Tổng Hợp Kết Quả Đánh Giá Các Tndl Của Võ Nhai

3.2.3. Ý kiến đánh giá của các nhà quản lý du lịch

a. Tiềm năng du lịch

Võ Nhai có nhiều tiềm năng du lịch gắn với điều kiện tự nhiên, mang đặc trưng của hệ thống địa hình, khí hậy, bao phủ bởi dãy núi đá vôi từ đó hình thành lên các hệ sinh vật phong phú, các hang động độc đáo và những ẩm thực mang đặc trưng của vùng như: Na La Hiên, đậu An Long.. đặc biệt có có hang Phượng Hoàng đang được khai thác theo hình thức DLST, hấp dẫn du khách. Tác giả thực hiện khảo sát lấy ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý và công ty du lịch về lĩnh vực này bằng cách thực hiện 50 bảng hỏi (bao gồm: 2 bảng hỏi của chuyên gia và 45 bảng hỏi cho doanh nghiệp hoạt động về du lịch, nhà quản lý du lịch), kết quả được hiển thị ở hình 3.9 tác giả nhận thấy rằng hầu hết các dạng tài nguyên du lịch tự nhiên chiếm đa số với 80% (40 lựa chọn) về tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái điều đó rất rõ ràng bởi vì Võ Nhai đa số tài nguyên du lịch là từ tự nhiên với rất nhiều hang động, thác nước, với cảnh quan đặc sắc.

Bên cạnh đó số lượng lựa chọn tài nguyên văn hóa chiếm tới 20% tương ứng với 10 lựa chọn thể hiện rằng tài nguyên du lịch văn hóa của huyện vẫn còn rất ít chưa phong phú và đa dạng.

Đánh giá về giá trị tài nguyên tác giả thấy rằng cũng hầu hết các ý kiến cho rằng TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa có giá trị gần tương đương nhau trong phát triển du lịch sinh thái hơn chiếm tới 80% lựa chọn (40 người lựa chọn) và tài nguyên du lịch văn hóa chiếm tới 84% (với 42 người lựa chọn). Điều đó chỉ ra rằng giữa TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Tạo nên một sự tổng thể để phát triển du lịch sinh thái.

Về thế mạnh du lịch sinh thái của Võ Nhai tác giả thấy rằng có được 96% (tương đương 48 lựa chọn) cho sự đặc sắc, đa dạng, di tích lịch sử lâu đời độc đáo là các thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái. Điều này cũng phù hợp với kết quả khảo sát về mục đích của khách du lịch. Bởi vì mong muốn và nhu cầu của khách du lịch hầu hết là vừa thăm quan thắng cảnh và trải nghiệm các đặc sản đặc biệt ở nơi họ đến du lịch.

Với một nhận xét khá rõ ràng rằng các sản phẩm DLST tại Võ Nhai chưa có nhiều với tỷ lệ 12 lựa chọn (chỉ chiếm 24% trong tổng số phiếu đưa ra). Số còn lại chiếm tới 98% (tương đương 49 lựa chọn) là chưa có sản phẩm du lịch sinh thái nào. Theo tác giả khảo sát thì hiện tại chỉ có địa chỉ Hang Phượng Hoàng là có thể giống như một hình thức du lịch sinh thái được. Bởi lẽ ở đây mới được xây dựng và phát triển để đáp ứng nhu cầu của du khách. Do đó tác giả thấy rằng các sản phẩm du lịch sinh thái chưa đa dạng phong phú để khách du lịch lựa chọn.

Tổng quát lại, kết quả đánh giá chỉ ra rằng tiềm năng du lịch của Võ Nhai là rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên chưa đáp ứng được thực tế. Do đó nó chưa xứng tầm với tiềm năng này. Điều này thực sự chính xác vì có được 94% lựa chọn là chưa xứng tầm, còn lại 30% (tương đương 15 lựa chọn) là xứng tầm.

Hình 3 4 Tiềm năng phát triển du lịch Võ Nhai Nguồn Phiếu điều tra năm 2019 b 1

Hình 3.4: Tiềm năng phát triển du lịch Võ Nhai

Nguồn: Phiếu điều tra năm 2019

b. Tiềm năng khai thác du lịch

Khảo sát về tiềm năng khai thác du lịch sinh thái ở Võ Nhai, tác giải chỉ khảo sát một số chỉ tiêu như: Mức độ khai thác hiệu quả như thế nào? Thể hiện ở hình 3.10 đa phần đều lựa chọn mức độ khai thác không tốt với 30 lựa chọn chiếm 60% trong tổng số phiếu. Vậy sự khai thác du lịch ở Võ Nhai chưa đáp ứng được yêu cầu và chưa mang lại nguồn thu cao và hiệu quả cho huyện. Đây cũng là một nhân tố để phát triển kinh tế đưa đời sống của người dân đi lên. Đặc biệt là các hộ dân làm du lịch và dịch vụ.


Hình 3 5 Mức độ khai thác TNDL ở Võ Nhai Nguồn Phiếu điều tra năm 2019 Có 2

Hình 3.5: Mức độ khai thác TNDL ở Võ Nhai

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Nguồn: Phiếu điều tra năm 2019

Có thể với các cá nhân làm ăn nhỏ lẻ, tự khai thác hình thức du lịch này ở một phần nào đó có được hiệu quả như: thăm quan hang động rồi thăm quan vườn cây ăn quả… từ đó bán các sản phẩm cho du khách. Nhưng với hình thức này rất nhỏ lẻ và không thấy được sức mạnh của du lịch sinh thái đóng góp kinh tế cho huyện.

Tiềm năng du lịch huyện Võ Nhai phong phú, tuy nhiên để khai thác hiệu quả từ TNDL bằng hình thức DLST thì còn rất nhiều thách thức và khó khăn như các yếu tố khách quan và chủ quan. Nhưng chủ quan là yếu tố khó khăn nhất như hình 3.11 thể hiện rằng hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng là yếu tố khó khăn nhất với 30 lựa chọn từ chuyên gia và các nhà quản lý du lịch (chiếm tới 60%) trong tổng số phiếu đưa ra. Bởi vì nó sẽ ảnh hưởng tới các yếu tố khác trong việc khai thác các tiềm năng du lịch này. Để phát triển, khai thác được DLST cần có sự đồng bộ từ CSVCKT tới chính sách điều hành và quản lý của địa phương, nếu chính sách tốt, tiềm năng đa dạng, năng lực cán bộ cao, mà cơ sở vật chất không đáp ứng thì cũng không thể khai thác có hiệu quả được. Ví dụ: Khi số lượng du khách gia tăng, nhu cầu dịch vụ sẽ tăng theo, các yêu cầu phục vụ du lịch ngày càng khắt khe trong khi huyện còn thiếu nhà hàng, khách sạn chất lượng cho khách lưu trú, ăn uống, chưa tạo được các sản phẩm du lịch, DLST đặc sắc thu hút khách du lịch khiến doanh thu không thể thu được lợi nhuận. Vấn đề đặt ra. Phải làm sao cho khách du lịch đến Võ Nhai thăm quan, nghỉ dưỡng, hưởng thụ và lưu trú dài ngày thì mới có thể thu được nguồn lợi nhuận cao. Nếu không có cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu thì không thể vận hành được hệ thống khác.


. Hình 3 6 Một số khó khăn chủ yếu khai thác TNDL cho phát triển DLST Nguồn 3

Hình 3.6: Một số khó khăn chủ yếu khai thác TNDL cho phát triển DLST

Nguồn: Phiếu điều tra năm 2019

Hiện nay Võ Nhai cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích các cá nhân, tập thể, các thành phần kinh tế cùng tham gia vào lĩnh vực du lịch, biểu hiện là có tới 35 lựa chọn (chiếm 70%) các chuyên gia, doanh nghiệp, người dân đồng ý với ý kiến này. Điều đó cho thấy võ Nhai đã nhận thấy tiềm năng lớn từ du lịch và sẵn sàng đầu tư để thu hút du lịch.

Với kênh thông tin để quảng bá du lịch tại Võ Nhai các chuyên gia, doanh nghiệp, cả người dân địa phương cũng nhận định rằng rất ít kênh thông tin với 35 lựa chọn là ít kênh (chiếm tới 70%) số phiếu như bảng 3.12. Các kênh này chủ yếu là tự phát như bạn bè giới thiệu, qua face book cá nhân hoặc một mục nhỏ trong thông tin du lịch của tỉnh. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự khai thác du lịch. Vì khách du lịch mới gần xa hầu như không biết tới các tiềm năng du lịch này. Họ không có kênh chính thống và tin cậy nào để tìm kiếm cũng như kiểm tra về nó. Do đó gây ra tình trạng cung không tới được cầu làm cho du lịch Võ Nhai ngày càng ít được phổ biến trên các cổng thông tin.


Hình 3 7 Lựa chọn kênh thông tin cho quảng bá du lịch ở Võ Nhai Nguồn Phiếu 4

Hình 3.7: Lựa chọn kênh thông tin cho quảng bá du lịch ở Võ Nhai

Nguồn: Phiếu điều tra năm 2019

Về nguồn nhân lực các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng Võ Nhai còn rất thiếu nguồn nhân lực với 30 lựa chọn tương đương 60% trong tổng số phiếu đưa ra. Có thể nói nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất để phát triển các lĩnh vực, đặc biệt là du lịch sinh thái. Bởi vì không có con người có trình độ, có tay nghê thì không thể có được sản phẩm độc đáo và nổi tiếng được. Do đó đây cũng là thách thức và khó khăn cho Võ Nhai để phát triển du lịch trong tương lai gần.

Với sự đề xuất làm sao để khai thác hiệu quả DLST ở Võ Nhai thì các chuyên gia nhận định rằng sự cần thiết và cấp bách nhất là có sự đáp ứng cơ sở vật chất với

(30 lựa chọn) chiếm tới 60% tiếp theo là cơ chế thu hút đầu tư, song song với nó là các vấn đề về môi trường có 25 lựa chọn (chiếm 50%) trong tổng số phiếu đưa ra. Ngoài ra là các vấn đề vê an ninh và khả năng quản lý du lịch ở Võ Nhai, kết quả khảo sát thể hiện trong hình 3.13.


Hình 3 8 Đề xuất hướng khai thác hiệu quả TNDL cho DLST Nguồn Phiếu điều tra 5

Hình 3.8: Đề xuất hướng khai thác hiệu quả TNDL cho DLST

Nguồn: Phiếu điều tra năm 2019

Tổng quát lại theo các chuyên gia để khai thác hiệu quả DLST ở Võ Nhai các chính quyền địa phương cần xây dựng cơ sở vật kỹ thuật hạ tầng đáp ứng yêu cẩu của du lịch và du lịch sinh thái, tiếp đó là chính sách thu hút vốn đầu tư du lịch, đầu tư theo quy hoạch và trọng điểm để có được lợi nhuận góp phần xây dựng kinh tế Võ Nhai trong tương lai gần.

3.2.4 Tổng hợp kết quả đánh giá các TNDL của Võ Nhai

Từ hai phần đánh giá tiềm năng thu hút khách du lịch và tiềm năng khai thác của các TNDL trên tác giả lập ra bảng tổng hợp mức độ ưu tiên đầu tư phát triển dựa trên mối quan hệ giữa tiềm năng thu hút và tiềm năng khai thác như bảng 3.6 sau:


STT


TNDL

Tiềm năng

thu hút

Tiềm năng khai thác

Mức độ ưu tiên đầu tư phát triển

1

Địa hình

Khá

Khá thuận lợi

Ưu tiên phát triển

2

Hệ sinh thái rừng

Cao

Rất thuận lợi

Ưu tiên phát triển nhất

3

Hệ thống sông suối, hồ tạo

cảnh quan

Khá

Rất thuận lợi

Ưu tiên phát triển nhất

4

Cảc cảnh quan sinh thái

Cao

Rất thuận lợi

Ưu tiên phát triển nhất

Bảng 3.8 Bảng đánh giá tổng hợp mức độ ưu tiên để đầu tư phát triển các TNDL này cho mục đích DLST‌


5

Di chỉ khảo cổ học

Cao

Thuận lợi trung

bình

Ưu tiên phát triển

6

Các di tích lịch sử cách

mang

Cao

Khá thuận lợi

Ưu tiên phát triển nhất

7

Cộng đồng dân tộc và nét

văn hóa ẩm thực dân tộc

Cao

Khá thuận lợi

Ưu tiên phát triển nhất

8

Lễ hội truyền thống

Cao

Khá thuận lợi

Ưu tiên phát triển nhất

9

Làng nghề và sản phẩm

làng nghề

Khá

Thuận lợi trung

bình

Phát triển

10

Phong thục tập quán

Khá

Ít thuận lợi

Không phát triển

Qua bảng 3.6 ta thấy rằng các tài nguyên du lịch sinh thái này rất có tiềm năng thu hút và rất thuận lợi để ưu tiên đầu tư và phát triển cho du lịch sinh thái đặc biệt là các tài nguyên có mức độ ưu tiên đầu tư phát triển ở mức ưu tiên phát triển nhất bao gồm: Khí hậu, hệ sinh thái rừng, Hệ thống sông suối, hồ tạo cảnh quan, các cảnh quan sinh thái. Các tài nguyên này đều là tự nhiên. Ngoài ra có các tài nguyên du lịch là văn hóa cũng có điều kiện và mức độ ưu tiên như vậy như: các di tích lịch sử cách mạng, cộng đồng dân tộc và nét văn hóa ẩm thực, lễ hội truyền thống. Tiếp theo là các mức độ ưu tiên giảm giần cho việc đầu tư và phát triển là mức ưu tiên phát triển bao gồm: địa hình, di chỉ khảo cổ học, qua đó có thể thấy rằng việc khai tác địa hình cho du lịch sinh thái còn nhiều khó khăn bởi vì do địa chất vị trí địa lý của Võ Nhai là các dãy đá vôi cao và liên tục rất khó khăn cho việc xây dựng các cũng như đầu tư để phát triển dựa vào tài nguyên này, mặc khác di chỉ khảo cổ học cũng cùng lý do trên bởi vì tài nguyên này hầu hết chỉ phục vụ cho việc khảo cổ, còn khách du lịch rất ít biết và hầu như sự hứng thú chỉ tập trung vào các tài nguyên khác. Với mức độ ưu tiên đầu tư phát triển cho phát triển và không phát triển chỉ có làng nghề và sản phẩm làng nghề, phong tục tập quán của dân tộc nơi đây. Hiện tại các làng nghê ở Võ Nhai chưa được phát triển và ngày càng bị mai một dần với nhiều lý do như thất truyền, và lợi nhuận kinh tế không đủ đáp ứng cuộc sống nên các dân tộc ở đây hầu hết đã không mặn mà với nó.

Phong tục tập quán được coi là tín ngưỡng riêng của từng đồng bào dân tộc. Chỉ có các thế hệ cao tuổi từ 50 tuổi trở lên có thể thông thạo và hiểu được các phong tục của họ. Do đó ngày càng bị xã hội hóa và du nhập các tín ngưỡng đa số bởi giới trẻ . Các phong tục này ngày càng bị mai một dần theo các thế hệ sau. Chúng không được lưu trữ đầy đủ. Các thế hệ trẻ về sau hầu như không còn hiểu và áp dụng nó thường xuyên vào cuộc sống nữa. Điều đó chỉ ra rằng mặc dù ở Võ Nhai các dân tộc thiểu số

trên địa bàn là chủ yếu nhưng thực sự khó để phát triển nó để phục vụ cho du lịch sinh thái nơi đây.

Có thể khẳng định tiềm năng du lịch ở Võ Nhai là rất lớn, song nó lại chưa được khai thác một cách hiệu quả, khách du lịch đến với huyện thường là khách lẻ, khách đoàn chưa nhiều, khách lưu trú không lâu và hầu như rất ít. Điều này phản ánh các sản phẩm du lịch cũng như các dịch đáp ứng nhu cầu của du khách là chưa cao. Để huyện khai thác được thế mạnh phát triển du lịch của mình đòi hỏi các cấp, ngành của tỉnh cần có sự quan tâm, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông tại một số tuyến, điểm du lịch; quy hoạch, đầu tư, tôn tạo một số hạng mục và công trình phụ trợ tại các di tích, thắng cảnh; cũng như phát triển một số loại hình dịch vụ đi kèm nhằm đáp ứng nhu cầu du khách. Đặc biệt cần thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực du lịch trên cả nước để tạo sự chuyên nghiệp và hấp dẫn du khách.

Với những tiềm năng phát triển du lịch nêu trên đặc biệt là DLST, huyện Võ Nhai có thể xây dựng được những tour du lịch trong ngày hay vài ngày, mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách. Ví dụ như tour Thần Sa - Thượng Nung (hang Thắm Giáo, đình Thượng Nung, thác Dõm) - Sảng Mộc (động Thắm Luông, đình Nghinh Tác, Pò Đồn). Hoặc tour: Hang Phượng Hoàng, suối nước Mỏ Gà (Phú Thượng) rồi lên suối Mỏ Mắm, hang Hú (Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn); Phú Thượng – Tràng Xá (rừng Khuôn Mánh, hang Huyện) – Dân Tiến (hồ Quán Chẽ) - Bình Long (hang Ốc). Ngoài các tour du lịch trên Võ Nhai có thể kết hợp với hình thức du lịch trải nghiệm - khám phá tại các làng nghề truyền thống của địa phương. Điều đó sẽ gây sự thu hút cho du khách quay lại Võ Nhai nhiều lần trong thời gian tiếp theo.

Hy vọng trong một tương lai không xa, tiềm năng du lịch của Võ Nhai sẽ được khơi dậy và khai thác góp phần phong phú và đa dạng các điểm đến tại Thái Nguyên, phấn đấu để Võ Nhai trở thành một huyện trọng điểm trong phát triển du lịch của tỉnh.

3.3. Hiện trạng khai thác du lịch sinh thái Võ Nhai

3.3.1. Mục đích và các hình thức du lịch của khách du lịch

Đi du lịch là hoạt động mà du khách phải rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình để đi đến một nơi khác trong một thời gian nhất định. Và du khách có thể có rất nhiều mục đích khác nhau để tìm đến một điểm du lịch lý tưởng cho chính mình. Với 100 mẫu phỏng vấn du khách trong đó có 90 mẫu khách nội địa và 10 mẫu khách du lịch quốc tế khi đi du lịch chúng ta sẽ xem xét cụ thể các mục đích chủ yếu mà du khách đến với Võ Nhai:

Mục đích chủ yếu được nhiều du khách đánh giá nhất khi đến Võ Nhai là muốn được du lịch sinh thái, trong đó khách nội địa 30/90 lựa chọn và khách quốc tế có 4/10

lựa chọn. Như chúng ta đã biết Võ Nhai có được nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn với nét đẹp nên thơ của các điểm du lịch như Hang Phượng Hoàng, hoặc Thác Mưa Rơi, mát dịu của những dòng suối, bao bọc quanh là những cánh rừng và đồi núi đá vôi, phong cảnh hữu tình đó chính là động lực thu hút được nhiều du khách đến hưởng ngoạn, ngắm cảnh. Bên cạnh mục đích chính là ngắm cảnh thì có thể nói mục đích muốn được thư giãn giải trí cũng là mục đích quan trọng thúc đẩy du khách đến với Võ Nhai. Kết quả điều tra mục đích du lịch của khách du lịch khi đến Võ Nhai được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.9. Mục đích du lịch của khách du lịch



Mục đích du lịch

Khách nội địa

Khách quốc tế

Số người

tham gia

%

Số người

tham gia

%

Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng

25

28%

1

10%

Du lịch lịch sử

13

15%

2

20%

Du lịch sinh thái

30

33%

4

40%

Du lịch trải nghiệm

12

13%

2

20%

Du lịch văn hóa

8

9%

1

10%

Du lịch kết hợp với các mục đích khác

2

2%

0

0%

Tổng

90

100%

10

100%

(Nguồn: Phiếu điều tra thực địa 2019)

Với mục đích chính là du lịch sinh thái dựa trên các tiềm năng về tài nguyên tự nhiên và văn hóa khi đến Võ Nhai, khách du lịch sẽ lựa chọn hình thức du lịch sinh thái nào? là một câu hỏi không chỉ đặt ra với luận văn này mà còn với các nhà quản lý với mong muốn phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai. Tiến hành điều tra với các khách du lịch (90 khách nội địa và 10 khách quốc tế) thu được kết quả như sau:


Hình thức du lịch sinh thái

Khách nội địa

Khách quốc tế

Số người

tham gia

%

Số người

tham gia

%

Du lịch xanh, du lịch dã ngoại

16

18%

1

10%

Trecking

13

14%

1

10%

Du lịch thám hiểm, mạo hiểm, tham quan hang động, thác nước, leo núi

24

27%

4

40%

Du lịch thiên nhiên, tham quan làng bản

27

30%

3

30%

Du lịch văn hóa, thăm quan bản làng dân

tộc

7

8%

1

10%

Du lịch trải nghiệm hệ sinh thái nông nghiệp

3

3%

0

0%

Tổng

90

100%

10

100%

(Nguồn: Phiếu điều tra thực địa 2019)

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí