Kiến Nghị Với Cơ Quan, Tổ Chức Hữu Quan Áp Dụng Biện Pháp Khắc Phục Nguyên Nhân, Điều Kiện Làm Phát Sinh Tội Phạm.


tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.”

- Tại khoản 3 Điều 163 BLTTHS năm 2015 quy định về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự như sau:

Điều 163. Thẩm quyền điều tra

1...

3. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.”

- Tại Khoản 2 Điều 30 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 quy định như sau:

“Điều 30. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao

1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

2. Tiến hành Điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan Điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.


3. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.

Luật hiến pháp và luật hành chính Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp - Từ thực tiễn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao - 5

4. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.”

Như vậy, so với quy định của pháp luật trước đây, thì chủ thể phạm tội thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao được tăng thêm rất nhiều. Ngoài chủ thể phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan Thi hành án, thì Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao còn có thẩm quyền tiến hành điều tra đối với chủ thể là người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.

Theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam thì thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao đối với chủ thể phạm tội được xác định đối với những những nhóm chủ thể sau đây:

Phạm vi và địa bàn điều tra được mở rộng hơn

Trước đây phạm vi và địa bàn điều tra thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao thường chỉ diễn ra ở cấp trung ương, cấp tỉnh, huyện. Nay theo quy định mới của pháp luật, phạm vi và địa bàn điều tra thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao được mở rộng xuống địa bàn Công an các xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an (với trên 12.000 cơ quan, tổ chức, gồm: Hơn 11.000 đơn vị công an cấp xã, phường và các cơ quan, cá nhân, tổ chức khác có thẩm quyền) khi họ thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết ban đầu tin báo, tố giác về tội phạm (theo quy định tại Điều 44 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, khoản 3 Điều 145


BLTTHS năm 2015) mà vi phạm pháp luật. Vì vậy, sẽ có rất nhiều khó khăn về mặt địa lý cũng như yêu cầu đòi hỏi về mặt thời gian đảm bảo cho công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu thập dấu vết ban đầu đối với những vụ việc do Công an xã thực hiện có vi phạm hoạt động tư pháp ở những địa bàn xa trụ sở, vì hiện tại Cơ quan điều tra VKSND tối cao không có hệ thống tổ chức bộ máy các phòng nghiệp vụ ở tất cả 63 tỉnh thành, phố trên cả nước mà chỉ có ở trung ương và 5 phòng nghiệp vụ đặt ở 5 khu vực (thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Yên Bái, thành phố Buôn Ma Thuột và thành phố Cần Thơ).

Theo quy định tại Điều 20 Luật tổ chức VKSND năm 2014, Điều 163 BLTTHS năm 2015 và Điều 30 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 đã nêu trên thì Cơ quan điều tra VKSND tối cao có thẩm quyền điều tra như sau: Điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.

Theo quy định trên thì nguồn tin về tội phạm phải có đủ ba yếu tố sau đây mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra VKSND tối cao:

- Một là. Tội phạm thuộc Chương XXIII (Chương các tội phạm về chức vụ) và Chương XXIV (Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp).

- Hai là. Người thực hiện hành vi phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.

- Ba là. Khách thể của tội phạm là xâm phạm (xảy ra) trong lĩnh vực tư pháp.

Ví dụ: Điều tra viên được phân công giải quyết tố giác về tội phạm nhưng đã có hành vi thỏa thuận, nhận tiền của người phạm tội để làm sai lệch hồ sơ vụ án nhằm mục đích không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người


phạm tội. Hoặc Thủ kho của Cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền quản lý vật chứng của vụ án nhưng đã tự ý lấy vật chứng trong kho để mang đi bán lấy tiền tiêu xài cá nhân.

Tuy nhiên, có những trường hợp mặc dù thỏa mãn về tội danh, về chủ thể nhưng hành vi không xảy ra thuộc lĩnh vực hoạt động tư pháp (không xâm phạm vào khách thể trong lĩnh vực tư pháp) thì không thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao.

Ví dụ: Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện hoặc Chánh án TAND cấp huyện trong quá trình mua sắm trang thiết bị cho cơ quan đã cùng với kế toán đơn vị lập khống chứng từ để tham ô tài sản. Tuy những người này có chức danh tư pháp và có hành vi phạm tội Tham ô tài sản quy định tại Điều 353 Chương XXIII BLHS, nhưng không thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, vì hành vi phạm tội của họ không xảy ra trong hoạt động tư pháp.

Để thể chế hóa các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật hình sự, Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 thì ngày 29/12/2017, Viện trưởng VKSND tối cao đã ban hành Quyết định số 565/QĐ-VKSTC về việc ban hành Quy chế tiếp nhận, thu thập, quản lý, xử lý và giải quyết nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND tối cao (sau đây viết tắt là Quy chế 565).

Theo quy định Khoản 1 Điều 4 Quy chế 565 thì thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra VKSND tối cao đối với các chủ thể sau:

a) Cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án hình sự, Cơ quan thi hành án dân sự gồm: cán bộ, công chức có chức danh tư pháp hoặc không có chức danh tư pháp như:

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, thủ kho vật chứng và cán bộ, công chức, chiến sỹ khác thuộc Cơ quan điều tra các cấp


khi được giao nhiệm vụ tham gia giải quyết nguồn tin về tội phạm, điều tra vụ án hình sự.

- Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và cán bộ, công chức khác thuộc VKSND các cấp khi được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

- Chánh án, Phó Chánh án, Hội thẩm nhân dân, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên và cán bộ, công chức khác thuộc Tòa án nhân dân các cấp khi được phân công tham gia giải quyết các vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, lao động, kinh doanh thương mại và những việc khác theo quy định của pháp luật.

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án, Thủ quỹ, Thủ kho, Kế toán thi hành án và cán bộ, công chức khác thuộc Cơ quan thi hành án dân sự các cấp khi được phân công nhiệm vụ.

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, cán bộ, chiến sỹ thuộc Cơ quan thi hành án hình sự Công an các cấp; Giám thị, Phó giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ và công nhân, viên chức của các trại giam trong Công an nhân dân thực hiện công tác thi hành án hình sự.

b) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm:

- Trong Công an nhân dân:

Cục trưởng, Phó Cục trưởng của các cơ quan: Cục Quản lý xuất nhập cảnh; các cục nghiệp vụ an ninh ở Bộ Công an. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của các cơ quan: Phòng Quản lý xuất nhập cảnh; các phòng nghiệp vụ an ninh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cán bộ điều tra khi được giao tiến hành một số hoạt động điều tra (Điều 35 BLTTHS, Điều 37 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự).


Cục trưởng, Phó Cục trưởng của các cơ quan: Cục Cảnh sát giao thông; Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của các cơ quan sau: Phòng Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Giám đốc, Phó Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Giám thị, Phó giám thị Trại giam; Cán bộ điều tra khi được giao tiến hành một số hoạt động điều tra (Điều 35 BLTTHS; Điều 38 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự).

- Trong cơ quan Hải quan gồm: Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu; Cán bộ điều tra thuộc Hải quan khi được giao tiến hành một số hoạt động điều tra ( Điều 35 BLTTHS; Điều 33 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự).

- Trong cơ quan Kiểm lâm gồm: Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm cấp tỉnh; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm; Cán bộ điều tra thuộc Kiểm lâm khi được giao tiến hành một số hoạt động điều tra (Điều 35 BLTTHS; Điều 34 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự).

- Trong cơ quan Kiểm ngư gồm: Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng và cán bộ điều tra thuộc Kiểm ngư khi được giao tiến hành một số hoạt động điều tra (Điều 35 BLTTHS; Điều 36 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự).

Riêng đối với người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và cơ quan khác trong Quân đội


nhân dân nếu có hành vi phạm tội thì thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSQS trung ương.

c) Người được giao nhiệm vụ quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; tiếp nhận, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự gồm:

Trưởng nhà tạm giữ, Phó Trưởng nhà tạm giữ, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ và công nhân, viên chức của nhà tạm giữ trong Công an nhân dân; Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng, Trưởng cơ sở y tế, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, công nhân và viên chức của Trại tạm giam trong Công an nhân dân thực hiện công tác thi hành việc tạm giữ, tạm giam; tiếp nhận, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự (Điều 13, Điều 14 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam).

d) Người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản vật chứng, tài sản bị niêm phong, bị kê biên, tài khoản bị phong tỏa trong hoạt động tố tụng, thi hành án gồm: Những người trên thuộc các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và thi hành án được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản vật chứng, tài sản trong các vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, lao động, kinh doanh thương mại và những việc khác theo quy định của pháp luật.

đ) Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an (sau đây gọi chung là Công an cấp xã) khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 146 BLTTHS, Điều 44 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự.

Tại Điều 146 BLTTHS và Điều 44 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự quy định:

“1. Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu....

2. Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ....


3. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện, bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường...”.

Như vậy, theo quy định trên khi Công an cấp xã thực hiện các nhiệm vụ trên mà thực hiện hành vi phạm tội thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra VKSND tối cao. Ví dụ: Công an xã khi lấy lời khai ban đầu của người thực hiện hành vi phạm tội Trộm cắp tài sản, đã dùng nhục hình đối với người phạm tội thì thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao.

Tuy nhiên, cần lưu ý trường hợp cán bộ Công an cấp xã khi thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác thì không thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND tối cao. Ví dụ: Công an cấp xã có hành vi đánh người vi phạm các quy định về giao thông trật tự (không đội mũ bảo hiểm, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè

...) thì không thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao.

Theo Khoản 2 Điều 4 Quy chế 565 thì các chủ thể của một số tội phạm cụ thể sau đây thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao:

a) Người thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có hành vi phạm tội dùng nhục hình quy định tại Điều 373 Bộ luật hình sự: Tội Dùng nhục hình quy định tại Điều 373 BLHS đã mở rộng chủ thể của tội phạm không chỉ ở các giai đoạn tố tụng, thi hành án mà còn ở các biện pháp cưỡng chế hành chính như: đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

b) Những người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có hành vi phạm tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc quy định tại Điều 375 Bộ luật hình sự: Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự và những người khác có hành vi phạm tội làm sai lệch hồ sơ vụ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022