+ Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng.
+ Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án.
+ Bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Toà án dựa vào đó để giải quyết vụ án đã được hủy bỏ.
6.2.8. Thi hành án:
Điều 88 Pháp lệnh quy định “ Bản án, quyết định của Toà án về vụ án kinh tế được thi hành theo Pháp lệnh thi hành án dân sự ”. Theo đó, việc thi hành án phải do người phải thi hành án tự nguyện thi hành. Nếu không tự nguyện thi hành thì theo đơn yêu cầu thi hành của người được thi hành, cơ quan thi hành án áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành, bao gồm:
- Kê biên tài sản để bán đấu giá.
- Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
- Trừ vào tài sản của người phải thi hành án đang do người khác giữ.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Các Chủ Nợ:
- Thủ Tục Phục Hồi Hoạt Động Kinh Doanh:
- Phương Thức Giải Quyết Tranh Chấp Trong Kinh Doanh Bằng Trọng Tài Thương Mại:
- Lạm Dụng Vị Trí Thống Lĩnh Thị Trường, Vị Trí Độc Quyền
- Luật kinh doanh dùng cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa 2007 - 15
- Luật kinh doanh dùng cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa 2007 - 16
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
- Cưỡng chế giao đồ vật.
- Cưỡng chế trả nhà.
- Cưỡng chế chấm dứt hành vi trái pháp luật.
* Thời hiệu thi hành án:
- Người được thi hành án là cá nhân: thời gian 3 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật có quyền gửi đơn đến cơ quan thi hành án để yêu cầu thi hành án.
- Cơ quan, tổ chức được thi hành án: thời gian 1 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
TÓM TẮT CHƯƠNG VI
1. Khái niệm tranh chấp trong kinh doanh:
Tranh chấp trong kinh doanh là việc lựa chọn các hình thức, biện pháp thích hợp để giải toả các mâu thuẫn, bất đồng, xung đột lợi ích giữa các bên, tạo lập lại sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên có thể chấp nhận được.
2. Đặc điểm của tranh chấp trong kinh doanh:
- Gắn liền với các chủ thể kinh doanh (chủ yếu là các doanh nghiệp)
- Là sự biểu hiện ra bên ngoài của những mâu thuẫn, bất đồng.
3. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh:
- Thương lượng: là hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh không cần đến vai trò của người thứ 3. Các bên cùng nhau trình bày quan điểm, chính kiến, bàn bạc, tìm các biện pháp thích hợp và đi đến thống nhất thỏa thuận để tự giải quyết các bất đồng.
- Hoà giải: là hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba độc lập, do hai bên cùng chấp nhận hay chỉ định, làm vai trò trung gian để hỗ trợ cho các bên nhằm tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết xung đột nhằm chấm dứt các tranh chấp, bất hoà.
- Trọng tài: là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Trọng tài viên, với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra 1 phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện.
- Toà án: là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra 1 phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế.
4. Phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài:
- Thẩm quyền giải quyết của trọng tài
- Điều kiện phát sinh thẩm quyền giải quyết của trọng tài
- Hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
- Hiệu lực của quyết định trọng tài
+ Các trường hợp Toà án huỷ quyết định trọng tài
- Thi hành quyết định trọng tài
5. Phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng Toà án:
- Tổ chức của Toà kinh tế:
- Thẩm quyền của Toà án: là quyền hạn và nghĩa vụ của Toà án trong việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh. Thẩm quyền của Toà án bao gồm:
+ Thẩm quyền theo vụ việc
+ Thẩm quyền của Toà án các cấp: cấp huyện, cấp tỉnh, cấp tối cao
+ Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn
+ Thẩm quyền theo lãnh thổ
+ Chuyển vụ án cho Toà án có thẩm quyền.
- Các nguyên tắc chung trong việc giải quyết các vụ án kinh tế
- Thành phần tham gia tố tụng vụ án kinh tế: hội đồng xét xử, các đương sự, người đại diện do đương sự ủy quyền, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người giám định, người làm chứng, người phiên dịch, viện kiểm sát nhân dân.
- Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án kinh tế:
+ Khởi kiện và thụ lý án kinh tế:
Khởi kiện vụ án kinh tế là việc cá nhân, pháp nhân theo thủ tục pháp luật quy định gửi đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp kinh tế để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thụ lý là việc Toà án vào sổ thụ lý để giải quyết vụ việc theo thẩm quyền.
+ Chuẩn bị xét xử
+ Phiên toà xét xử
- Thủ tục xét xử phúc thẩm: được tiến hành với những bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định.
- Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm: được tiến hành với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị người có thẩm quyền kháng nghị khi có những căn cứ nhất định.
- Thi hành án: được thực hiện theo quy định của pháp lệnh thi hành án dân sự. Theo đó việc thi hành án phải do người phải thi hành án tự nguyện thi hành. Nếu không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành.
Pháp luật có quy định về thời hiệu thi hành án kinh tế.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG VI
1. Phân tích khái niệm tranh chấp kinh tế nói chung?
2. Các dạng tranh chấp kinh tế?
3. Phân tích khái niệm tranh chấp trong kinh doanh? đặc điểm?
4. Làm rõ các yêu cầu đối với các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh?
5. Phân tích ưu, nhược điểm của hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng thương lượng?
6. Phân tích ưu, nhược điểm của hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng hoà giải?
7. So sánh hai hình thức giải quyết tranh chấp thương lượng và hoà giải?
8. Trình bày quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài thương mại?
9. Phân tích các điều kiện làm phát sinh thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài thương mại?
10. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài thương mại?
11. Phân tích thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn?
12. Phân tích thẩm quyền của Toà án theo vụ việc và lãnh thổ?
13. Các nguyên tắc trong việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh tại Toà án?
14. Trình tự, thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án kinh tế?
15. So sánh phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài và Toà án (Toà kinh tế)?
CHƯƠNG VII: PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH VÀ CHỐNG
ĐỘC QUYỀN
GIỚI THIỆU CHƯƠNG VII
Cạnh tranh là hiện tượng khách quan tồn tại trong đời sống kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường nơi mà cung cầu là cốt vật chất, giá cả là diện mạo và cạnh tranh là linh hồn sống của thị trường. Cạnh tranh là cuộc "đấu tranh" (hiểu theo nghĩa triết học) giữa những nhà kinh doanh nhằm dành các điều kiện có lợi nhất về sản xuất, tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ... trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh là áp lực cưỡng bức bên ngoài buộc các nhà doanh nghiệp phải tìm mọi giải pháp để nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp đưa ra thị trường sản phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý... Mở rộng kinh doanh, tăng tích lũy cho doanh nghiệp, cạnh tranh như là 1 động lực quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, là điều kiện để giáo dục tính tháo vát, năng động nhạy bén và óc sáng tạo của những nhà doanh nghiệp.Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là 1 động lực quan trọng để phát triển kinh tế của mỗi nước. Do vậy, để nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định, cần thiết phải thiết lập được môi trường cạnh tranh lành mạnh. Trên thực tế, cạnh tranh là 1 xu hướng chi phối chủ yếu mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Trong đó, cạnh tranh được coi như là 1 động lực quan trọng cần thiết của sự phát triển.
Ngày nay, hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận trong mọi hoạt động đều phải có cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là môi trường và động lực của sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá quan hệ xã hội.
Nhận thức về vai trò quan trọng của cạnh tranh như là 1 hiện tượng khách quan của nền kinh tế thị trường, tại Việt Nam Đảng và nhà nước ta đã có những nhận định đúng đắn, toàn diện về hiện tượng này và chủ trương là " khuyến khích cạnh tranh lành mạnh". Luật cạnh tranh đã được xây dựng theo hướng tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau và khẳng định việc Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh.Luật cạnh tranh được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004, có hiệu lực thi hành 01/07/2005. Luật cạnh tranh gồm 6 chương, 123 điều quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
Trong chương 7 sẽ giới thiệu những nội dung chính trong Luật cạnh tranh như nhận diện các hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền của 1 số doanh nghiệp...
NỘI DUNG
7.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI BAN HÀNH LUẬT CẠNH TRANH:
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, số lượng các doanh nghiệp ngày càng nhiều, quy mô doanh nghiệp ngày càng lớn và tham
gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân hoạt động cạnh tranh trở nên đa dạng, phức tạp và gay gắt. Các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí độc quyền xảy ra ngày càng nhiều và được thể hiện qua các hiện tượng sau đây:
- Các đối thủ cạnh tranh thỏa thuận ngăn cản không cho doanh nghiệp khác tham gia kinh doanh, mở rộng hoạt động kinh doanh, ứng dụng công nghệ mới.
- Một số đối tượng có hành vi gây rối hoạt động của doanh nghiệp, giả mạo chỉ dẫn thương mại, dèm pha doanh nghiệp khác, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, gian dối khuyến mại, ép buộc doanh nghiệp khác…
- Áp đặt các điều kiện ràng buộc bất hợp lý trong kinh doanh như: doanh nghiệp độc quyền mua thì ép giá mua, doanh nghiệp độc quyền bán thì bán giá cao để thu lợi nhuận siêu ngạch hoặc ấn định giá bán thấp hơn giá thành toàn bộ của sản phẩm để loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
- Sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp khối tư nhân còn diễn ra khá phổ biến. Một số cơ quan Nhà nước, bằng các mệnh lệnh hành chính đã trực tiếp hoặc gián tiếp can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên đã tạo ra những lợi thế cho bản thân doanh nghiệp đó và bất lợi cho các đối thủ cạnh tranh…
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc ký kết, gia nhập các hiệp định thương mại song phương và đa phương, ở nước ta xuất hiện các Công ty đa quốc gia. Với sức mạnh kinh tế của mình, những Công ty này có khả năng tạo lập được vị trí thống lĩnh, độc quyền, gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số Công ty đa quốc gia đã tiến hành các vụ tập trung kinh tế thông qua việc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp, thực hiện các hoạt động liên doanh, nhưng sau đó chấp nhận lỗ hàng năm trời để làm cạn kiệt khả năng tài chính của doanh nghiệp Việt Nam, từ đó mua lại phần vốn góp, chiếm lĩnh thị trường và tiếp tục loại bỏ các đối thủ cạnh tranh khác ra khỏi thị trường.
Mặc dù Nhà nước ta đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về quyền kinh doanh của tổ chức, cá nhân như Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001), Luật doanh nghiệp (năm 1999), Luật hợp tác xã (năm 2003), Luật doanh nghiệp Nhà nước (năm 2003), Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (năm 1996 đã được sửa đổi bổ sung năm 2000), Luật khuyến khích đầu tư trong nước (năm 1998), Luật các tổ chức tín dụng (năm 1997 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004), Luật kinh doanh bảo hiểm… Tuy nhiên, những văn bản này chưa có chế tài đủ mạnh để kiểm soát, xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh hoặc hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Nhiều hành vi chưa được xử lý hoặc mức độ xử lý chưa nghiêm.
Tình trạng nêu trên đòi hỏi cần có những biện pháp để kiểm soát quá trình hình thành vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền thông qua hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế của các doanh nghiệp nhằm tạo lập và duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Một trong những biện pháp đó là sớm ban hành luật cạnh tranh nhằm tạo hành lang pháp lý để mọi doanh nghiệp đều bình đẳng, phát huy được mọi tiềm năng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc ban hành Luật cạnh tranh cũng có vai quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam vì tính đến thời điểm hiện nay, đã có hơn 120 quốc gia trên thế giới có pháp luật về quản lý cạnh tranh và chống độc quyền.
7.2 QUAN ĐIỂM VÀ TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO VIỆC BAN HÀNH LUẬT CẠNH TRANH:
7.2.1. Việc ban hành Luật cạnh tranh phải quán triệt sâu sắc và thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ “cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh. Cạnh tranh vì lợi ích phát triển đất nước, chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí nguồn lực, thôn tính lẫn nhau”. Tiếp đó, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX cũng đã khẳng định cụ thể “ Xác định thời hạn bảo hộ hợp lý và có hiệu quả đối với một số sản phẩm quan trọng, tích cực chuẩn bị để mở rộng hội nhập thị trường quốc tế. Hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh”.
7.2.2. Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế và kiểm soát độc quyền một cách hiệu quả.
Trong nền kinh tế, việc một doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường sẽ dẫn đến hạn chế cạnh tranh và nếu để tồn tại doanh nghiệp có vị trí độc quyền thì chắc chắn sẽ dẫn đến thủ tiêu cạnh tranh. Vì vậy, cần có cơ chế kiểm soát các quá trình dẫn đến việc hình thành doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền. Mặt khác, do đặc điểm của nền kinh tế nước ta đi lên từ nền sản xuất nhỏ nên rất cần xây dựng những tập đoàn kinh tế lớn mạnh được hình thành trong quá trình tích tụ và tập trung vốn để vươn ra thị trường quốc tế. Xuất phát từ yêu cầu khách quan đó, Luật cạnh tranh đã quy định các mức thị phần cụ thể nhằm kiểm soát quá trình tập trung kinh tế và các trường hợp miễn trừ nếu việc tập trung kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Hiện nay, một số lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế vẫn thuộc độc quyền Nhà nước nên luật cạnh tranh cũng quy định các cơ chế để kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí trong lĩnh vực độc quyền Nhà nước.
7.2.3. Bảo đảm tính hệ thống và đồng bộ với các quy định của pháp luật hiện hành về cạnh tranh.
Hiện tại, các quy định về cạnh tranh nằm rải rác trong một số văn bản pháp luật như Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật hợp tác xã, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật thương mại, Pháp lệnh giá, pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam… Vì vậy, việc ban hành Luật cạnh tranh phải đảm bảo tính pháp luật về kinh tế nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung
7.3 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT CẠNH TRANH:
7.3.1 Phạm vi điều chỉnh của luật cạnh tranh.
Cạnh tranh là quy luật tất yếu, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải chấp nhận canh tranh như là một sự lựa chọn duy nhất. Vì vậy, bên cạnh những hành vi cạnh tranh lành mạnh với những chiến lược cạnh tranh năng động, tích cực và có khả năng đem lại những lợi ích to lớn cho chủ thể canh tranh thì ngược lại, trên thị trường cũng xuất hiện những hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh nhằm giảm khả năng cạnh tranh hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh, làm tổn hại đến nền kinh
tế. Vì vậy, các quốc gia ban hành chính sách, pháp luật về cạnh tranh nhằm tạo lập khuôn khổ pháp lý cho hoạt động cạnh tranh và loại bỏ những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Theo quy định tại Điều 1 Luật cạnh tranh của nước CHXHCN Việt Nam thì phạm vi điều chỉnh của Luật là các hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
Điều luật giới hạn phạm vi điều chỉnh, bao gồm quy định về mặt nội dung (Hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh) và quy định về mặt hình thức (trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh)
Cạnh tranh trong kinh doanh là quyền cơ bản của các chủ thể kinh doanh trên thị trường và được pháp luật bảo hộ. Điều luật quy định phạm vi điều chỉnh như vậy với ý nghĩa là điều chỉnh mặt trái của cạnh tranh, nhằm loại bỏ những cản trở đối với quá trình cạnh tranh của các chủ thể trên cơ sở đó tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, không phân biệt đối xử, khuyến khích các chủ thể cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó việc quy định các thủ tục tố tụng trong luật là yếu tố vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo cho các quy định về mặt nội dung được triển khai có hiệu quả cũng như tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan quản lý cạnh tranh thực thi nhiệm vụ của mình. Đây được coi là cách tiếp cận mới trong kỹ thuật soạn thảo văn bản pháp luật và có tính khả thi cao.
7.3.2. Đối tượng áp dụng luật cạnh tranh
Theo quy định tại điều 2 của Luật cạnh tranh thì đối tượng áp dụng Luật gồm:
- Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh, bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền Nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam. Việc quy định các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong cách ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền Nhà nước cũng thuộc đối tượng áp dụng Luật, thể hiện chính sách của Nhà nước ta là mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật.
- Hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam. Hiệp hội ngành nghề bao gồm hiệp hội ngành hàng và hiệp hội nghề nghiệp, việc quy định hiệp hội ngành nghề là đối tượng áp dụng Luật là do hiệp hội ngành nghề là diễn đàn, là tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp có đặc điểm chung và ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và trên thực tế, phần lớn các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đều diễn ra trong hiệp hội. Các quyết định của hiệp hội nếu được thực hiện dưới hình thức thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường cạnh tranh. Vì vậy, Luật cạnh tranh cần áp dụng đối với cả hiệp hội ngành nghề.
7.3.3 Quyền cạnh tranh trong kinh doanh
Doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh.
Việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực không xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp của người tiêu dùng và phải tuân theo các quy định của luật này.
Quyền cạnh tranh trong kinh doanh không chỉ được khẳng định trong một điều luật (điều 4 chương 1) mà còn được cụ thể hoá trong các quy định tại các chương, điều khác của luật cạnh tranh. Bởi lẽ, tự do cạnh tranh là một nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta. Thừa nhận cho cá nhân, tổ chức có quyền kinh doanh cũng có nghĩa là nhà nước phải thừa nhận việc các chủ thể được quyền làm những gì pháp luật không cấm để có thể thực hiện tốt công việc kinh doanh của mình, tạo nhiều lợi nhuận trong đó có quyền cạnh tranh. Vì vậy các điều khoản của luật cạnh tranh phải tạo cơ sở cho việc thực hiện quyền này của các chủ thể kinh doanh thông qua việc kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên tự do cạnh tranh không có nghĩa là cạnh tranh vô nguyên tắc, vô điều kiện mà là sự tự do trong khuôn khổ của pháp luật. Quyền cạnh tranh của các doanh nghiệp luôn bị giới hạn bởi lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác và của người tiêu dùng.
7.3.4 Các hành vi bị cấm đối với cơ quan quản lý nhà nước
Cơ quan quản lý nhà nước không được thực hiện những hành vi sau đây để cản trở cạnh tranh trên thị trường:
- Buộc doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp được cơ quan này chỉ định, trừ hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
- Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;
- Ép buộc các hiệp hội ngành nghề hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm loại trừ, hạn chế, cản trở các doanh nghiệp khác cạnh tranh trên thị trường;
- Các hành vi khác cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp.
7.3.5 Các hành vi hạn chế cạnh tranh
Hành vi hạn chế cạnh tranh trong luật cạnh tranh được chia thành 3 nhóm chủ yếu bao gồm: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.
1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:
- Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
- Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;
- Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ;
- Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
- Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
- Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
- Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả
thuận;
- Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng
hoá, cung ứng dịch vụ.