b. Dân tộc Nùng:
Người Nùng ở Võ Nhai chiếm 18,7% dân số trong Huyện.
- Trang phục truyền thống: Người Nùng có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú và có nhiều làn điệu dân ca đậm đà màu sắc dân tộc. Phụ nữ Nùng mặc áo năm thân và cài một hàng cúc bằng nút vải phía bên nách phải. Tùy từng nhóm Nùng địa phương mà áo dài, ngắn, rộng, hẹp khác nhau, nhưng ở đoạn cổ tay và lá sen bao giờ cũng đắp một miếng vải và bốn túi áo không có nắp. Nam, nữ đều mặc một loại quần nhuộm màu chàm, cạp to, ống rộng, dài tới tận mắt cá chân.
- Kiến trúc nhà ở: Người Nùng thường ở nhà sàn và nhà nửa sàn nửa đất.
- Tôn giáo tín ngưỡng: Vào những ngày đầu tháng, ngày rằm họ thường đốt hương. Ngày lễ, tết có cúng chè, rượu và các món ăn. Người Nùng cúng ma sàn (pi thang sàn) và các cô hồn đầu ngõ vào dịp tết Nguyên đán. Những gia đình cùng một dòng họ thì cùng chung một miếu thờ thổ công, thổ địa.
Hiện nay, phần lớn người Nùng đều không biết viết chữ của dân tộc mình. Mọi người đều được học chữ quốc ngữ của người Việt Nam, hội nhập với các nhóm Tày và Thái cùng hệ ngôn ngữ đã có mặt từ trước, họ vẫn giữ tên gọi riêng là Nùng.
c. Dân tộc H’Mông:
- Kiến trúc nhà ở: Nhà ở của người Mông là nhà đất rất đơn giản và cheo leo nơi sườn núi. Họ ở quần tụ thành từng bản, mỗi bản có vài chục nóc nhà. Phổ biến là nhà thưng ván hay vách nứa mái tranh. Những vật liệu này đều được lấy từ rừng. Một số nhà còn dựng thêm nhà kho ở bên cạnh để chứa ngô và các lương thực khác. Chuồng nuôi gia súc được làm ở gần nhà và dựng bằng cây mai, cây vầu hoặc ván gỗ xẻ. Quy mô một gia đình người Mông trung bình là 5 đến 6 người.
- Tôn giáo tín ngưỡng: Đặc trưng của dòng họ là sự thống nhất về phong tục tập quán, tín ngưỡng và những kiêng kị lễ nghi, ở phạm vi dòng họ là một tập thể do cháu 3 đời bao gồm vài chục gia đình có chung một ông tổ có quan hệ huyết thống theo cha; thành viên của các dòng họ là những người nam giới cùng với vợ con của họ.
d. Dân tộc Sán Chay
Cộng đồng dân tộc Sán Chay huyện Võ Nhai gồm hai nhóm địa phương: Cao Lan và Sán Chí.
- Kiến trúc nhà ở: Nhà ở của người Sán Chay hiện nay bao gồm hai loại hình: ở những nơi vùng sâu vùng xa người dân vẫn ở nhà sàn, còn ở những nơi có điều kiện thuận lợi gần đường giao thông thì đa phần họ đã chuyển sang nhà đất. Tuy nhiên khi làm nhà, có một đặc điểm đáng chú ý là người Sán Chay thường chọn hướng nhà kiêng kỵ theo dòng họ. Ví dụ như: các họ Trần, La, Lý, Nịnh kiêng mở cửa chính ra hướng chính bắc còn các họ Lâm, Lăng,Vi kiêng mở của chính ra hướng chính nam.
- Tôn giáo tín ngưỡng: Trong ngôi nhà, phần vách hậu đối diện với cửa chính là nơi đặt bàn thờ tổ tiên. Bàn thờ bà mụ được đặt trong buồng ngủ của người mẹ hoặc người phụ nữ đã có con. Người Sán Chay thường cư trú thành từng bản riêng, điểm tụ cư của họ đều được họ chọn trên cơ sở thuận lợi cho việc canh tác lúa nước. Ranh giới giữa các bản thường ước lệ bởi các dòng suối, ngọn núi hoặc các vật có sẵn trong thiên nhiên khác. Theo truyền thống địa bàn cư trú của người Sán Chay hình thành trên cơ sở dòng họ. Mỗi dòng họ có một khu vực riêng. Trong bản của họ thường có một ông khán, người đúng đầu do dân bầu ra, có nhiệm vụ điều hành, đôn đốc mọi công việc của bản như: sản xuất, sinh hoạt cộng đồng, tiến hành nghi lễ chung… trong các bản thường có nơi thờ cúng chung.
e. Dân tộc Dao:
Người Dao ở huyện Võ Nhai có tỷ lệ khá lớn với 13,9%. Người Dao có lịch sử định cư chưa được lâu, họ di cư từ phía Bắc xuống và xa xôi hơn, tổ tiên của họ từ phía Nam Trung Quốc sang. So với các dân tộc khác thì người Dao định cư ở những vùng cao hơn thành những bản riêng biệt.
- Kiến trúc nhà ở: Nhà của người Dao chủ yếu là nhà sàn, nguyên vật liệu làm nhà được chuẩn bị từ trước và được lấy từ trên rừng về như: gỗ, nứa, tre, mai, giang, cọ… một số hộ làm nhà nửa sàn nửa đất, họ đã chặt và sử dụng nhiều gỗ rừng loại to và chắc nhất để làm sàn nhà, cầu thang và sân phơi. Mái nhà đại đa số được lợp bằng lá gồi, lá cọ thậm trí bằng nứa. Cột nhà được sử dung luôn khi chặt từ rừng về, không qua xẻ.
-Về trang phục:
+ Trang phục của phụ nữ Dao đỏ gồm: khăn, áo dài, yếm, dây lưng và quần với đặc điểm là dùng nhiều mầu đỏ, nhiều tua và nhóm bông đỏ. Trang phục của người phụ nữ Dao Quần Chẹt gồm: khăn, áo dài, yếm, dây lưng và xà cạp. Áo dài thuộc dạng tứ thân nhuộm màu chàm không cài khuy, cổ liền nẹp, ống tay dài được đáp vải đỏ và trắng hình vuông ở của tay, đặc biệt thân sau ở chỗ sống lưng có thêu một cụm hoa văn cùng với các tua chỉ màu khác nhau. Trang phục của nữ Dao Lô gang cũng bao gồm: Khăn, áo dài, yếm, dây lưng và xà cạp.
+ Trang phục của người đàn ông Dao thì đơn giản hơn trang phục nữ. Thường ngày họ mặc áo chàm đen, cổ đứng và thấp, xẻ ngực có khuy cài bằng vải. Quần ống rộng vừa phải, dài đến mắt cá chân, cắt theo kiểu chân què, cạp luồn dây.
- Tôn giáo tín ngưỡng:
Người Dao theo tín ngưỡng đa thần nên chịu sự chi phối của tín ngưỡng đó, và trong mọi lĩnh vực của đời sống cộng đồng. Các nghi lễ trong mỗi gia đình cũng không tách khỏi mối quan hệ với cộng đồng như lễ cúng nương, lễ cúng hồn lúa, lễ cúng cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tiễn trừ sâu bệnh. Những nghi lễ này thể hiện khát vọng chính đáng của cộng đồng dân tộc muốn vươn lên cuộc sống no đủ. Người Dao quan niệm mọi vật đều có linh hồn, điều này được thể hiện rất rõ trong nghi thức cấp sắc.
f. Dân tộc Sán Dìu:
Có thể nói, cũng như các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Chay..., sinh sống ở Võ Nhai cộng đồng Sán Dìu đã biết dựa vào thiên nhiên, khai thác tự nhiên để duy trì cuộc sống và phát triển cộng đồng của mình. Địa hình, đất đai, khí hậu, chế độ mưa, nắng, thủy văn... của vùng miền núi trung du, các hoạt động mưu sinh của họ có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức.
- Về tôn giáo tìn ngưỡng: Người Sán Dìu lấy việc thờ cúng tổ tiên là chính, tùy theo từng dòng họ mà ma tổ tiên được thờ cúng từ sáu đời cho đến mười hai đời. Nhưng khi cúng bái cầu khấn sự linh ứng thì người ta chỉ tính đến đời thứ tư. Còn ma thế hệ thứ tư trở đi đã coi như ma gia trạch, chỉ được cúng vào dịp lễ tết. Ngoài những hình thức tín ngưỡng, nghi lễ cúng bái trên, người Sán Dìu còn có nhiều tục lệ và kiêng cữ trong sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần của họ.
Đặc điểm phong phú của tài nguyên văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện Võ Nhai và tính đặc thù cao tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm du lịch văn hóa đa dạng, hấp dẫn, thu hút du khách đến với Võ Nhai thăm quan, tìm hiểu bản sắc dân tộc. Tuy nhiên ngoài bản sắc dân tộc Tày hiện đang được quan tâm đầu tư thì bản sắc văn hóa của các dân tộc khác trên địa bàn chưa được khai thác, đầu tư.
3.2. Đánh giá tài nguyên du lịch của huyện Võ Nhai
Một trong những yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch và cũng là điều kiện cần để cho một nơi nào đó có thể phát triển hoạt động du lịch đó là tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch có thể do thiên nhiên tạo ra, có thể do con người tạo ra. Do vậy, chúng ta có hai loại tài nguyên du lịch là: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa.
Để có thể thu hút được khách du lịch thì điều cơ bản đầu tiên là đòi hỏi vùng đó phải có tài nguyên du lịch đa dạng, mới lạ, hấp dẫn du khách. Võ Nhai với nguồn tài nguyên phong phú bao gồm: núi rừng, sông, suối,…các di tích lịch sử, các lễ hội, các làng nghề truyền thống. Giúp cho Võ Nhai có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, nhất là đối với tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa.
Tuy nhiên nếu chúng ta khai thác quá mức sẽ làm cho tài nguyên ngày càng cạn kiệt và trong tương lai tài nguyên sẽ không còn nét đặc trưng, hấp dẫn để thu hút du khách. Do vậy mà việc đánh giá các giá trị của tài nguyên trong lĩnh vực du lịch là rất cần thiết và luôn được các nhà quản lý du lịch quan tâm hàng đầu. Từ đó, đánh giá đúng giá trị của tài nguyên cho hoạt động du lịch hiện tại và việc khai thác các giá trị tài nguyên một cách hợp lý cho sự phát triển du lịch một cách có hiệu quả. Việc đánh giá tài nguyên du lịch bao gồm đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên và đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa tuy nhiên với mục tiêu và tiêu chí đánh giá tương đồng nhau nên tác giả thực hiện sự đánh giá cả 2 loại tài nguyên này theo 2 hướng là tiềm năng thu hút và khai thác du lịch.
3.2.1. Đánh giá tiềm năng thu hút khách du lịch
Để đánh giá chi tiết hơn về các tài nguyên du lịch này ở Võ Nhai, tác giả thực hiện một khảo sát và tiến hành lựa chọn một số loại TNDL để đánh giá như sau:
+ Địa hình (hang động, thác nước, dãy núi đá vôi trùng điệp)
+ Hệ sinh thái rừng
+ Hệ thống sông suối, hồ tạo cảnh quan
+ Các cảnh quan sinh thái
+ Di chỉ khảo cổ học
+ Các di tích lịch sử cách mang
+ Cộng đồng dân tộc và nét văn hóa ẩm thực dân tộc
+ Lễ hội truyền thống
+ Làng nghề và sản phẩm làng nghề
+ Phong tục tập quán.
Bởi vì tài nguyên du lịch ở Võ Nhai rất đa dạng và phong phú, tác giả chỉ tiến hành đánh giá một số loại tài nguyên tiêu biểu, chủ yếu tại 02 DLTC là hang Phượng hoàng – suối Mỏ gà và hang Huyện. Các TNDL này có vai trò rất quan trọng tới việc phát triển du lịch sinh thái ở Võ Nhai.
Kết quả đánh giá được thể hiện như bảng đánh giá 3.4 sau đây:
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá tiềm năng thu hút
khách du lịch ở hang Phượng hoàng – suối Mỏ Gà, Võ Nhai
TNDL | Chỉ tiêu | Tổng điểm | Xếp hạng | |||
Độ hấp dẫn (HS3) | Tính an toàn (HS2) | Tính liên kết (HS1) | ||||
1 | Địa hình | 12 | 6 | 4 | 22 | Cao |
2 | Hệ sinh thái rừng | 9 | 6 | 3 | 18 | Khá |
3 | Hệ thống sông suối, hồ tạo cảnh quan | 12 | 6 | 3 | 21 | Cao |
4 | Các cảnh quan sinh thái | 12 | 6 | 4 | 22 | Cao |
5 | Các di tích lịch sử cách mạng | 9 | 8 | 2 | 19 | Khá |
6 | Cộng đồng dân tộc và nét văn hóa ẩm thực dân tộc | 12 | 6 | 3 | 21 | Cao |
7 | Lễ hội truyền thống | 9 | 8 | 4 | 21 | Cao |
8 | Làng nghề và sản phẩm làng nghề | 6 | 4 | 3 | 13 | Trung bình |
9 | Phong thục tập quán, tín ngưỡng | 9 | 8 | 1 | 18 | Khá |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Tiềm Năng Thu Hút Khách Du Lịch Của Các Tài Nguyên Du Lịch
- Đánh Giá Mức Độ Ưu Tiên Đầu Tư Phát Triển Dựa Trên Mối Tương Quan Giữa Tiềm Năng Thu Hút Và Tiềm Năng Khai Thác Của Các Điểm Dlst
- Một Số Cảnh Quan Đặc Sắc Tiêu Biểu Ở Võ Nhai
- Tổng Hợp Kết Quả Đánh Giá Các Tndl Của Võ Nhai
- Số Khách Du Lịch Tới Võ Nhai Giai Đoạn Từ 2015-2019 (Đvt: Lượt)
- Giải Pháp Khai Thác Tndl Cho Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Võ Nhai
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
STT | TNDL | Chỉ tiêu | Tổng điểm | Xếp hạng | ||
Độ hấp dẫn (HS3) | Tính an toàn (HS2) | Tính liên kết (HS1) | ||||
1 | Địa hình | 6 | 6 | 3 | 15 | Khá |
2 | Hệ sinh thái rừng | 12 | 6 | 3 | 21 | Cao |
3 | Hệ thống sông suối, hồ tạo cảnh quan | 9 | 6 | 3 | 18 | Khá |
4 | Các cảnh quan sinh thái | 9 | 6 | 4 | 19 | Khá |
5 | Các di tích lịch sử cách mạng | 12 | 8 | 3 | 23 | Cao |
6 | Cộng đồng dân tộc và nét văn hóa ẩm thực dân tộc | 9 | 6 | 2 | 17 | Khá |
7 | Lễ hội truyền thống | 6 | 6 | 2 | 14 | Khá |
8 | Làng nghề và sản phẩm làng nghề | 3 | 4 | 2 | 9 | Kém |
9 | Phong thục tập quán, tín ngưỡng | 6 | 6 | 1 | 13 | Khá |
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá tiềm năng thu hút khách du lịch ở hang Huyện, Võ Nhai
Bảng điểm đánh giá tiềm năng khai thác các điểm DLST ở Võ Nhai cho thấy: Nhìn chung các TNDL để thu hút DLST được lựa chọn ở trên đều có tiềm năng thu hút khách du lịch khá cao. Các TNDL này chủ yếu đạt loại cao và khá cao, trong đó có Địa hình, Hệ sinh thái rừng, Các cảnh quan sinh thái là những điểm được xếp cao nhất về
khả năng thu hút khách du lịch. Đây là những điểm có vị trí tương đối thuận lợi cho sự hình thành và phát triển các loại hình du lịch khác nhau đặc biệt phù hợp cho phát triển DLST, có khả năng liên kết cao với các điểm du lịch khác, có tài nguyên DLST hấp dẫn, độc đáo. Địa điểm DLST hang Phượng hoàng – suối Mỏ gà có tiềm năng thu hút khách du lịch tốt hơn hang huyện.
3.2.2. Đánh giá tiềm năng khai thác du lịch
Để đánh giá các TNDL Võ Nhai về tiềm năng khai thác du lịch, tác giả sử dụng phương pháp đánh giá điểm du lịch sinh thái tại 02 điểm là Hang phượng hoàng – suối Mỏ gà và khu di tích khảo cổ học thời đồ đá cũ Thần Sa.
Qua kết quả đánh giá TNDLST Võ Nhai về tiềm năng khai thác tại các điểm DLST có thể thấy: Các TNDL này nhìn chung rất thuận lợi để khai thác du lịch, trong đó TNDL tự nhiên thì thuận lợi hơn bởi độ bền vững cũng như hấp dẫn với du khách. Ngoài ra CSVCKT phục vụ du lịch, CSHT khá hoàn thiện và đang được đầu tư có trọng điểm, hứa hẹn sẽ là điểm hấp dẫn của du lịch Võ Nhai. Điểm DLST Phượng hoàng – Võ Nhai có khả năng khai thác cao hơn điểm DLST Thần Sa do hạn chế về CSHT và CSVCKT cũng như độ bền vững và hiệu quả kinh tế mang lại chưa được cao nên việc thu hút đầu tư còn nhiều khó khăn.
Bảng 3.6. Bảng đánh giá xếp hạng tiềm năng khai thác du lịch tại hang Phượng hoàng – suối Mỏ gà ở Võ Nhai
TNDL | Chỉ tiêu | Tổng điểm | Xếp hạng | ||||||
Sức chứa khách du lịch (HS3) | Độ bền vững (HS3) | CSHT & CSVCKT (HS3) | Thời gian hoạt động du lịch (HS2) | Hiệu quả kinh tế (HS2) | Vị trí điểm du lịch và khả năng tiếp cận (HS1) | ||||
1 | Địa hình | 12 | 12 | 12 | 8 | 8 | 4 | 56 | Rất thuận lợi |
2 | Hệ sinh thái rừng | 12 | 12 | 12 | 8 | 8 | 4 | 56 | Rất thuận lợi |
3 | Hệ thống sông suối, hồ tạo cảnh quan | 12 | 12 | 12 | 8 | 8 | 4 | 56 | Rất thuận lợi |
4 | Các cảnh quan sinh thái | 12 | 12 | 12 | 8 | 8 | 4 | 56 | Rất thuận lợi |
5 | Di chỉ khảo cổ học | 3 | 3 | 3 | 2 | 2 | 1 | 14 | Ít thuận lợi |
6 | Các di tích lịch sử cách mạng | 9 | 9 | 6 | 8 | 4 | 1 | 37 | Khá thuận lợi |
7 | Cộng đồng dân tộc và nét văn hóa ẩm thực dân tộc | 12 | 9 | 9 | 8 | 4 | 4 | 46 | Khá thuận lợi |
8 | Lễ hội truyền thống | 12 | 9 | 6 | 8 | 2 | 1 | 38 | Khá thuận lợi |
9 | Làng nghề và sản phẩm làng nghề | 12 | 6 | 6 | 8 | 2 | 1 | 35 | Thuận lợi trung bình |
10 | Phong thục tập quán | 6 | 3 | 3 | 2 | 2 | 4 | 20 | Ít thuận lợi |
Bảng 3.7. Bảng đánh giá xếp hạng tiền năng khai thác du lịch tại khu di tích khảo cổ học Thần Sa ở Võ Nhai
TNDL | Chỉ tiêu | Tổng điểm | Xếp hạng | ||||||
Sức chứa khách du lịch (HS3) | Độ bền vững (HS3) | CSHT & CSVCKT (HS3) | Thời gian hoạt động du lịch (HS2) | Hiệu quả kinh tế (HS2) | Vị trí điểm du lịch và khả năng tiếp cận (HS1) | ||||
1 | Địa hình | 9 | 9 | 6 | 6 | 4 | 3 | 37 | Khá thuận lợi |
2 | Hệ sinh thái rừng | 12 | 9 | 9 | 6 | 4 | 3 | 47 | Rất thuận lợi |
3 | Hệ thống sông suối, hồ tạo cảnh quan | 12 | 9 | 6 | 6 | 6 | 3 | 36 | Khá thuận lợi |
4 | Các cảnh quan sinh thái | 9 | 9 | 6 | 6 | 6 | 3 | 33 | Thuận lợi trung bình |
5 | Di chỉ khảo cổ học | 12 | 9 | 6 | 8 | 8 | 3 | 44 | Khá thuận lợi |
6 | Các di tích lịch sử cách mạng | 9 | 9 | 6 | 8 | 6 | 3 | 41 | Khá thuận lợi |
7 | Cộng đồng dân tộc và nét văn hóa ẩm thực dân tộc | 6 | 6 | 6 | 4 | 4 | 3 | 29 | Thuận lợi trung bình |
8 | Lễ hội truyền thống | 3 | 6 | 6 | 4 | 2 | 1 | 22 | Ít thuận lợi |
9 | Làng nghề và sản phẩm làng nghề | 3 | 3 | 6 | 4 | 2 | 1 | 19 | Ít thuận lợi |
10 | Phong thục tập quán | 3 | 3 | 3 | 2 | 2 | 2 | 15 | Ít thuận lợi |