“Lý thuyết trò chơi” trong cuộc chạy đua giữa các công ty viễn thông trên thị trường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 2

Phương pháp nghiên cứu sử dụng cho đề tài bao gồm phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp lý thuyết với thực tiễn. Đồng thời, để cung cấp thông tin được chính xác, cập nhật, đề tài có sử dụng một số sách, đề tài nghiên cứu về các vấn đề có liên quan, các tạp chí và thông tin trên Internet.

5. Kết cấu của đề tài


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài gồm 3 chương:

Chương I: Những lý luận chung về thị trường cạnh tranh và “Lý thuyết trò chơi


Chương II: Thực trạng thị trường viễn thông Việt Nam và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành

Chương III: Định hướng và một số đề xuất để phát triển thị trường viễn thông, và chiến lược đối với các doanh nghiệp viễn thông để cùng phát trỉển

Cuối cùng, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo, thạc sỹ Nguyễn Thị Tường Anh, người đã tận tình trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Hà Nội, ngày 4/11/2006 Sinh viên

Ngô Trung Thành

“Lý thuyết trò chơi” trong cuộc chạy đua giữa các công ty viễn thông trên thị trường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 2

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH VÀ “LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI”‌‌

I. Một số vấn đề lý luận chung về thị trường cạnh tranh


1. Khái niệm thị trường cạnh tranh


Hàng ngày có hàng triệu doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào việc sản xuất, mua và bán những hàng hóa và dịch vụ cụ thể. Những người tiêu dùng cá nhân tham gia vào thị trường hàng hóa để mua sắm những sản phẩm và dịch vụ mà họ mong muốn, tìm kiếm những lợi ích của sản phẩm một cách nhiều nhất mà họ có thể, và ở mức giá thấp nhất có thể. Trong khi đó, những nhà sản xuất tham gia vào thị trường với suy nghĩ làm sao có thể tối đa hóa lợi nhuận, và vì vậy họ luôn đón chào những cơ hội có thể bán được nhiều hàng hóa nhất có thể, và ở mức giá cao nhất có thể. Với những cái nhìn về lợi ích khác nhau như vậy, thì liệu kết quả cuối cùng sẽ là gì ? Giá cả của hàng hóa sẽ được quyết định như thế nào, và bao nhiêu sản phẩm sẽ được sản xuất và bán ra thị trường ? Quyền lợi của người tiêu dùng sẽ chiếm ưu thế, hay là tất cả giá cả và sản lượng đều được quyết định bởi nhà sản xuất.

Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta sẽ phải trừu tượng hóa những hành vi tiêu dùng cá nhân và nghĩ đến khái niệm thị trường. Tại đó, nhu cầu của từng cá nhân đơn lẻ sẽ được kết hợp lại để hình thành nhu cầu thị trường. Tương tự như vậy, những quyết định của từng doanh nghiệp sẽ được gộp lại thành khả năng cung cấp của thị trường

- Thị trường cạnh tranh sẽ bao gồm rất nhiều doanh nghiệp, mà trong đó không doanh nghiệp nào có 1 thị phần đáng kể của tổng sản lượng trên thị trường

- Hàng hóa là đồng nhất. Sản phẩm của một doanh nghiệp không thể phân biệt được với sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Hay nói cách khác, là không có sự “cá biệt hóa” sản phẩm

- Mọi doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh đều cố gắng mở rộng sản lượng cho tới khi chi phí cậ n biên bằng với giá bán, đến mức mà giá và lợi nhuận cận biên là như nhau đối với nhiều doanh nghiệp.

- Xu hướng mở rộng sản xuất và tăng cung thị trường khi lợi nhuận tăng, tạo nên một áp lực lớn lên giá và lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh. Lợi nhuận kinh tế sẽ tiến tới 0 khi mà giá bị đẩy xuống tới mức của chi phí sản xuất bình quân.

2. Bản chất của sự cạnh tranh


Một trong những đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, đó là doanh nghiệp là “ngừơi chấp nhận giá” (price – taker). Một doanh nghiệp cạnh tranh có thể bán sản phẩm của mình tại một mức giá phổ biến trên thị trường. Nếu như họ muốn tăng giá bán, họ sẽ chẳng bán được gì cả, vì người tiêu dùng sẽ chuyển sang mua của người khác. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo không có “sức mạnh thị trường” – không có khả năng kiểm soát giá của hàng hóa mà họ đang bán.

Nếu nhìn lướt qua, có vẻ như mọi doanh nghiệp đều có sức mạnh trị trường. Nhưng điều quan trọng đó là “giá thị trường”, đó là mức giá mà hàng hóa thực sự được bán trên thị trường. Ví dụ như một nhà máy sản xuất 10.000 tấn thép một năm, sẽ không thể làm ảnh hưởng tới giá thị trường của mặt hàng thép. Vì có tới gần 400 triệu tấn thép được đưa ra thị trường hàng năm, và nếu như có thêm hay bớt 10.000 tấn thì cũng chẳng đáng kể gì. Hay nói cách khác, sản lượng của một doanh nghiệp đơn lẻ quá nhỏ so với lượng cung cấp trên thị trường, vì vậy nó không có sự ảnh hưởng đáng kể nào lên tổng sản lượng hay giá cả thị trường. Do đó, một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là doanh nghiệp mà có sản lượng rất nhỏ trong mối quan hệ với tổng dung lượng thị trường, nên mọi quyết định về sản xuất của nó đều không gây ra một ảnh hưởng rõ ràng nào lên giá thị trường.

Và ngược lại thì một doanh nghiệp lớn và có “sức mạnh thị trường” là doanh nghiệp mà mọi quyết định của nó đều có thể làm thay đổi đường cung của thị trườngvà do đó phá vỡ sự cân bằng trên thị trường. Trong trường hợp này, những doanh nghiệp có sức mạnh thị trường, họ là “người định giá” (price – setter), chứ không còn là “người chấp nhận giá”. Thay vì phải chờ đợi để tìm ra mức giá thị trường là bao nhiêu và sau đó đưa ra những điều chỉnh về sản lượng phù hợp, những doanh nghiệp này tự mình đưa ra giá cho những sản phẩm mà họ mới tung ra thị trường. Ví dụ như trong trường hợp của hãng xe hơi Ford trên thị trường ôtô của Mỹ. Vì Fords đã được khác biệt hóa, nên họ biết rằng doanh số sẽ không sụt giảm nhiều cho dù họ có đặt giá cao hơn một chú

so với những nhà sản xuất khác. Họ sẽ phải đối mặt với 1 đường cầu dốc xuống thay vì một đường cầu nằm ngang. Ford có ảnh hưởng nhất định tới giá thị trường và có thể tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tìm ra sự kết hợp giữa giá và sản lượng, mà có thể làm cân bằng lợi nhuận cận biên và chi phí cận biên.

3. Đường cầu của thị trường và đường cầu của doanh nghiệp.


Việc phân biệt giữa đường cầu thị trường và đường cầu đối với từng doanh nghiệp là rất quan trọng. Hãy cùng xem xét một ví dụ về thị trường sữa tươi, với giả định là công ty A có sản lượng khoảng 1000 chai mỗi tháng, trong khi đó tổng sản lượng của thị trường là khỏang vài triệu chai một tháng. Trong trường hợp này, giá sữa do công ty A bán ra sẽ được quyết định dựa trên giá sữa của thị trường. Và do đó, công ty A sẽ có một đường cầu nằm ngang vì sản lượng của công ty A quá nhỏ so với thị trường nên không tác động nhiều tới giá thị trường. Và lúc này, đường cầu thị trường là một đường dốc xuống từ trái sang phải, theo đúng luật cầu.

Trường hợp thứ nhất xảy ra, đó là khi công ty A tăng gấp đôi sản lượng của từ 1000 chai mỗi tháng lên 2000 chai mỗi tháng. Khi đó, mặc dù sản lượng của A tăng rất đáng kể nhưng vẫn là rất nhỏ so với tổng cung thị trường. Nên hành động này không làm thay đổi đường cầu của doanh nghiệp A cũng như đường cầu của thị trường.

Trường hợp thứ 2, có khoảng 1000 doanh nghiệp nhỏ như doanh nghiệp A cũng đồng thời muốn tăng sản lượng của mình. Điều này làm cho tổng cung trên thị trường tăng đáng kể và do đó cân bằng trên thị trường sẽ bị phá vỡ. Điều đó có nghĩa là sức mạnh ở đây được ẩn đằng sau sự hành động một cách tập thể, chứ không phải là hành động một cách riêng rẽ của bất kỳ doanh nghiệp nào.

Cầu của doanh

Q

P Cung thị P

trường



nghiệp

P1 Cầu thị P1

trường

Q

Q1 Q1

Hình (a) Hình (b)


trường

P Cung thị


P Cung thị

trường


P1


Q1


Hình (c)


Cầu thị

trường

Q

Q1 Q2

Hình (d)

Đường cung mới


Cầu thị trường Q


Hình (a) : Cân bằng ban đầu của thị trường Hình (b): Đường cầu của doanh nghiệp A

Hình (c): Cân bằng của thị trường khi công ty A tăng sản lượng

Hình (d): Cân bằng mới của thị trường khi nhiều doanh ngiệp tăng sản lượng.


4. Gia nhập thị trường và những rào cản gia nhập thị trường


Những doanh nghiệp mới sẽ có thể gia nhập một ngành sản xuất đang có lợi nhuận cao và góp phần làm giảm giá, và lợi nhuận của hàng hóa đó xuống cho tới khi nào không có một rào cản đáng kể nào đối với việc gia nhập thị trường. Những rào cản đó có thể bao gồm quyền sở hữu công nghiệp, quyền kiểm soát những yếu tố đặc biệt của sản xuất, sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó đã được xây dựng trên cơ sở lâu dài, và rất nhiều hình thái khác của việc quản lý giá cả. Tất cả những rào cản đó gây ra sự rủi ro, những chi phí tốn kém và thậm chí làm cho doanh nghiệp không thể thâm nhập được vào thị trường mới này. Nếu như không có những rào cản đó, những doanh nghiệp mới sẽ sẵn sàng hơn và phải chịu ít rủi ro hơn khi gia nhập vào thị

trường này. Sẽ không có gì là ngạc nhiên, những doanh nghiệp đã tồn tại trong những ngành có lợi nhuận cao đó luôn tìm mọi cách, và cố gắng để doanh nghiệp mới không gia nhập được vào ngành, bằng cách dựng lên các rào cản gia nhập.‌


II. Những vấn đề lý luận liên quan đến “Lý thuyết trò chơi”


1. Lịch sử của “Lý thuyết trò chơi”


Những thảo luận đầu tiên được biết đến về lý thuyết trò chơi xuất hiện trong một lá thư viết bởi James Waldegrave vào năm 1713. Trong lá thư này, Waldegrave đưa ra lời giải chiến thuật hỗn hợp “minimax” cho một trò đánh bài hai người chơi, có tên gọi là “le Her”. Chỉ đến khi sự xuất bản “Nghiên cứu về những định luật toán học của lý thuyết tài sản” của Antoine Augustin Cournot vào năm 1838 thì những phân tích chung về lý thuyết trò chơi mới được theo đuổi. Trong tác phẩm này Cournot xem xét duopoly và đưa ra một phiên bản giới hạn của “cân bằng Nash”


Mặc dù những phân tích của Cournot là tổng quát hơn của Waldegrave, lý thuyết trò chơi chưa thật sự tồn tại như là một ngành duy nhất cho đến khi John von Neumann xuất bản một loạt các bài báo vào năm 1928. Những kết quả này sau này được mở rộng thêm ra trong cuốn sách xuất bản năm 1944, có tên là “Lý thuyết trò chơi và các hành vi kinh tế” bởi John von Naumann và Oskar Morgenstern. Công trình khoa học này rất xuất sắc và ngay lập tức được tiên đoán sẽ trở thành một trong những thành tựu khoa học vĩ đại nhất của thế kỉ. Tác phẩm uyên thâm này chứa đựng những phương pháp tìm những lời giải tối ưu cho những trò chơi tổng bằng không với hai người chơi. Nó đã dẫn đến một số lượng lớn các công trình kỹ thuật được viết ra trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, chiến lược quân sự, luật, công nghệ thông tin và thậm chí cả sinh học. Trong suốt khoảng thời gian này, những tác phẩm về lý thuyết trò chơi chủ yếu tập trung vào lý thuyết các trò chơi hợp tác, phân tích về những chiến thuật tối ưu cho một nhóm các cá nhân, giả sử rằng họ có thể đảm bảo những thỏa thuận giữa họ với những chiến thuật thích hợp.


Lý thuyết trò chơi bắt đầu hình thành và áp dụng từ những ngày đầu của thế chiến thứ hai, khi các lực lượng hải quân Anh chơi trò mèo vờn chuột với các tàu chiến ngầm của phát xít Đức và họ muốn nắm rõ hơn về trò chơi để có thể thắng được nhiều hơn.

Họ đã khám phá ra rằng những bước đi đúng hóa ra lại không phải là những gì các hoa tiêu và thuyền trưởng vẫn làm dựa vào trực giác của mình. Bằng cách áp dụng những khái niệm về sau được biết đến như lý thuyết trò chơi, người Anh đã có thể cải thiện thành tích bắn trúng đích của mình lên đáng kể. Thắng lợi đối với các tàu ngầm của địch đã cho phép họ tiếp tục áp dụng lý thuyết trò chơi vào các hoạt động khác trong chiến tranh.


Vào năm 1950, thảo luận đầu tiên về “Prisoner’s dilemma” (Tình thế tiến thoái lưỡng nan của 2 người tù) xuất hiện, và một thử nghiệm được làm về trò chơi này tại công ty RAND. Vào cùng khoảng thời gian đó, John Nash phát triển một định nghĩa về một chiến thuật “tối ưu” cho các trò chơi với nhiều người chơi, và chưa một tối ưu nào được định nghĩa trước đó. Định nghĩa này về sau được biết đến với tên gọi “cân bằng Nash”. John Nash đã thành công trong việc khái quát hóa định lý minimax bằng việc cho rằng mỗi trò chơi cạnh tranh đều có ít nhất một điểm cân bằng trong cả hai chiến lược: hỗn hợp và đơn thuần (mix and pure strategy). Ông đã dùng tên của mình đặt cho điểm cân bằng. Với việc đưa ra giải pháp dựa trên cơ sở điểm cân bằng, điểm cân bằng Nash trở thành khái niệm về lý thuyết trò chơi được ứng dụng rộng rãi nhất tính đến thời điểm hiện nay.


Lý thuyết trò chơi trải qua một thời gian sôi động trong những năm 1950, trong những năm đó những khái niệm về cốt lõi, dạng trò chơi bao quát, trò chơi giả, trò chơi lặp và giá trị Shapley được phát triển. Thêm vào đó, những ứng dụng đầu tiên của lý thuyết trò chơi vào triết học và khoa học chính trị cũng được diễn ra trong thời gian này


Vào năm 1965, Reinhard Selten giới thiệu khái niệm lời giải của các cân bằng lý tưởng của các trò chơi con, làm chính xác thêm “cân bằng Nash”. Vào năm 1967, John Harsanyi phát triển các khái niệm “thông tin hoàn hảo” và “trò chơi Bayesian”. Trong những năm 1970, lý thuyết trò chơi được áp dụng rộng rãi vào sinh học, chủ yếu là do kết quả của các công trình của John Maynard Smith và “chiến lược tiến hóa bền vững” của ông.


Năm 1994, lần đầu tiên vai trò quan trọng của “Lý thuyết trò chơi” được công nhận rộng rãi khi giải Nobel kinh tế được trao cho những học giả có những nghiên cứu về

học thuyết này. 3 học giả gồm John C. Harsanyi (1920 – 2000) người Mỹ gốc Hungary, John F. Nash Jr. (1928) học giả người Mỹ, Reinhard Selten (1930) học giả người Đức đã được trao tặng giải thưởng Nobel kinh tế vì sự tiên phong của họ trong việc phân tích sự cân bằng trong lý thuyết trò chơi.


Và gần đây nhất, ngày 10/10/2005, một lần nữa những nghiên cứu về “Lý thuyết trò chơi” lại được vinh danh tại giải thưởng cao quí Nobel. Đồng chủ nhân của giải thưởng trị giá 1,3 triệu USD này là hai nhà nghiên cứu kinh tế Thomas Schelling người Mỹ, và Robert Aumann người Israel. Theo công bố của Viện hàn lâm hoàng gia Thụy Điển, hai nhà nghiên cứu kinh tế trên được tôn vinh bởi nhữngđóng góp quan trọng của họ trong việc tiếp tục phát triển “Lý thuyết trò chơi”. Các công trình nghiên cứu của hai nhà khoa học trên đã đi sâu vào việc lý giải các vấn đề liên quan đến những xung đột và hợp tác, đặc biệt là các xung đột kinh tế như tranh chấp về giá cả hay chiến tranh thương mại. Giáo sư Thomas Schelling trước kia từng học, nghiên cứu và giảng dạy tại đại học Havard, sau là giáo sư của đại học Maryland. Chuyên ngành chính của ông là kinh tế chính trị trong khi sở trưởng của Robert Aumann là các mô hình tóan trong kinh tế. Những đóng góp của Thomas Schelling và Robert Aumann được đánh giá cao bởi hai ông đã lập luận khá thuyết phục việc “Lý thuyết trò chơi” sẽ vượt qua biên giới của mỗi quốc gia. Điều đó lại càng có y nghĩa tại thời điểm của thế kỷ 21, khi hội nhập và toàn cầu hóa trở thành tất yếu và hiển nhiên.


Trong khi Aumann được tôn vinh bởi những lý thuyết mang tính lý luận cho “Lý thuyết trò chơi” thì Thomas Schelling lại được ghi công cho những áp dụng lý thuyết này của ông trong thực tế. Trong những năm 1950, Schelling đã từng thử áp dụng học thuyết về trò chơi trong các vấn đề an ninh thế giới và chạy đua vũ trang giữa hai khối Đông – Tây. Song song với các công trình của Schelling thì Aumann cũng có những nghiên cứu của riêng mình liên quan đến phát triển học thuyết trò chơi. Phương pháp và cách thức nghiên cứu của Aumann khác hẳn với Schelling cho dù hai ông có cùng mục đích nghiên cứu.


Schelling dùng nhiều những ví dụ dễ hiểu và thực tế đã xảy ra. Còn Aumann thiên về mô hình toán học, trừu tượng nhưng có khả năng khái quát cao. Ông tập trung vào việc nghiên cứu kết quả cuối cùng của cuộc chơi giữa những thành viên có xung đột lợi ích

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí