức giá dịch vụ cao đối với người tiêu dùng, và do đó đem lại một mức lợi nhuận lớn cho những doanh nghiệp này.

Có người đã từng nói “Sẽ là dễ hơn 10 lần và rẻ hơn 10 lần để giữ một khách hàng hiện tại so với việc có thêm một khách hàng mới”. Nên sẽ là không dễ dàng đối với các doanh nghiệp khác để có thể lấy được thị phần từ VNPT. VNPT chỉ cần có một chế độ chăm sóc khách hàng hợp lý, chất lượng dịch vụ được đảm bảo, cùng với một mức giá cước không quá chênh lệch so với các đối thủ khác như Viettel, thì khách hàng sẽ không có lý do gì để từ bỏ mạng di động của VNPT để chuyển sang dùng mạng khác. Trong khi đó, những doanh nghiệp mới tham gia thị trường như Viettel hay S – Fone sẽ phải bỏ ra rất nhiều chi phí cho hoạt động quảng cáo, marketing để thu hút khách hàng. Và thậm chí việc giảm giá cước một cách đáng kể so với VNPT cũng

là một biện pháp các doanh nghiệp này đã phải triển khai để nhằm lôi kéo được khách hàng sử dụng dịch vụ di động của mình.

1.3 Lợi thế trong việc quản lý dường trục viễn thông quốc gia


Gần như toàn bộ thị trường viễn thông Việt Nam đều do Tổng Công ty Bưu chính và viễn thông Việt Nam (VNPT) chi phối. Đặc biệt là “lợi thế” của VNPT trong việc quản lý đường trục viễn thông quốc gia. Không có doanh nghiệp nào khi nhảy vào thị trường viễn thông lại không phải đấu nối qua được trục quốc gia do VNPT quản lý. Và như thế, không ai quy định, nhưng nghiễm nhiên VNPT được quyền “làm khó” tất cả các doanh nghiệp khi tham gia thị trường viễn thông.


Trường hợp điển hình nhất là việc S-Fone xin được kết nối với 2 mạng Vinaphone và Mobifone của VNPT. Trong khi VNPT nêu những lý do kỹ thuật về mạng GSM và CDMA và không cho kết nối thì mạng Cityphone (cũng là CDMA, nhưng của VNPT!) lại được kết nối ngay. Phải mất một năm, đến tháng 7-2004, S-Fone mới thực sự kết nối được hoàn toàn với Vinaphone và Mobifone.


Cũng với lý do kỹ thuật, VNPT không cho S-Fone được đấu nối trực tiếp với tổng đài chuyển mạch kép mà phải qua một tổng đài trung gian do VNPT quản lý. Cước phí qua tổng đài trung gian này là 250 đồng/phút và mỗi tháng, S-Fone cho biết là họ phải đóng thêm gần 2 tỷ đồng cho tổng đài trung gian này. Theo các chuyên gia, với trình độ kỹ thuật hiện nay, S-Fone có thể đấu nối trực tiếp, không cần phải qua tổng đài trung gian.


Việc được trực tiếp quản lý đường trục viễn thông quốc gia đem lại cho VNPT rất nhiều lợi thế. Thứ nhất, mặc dù cũng là một doanh nghiệp trong ngành viễn thông nhưng VNPT được mặc nhiên sử dụng hệ thống được trục viễn thông quốc gia mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào. Trong khi đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động khác nếu muốn kết nối vào mạng đường trục này lại phải trả một khỏan phí không hề nhỏ, ví dụ như trường hợp của Viettel đã phải trả cho VNPT khoảng 50 triệu USD tiền cước kết nối. Những khoản phí kết nối này đem lại cho VNPT một khỏan doanh thu không nhỏ, và đồng thời các doanh nghiệp viễn thông khác lại phải chịu thêm khỏan chi phí tương đương.

Viettel mặc dù đã được phép xây dựng đường trục riêng nhưng họ vẫn phải dựa vào đường trục quốc gia của VNPT. Vì thực tế, các doanh nghiệp mới phải có thời gian tích lũy đầu tư thì mới đầu tư được tất cả mạng lưới. Trong giai đoạn đầu mới tham gia thị trường, họ cũng chỉ tập trung làm được một số việc. Ngoài ra, một lý do khác nữa là do xây dựng đầu tư cho mạng nội hạt rất tốn kém nhưng lợi nhuận không cao. Chính vì vậy, việc Viettel xây dựng xong hệ thống đường trục của mình để không phải phụ thuộc vào Viettel không phải là chuyện một sớm một chiều.


VNPT có được lợi thế hơn hẳn các doanh nghiệp di động khác khi họ vừa là doanh nghiệp nắm thị phần chi phối trên thị trường và vừa là doanh nghiệp quản lý hệ thống đường trục quốc gia. Do đó, một điều tất yếu là bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường và muốn đấu nối với mạng di động của Vinaphone và Mobifone thì đều phải thông qua VNPT. Trong trường hợp này, VNPT không chỉ là người “bán hàng” dịch vụ cho thuê đường trục quốc gia, mà họ còn có khả năng tính toán, điều tiết việc bán dịch vụ đó sao cho phù hợp với sự phát triển của 2 mạng di động của họ là Vinaphone và Mobifone. Hay nói cách khác, đầu ra của VNPT chính là đầu vào của doanh nghiệp mới. Nếu như VNPT khống chế đầu vào này của các doanh nghiệp mới, tức là cho thuê giá đắt, thì giá thành của các doanh nghiệp mới sẽ không thể hạ thấp hơn được nữa để phục vụ cho việc giảm cước dành cho khách hàng.


2. Cuộc chạy đua giữa Viettel và VNPT dưới góc độ của “Lý thuyết trò chơi”


2.1 Viettel trở thành người chơi mới trên thị trường viễn thông.


Ngày 9/3/2004, Thủ tướng chính phủ đã có công văn về việc phê duyệt dự án đầu tư Thiết lập kinh doanh mạng thông tin di động của công ty viễn thông quân đội (Viettel). Và đến ngày 15/10/2004, mạng di động 098 của Viettel chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của Viettel Mobile nói riêng, và của Viettel nói chung. Như vậy, kể từ thời điểm đó, thị trường viễn thông di động Việt Nam đã có thêm một người chơi mới, đó là Viettel Mobile. Trước đó, trên thị trường đã có 3 nhà cung cấp dịch vụ di động. Đó là Vinaphone và Mobiphone thuộc VNPT, và mạng di động S – fone của S – Telecom, là dự án hợp tác giữa SPT và đối tác SLD của Hàn Quốc trên cơ sở dự án hợp tác kinh doanh.


VIETTEL MOBILE

Khách hàng


Đối thủ cạnh tranh VNPT

Những người bổ trợ


Các nhà cung cấp


Hình 8 – Mô hình “Mạng giá trị” của VNPT


Trên thị trường này, hai doanh nghiệp của VNPT là những người tham gia thị trường đầu tiên. Mobifone đã cung cấp dịch vụ di động được hơn 11 năm, họ tham gia thị trường này từ năm 1995. Trong khi đó, Vinaphone cũng đã triển khai dịch vụ di động của mình được hơn 10 năm. Ngày 26/6/2006 vừa qua, Vinaphone đã kỷ niệm 10 năm ngày mạng di động 091 của họ chính thức đi vào hoạt động. Còn S – Fone ra đời muộn hơn nhiều so với hai doanh nghiệp này. Mạng di động của S – Fone phải đến tháng 7 năm 2003 mới chính thức đi vào hoạt động. Với sự ra đời của S – Fone, thế độc quyền trên thị trường di động trước đây vẫn thuộc về 2 doanh nghiệp chủ lực của VNPT là Vinaphone và Mobifone đã bị phá vỡ. S - Fone được đánh giá là rất có triển vọng với nhiều thế mạnh của công nghệ CDMA. Nhưng trên thực tế, do có những bước đi chưa phù hợp và chưa có sự đầu tư đúng mức về hạ tầng công nghệ nên kể từ khi tham gia thị trường di động đến nay, S – Fone chưa có được những sự phát triển đáng kể. Tại thời điểm cuối năm 2004, là thời điểm mà Viettel gia nhập thị trường, sau hơn 1 năm hoạt động mạng di động S – Fone mới chỉ đạt được khoảng 100.000 thuê bao, trong khi đó 2 mạng Vinaphone và Mobifone đã có trên 4 triệu thuê bao. Do đó, S – Fone chưa thể trở thành một đối thủ cạnh tranh thực sự đối với VNPT trên thị trường này, sức ép cạnh tranh của họ lên VNPT là không đáng kể.


Nhưng cuộc chơi trên thị trường dịch vụ di động đã có rất nhiều thay đổi kể từ khi một người chơi mới tham gia thị trường này, đó là Viettel Mobile. Không giống như S – Fone, Viettel đã có những sự chuẩn bị kỹ lượng hơn cho việc tham gia thị trường của mình. Ngày từ cuối năm 2003, đầu năm 2004, Viettel đã tiến hành phủ sóng thử nghiệm tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, đồng thời thử nghiệm thực hiện các cuộc gọi nội bộ trong mạng thông tin. Sau khi được phê duyệt dự án đầu tư, Viettel đã tiến hành lắp đặt khoảng 200 trạm phát sóng (BTS) tại Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh, và đến cuối năm 2004 Viettel đã hoàn thành việc phủ sóng trên toàn quốc. Về mặt công nghệ, Viettel cùng sử dụng công nghệ GSM như hai mạng Vinaphone và Mobi – Fone, vì vậy rất dễ dàng cho khách hàng có thể chuyển việc sử dụng dịch vụ từ 2 mạng này sang mạng di động của Viettel, và ngược lại. Vì họ chỉ cần mua một chiếc sim điện thoại mới là có thể chuyển đổi mạng điện thoại di động đang sử dụng. Trong khi đó, nếu muốn chuyển sang mạng của S – Fone, ngừơi tiêu dùng sẽ phải mua cả sim và máy của S – Fone.

Thị trường viễn thông di động Việt Nam thực sự bước vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt kể từ khi Viettel gia nhập thị trường này. Với tư cách là một người chơi mới trên thị trường, Viettel luôn tìm mọi cách để có thể đạt được sự phát triển thuê bao nhanh nhất thông qua những hình thức như giảm giá, khuyến mại, quảng cáo. Họ mong muốn đạt được một thị phần nhất định trên thị trường, và với phát triển đó có thể bù đắp lại những chi phí ban đầu như chi phí xây dựng mạng lưới hạ tầng viễn thông, thiết lập hệ thống kinh doanh, cũng như những chi phí khác họ đã phải bỏ ra dể có thể tham gia cuộc chơi này. Còn Mobifone và Vinaphone, trước sự xuất hiện của một đối thủ mới với cùng công nghệ như mình và một hạ tầng viễn thông đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, họ cũng đã phải có những chiến lược phù hợp để có thể duy trì sự phát triển của mình, và duy trì thị phần hiện có trên thị trường. Những động cơ này đã đẩy cả Viettel và VNPT vào một cuộc đua về giá cước, cùng với những đợt khuyến mại hấp dẫn liên tục, mà cho đến nay vẫn chưa đến hồi kết.

Vậy liệu với sự tham gia của Viettel, “miếng bánh” thị trường mà mỗi người chơi nhận được có nhỏ đi không ? Thực tế thì không hẳn là như vậy.


18

16

VNPT

Viettel Total

14

12

10

8

6

4

2

Beg/'04

Mid/'04

End/'04

Beg/'05

Mid/'05

End/'05

Beg/'06

Mid/'06

Sep-06

-



Chú thích:

Hình 8 – Sự phát triển của thị trường từ khi Viettel gia nhập ( đơn vị tính: triệu thuê bao )

- Beg: đầu năm - Mid: giữa năm - End: cuối năm


Như chúng ta có thể thấy trên biểu đồ, sự gia nhập của Viettel không hề làm cho “miếng bánh” mà mỗi người chơi nhận được nhỏ đi. Ngược lại, nó còn làm cho “chiếc bánh” thị trường to ra thêm, và “miếng bánh” mỗi người chơi nhận được cũng phần nào to ra. Sự tham gia của Viettel vào thị trường viễn thông đã tạo nên một cú hích lớn cho thị trường, làm cho qui mô thị trường tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Nếu như đầu năm 2004, tổng số thuê bao di động trên thị trường chỉ là khoảng 3,5 triệu thuê bao, và đến cuối năm 2004, con số này tăng lên trên 4 triệu thuê bao thì chỉ trong 2 năm 2005 và 2006, tổng số thuê bao thị trường đã tăng lên đến khoảng 10 triệu thuê bao vào cuối năm 2005, và đến nay thị trường đã có khoảng 15 triệu thuê bao di động. Nếu như trước đây, người tiêu dùng chỉ có rất ít sự lựa chọn cho việc sử dụng dịch vụ di động, nếu không là Vinaphone thì sẽ là Mobifone. Nhưng nay, người tiêu dùng đã có thêm một sự lựa chọn mới là Viettel, với mức cước hấp dẫn hơn nhiều, và một vùng phủ sóng rộng toàn quốc. Với những lợi thế như vậy, không chỉ có những khách hàng mới sử dụng dịch vụ di động lựa chọn Viettel, mà cũng đã có rất nhiều thuê bao từ 2

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí