Thủ Tục Tiến Hành Một Vụ Phá Sản Thông Thường

LPS 2004, phù hợp với thông lệ chung trên thế giới, tạo điều kiện dễ dàng cho việc mở thủ tục phá sản nhanh gọn, cũng như khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tiêu chí xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được quy định tại Điều 3 nói trên là căn cứ cho việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản chứ không phải là căn cứ cho việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Khi thấy con nợ không trả được các khoản nợ đến hạn cho mình thì các chủ nợ có quyền làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết việc mở thủ tục phá sản. Chủ nợ có quyền làm việc này vì sự ngưng trả nợ là dấu hiệu để suy đoán là con nợ đã lâm vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên, đó mới chỉ là sự suy đoán mà chưa chắc đã là sự thật. Vì vậy, sau khi thụ lý hồ sơ, Toà án cần phải tiến hành nhiều biện pháp để có đủ cơ sở khẳng định rằng, trên thực tế, con nợ đã mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và Toà án chỉ ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với nó khi điều đó đã được chứng minh (khoản 5 Điều 24, LPS 2004). Trong trường hợp mở thủ tục phá sản thì công việc tiếp theo của Toà án sẽ là xem xét, đánh giá khả năng phục hồi của doanh nghiệp, hợp tác xã để quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi có sự chấp thuận của Hội nghị chủ nợ đối với phương án phục hồi mà con nợ đệ trình. Toà án chỉ ra quyết định áp dụng thủ tục thanh lý hoặc thủ tục tuyên bố phá sản nếu thấy doanh nghiệp, hợp tác xã đã hoàn toàn không có khả năng phục hồi. Vì vậy, không phải mọi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản đều có chung một kết cục là bị chấm dứt hoạt động, kết thúc sự tồn tại và bị loại khỏi thương trường.‌

2.3. Thủ tục tiến hành một vụ phá sản thông thường


2.3.1. Thụ lý đơn yêu cầu phá sản


Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Toà án có quyền yêu cầu người nộp đơn sửa đổi, bổ sung tài liệu và người nộp đơn có trách nhiệm thực hiện việc sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Toà án (Điều 22, LPS 2004). Ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được tính là ngày người nộp đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản hoặc là

ngày Toà án nhận được đơn trong trường hợp người nộp đơn không phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản.

Theo Điều 23 LPS 2004, trong trường hợp người nộp đơn không phải là chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì Toà án có trách nhiệm thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã đó biết trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày thụ lý. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án, doanh nghiệp, hợp tác xã phải xuất trình cho Toà án các giấy tờ, tài liệu: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn; Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã; Danh sách những người mắc nợ doanh nghiệp, hợp tác xã; Danh sách thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp (nếu có); tài liệu khác mà Toà án yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã cung cấp theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 24 LPS 2004, Toà án ra quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong những trường hợp sau:

+ Người nộp đơn không nộp tiền tạm ứng phí phá sản trong thời hạn do Toà án ấn định, trừ các trường hợp không phải nộp tạm ứng phí phá sản. Theo quy định tại Điều 21 của Luật Phá sản 2004 thì người nộp đơn là người lao động không phải nộp tạm ứng phí phá sản. Người nộp đơn thuộc diện phải nộp tạm ứng phí phá sản tuy không có tiền để nộp nhưng lại có các tài sản khác thì phí phá sản sẽ do ngân sách nhà nước tạm ứng và được hoàn trả từ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;

+ Người nộp đơn không có quyền nộp đơn, tức là người nộp đơn không thuộc một trong số các đối tượng: chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần; người lao động; chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã; đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước; cổ đông hoặc nhóm cổ đông của công ty cổ phần; thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

+ Đã có Toà án khác mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;

+ Có căn cứ rõ ràng cho thấy việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là có chủ ý xấu nhằm bôi nhọ danh dự, uy tín của người quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc có sự gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản;

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã đã chứng minh được rằng, mình không lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của Toà án trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, người làm đơn có quyền khiếu nại với Chánh án Toà án (Điều 25, LPS 2004). Chánh án Toà án có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Nếu xét thấy quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là có căn cứ theo quy định tại Điều 24 của LPS 2004 thì Chánh án ra quyết định giữ nguyên quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Ngược lại, nếu xét thấy việc ra quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là không có căn cứ thì Chánh án ra quyết định huỷ quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và thụ lý đơn theo quy định chung của LPS 2004.

2.3.2. Mở thủ tục phá sản


Quyết định mở thủ tục phá sản là quyết định đầu tiên và có ý nghĩa pháp lý rất to lớn, làm phát sinh một loạt các hệ quả pháp lý bất lợi đối với con nợ, chủ nợ và các chủ thể khác có liên quan. Vì vậy, một yêu cầu đặt ra cho Luật Phá sản là làm sao quy định được một cơ chế có khả năng giúp thẩm phán có đủ cơ sở để quyết định mở hay không mở thủ tục phá sản đối với con nợ. Một trong những cơ chế có khả năng giúp thẩm phán làm được điều này là việc pháp luật phá sản nhiều nước đã quy định cho Toà án được quyền triệu tập phiên họp với sự tham gia của các bên có liên quan để xem xét, đánh giá vụ việc trước khi ra quyết định. Ví dụ, Điều 48 của Luật Mất khả năng thanh toán (Phá sản) CHLB Nga năm 2002 đã đưa ra quy định, theo đó, chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ra Quyết định thụ lý hồ sơ phá sản, Toà

án phải mở phiên họp với sự tham gia của chủ nợ, con nợ và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Tại cuộc họp này, trên cơ sở ý kiến tranh luận của các bên và căn cứ vào các chứng cứ do các bên đương sự đưa ra, Toà án sẽ quyết định việc mở hay không mở thủ tục phá sản đối với con nợ.

Tiếp thu kinh nghiệm này, Luật Phá sản 2004 của nước ta đã quy định rằng, trước khi ra quyết định mở hay không mở thủ tục phá sản, Toà án có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra, đánh giá các căn cứ nhằm chứng minh cho việc doanh nghiệp, hợp tác xã đã lâm vào tình trạng phá sản hay chưa. Thời hạn ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Theo quy định tại Điều 28, Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản khi có căn cứ chứng minh rằng, doanh nghiệp, hợp tác xã đã lâm vào tình trạng phá sản. Quyết định mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:

+ Ngày, tháng, năm ra quyết định;


+ Tên của Toà án; họ và tên của Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản.


+ Ngày và số thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; tên, địa chỉ của người làm đơn yêu cầu;

+ Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;


+ Thời gian, địa điểm khai báo của các chủ nợ và hậu quả pháp lý của việc không khai báo nợ.

Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định, Toà án có trách nhiệm gửi Quyết định mở thủ tục phá sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, cho Viện Kiểm sát cùng cấp và thông báo cho các chủ nợ, những người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Đồng thời, Quyết định mở thủ tục phá sản cũng phải được đăng trên báo địa phương nơi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có địa chỉ chính và báo hàng ngày của Trung ương

trong 3 số liên tiếp. Ngược lại, nếu không có căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã đã lâm vào tình trạng phá sản thì Toà án sẽ ra quyết định không mở thủ tục phá sản (Khoản 4 Điều 28). Quyết định không mở thủ tục phá sản phải được Toà án gửi cho người làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định không mở thủ tục phá sản, người làm đơn có quyền khiếu nại với Chánh án Toà án. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án phải ra một trong các quyết định: (1) giữ nguyên quyết định không mở thủ tục phá sản hoặc (2) huỷ quyết định không mở thủ tục phá sản và ra quyết định mở thủ tục phá sản.

2.3.3. Phục hồi hoạt động kinh doanh


Mục đích của việc mở thủ tục phá sản không chỉ để giải quyết nợ tập thể giữa các chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ có cơ hội tổ chức lại hoạt động kinh doanh.

Mục tiêu hàng đầu của bất kỳ luật phá sản nào trên thế giới cũng tạo điều kiện để cứu giúp doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn và chỉ thanh lý, chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp nếu không thể phục hồi. Chính vì vậy, phá sản không chỉ thu hồi, thanh lý tài sản theo một trình tự nhất định mà còn một khía cạnh thứ hai đáng chú ý là tạo cơ hội cho con nợ và chủ nợ thoả thuận, tái tổ chức kinh doanh và lập một kế hoạch trả nợ phù hợp. Sau khi hội nghị chủ nợ thông qua các giải pháp phục hồi tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực hiện quá trì tái phân bổ và sử dụng nguồn lực một cách hợp lý hơn.

Trong LPSDN 1993 mới chỉ có quy định cụ thể về thủ tục thanh toán tài sản của doanh nghiệp mà chưa có những quy định về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: điều kiện, nội dung, thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh… Khắc phục nhược điểm này, đồng thời phù hợp với sửa đổi từ thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã LPS 2004 đã dành hẳn một mục của chương VI để giải quyết các vấn đề về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh (từ điều 68 đến điều 77).

2.3.4. Thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản


Theo quy định trong LPS 2004, thủ tục thanh lý tài sản được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

+ Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bị thua lỗ đã được Nhà nước áp dụng biện pháp đặc biệt để phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn không phụ hồi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp mà không cần phải triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét việc áp dụng thủ tục phục hồi (Điều 78).

+ Hội nghị chủ nợ không thành do chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không tham gia Hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng hoặc sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ, người lao động; hoặc do không đủ quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba trở lên tổng số nợ không có bảo đảm tham gia Hội nghị chủ nợ sau khi Hội nghị chủ nợ sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ doanh nghiệp, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, các cổ đông của công ty cổ phần, thành viên hợp danh của công ty hợp danh (Điều 79).

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định; Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, hợp tác xã; doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp các bên liên quan có thoả thuân khác (Điều 80).

+ Trong quá trình thi hành quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản, theo đề nghị của Tổ quản lý, thanh lý tài sản, Thẩm phán có thể ra quyết định cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện một số hoạt động cần thiết cho việc thanh lý tài sản hoặc làm tăng them khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó (Điều 82).

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT PHÁ SẢN NĂM 2004 TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ‌‌

ĐẶT RA

Trước khi nhận xét về thực trạng áp dụng Luật phá sản năm 2004 tại Hà Nội, khoá luận sẽ có những nhận xét chung về tình hình thực thi Luật phá sản năm 2004 tại Việt Nam. Lý do là vì không thể bóc tách riêng Hà Nội nếu chưa có một cái nhìn chung về việc thực thi Luật này trong cả nước.

I. Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng Pháp luật phá sản nói chung và luật phá sản năm 2005 ở Việt Nam

1. Những thuận lợi và kết quả


Luật phá sản năm 2004 là một bước tiến bộ rất lớn so với Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993. Rất nhiều điểm mới như đối tượng điều chỉnh được mở rộng hơn đến các loại hình doanh nghiệp, trình tự tiến hành đơn giản, đỡ phức tạp hơn do việc nhập tổ quản lý tài sản và tổ thanh lý làm một, thủ tục tiến hành đa dạng hơn, ngoài thủ tục thanh lý như trước nay có thêm thủ tục phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu chí xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản không còn cứng nhắc nữa. Thẩm quyển giải quyết mở rộng đến toà án nhân dân cấp huyện…

Theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao, số liệu về tình hình phá sản khi áp dụng Luật phá sản doanh nghiệp 1993 đến ngày 31/12/2003, toàn ngành Toà án chỉ thụ lý được 159 vụ, trong đó chỉ tuyên bố phá sản được 51 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp bị Toà án ra quyết định tuyên bố phá sản chiếm tỷ lệ thấp (39,1%) trong số các vụ việc Toà án thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp10. Do số vụ

việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản của Toà án hàng năm không lớn, nên cả nước trong giai đoạn này mới chỉ có hơn 20 Phòng thi hành án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương có thụ lý và tổ chức thi hành quyết định tuyên bố phá sản.


10 Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ( VCCI)

Bảng 1: Bảng thống kê số vụ phá sản trên cả nước ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2004-2008


Năm

Số vụ thụ lý


(vụ)

Số vụ giải quyết (vụ)

Tỷ lệ giải quyết (%)

2005

14

1

7,14

2006

53

16

30,2

2007

175

159

90,8

2008

148

131

88,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Luật phá sản Việt Nam năm 2004 - thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội và phương hướng hoàn thiện - 5

Nguồn: Theo Tòa án Nhân dân Tối cao


Theo báo cáo của Toà án nhân dân tối cao, từ khi Luật phá sản năm 2004 có hiệu lực cho đến năm 2006, Toà án cấp tỉnh, thành phố thụ lý 56 vụ phá sản trong đó năm 2004 thụ lý là 5 vụ, năm 2006 thụ lý 40 vụ. Riêng năm 2006 các Toà án tỉnh phải giải quyết 53 yêu cầu mở thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp (trong đó thụ lý mới 40 vụ và măm 2005 chuyển qua là 13 vụ), đã giải quyết 16 vụ đạt tỷ lệ 30,2%. Năm 2007, Toà án phải giải quyết 175 vụ và đã giải quyết 159 đạt lệ 90,8%. Năm 2008, tòa án thụ lý mới 136 đơn, quyết định không mở thủ tục phá sản 4 đơn, mở thủ tục phá sản 131 đơn (đạt tỷ lệ 88,5%) và trả lại đơn 1 trường hợp (xem bảng 1).

So với 10 năm thực thi Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 trước đó, toàn ngành tòa án thụ lý có 159 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, song chỉ tuyên bố được 51 doanh nghiệp phá sản, có thể thấy ưu việt khá lớn của Luật Phá sản năm 2004.

Luật phá sản năm 2004 ra đời đã đánh dấu một bước chuyển biến lớn trong việc ban hành và thực thi pháp luật phá sản nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022