Quy Trình Nghiên Cứu, Kỹ Thuật Và Công Cụ Thu Thập Thông Tin


2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

- Cỡ mẫu cho nghiên cứu cắt ngang: Sử dụng công thức tính cỡ mẫu

[31], [39], [98] như sau:


n = Z2(1 - /2)

p (1 – p) d2


1,96.

Trong đó:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

+ n : cỡ mẫu nghiên cứu.

+ Z(1-/2): Hệ số tin cậy. Với =0,05 và độ tin cậy là 95% nên Z(1- /2)=

Đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại hai quận, huyện Hà Nội - 7


+ p : tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ ở người trên 60 tuổi tại cộng đồng =

4,63% (lấy theo kết quả nghiên cứu trước đó [18].

+ d: độ chính xác tuyệt đối, chọn d = 0,015.

Từ công thức trên tính được n = 800 là cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu tại một khu vực. Dự kiến có khoảng 5% ( 40 đối tượng) không hợp tác nghiên cứu tại mỗi khu vực (nội và ngoại thành). Do đó, mỗi khu vực cần nghiên cứu cỡ mẫu n = 840. Tổng số người cao tuổi cần điều tra tại hai khu vực nội và ngoại thành của thành phố Hà Nội = 840 x 2 = 1.680 (người ). Như vậy, tại mỗi xã, phường cần điều tra số người cao tuổi = 1680/4 = 420 (người).

- Cỡ mẫu cho nghiên cứu bệnh chứng:

+ Tiêu chuẩn chọn trường hợp bệnh: Người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) mắc sa sút trí tuệ (theo tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-IV), có hộ khẩu thường trú và đang sinh sống tại các xã, phường nghiên cứu, có trình độ học vấn từ biết đọc – biết viết trở lên.

+ Tiêu chuẩn chọn đối chứng: người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên), không mắc sa sút trí tuệ (tiêu chuẩn DSM-IV), cùng giới, cùng nhóm tuổi với người bệnh, có trình độ học vấn từ biết đọc – biết viết trở lên và đang sống ở gần nhà trường hợp bệnh nhất.



[98]:

+ Cỡ mẫu nghiên cứu bệnh-chứng được tính theo công thức [31], [39],


{Z2(1-/2)[1/P1(1-P1)+ 1/P2(1-P2)]

n =

[ln(1 - )]2

Trong đó:

Sai số = 0,05, Z(1-/2) = 1,96

OR: tỷ suất chênh mong đợi là 2,5 ở mức khác biệt có ý nghĩa thống kê P1: Tỷ lệ các cá thể phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ được ước lượng cho

nhóm bệnh (nhóm sa sút trí tuệ). P1 = (OR)P2/[(OR)P2 + (1-P2)].

P2: Tỷ lệ các cá thể phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ được ước lượng cho nhóm đối chứng (nhóm không sa sút trí tuệ); lấy từ kết quả nghiên cứu thăm dò, qua phân tích thử 100 phiếu điều tra ở người cao tuổi không sa sút trí tuệ, tỷ lệ phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ cao nhất là tăng cholesterol máu với P = 0,348. Tăng cholesterol máu là yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được. Vì vậy lấy tỷ lệ này để tính cỡ mẫu nghiên cứu sẽ bao trùm được tất cả các yếu tố nguy cơ còn lại trong nghiên cứu của đề tài.


0,572

Thay P2=0,348, tính được: P1= 2,5 x 0,348/(2,5x0,348+1-0,348) =


P tính theo công thức sau: P = (P1+P2)/2 = (0,572 + 0,348)/2 = 0,46

: Độ chính xác mong đợi (mức chênh lệch cho phép giữa tỷ suất chênh

OR thực của quần thể và OR thu được từ mẫu nghiên cứu) = 15% ).

Từ công thức trên tính được n = n1 = 75, vì số lượng nhóm bệnh (n1) và nhóm đối chứng (n2) được lấy theo tỷ lệ 1 : 2 (1 bệnh/2 chứng), nên cỡ mẫu nhóm chứng n2= 2 lần cỡ mẫu nhóm bệnh n1 = 75 x 2 = 150, như vậy n1 + n2

= 225 (người).

Tổng số ngưởi cao tuổi cần cho nghiên cứu bệnh-chứng là 225 người.


2.4.3. Kỹ thuật chọn mẫu: tiến hành như sau

Thành phố Hà Nội được chia thành hai khu vực nội thành và ngoại thành, một quận và một huyện của hai khu vực được chọn làm địa điểm nghiên cứu.

- Chọn quận: Chọn chủ đích quận Đống Đa.

- Chọn huyện: Chọn chủ đích huyện Sóc Sơn.

- Chọn phường và xã: Chọn ngẫu nhiên hai phường của quận Đống Đa là Phương Mai và Kim Liên. Chọn ngẫu nhiên hai xã của huyện Sóc Sơn là Thanh Xuân và Minh Trí .

- Chọn đơn vị mẫu (người cao tuổi):

+ Chọn mẫu cho nghiên cứu cắt ngang: Lập danh sách toàn bộ số người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên của bốn xã, phường được chọn làm địa điểm nghiên cứu nêu trên. Tiến hành chọn mẫu theo phương pháp “cổng liền cổng” (door to door) bằng cách điều tra hộ gia đình, chọn ngẫu nhiên một hộ gia đình bất kỳ trong thôn để điều tra, sau đó từ hộ gia đình đầu tiên này chuyển sang hộ tiếp theo là hộ có cổng gần nhất với cổng của hộ thứ nhất, hộ thứ ba được chọn là hộ có cổng gần nhất với cổng của hộ thứ hai; nếu trường hợp hai hộ gia đình có độ dài cổng bằng nhau thì chọn hộ gia đình ở bên tay trái. Cứ tiếp tục như vậy điều tra các hộ gia đình tiếp theo đến khi có đủ cỡ mẫu nghiên cứu tại mỗi xã, phường theo đúng tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu.

+ Chọn mẫu cho nghiên cứu bệnh chứng: theo tỷ lệ 1 trường hợp bệnh / 2 đối chứng.


2.4.4. Quy trình nghiên cứu, kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin

a) Xác định tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ:

Theo hai bước sau:

Bước 1: Điều tra sàng lọc: tiến hành như sau:

- Điều tra viên là các bác sĩ của Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội đến tận nhà từng hộ gia đình có người cao tuổi và tiến hành dưới hình thức hỏi trực tiếp đối tượng hoặc người thân trong gia đình theo mẫu phiếu A – Phần thông tin chung (Phụ lục 1A) và đánh giá sàng lọc bằng trắc nghiệm đánh giá trạng thái tâm trí thu nhỏ (MMSE/Mini Mental State Examination) [103] – Mẫu phiếu B (Phụ lục 1B).

- Căn cứ trên phân tích kết quả thu được qua điều tra đánh giá sàng lọc, những đối tượng có biểu hiện nghi ngờ sa sút trí tuệ (tổng điểm trắc nghiệm MMSE 23 điểm) sẽ được báo cáo và thực hiện các đánh giá chuyên sâu ở bước 2 bằng các biểu mẫu tiếp theo để có chẩn đoán chính xác.

Bước 2: Điều tra, đánh giá chuyên sâu:

- Người cao tuổi nghi ngờ sa sút trí tuệ được mời đến Phòng khám chuyên sâu thần kinh - tâm lý được bố trí ngay tại cộng đồng (Ở Thanh Xuân, Minh Trí và Kim Liên: khám tại Trạm y tế xã, phường. Ở Phương Mai: khám tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương). Điều tra viên là các thầy thuốc chuyên khoa thần kinh - tâm lý của Bệnh viện Lão khoa Trung ương sử dụng tổ hợp các câu hỏi, bộ trắc nghiệm thần kinh - tâm lý để đánh giá các chức năng nhận thức khác nhau (Các biểu mẫu - Phụ lục 2).

- Chẩn đoán sa sút trí tuệ theo các tiêu chuẩn Sách Thống kê Chẩn đoán

Bệnh tâm thần lần thứ tư DSM-IV [18], [22]:

+ (1) Có suy giảm trí nhớ.

+ (2) Kèm theo ít nhất một trong các triệu chứng sau: mất ngôn ngữ, mất sử dụng động tác, mất nhận biết đồ vật, rối loạn chức năng thực hiện.


+ Các triệu chứng (1) và (2) gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xã hội và nghề nghiệp và giảm rõ rệt so với trước.

+ Các triệu chứng trên không xảy ra trong cơn mê sảng và trầm cảm.

Kết quả của công việc đánh giá bước 2 này cho phép đi tới chẩn đoán

có hay không sa sút trí tuệ.

b) Xác định một số yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ ở người cao tuổi: được thực hiện sau khi có kết quả đánh giá chuyên sâu ở bước 2 nêu trên (Tiến hành đánh giá chuyên sâu bằng sử dụng các biểu mẫu Phụ lục 2 đối với số người cao tuổi mắc bệnh, đồng thời thực hiện tương ứng với số người cao tuổi nhóm chứng)

* Xác định một số yếu tố nguy cơ tim-mạch, chuyển hoá: Tiến hành như sau:

- Thừa cân - béo phì: Đo chiều cao, cân nặng và tính chỉ số khối cơ thể

(BMI).

+ Chiều cao thẳng đứng: Đo bằng thước đo nhân trắc Mantin có thanh trượt thẳng góc, độ chính xác đến milimét. Người được đo đứng tự nhiên, đầu để thẳng (đuôi mắt và bờ trên lỗ tai ngoài tạo thành một đường thẳng ngang song song mặt đất), người đứng thẳng: lưng, mông, gót tạo thành đường thẳng song song với thước và vuông góc với mặt đất .

+ Cân nặng: Sử dụng loại cân bàn Trung Quốc có độ chính xác 0,1kg được chuẩn hoá trước khi đem sử dụng, được kiểm tra sau mỗi ngày đo. Người được đo mặc quần áo mỏng.

Đo chiều cao và cân nặng do các thầy thuốc Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội thực hiện. Nhận định béo phì theo chỉ số khối cơ thể BMI: BMI = 18, 5 – 22,9: bình thường, BMI 23: thừa cân; BMI = 25 – 29,9: Béo phì độ 1; BMI

30: Béo phì độ 2) (Mẫu phiếu A - Phụ lục 1A).


- Đái tháo đường: định lượng đường huyết lúc đói vào buổi sáng sớm.

Do kỹ thuật viên xét nghiệm của Bệnh viện Lão khoa Trung ương thực hiện.

Kỹ thuật và phương pháp định lượng đường huyết: Tiến hành lấy máu tĩnh mạch bệnh nhân vào buổi sáng sớm, bệnh nhân chưa ăn uống gì, máu lấy ra sẽ được bảo quản trong ống chống đông và được chống đông bằng Heparin tách huyết tương. Đường huyết được định lượng bằng phương pháp đo màu dựa trên những phản ứng đặc hiệu với hoá chất của hãng Human Diagnostic thực hiện trên máy Hitachi 912 của Nhật Bản. Nhận định sự biến đổi đường máu căn cứ vào giá trị của chỉ số đường máu bình thường lúc đói là 3,9 – 6,4 mmol/l (Phiếu kết quả xét nghiệm máu – Phụ lục 3).

- Tăng huyết áp: Tiến hành đo huyết áp, trước khi đo cho người cao tuổi nghỉ 5 phút, sau đó tiến hành đo: đo tay phải ở tư thế ngồi, đo hai lần, kết quả được lấy ở lần đo thứ hai. Tiêu chuẩn tăng huyết áp dựa theo tiêu chuẩn của Ủy ban liên Quốc gia lần thứ VII (Joint National Committee/JNC VII, 2003), một người được coi là tăng huyết áp khi có huyết áp tâm thu bằng hoặc trên 140 mmHg và hoặc huyết áp tối thiểu bằng hoặc trên 90 mmHg [168].

Thực hiện đo huyết áp do cán bộ Bộ môn Sinh lý - Sinh lý bệnh Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội.

- Tai biến mạch não, tiếng thổi động mạch cảnh, cơn thiếu máu não thoáng qua: được các thầy thuốc chuyên khoa về tim mạch, thần kinh và lão khoa của Bệnh viện Lão khoa Trung ương xác định.

Tai biến mạch não được nhận định là dấu hiệu phát triển nhanh chóng trên lâm sàng của một rối loạn khu trú chức năng của não, kéo dài trên 24 giờ và thường do nguyên nhân mạch máu [21].

Cơn thiếu máu não thoáng qua được định nghĩa là cơn rối loạn chức năng thần kinh thoáng qua do thiếu máu cục bộ ở não, cột sống hay võng mạc mà không phải nhồi máu cấp tính [15].


- Rối loạn lipid máu: xét nghiệm các chỉ số sinh hoá máu: Cholesterol toàn phần, LDL, HDL, triglycerid. Do các kỹ thuật viên xét nghiệm của Bệnh viện Lão khoa Trung ương thực hiện tại Khoa Xét nghiệm Sinh hóa máu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Kỹ thuật lấy máu như đối với đường huyết. Định lượng cholesterol toàn phần, LDL, HDL, triglycerid theo phương pháp đo trực tiếp có độ chính xác cao hơn các phương pháp khác.

Nhận định kết quả sự thay đổi của các chỉ số sinh hóa máu dựa trên trị số bình thường như sau: cholesterol toàn phần: 3,9 – 5,2 mmol/l; HDL: 0,9 mmol/l; LDL: 3,4 mmol/l; triglycerid: 0,46 – 1,88 mmol/l (phiếu kết quả xét nghiệm máu – Phụ lục 3).

* Xác định một số yếu tố nguy cơ tâm lý-xã hội và nếp sống của người cao tuổi: phỏng vấn bằng bộ câu hỏi (Phần C - Mẫu phiếu A – Phụ lục 1A) thực hiện tại hộ gia đình người cao tuổi được chẩn đoán xác định là sa sút trí tuệ (đối với nhóm bệnh) và không sa sút trí tuệ (đối với nhóm chứng) do các điều tra viên là thầy thuốc Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội, cụ thể:

- Học vấn của người cao tuổi: theo cấp học của người cao tuổi, theo

Chương trình hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

- Hoạt động xã hội: Là những hoạt động liên quan đến các nhu cầu xã hội và mối quan tâm của cá nhân, ví dụ như: tham gia công tác đoàn thể, tổ chức xã hội, quần chúng, công tác giáo dục,.. [42].

- Hoạt động giải trí: là hoạt động làm thỏa mãn nhu cầu tinh thần và giải tỏa sự căng thẳng tinh thần để đạt tới sự thư giãn, thanh thản trong tâm hồn và cao hơn, đó là sự rung cảm về thẩm mỹ của con người. Mọi người có quyền lựa chọn loại hoạt động theo sở thích, trong khuôn khổ hệ chuẩn mực của xã hội. Thời gian dành cho hoạt động này được gọi là thời gian rỗi. Các hoạt động giải trí thường thấy như: thưởng thức nghệ thuật, chơi các trò chơi, sinh hoạt tôn giáo, đọc sách, xem phim,… [42].


- Hoạt động thể lực: là bất cứ cử động hay động tác nào của cơ thể đòi hỏi tiêu thụ năng lượng. Các hoạt động thể lực thường thấy như: đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, khiêu vũ,... [42].

- Chế độ ăn hợp lý: là một chế độ ăn (hay chế độ dinh dưỡng) cần đảm

bảo các yếu tố sau [24], [25]:

+ Đảm bảo các nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý chính: Đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng và nhu cầu các chất dinh dưỡng: Chất đạm (protein): khoảng 30 - 50% protein trong khẩu phần ăn, nên là protein nguồn gốc động vật. Chất béo và chất bột nên ăn chất béo nguồn gốc thực vật có nhiều trong vừng, lạc, đậu đỗ... Vitamin và chất khoáng: ăn tăng cường rau, củ, quả.

+ Đảm bảo sự hợp lý về thời gian và khoảng cách bữa ăn: Rất cần ăn sáng bởi vì bữa sáng cung cấp cho cơ thể năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động và sinh hoạt buổi sáng sau một đêm dài bụng đói. Khoảng cách giữa các bữa ăn không quá 4,5 giờ, mặc dù đây là các bữa ăn nhẹ nhưng phải cân đối chứ không chỉ giải quyết về nhu cầu năng lượng, đủ cho no bụng. Tránh bữa ăn trưa quá nặng. Nên cân đối thức ăn ra các bữa sáng, trưa, tối, đảm bảo sự cân đối trong từng bữa ăn. Bữa ăn tối cần ăn trước khi đi ngủ 2-3 giờ. Tùy theo tình trạng sức khỏe, bệnh tật và độ tuổi để áp dụng cho phù hợp.

- Uống rượu, hút thuốc lá, rối loạn giấc ngủ (thu thập các thông tin về sử dụng rượu, hút thuốc lá, thời gian uống rượu và hút thuốc lá, rối loạn về giấc ngủ của người cao tuổi):

+ Hút thuốc lá: phỏng vấn có hút hay không. Tiêu chuẩn nghiện hút thuốc lá: nếu hút từ một điếu thuốc lá trở lên trong một ngày trong thời gian trên một tháng [231].

+ Đánh giá nghiện rượu (hay có uống rượu) dựa vào các biểu hiện: Thường xuyên thèm muốn uống rượu. Không kiểm soát được việc sử dụng rượu (lượng rượu uống và thời gian uống). Có hội chứng cai rượu khi ngừng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022