Tỷ Lệ Người Cao Tuổi Và Đặc Điểm Của Người Cao Tuổi Tại Hai Quận, Huyện Hà Nội


uống rượu. Có sự thay đổi về khả năng dung nạp rượu. Sao nhãng công việc, thú vui cũ. Tiếp tục uống rượu mặc dù đã biết rõ tác hại của rượu [231]. Điều tra viên phỏng vấn và đánh giá nghiện rượu vào thời điểm sau khi người cao tuổi đã sử dụng rượu.

+ Rối loạn giấc ngủ: được nhận định là không thể thỏa mãn cả về mặt số lượng hay chất lượng của giấc ngủ, tồn tại trong một thời gian đáng kể, bao gồm việc khó đi vào giấc ngủ, khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ hay thức dậy sớm, là một trong những phàn nàn chủ yếu của bệnh nhân và được nhận thức như là một tình trạng bệnh lý [231].

+ Điều kiện kinh tế (thu nhập) của bản thân người cao tuổi: sống độc lập theo lương, phụ cấp hay sống phụ thuộc vào người khác. Tiêu chuẩn hộ nghèo, người nghèo được thực hiện theo Quyết định số 1592/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội [45] như sau: Khu vực nông thôn, những hộ có mức thu nhập bình quân dưới 330.000 đồng/người/tháng. Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân dưới 500.000 đồng/người/tháng.

2.4.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu

- Các biến số về thông tin chung và tiền sử của người cao tuổi: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, một số biến số về tiền sử bệnh tật như: tăng huyết áp (tăng huyết áp được định nghĩa theo tiêu chuẩn của Uỷ ban liên Quốc gia VII [168]), tiền sử tai biến mạch não cũ (được định nghĩa là có thiếu sót thần kinh khu trú xảy ra đột ngột tồn tại trên 24 giờ [74]), tiền sử bệnh tim-mạch, giảm trí nhớ, đái tháo đường, tăng lipid máu và một số bệnh khác liên quan.

- Các biến số xác định một số đặc điểm dịch tễ và yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ theo các nhóm nguy cơ bệnh tim-mạch, chuyển hoá, tâm lý-xã hội và nếp sống.


2.4.6. Phương pháp khống chế sai số

- Sai số thông tin do kỹ thuật và dụng cụ cân đo: tiến hành chuẩn hoá dụng cụ trước khi đem cân đo và kiểm tra sau mỗi ngày sử dụng. Người được cân đo mặc quần áo mỏng. Điều tra viên được lựa chọn và tập huấn trước khi triển khai theo quy trình như sau:

+ Thu thập thông tin chung tại hộ gia đình: điều tra viên được các

chuyên gia y học cộng đồng tập huấn kỹ.

+ Điều tra sàng lọc tại hộ gia đình: điều tra viên được các chuyên gia của Bệnh viện Lão khoa Trung ương tập huấn kỹ cách sử dụng bộ trắc nghiệm sàng lọc.

+ Điều tra viên làm thử thành thạo trước khi xuống hộ gia đình.

- Sai số nhớ lại: Thiết kế phiếu điều tra cụ thể rõ ràng. Sử dụng các biểu mẫu thống nhất được các chuyên gia về lão khoa, thần kinh và y tế công cộng thiết kế. Các mẫu phiếu được thử nghiệm trước khi nghiên cứu.

- Sai số do vắng mặt: Trước khi đi đến thôn, xóm, tổ dân phố, các cụ cao tuổi thuộc diện điều tra được các Chi hội người cao tuổi mời đến họp, thông báo đầy đủ nội dung về cuộc điều tra hộ gia đình và đề nghị người cao tuổi ở nhà để thuận lợi cho việc thu thập thông tin. Những người cao tuổi vắng nhà thì các điều tra viên phải quay lại để kiểm tra sau khi đã dặn người thân. Nếu sau hai lần quay lại vẫn không gặp được thì xếp người đó vào nhóm không hợp tác và không đưa vào nghiên cứu.

- Sai số dư đánh giá nhắc lại trên cùng một đối tượng hoặc bỏ sót đối tượng: Các cộng tác viên điều tra ở cộng đồng làm nhiệm vụ dẫn đường đều là các thành viên của Chi hội người cao tuổi, tình nguyện làm công tác dẫn đường, là những người sinh sống ngay tại chính thôn, xóm, tổ dân phố được điều tra, quen đường, biết rõ đặc điểm của từng hộ gia đình người cao tuổi, và có sổ đối chiếu với danh sách do Hội người cao tuổi địa phương và sổ hộ khẩu do chính quyền xã cung cấp.


- Sai số do kỹ thuật đánh giá trắc nghiệm thần kinh - tâm lý: Điều tra viên thu thập thông tin chung và đánh giá sàng lọc là các thầy thuốc được tập huấn kỹ nhờ các chuyên gia của Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Bước đánh giá thần kinh - tâm lý chuyên sâu và chẩn đoán sa sút trí tuệ được các thầy thuốc của Bệnh viện Lão khoa Trung ương thực hiện.

- Sai số do vào số liệu: Quá trình điều tra được giám sát kỹ càng, các số liệu được làm sạch ngay tại cộng đồng, những phiếu điều tra chưa hoàn chỉnh được trả lại cho điều tra viên để hoàn thành vào ngày hôm sau. Việc nhập và phân tích số liệu được chính chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu thực hiện.

2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Đề cương nghiên cứu của đề tài đã được Hội đồng chấm đề cương luận

án nghiên cứu sinh của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thông qua.

Quy trình nghiên cứu của đề tài đã được Hội đồng Y đức của Viện Vệ

sinh Dịch tễ Trung ương thông qua.

Ngoài mục tiêu trên, đề tài không nhằm vào bất cứ mục tiêu nào với lợi ích có ảnh hưởng tới cộng đồng và xã hội. Những thông tin cá nhân đều được giữ bí mật tuyệt đối. Cuộc điều tra được tiến hành với sự tự nguyện hoàn toàn của đối tượng nghiên cứu, không có bất cứ sự ép buộc hay cưỡng chế nào. Ngoài ra, bệnh nhân được làm trắc nghiệm thần kinh-tâm lý, xét nghiệm máu sẽ được khám sức khỏe và phát một số thuốc miễn phí tùy theo tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Các số liệu, kết quả được bảo quản theo quy định về quản lý hồ sơ.

2.6. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học [98] với phần

mềm SPSS 17.0 for Windows Evaluation Version.

(ad – bc)2(n - 1)

- Tính 2 MH =



(a+b)(b+c)(a+d)(c+d)


- Tính tỷ lệ % (P):

a

P = x 100

a + b

- Tính khoảng tin cậy CI 95% = tỷ suất chênh OR (1t/x)

- Tính tỷ suất chênh OR = ad/bc

+ OR= 1: không có sự kết hợp giữa yếu tố nguy cơ và sa sút trí tuệ.

+ OR> 1: có hai trường hợp cụ thể sau:

. 95%CI không chứa 1: có sự kết hợp giữa yếu tố nguy cơ và sa sút trí tuệ, nguy cơ sa sút trí tuệ tăng lên ở nhóm có phơi nhiễm.

. 95%CI chứa 1: không có sự kết hợp giữa yếu tố nguy cơ và sa sút trí

tuệ.

+ OR<1; 95%CI không chứa 1: có sự kết hợp giữa yếu tố nguy cơ và sa

sút trí tuệ, nguy cơ sa sút trí tuệ giảm xuống ở nhóm có phơi nhiễm.

- Sử dụng mô hình hồi quy đa biến để xác định sự tương quan đồng thời giữa một biến phụ thuộc (sa sút trí tuệ ở người cao tuổi) với nhiều biến độc lập trong kết quả nghiên cứu bệnh- chứng. Các biến độc lập được sắp xếp thành ba nhóm: Nhóm yếu tố nguy cơ tim mạch, chuyển hoá và tâm lý-xã hội và nếp sống. Từ kết quả phân tích thô trong nghiên cứu bệnh- chứng, chọn các yếu tố nguy cơ có liên quan với sa sút trí tuệ để tiếp tục đưa vào phân tích mô hình hồi quy đa biến bằng phần mềm SPSS trên máy tính để xác định các yếu tố nguy cơ thực sự liên quan với sa sút trí tuệ.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Tỷ lệ người cao tuổi và đặc điểm của người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội

3.1.1. Tỷ lệ người cao tuổi so với dân số ở cộng đồng tại hai quận, huyện

Hà Nội

Kết quả điều tra số lượng người cao tuổi đang sinh sống ở cộng đồng tại hai xã Thanh Xuân, Minh Trí của huyện Sóc Sơn và hai phường Phương Mai, Kim Liên của quận Đống Đa được trình bày ở bảng 3.1.


Bảng 3.1. Tỷ lệ người cao tuổi so với dân số


Khu vực nghiên cứu

Dân số

(người)

Người cao tuổi

Số lượng

Tỷ lệ %

Phương Mai

20.444

1.500

7,3

Kim Liên

17.000

1.923

11,3

Thanh Xuân

11.000

1.100

10,0

Minh Trí

14.300

1.200

8,4

Cộng

62.744

5.723

9,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội - 8


Bảng trên cho thấy tỷ lệ người cao tuổi chiếm 9,1% dân số.


3.1.2. Một số đặc điểm của người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội

Kết quả nghiên cứu cắt ngang trên quần thể 1.767 người cao tuổi được

trình bày ở các bảng sau đây:


3.1.2.1. Tỷ lệ người cao tuổi theo nhóm tuổi Bảng 3.2. Tỷ lệ người cao tuổi theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi

Số lượng

Tỷ lệ %

60-64

478

27,1

65-69

399

22,6

70-74

348

19,7

75-79

281

15,9

80-84

178

10,1

85-89

59

3,3

90

24

1,4

Tổng cộng

1.767

100,0


Tỷ lệ %

31,2

23,5

23,4

21,6

21,6

18,6

16,3 15,6

11,3

8,6

4,1

2,5

1,2 1,5

2 xã ngoại thành

2 phường nội thành

35

30

25


20

15

10

5

0

60-64 65-69 70-74 75-79 80-84 85-89 >=90 Nhóm tuổi

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ người cao tuổi ở khu vực nội thành và ngoại thành theo nhóm tuổi

Bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy ở độ tuổi càng cao thì tỷ lệ người cao tuổi càng giảm ở cả hai khu vực nội thành và ngoại thành. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỷ lệ người cao tuổi so với tổng số người cao tuổi ở các độ tuổi giữa hai khu vực nội và ngoại thành có tỷ lệ chênh lệch không đáng kể. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05).


3.1.2.2. Tỷ lệ người cao tuổi theo giới tính


Bảng 3.3. Tỷ lệ người cao tuổi theo giới tính


Giới tính

Số lượng

Tỷ lệ %

Nam

780

44,1

Nữ

987

55,9

Tổng cộng

1.767

100,0


Tỷ lệ %

60

50

40

30

20

10

0


48,1


51,9


p<0,05


40,8


59,2


Nam

Nữ

2 xã ngoại thành 2 phường nội thành

Khu vực


Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ người cao tuổi ở khu vực nội thành và ngoại thành theo giới tính


Bảng 3.3. và biểu đồ 3.2 cho thấy: Tỷ lệ người cao tuổi là nữ giới chiếm 55,9 %, nam giới chiếm 44,1%. Tỷ lệ nam giới ở hai phường nội thành (40,8%) thấp hơn ở hai xã ngoại thành (48,1%). Tỷ lệ nữ giới ở hai phường nội thành (59,2%) cao hơn ở hai xã ngoại thành (51,9%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).


3.1.2.3. Kết quả nghiên cứu trình độ học vấn

Bảng 3.4. Trình độ học vấn của người cao tuổi


Trình độ học vấn

của người cao tuổi

Số lượng

Tỷ lệ %

Biết đọc - Biết viết

322

18,2

Tiểu học

273

15,5

Trung học cơ sở

345

19,5

Trung học phổ thông

223

12,6

Từ đại học - cao đẳng - trung cấp chuyên nghiệp trở lên

604

34,2

Tổng cộng

1.767

100,0


Tỷ lệ %


56,6

35,5

26,4

20,6 18,6

3,6

6,2

9,7

15,1

7,8

2 xã ngoại thành

2 phường nội thành

60

50

40

30

20

10

0

Biết đọc-viết Tiểu học Trung học cơ Trung học

sở phổ thông

Từ ĐH-CĐ-

TCCN trở

lên

Trình độ

học vấn


Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ người cao tuổi ở khu vực nội thành và ngoại thành theo trình độ học vấn


Bảng 3.4 và biểu đồ 3.3 cho thấy: Tỷ lệ người cao tuổi có trình độ học vấn cao (từ đại học - cao đẳng - trung cấp chuyên nghiệp trở lên) chiếm tỷ lệ cao nhất (34,2%). Tỷ lệ người cao tuổi có trình độ học vấn cao ở hai phường nội thành (56,6%) cao hơn so với hai xã ngoại thành (7,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí