Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG



Bảng

Tên bảng

Trang

3.1.

Tỷ lệ người cao tuổi so với dân số

50

3.2.

Tỷ lệ người cao tuổi theo nhóm tuổi

51

3.3.

Tỷ lệ người cao tuổi theo giới tính

52

3.4.

Trình độ học vấn của người cao tuổi

53

3.5.

Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

54

3.6.

Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo nhóm tuổi

55

3.7.

Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo giới tính

56

3.8.

Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo trình độ học vấn

56

3.9.

Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử tăng huyết áp

57

3.10.

Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử tai biến mạch não

58

3.11.

Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử bệnh tim mạch

59

3.12.

Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử giảm trí nhớ

60

3.13.

Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử đái tháo đường

61

3.14.

Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ theo tiền sử có tăng lipid máu

62

3.15.

Mối liên quan giữa tai biến mạch não với sa sút trí tuệ

63

3.16.

Mối liên quan giữa tăng huyết áp với sa sút trí tuệ

63

3.17.

Mối liên quan giữa tiếng thổi động mạch cảnh với sa sút trí

tuệ

64

3.18.

Mối liên quan giữa cơn thiếu máu não thoáng qua với sa sút

trí tuệ ở người cao tuổi

64

3.19.

Mối liên quan giữa thừa cân - béo phì với sa sút trí tuệ

65

3.20.

Mối liên quan giữa tăng cholesterol máu toàn phần với sa sút

trí tuệ ở người cao tuổi

65

3.21.

Mối liên quan giữa biến đổi LDL với sa sút trí tuệ

66

3.22.

Mối liên quan giữa biến đổi HDL với sa sút trí tuệ

66

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội - 2



3.23.

Mối liên quan giữa biến đổi triglycerid máu với sa sút trí tuệ

67

3.24.

Mối liên quan giữa biến đổi đường máu lúc đói với sa sút

trí tuệ

67

3.25.

Mối liên quan giữa trình độ học vấn với sa sút trí tuệ

68

3.26.

Mối liên quan giữa hoạt động xã hội với sa sút trí tuệ

68

3.27.

Mối liên quan giữa hoạt động giải trí với sa sút trí tuệ

69

3.28.

Mối liên quan giữa hoạt động thể lực với sa sút trí tuệ

69

3.29.

Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với sa sút trí tuệ

70

3.30.

Mối liên quan giữa uống rượu với sa sút trí tuệ

70

3.31.

Mối liên quan giữa hút thuốc lá với sa sút trí tuệ

71

3.32.

Mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ với sa sút trí tuệ

71

3.33.

Mô hình hồi quy xác định các yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ

ở người cao tuổi Hà Nội

72


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ



Hình vẽ sơ đồ

biểu đồ


Tên hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ


Trang

Các hình vẽ



2.1.

Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội

35

Các sơ đồ



2.1.

Một số yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ

37

4.1.

Mô hình dự phòng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại

Hà Nội

101

Các biểu đồ



3.1.

Tỷ lệ người cao tuổi ở khu vực nội thành và ngoại

thành theo nhóm tuổi

51

3.2.

Tỷ lệ người cao tuổi ở khu vực nội thành và ngoại

thành theo giới tính

52

3.3.

Tỷ lệ người cao tuổi ở khu vực nội thành và ngoại

thành theo trình độ học vấn

53

3.4.

Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi theo khu vực

54


ĐẶT VẤN ĐỀ


Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2000 toàn thế giới có 580 triệu người trên 60 tuổi và dự đoán đến năm 2020 thế giới sẽ có 1,21 tỷ người cao tuổi. Đó là sự bùng nổ chưa từng có về số người cao tuổi trên thế giới [22], [23]. Sự gia tăng dân số già hiện nay có ở tất cả các nước phát triển và đặc biệt tăng mạnh ở các nước đang phát triển và còn nghèo. Bùng nổ dân số người cao tuổi đặt ra nhiều thách thức mới cho mỗi quốc gia trên các mặt xã hội, kinh tế và dịch vụ y tế. Về phương diện dịch vụ y tế, sự thay đổi cơ cấu dân số từ trẻ đến già làm thay đổi mô hình bệnh tật và sức khỏe đòi hỏi nhiều chuyển biến thích nghi trong tổ chức dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như quản lý y tế. Các bệnh mạn tính không lây truyền và thoái triển sẽ nổi trội hàng đầu gây ảnh hưởng sâu sắc tới khả năng làm việc, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của con người nói chung và tuổi già nói riêng [22], [48], [53].

Trong các bệnh mạn tính không lây truyền, sa sút trí tuệ là một rối loạn khá phổ biến và thường gặp ở người cao tuổi. Đây là một chứng bệnh nặng đe dọa cuộc sống và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi; đồng thời cũng là gánh nặng với gia đình người bệnh, cộng đồng và xã hội. Tỷ lệ mắc ở người từ 65 tuổi trở lên là khoảng 5 đến 10%; trên 80 tuổi là 20% và trên 90 tuổi có thể đến 47% [22], [23], [35], [43]. Tuổi càng cao, tỷ lệ mắc bệnh càng nhiều. Trung bình cứ sau mỗi khoảng 5 năm, tỷ lệ này lại tăng gấp đôi.

Theo số liệu của châu Âu, nếu ở nhóm tuổi 60-64 tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ là 1%, thì ở nhóm 65-69 tuổi tỷ lệ này là 2%, nhóm 70-74 tuổi là 4%, nhóm 75-79 tuổi là 8%, nhóm 80-84 tuổi là 16%. Từ 85 tuổi trở lên, trung bình cứ ba người có một người mắc bệnh Alzheimer và ở độ tuổi từ 95 trở lên thì cứ hai người có một người mắc sa sút trí tuệ [75], [115]. Dưới góc độ kinh tế, đây cũng là một trong những bệnh chi phí tốn kém nhất, chỉ đứng sau các


bệnh tim mạch và ung thư. Chi phí hàng năm dành cho sa sút trí tuệ rất lớn [228]. Theo ước tính, tổng chi phí cho công tác chăm sóc sa sút trí tuệ tại nước Anh là khoảng 6 tỷ bảng Anh mỗi năm bao gồm cả các dịch vụ sức khỏe và xã hội [35].

Cho đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về sa sút trí tuệ. Theo kết quả dự báo của nghiên cứu Delphi [101], toàn thế giới có 24,3 triệu người mắc sa sút trí tuệ; mỗi năm có thêm 4,6 triệu trường hợp mắc mới. Tại châu Á, các nghiên cứu dịch tễ học về sa sút trí tuệ của các nước trong khu vực cho thấy ở Hàn Quốc (1999) là 10,6%; ở Đài Loan (1994) là 3,7%; ở Malaixia (2005) là 14,4%; ở Inđônêxia (2006) là 70,9%; ở Philippin

(2003) là 11,5%; ở Thái Lan (2003) là 11,4% [35].

Ở Việt Nam, trong những thập kỷ gần đây, nhờ những thành tựu phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội và y tế nhiều chỉ số phát triển đã được cải thiện, đặc biệt tuổi thọ trung bình trong nửa thế kỷ qua đã tăng lên hai lần (năm 1945 là 32, đến năm 1999 là 67,8). Năm 1950 nước ta chỉ có 1,95 triệu người già (chiếm 6,5% dân số); năm 1979 có 3,7 triệu người trên 60 tuổi chiếm 7,06% tổng dân số. Trong 25 năm qua, không những số người cao tuổi đang tăng lên nhanh chóng (4,6 triệu năm 1989, 6,2 triệu năm 1999 và 9,1 triệu năm 2004) mà tỷ lệ người cao tuổi trong dân số cũng tăng lên tương ứng là 7,10%, 8,12% và 8,95%. Theo dự báo, trong 25 năm tới, tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng gấp đôi lên tới 16% [41]. Cùng với sự “già hoá dân số”, mô hình bệnh tật ở Việt Nam cũng đang thay đổi rõ rệt, với sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh thoái hoá, trong đó không còn nghi ngờ gì nữa, sa sút trí tuệ thật sự là thảm hoạ đối với người cao tuổi, không những do tỷ lệ mắc bệnh cao ở nhóm tuổi này, mà còn do bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của bản thân người cao tuổi cũng như người nhà bệnh nhân.

Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung cũng như Hà Nội nói riêng, đến nay mới chỉ có một số ít công trình nghiên cứu về sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại cộng đồng, các công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu trên lâm sàng,


chưa có các số liệu về dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Trong khi đó, các nhà chuyên môn hàng đầu về lão khoa nhận định rằng: Dưới góc độ kinh tế, sa sút trí tuệ cũng là một trong những bệnh chi phí tốn kém nhất, chỉ đứng sau các bệnh tim - mạch và ung thư. Các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới đã chỉ rõ để phòng tránh và điều trị hiệu quả sa sút trí tuệ, một trong các xu hướng hiện nay là phát hiện sớm và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ với hy vọng làm giảm hoặc chậm khởi phát bệnh [177]. Câu hỏi đặt ra là:

(1) Tình hình mắc sa sút trí tuệ của người cao tuổi ở Hà Nội ra sao? (2) Các yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ chủ yếu của người cao tuổi là những yếu tố nguy cơ nào? và (3) Trong số các yếu tố nguy cơ này có những yếu tố nào có thể cải biến và can thiệp dự phòng? Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội” nhằm mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại một số xã, phường thuộc huyện Sóc Sơn và quận Đống Đa, Hà Nội từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 9 năm 2012.

2. Xác định một số yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại một số xã, phường thuộc huyện Sóc Sơn và quận Đống Đa, Hà Nội.

Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp dự phòng sa sút trí tuệ ở người

cao tuổi tại cộng đồng trên địa bàn Hà Nội.


Chương 1

TỔNG QUAN


1.1. Khái niệm và một số đặc điểm của sa sút trí tuệ

1.1.1. Khái niệm về sa sút trí tuệ

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới [231]: "Sa sút trí tuệ là sự phối hợp rối loạn tiến triển về trí nhớ và quá trình ý niệm hóa, ở mức độ gây tổn hại tới hoạt động sống hàng ngày, xuất hiện tối thiểu từ sáu tháng qua với rối loạn ít nhất một trong những chức năng như ngôn ngữ, tính toán, phán đoán, rối loạn tư duy trừu tượng, điều phối động tác, nhận biết hoặc biến đổi nhân cách".

Sa sút trí tuệ là một hội chứng lâm sàng bao gồm một tập hợp các triệu chứng phản ánh sự suy giảm toàn bộ về trí nhớ và trí tuệ nhưng không mất ý thức, gây trở ngại đến các hoạt động xã hội và nghề nghiệp của một cá thể đối tượng. Sa sút trí tuệ không phải là một bệnh riêng biệt nhưng có thể do nhiều rối loạn khác nhau tác động lên não. Nói cách khác, đây là trạng thái suy giảm nhận thức nặng xảy ra ở những người tình trạng ý thức vẫn bình thường và không mắc những bệnh có thể gây ra suy giảm nhận thức (như mê sảng, trầm cảm) [16],[18], [34], [43], [51], [125]. Đây là một trong những rối loạn ảnh hưởng trầm trọng nhất đến người cao tuổi. Người mắc sa sút trí tuệ gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống, sinh hoạt và các mối quan hệ của họ. Họ cũng mất khả năng giải quyết vấn đề và kiểm soát xúc cảm, có thể có những thay đổi tính cách và hành vi như lo âu, hoang tưởng, ảo giác, các rối loạn về ngôn ngữ và rối loạn vận động hữu ý. Tình trạng suy giảm nhận thức tiến triển nặng dần, không thể đảo ngược được với biểu lộ nổi bật và xuất hiện sớm nhất là sự suy giảm về trí nhớ [20], [80], [177], [216].

Tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ tăng nhanh theo tuổi, tăng gấp đôi sau mỗi khoảng 5 năm trong quần thể người trên 60 tuổi. Số liệu thống kê của y văn thế giới cho thấy tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ khoảng 1% quần thể người từ 60 đến


64 tuổi, nhưng chiếm 30 đến 50% trong quần thể người trên 85 tuổi. Tỷ lệ

mắc sa sút trí tuệ trong các viện dưỡng lão từ 60 đến 80% [7], [43].

Cần phân biệt sa sút trí tuệ với quên lành tính của tuổi già là tình trạng giảm trí nhớ sinh lý của người cao tuổi, hệ quả của sự lão hóa trong đó các quá trình hoạt động thần kinh-tâm lý bị chậm đi [17], [51], [88]. Người có chứng quên lành tính của tuổi già tiếp thu các thông tin mới và nhớ lại các thông tin mới ghi được chậm hơn người bình thường, tuy nhiên nếu có thêm thời gian để thực hiện những hoạt động này họ vẫn đạt được các thành tích trí tuệ ở mức của người bình thường. Các hoạt động thường ngày cũng không bị ảnh hưởng [22].

1.1.2. Nguyên nhân của sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo nguyên nhân có thể phân loại sa sút trí tuệ do thoái hóa và không do thoái hóa. Căn cứ trên vị trí tổn thương và các biểu hiện lâm sàng [28] có thể phân loại sa sút trí tuệ thành sa sút trí tuệ vỏ não và dưới vỏ não.

Sau đây là phân loại sa sút trí tuệ theo nguyên nhân [22], [28]:

- Sa sút trí tuệ nguyên phát (kiểu vỏ não): Bệnh Alzheimer, bệnh Pick, các hội chứng sa sút trí tuệ thùy trán, phức hợp sa sút trí tuệ kết hợp với một dạng Alzheimer.

- Sa sút trí tuệ của bệnh mạch não: Nhồi máu não nhiều ổ, nhồi máu não ở vị trí chiến lược, trạng thái ổ khuyết, bệnh Binswanger, sa sút trí tuệ mạch máu hỗn hợp.

- Sa sút trí tuệ kiểu dưới vỏ não: Sa sút trí tuệ kết hợp với bệnh

Parkinson, bệnh liệt trên nhân tiến triển, teo nhiều hệ thống, bệnh Huntington,

- Sa sút trí tuệ kiểu dưới vỏ – dưới vỏ: Bệnh thể Lewy lan tỏa, thoái hoá

vỏ não - hạch đáy.

* Sa sút trí tuệ do nhiễm độc: rượu, kim loại nặng hoặc các độc chất

khác.

* Sa sút trí tuệ do nhiễm vi khuẩn, vi-rút: vi-rút gây ra hội chứng suy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022