Các Yếu Tố Nguy Cơ Bệnh Lý Về Tim - Mạch Và Chuyển Hóa


thương sọ não hay bệnh Parkinson. Người già bị trầm cảm có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ cao hơn từ hai đến ba lần so với dự kiến. Tuy nhiên người ta vẫn chưa biết liệu trầm cảm là một nhân tố gây bệnh hay chỉ đơn giản là một triệu chứng của sa sút trí tuệ.

- Các yếu tố tâm lý - xã hội: Các nghiên cứu dịch tễ đã gợi ý rằng một số yếu tố tâm lý - xã hội như học vấn, hoạt động xã hội, giải trí, hoạt động thể lực có vai trò nhất định trong phát triển sa sút trí tuệ.

+ Học vấn: Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở những người có trình độ văn hóa thấp lớn hơn ở những người có trình độ cao [131], [150], [180]. Hiện vẫn chưa rõ do giáo dục hay các nguyên nhân khác. Một khả năng nữa là trình độ học vấn cao có thể làm giảm sự bắt đầu của sa sút trí tuệ. Nếu trình độ học vấn là yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ thì đó có thể là một trong những lý do để giải thích tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở phụ nữ trong những người từ 60 trở lên [188], thường có trình độ văn hóa thấp hơn nam giới cùng tuổi. Tuy nhiên cùng với các nhân tố khác, người có trình độ văn hóa cao vẫn có thể mắc sa sút trí tuệ ở tuổi già. Có bằng chứng rõ rệt gợi ý rằng mù chữ và học vấn thấp có liên quan mắc sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer cao hơn [139], [223]. Người ta đã đưa ra giả thuyết dự trữ nhận thức: Giáo dục có thể kích thích các cơ chế bù trừ về chức năng nhận thức [85], [196]. Những người có dự trữ cao cần có nhiều tổn thương kiểu Alzheimer hoặc những thay đổi mạch máu để có thể biểu hiện thành hội chứng sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, học vấn không chỉ là một yếu tố chỉ điểm của kích thích nhận thức, mà còn phản ánh những tình huống khi trẻ, chỉ số thông minh, tình trạng kinh tế - xã hội. Một cách giải thích nữa là những người có học vấn thấp sẽ dễ được chẩn đoán lâm sàng là sa sút trí tuệ hơn là những người có học vấn cao [128], [156], [197].

+ Hoạt động xã hội: Các nghiên cứu dọc [196] cho thấy mạng lưới tổ chức xã hội kém hoặc cách ly xã hội có liên quan đến suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ [120]. Liên quan sa sút trí tuệ tăng lên ở những người già bị cô lập về mặt xã hội, ít tiếp xúc với người thân và bạn bè. Các tổ chức xã hội

26


cung cấp sự hỗ trợ xã hội tốt hơn, kích thích tinh thần và trí thông minh có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ thông qua con đường hành vi, tâm lý và sinh lý.

+ Hoạt động giải trí: Các nghiên cứu quan sát cho thấy những người càng tham gia tích cực các hoạt động kích thích tâm trí càng ít mắc sa sút trí tuệ. Những người ít tham gia hoạt động xã hội khi về già và giảm tham gia hoạt động xã hội từ tuổi trung niên đến tuổi già có liên quan mắc sa sút trí tuệ cao gấp đôi. Do sự khác nhau về văn hoá và sở thích cá nhân về các hoạt động, có thể sử dụng thang điểm để tổng hợp các hoạt động khác nhau. Dự án Kungshulmen đã xây dựng một thang điểm bốn cấp để xác định các yếu tố tinh thần, xã hội và thể lực của mỗi hoạt động và thử nghiệm ở người già. Kết quả cho thấy điểm cao ở hai trong ba thành phần này phối hợp với giảm rõ rệt liên quan sa sút trí tuệ [184], [185].

+ Hoạt động thể lực: Một tổng hợp phân tích gần đây [65] cho thấy hoạt động thể lực có liên quan đến giảm sa sút trí tuệ. Luyện tập đều đặn, ngay cả các hoạt động thể lực có cường độ thấp như đi bộ cũng phối hợp với giảm sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức. Tác dụng bảo vệ rõ rệt của luyện tập thể lực đều đặn cũng đã được báo cáo, đặc biệt ở những người mang gien APOE4. Lợi ích của các chương trình luyện tập thể lực ngắn hạn lên chức năng nhận thức vẫn chưa được khẳng định rõ. Thời gian luyện tập ngắn có thể không có lợi ích rõ rệt lên nhận thức tổng thể, nhưng có thể có ích với một vài lĩnh vực nhận thức [84], [116], [117], [132], [160], [170], [191], [207], [232].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

- Các yếu tố thuộc nếp sống như uống rượu, hút thuốc lá và chế độ ăn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người đặc biệt là người cao tuổi [87], [118].

+ Hút thuốc lá: Theo Suh G-H và cộng sự tại Hàn Quốc [212], hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc sa sút trí tuệ do mạch máu. Một số nghiên cứu tiến cứu cho thấy có tăng liên quan mắc bệnh Alzheimer ở người hút thuốc [37].

Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội - 4

27


+ Uống rượu: Uống rượu quá mức có thể gây sa sút trí tuệ do rượu và có thể làm tăng liên quan sa sút trí tuệ do mạch máu. Nghiện rượu nặng ở tuổi trung niên phối hợp với tăng liên quan sa sút trí tuệ khi về già, đặc biệt ở những người có mang apolipoprotein E4 [66]. Ngược lại, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy uống rượu mức độ ít và trung bình phối hợp với giảm liên quan mắc sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức, hiệu quả tương tự như với bệnh tim-mạch [22]. Mối quan hệ giữa mức độ tiêu thụ rượu vừa phải với nguy cơ mắc sa sút trí tuệ vẫn đang được nghiên cứu.

+ Chế độ dinh dưỡng: Acid béo có thể tác động lên sự phát triển của bệnh Alzheimer qua nhiều cơ chế khác nhau như vữa xơ động mạch và viêm. Một số nghiên cứu [139], [153], [163] gợi ý có sự phối hợp giữa chế độ ăn nhiều mỡ bão hoà với tăng liên quan mắc bệnh Alzheimer, trong khi ăn nhiều cá và acid béo không bão hoà n-3 làm giảm liên quan mắc bệnh Alzheimer [161], [162], [165], [164]. Tuy nhiên, nghiên cứu Rotterdam không thấy các

mối liên quan trên [15], [92], [116], [121], [140], [172], [173]. Một số nghiên cứu dọc cho thấy giảm liên quan mắc bệnh Alzheimer liên quan đến chế độ ăn có bổ sung các chất chống oxy-hoá như vitamin E và C [149], [152], [167]. Những người ăn “Chế độ Địa Trung Hải” (nhiều cá, hoa quả và rau giầu chất chống oxy-hoá) thấy có giảm liên quan mắc bệnh Alzheimer, độc lập với yếu tố mạch máu. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng về chế độ ăn bổ sung vitamin E lại không thấy bất cứ tác dụng nào lên sự suy giảm nhận thức [203], [202]. Một nghiên cứu thuần tập [157] cho thấy nồng độ homocystein huyết thanh tăng cao phối hợp với tăng liên quan sa sút trí tuệ, nhưng một số nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng [73] không ủng hộ cho tác dụng có thể của việc hạ homocystein bằng các vitamin B lên chức năng nhận thức. Vai trò của các yếu tố vi lượng đặc biệt là đồng (Cu) hữu cơ có ảnh hưởng đến sự xuất hiện của bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ. Đồng hữu cơ có vai trò quan trọng gắn kết với protein (cytochrome) tham gia vào hoạt động của chuỗi hô hấp tế bào và

28


thiếu hụt đồng hữu cơ trong khẩu phần ăn hàng ngày là yếu tố nguy cơ cho sự

xuất hiện bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ.

1.4.2. Các yếu tố nguy cơ bệnh lý về tim - mạch và chuyển hóa

- Huyết áp: Nghiên cứu về huyết áp [222] cho thấy tăng huyết áp ở tuổi trung niên phối hợp với tăng liên quan sa sút trí tuệ, thậm chí bệnh Alzheimer. Tăng huyết áp có liên quan đến các dấu ấn thoái hoá thần kinh trong não, gợi ý rằng tăng huyết áp mạn tính có thể có vai trò trong bệnh sinh của bệnh Alzheimer [159], liên quan đến quá trình thoái hoá thần kinh hoặc gây teo não. Ở nhóm tuổi đại lão, tác dụng có hại của tăng huyết áp không rõ, trong khi huyết áp thấp dường như lại báo trước khả năng mắc sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, một nghiên cứu dọc [183] lại khẳng định sự phối hợp như vậy, gợi ý sự tham gia của huyết áp thấp ở tuổi già và giảm tưới máu não trong sự phát triển của sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer. Những dữ kiện này của các tác giả gợi ý rằng mối liên quan giữa huyết áp và sa sút trí tuệ có thể phụ thuộc vào tuổi.

- Béo phì: Tương tự tăng huyết áp, một nghiên cứu gần đây [55] gợi ý có mối liên quan giữa béo phì và sa sút trí tuệ. Chỉ số khối cơ thể cao ở tuổi trung niên có liên quan đến tăng liên quan mắc sa sút trí tuệ khi về già. Người ta cũng phát hiện giảm chỉ số khối cơ thể khoảng mười năm trước khi khởi phát sa sút trí tuệ, gợi ý có mối liên quan giữa giảm mạnh chỉ số khối cơ thể với sự phát triển bệnh Alzheimer sau này. Chỉ số khối cơ thể thấp ở tuổi già có thể liên quan đến tăng liên quan mắc bệnh Alzheimer, nhưng chỉ số khối cơ thể thấp và giảm cân nặng có thể được phân tích như một dấu ấn về bệnh Alzheimer tiền lâm sàng, đặc biệt khi đo dưới mười năm trước chẩn đoán lâm sàng.

- Đái tháo đường: Nhiều nghiên cứu [63], [71] cho thấy đái tháo đường có tăng liên quan cả sa sút trí tuệ do mạch máu lẫn do thoái hoá [57]. Đái tháo đường giới hạn và giảm dung nạp glucose cũng phối hợp với tăng liên quan sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer [185]. Sự phối hợp này có thể phản ánh tác dụng

29


trực tiếp của tăng đường huyết lên những thay đổi thoái hoá trong não, hoặc tác dụng của tăng insulin máu, hoặc do các bệnh kèm theo đái tháo đường như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu [57].

- Bệnh tim: Bệnh tim-mạch phối hợp với tăng liên quan sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer, đặc biệt ở những người có bệnh mạch ngoại vi, gợi ý rằng vữa xơ động mạch ngoại vi lan toả là một yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ. Ngoài ra, suy tim và rung nhĩ có thể có mối liên quan độc lập với tăng liên quan sa sút trí tuệ [61], [83]. Theo báo cáo của dự án Kungsholmen, suy tim làm tăng 80% liên quan mắc sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer, nhưng việc sử dụng các thuốc hạ huyết áp có thể bù lại một phần sự tăng liên quan này [185].

- Bệnh mạch não: Nhồi máu não nhiều ổ, đột quỵ não tái phát và đột quỵ não ở vị trí chiến lược là những yếu tố nguy cơ chính gây sa sút trí tuệ sau đột quỵ não [124], [219]. Đột quỵ não thầm lặng và các tổn thương chất trắng thấy trên phim chụp cắt lớp vi tính não phối hợp với tăng liên quan sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức [93], [229]. Cục máu tắc ở não tự phát có liên quan đến cả sa sút trí tuệ lẫn bệnh Alzheimer, và một số nghiên cứu báo cáo về sự phối hợp của đột quỵ não với bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức. Những tổn thương mạch não có thể tác động qua lại với những tổn thương thoái hoá thần kinh để gây nên hội chứng sa sút trí tuệ ở những người mà những tổn thương này không đủ để biểu hiện thành sa sút trí tuệ [185].

- Tăng lipid máu: Một số nghiên cứu gợi ý về sự phối hợp giữa tăng cholesterol máu ở tuổi trung niên với bệnh Alzheimer khi về già [189]. Một nghiên cứu của Pháp [206] cho thấy có sự phối hợp giữa tăng lipid máu với tăng liên quan sa sút trí tuệ, đặc biệt là loại không Alzheimer, trong khi một số nghiên cứu thuần tập không thấy sự phối hợp này, thậm chí thấy có mối liên quan ngược giữa cholesterol toàn phần với liên quan sa sút trí tuệ. Nghiên cứu mới đây cho thấy có sự giảm về cholesterol toàn phần ít nhất mười lăm năm trước khi khởi phát sa sút trí tuệ. Ngoài ra, một số nghiên cứu quan sát

30


gợi ý vai trò của statin trong việc làm giảm liên quan sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer, nhưng điều này chưa được khẳng định qua các thử nghiệm lâm sàng [97], [113], [126], [146], [147], [205].

- Tình trạng viêm: Người ta đã biết hiện tượng viêm có tham gia vào quá trình xơ vữa động mạch. Do vậy, các dấu ấn viêm trong huyết thanh có thể phối hợp với sa sút trí tuệ. Để ủng hộ cho giả thuyết này, một số nghiên cứu thuần tập [90], [197] cho thấy có sự phối hợp giữa các dấu ấn viêm với tăng liên quan sa sút trí tuệ và protein phản ứng C (CRP), có thể là một dấu ấn hứa hẹn nhất để dự đoán liên quan như vậy [56]. Ngoài ra, các thuốc chống viêm được thấy là phối hợp với giảm nguy cơ có bệnh Alzheimer [84], [99], [208], [213], [214]. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng sử dụng các thuốc chống viêm để dự phòng bệnh Alzheimer đã phải dừng vì thuốc làm tăng các biến cố tim mạch [62], [73], [82], [112], [113], [128], [154].

- Tổng hợp các yếu tố nguy cơ mạch: Các yếu tố nguy cơ mạch thường cùng tồn tại ở người già và có thể có vai trò tương tác làm tăng liên quan sa sút trí tuệ. Nhiều nghiên cứu [222] cho thấy liên quan mắc bệnh Alzheimer tăng theo số lượng các yếu tố nguy cơ.

1.4.3. Các yếu tố nguy cơ ở mức phân tử

Cơ chế bệnh học của bệnh Alzheimer dựa trên giả thuyết “bậc thang amyloid”. Giả thuyết này cho rằng amyloid-42 (A42) là dẫn xuất thủy phân của phân tử protein xuyên màng tiền thân amyloid (APP), đóng vai trò quan trọng trong tất cả các trường hợp mắc bệnh Alzheimer [27], [101], [158]. Bình thường protein amyloid- được tổng hợp trong suốt cuộc đời từ một phân tử protein tiền thân amyloid- có trọng lượng phân tử rất lớn thông qua sự thủy phân của enzym - và - secretase. Khởi đầu của “bậc thang amyloid”, A42 kết tụ gây ra hiện tượng mất tế bào thần kinh. Mặc dù A42 được tạo ra thường xuyên, song trong một thời gian dài, người ta cho rằng chỉ A thể lắng đọng tạo thành các mảng thần kinh amyloid mới là yếu tố độc

31


thần kinh. Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng sự hình thành các thể ngưng kết là giai đoạn đầu tiên của quá trình bệnh lý và nhiều nhóm nghiên cứu hiện đang đi sâu nghiên cứu cơ chế bệnh học của quá trình này [64], [123], [130], [142], [174], [179], [198], [217].

Chẩn đoán lâm sàng bệnh Alzheimer thường được khẳng định bằng việc phát hiện các mảng protein amyloid và các búi tơ thần kinh ở vùng hải mã, hạnh nhân và vỏ não. Các mảng protein ở khoang gian bào gồm hai phân đoạn của protein amyloid- là phân đoạn protein 40 và 42 trong khi đó, các búi tơ thần kinh (trong tế bào thần kinh) lại là các dạng biến đổi của các protein của cấu trúc ống siêu vi và protein tau [72]. Tuy nhiên việc sinh thiết để chẩn đoán mô bệnh học căn bệnh này thường chỉ có tác dụng chẩn đoán hồi cứu. Các nghiên cứu gần đây nhất cho thấy protein tau và các phân đoạn protein amyloid còn xuất hiện trong dịch não-tủy và thậm chí trong máu lưu hành. Chính vì vậy việc nghiên cứu triển khai các kỹ thuật xét nghiệm mới để khẳng định sự có mặt của các loại hình protein này trong dịch não-tuỷ và máu là một hướng nghiên cứu hết sức quan trọng góp phần chẩn đoán sớm, theo dõi và tiên lượng bệnh [65], [101], [135], [177], [186].

Thụy Điển là quốc gia tiên phong trong việc nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật định lượng protein tau và amyloid trong chẩn đoán và tiên lượng sa sút trí tuệ. Andersen C và cộng sự [65] cho thấy nồng độ protein amyloid

(A40) tăng song song với mức độ tiến triển của bệnh sa sút trí tuệ thùy trán. Trong khi đó protein tau tăng nhẹ trong dịch não-tủy ở bệnh nhân sa sút trí tuệ. Các tác giả cho rằng ở dịch não-tủy của bệnh nhân Alzheimer, protein amyloid tổng số không thay đổi, trong khi A42 giảm. Blomberg M, Jensen

M. và cộng sự [71] cho thấy nồng độ A42 tăng nhưng A40 lại giảm ở bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer so với nồng độ các protein này ở dịch não-tủy của người khỏe mạnh. Andersen C và cộng sự [65] đã chứng minh nồng độ protein tau tăng nhẹ ở những bệnh nhân sa sút trí tuệ so với nhóm chứng.

32


Nhóm tác giả này đưa ra giả thiết là sự tăng của protein tau trong dịch não-tủy đặc hiệu đối với một số thể sa sút trí tuệ khác hơn là bệnh Alzheimer.

Tại Việt Nam, nghiên cứu về yếu tố nguy cơ ở mức phân tử, Trần Viết Lực đã tiến hành nghiên cứu đánh giá vai trò của các dấu ấn sinh học trong chẩn đoán sa sút trí tuệ. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy vai trò của beta amyloid 1-40 và amyloid 1-42 cùng với protein tau dịch não-tủy trong chẩn đoán sa sút trí tuệ [27].

1.5. Một số biện pháp dự phòng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi trên thế giới và ở Việt Nam

Bên cạnh các yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi không thay đổi được, có một số yếu tố nguy cơ có thể cải biến được. Một trong các xu hướng phòng, chống sa sút trí tuệ hiện nay là phát hiện sớm và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ này để hy vọng làm giảm hoặc chậm khởi phát bệnh. Gần đây, người ta chú ý nhiều đến các yếu tố nguy cơ mạch máu, các yếu tố nguy cơ tâm lý-xã hội và các yếu tố nguy cơ ở mức phân tử. Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ này có tác dụng dự phòng sa sút trí tuệ [2], [18], [19], [101], [102], [177].

Giả thuyết mạch máu cho rằng các yếu tố nguy cơ và bệnh mạch máu xảy ra trong suốt cuộc đời có liên quan đến bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng của sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer. Do đó, việc điều trị các yếu tố nguy cơ là cần thiết [66]. Giả thuyết tâm lý-xã hội cho rằng nếp sống tích cực và gắn kết với xã hội ở tuổi trung niên và tuổi già có thể có tác dụng bảo vệ hoặc làm chậm sự khởi phát sa sút trí tuệ do làm tăng dự trữ chức năng, giảm các kích lực tâm lý và các tổn thương mạch máu [87].

Do vậy, cần tuyên truyền giáo dục cho người dân trong việc phòng tránh các yếu tố nguy cơ và phát hiện sớm bệnh để có thể kiểm soát tiến trình của bệnh, rút ngắn được chi phí điều trị, tiết kiệm ngân sách và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh [18].

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí