bởi xu thế thế giới, áp lực từ cộng đồng quốc tế. Đồng thời, như đã nhắc đến ở trên là sự xuất hiện của Vương quốc Anh làm xói mòn phần nào luật Hồi giáo ở Brunei. Vai trò của Anh thể hiện rất rõ trong Hiến pháp Brunei ngay từ những ngày đầu thành lập. Từ đề nghị ban đầu của Ngài Cecil Clementi, Thống đốc Định cư và Cao ủy của các quốc gia Mã Lai năm 1930, Sir Anthony Abell sau đó đề xuất Hiến pháp cho Brunei, Sarawak và North Borneo thành lập một nhà nước. Khi nghe lời đề nghị, Quốc vương Omar Ali Saifuddien đã từ chối. Tuy nhiên, Hoàng thân muốn có một hiến pháp để chuẩn bị cho Brunei giành độc lập và cho các quyền của chủ quyền Brunei. Với lời khuyên của Ngài Anthony Abell, Quốc vương Omar Ali Saifuddien đã ra lệnh cho R.H. Hickling đề xuất một dự thảo để chuẩn bị Hiến pháp năm 1959. Quốc vương Omar Ali Saifuddien sau đó đã thành lập ‘Tujuh Serangkai, một ủy ban cố vấn vào tháng 4 năm 1953 để tìm hiểu ý kiến của người Brunei về việc chuẩn bị nền độc lập. Cố vấn người Anh - R.H. Hickling được mời đến Brunei để soạn thảo các bản thảo cho Hiến pháp. Bản ghi nhớ của Hickling đã làm sáng tỏ Chính phủ Anh để tôn trọng lịch sử và truyền thống của các hoạt động hành chính của Brunei. Vai trò của R.H. Hickling và Bản ghi nhớ của ông sau đó đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho việc tạo ra Hiến pháp Brunei. Sau khi bản dự thảo được hoàn thiện và sửa đổi, Quốc vương Omar Ali Saifuddien đã cùng với các thành viên của 'Tujuh Serangkai' dẫn đầu một phái đoàn đến Luân Đôn vào ngày 11 tháng 9 năm 1957. Dù không đạt được thỏa thuận ngay trong lần gặp đầu tiên, nhưng với quyết tâm sửa đổi Hiến pháp, Brunei đã có những thay đổi và đạt được thỏa thuận với Anh vào ngày 29 tháng 9 năm 1959. Vai trò của Hồi giáo: Văn hóa Brunei chính thức xuất phát từ Thế Giới Mã Lai cổ đại bao trùm quần đảo Mã Lai và văn hóa này bắt nguồn từ thực tế hình thành lịch sử xã hội là nền Văn Minh Mã Lai.
Đồng thời, những chính sách của Anh thi hành tại Brunei về sau cũng ít nhiều hạn chế lại sự ảnh hưởng của pháp luật Hồi giáo. Thỏa thuận 1888M của cơ quan tài phán của Tòa án địa phương sử dụng Đạo luật Brunei đã bị giới hạn bởi quyền lực của nó. Nói cách khác, một lần nữa Luật Hồi giáo đã bị giảm sức mạnh. Người Anh đã cố gắng kiểm soát hoàn toàn lĩnh vực pháp lý và tư pháp ở Brunei. Hiệp định 1905M được ký ngày 3/12/1905 và Hiệp định 1906M ngày 2/1/1906 giữa Vương quốc Anh và Brunei đã mở ra
cơ hội của Anh để tiếp tục loại bỏ Đạo luật Brunei. Người Anh không chỉ nắm vững luật pháp và tư pháp mà còn kiểm soát chính quyền và hành chính của Nhà nước Brunei. Họ đã thay thế Luật Hồi giáo bằng Luật Anh. Từ các hiệp định 1905 và 1906M, Chính phủ Brunei phải chấp nhận và hành động theo lời khuyên của cư dân Anh ngoại trừ những thỏa thuận liên quan đến Hồi giáo.
Về ảnh hưởng của Hồi giáo
Sự ảnh hưởng của Hồi giáo như đã lý giải ở phần chung tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á, Hồi giáo “ăn sâu” vào bộ máy vương quyền, kết hợp với chính thể quân chủ của Brunei khiến Hồi giáo càng có đất để lan tỏa mạnh mẽ. Căn cứ trên các sự kiện lịch sử, nhiều yếu tố văn hóa khác nhau, có bốn thời kỳ văn hóa lớn tại Brunei là Hồn Linh Giáo, Ấn Giáo, Hồi Giáo và Kitô giáo Phương Tây. Trong số đó Hồi giáo đã làm thành nền văn hóa Brunei, và từ đó Brunei dần có một cung cách sống và chấp nhận Hồi Giáo làm ý thức hệ và triết lý của quốc gia. Bởi vậy, văn hóa Brunei tương tự với văn hóa Malay, bị ảnh hưởng nhiều từ đạo Hindu và Hồi giáo. Điều đó lý giải tại sao Brunei muốn đạt được tầm nhìn và sự phát triển cho đến 2035 là “Quốc gia Luôn Nhớ về Đức Allah”.
2.5. Tiểu kết chương 2
Như vậy, có thể thấy cùng chịu ảnh hưởng của giáo lý đạo Hồi, nhưng trên thực tế các quốc gia trong khu vực vẫn có những ghi nhận liên quan đến quyền con người trên lý thuyết và sự bảo vệ quyền con người ở thực tiễn. Không chỉ vậy, vị trí vai trò của hiến pháp trong các quốc gia kể trên ngày càng được nâng cao. So với Indonesia và Malaysia, Hiến pháp Brunei có sự yếu thế hơn. Song, quá trình xây dựng hiến pháp và thi hành hiến pháp đang ngày càng được quan tâm hơn tại quốc gia Hồi giáo này.
Chương 3.
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN, MỘT SỐ GỢI MỞ VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP CÁC QUỐC GIA HỒI GIÁO KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
3.1. Về xu hướng phát triển
Có thể bạn quan tâm!
- Sửa Đổi Hiến Pháp, Bảo Hiến Và Các Thiết Chế Hiến Định Độc Lập
- Ảnh Hưởng Và Đặc Điểm Của Hồi Giáo Tại Indonesia Về Ảnh Hưởng
- Sửa Đổi Hiến Pháp, Bảo Hiến Và Thiết Chế Hiến Định Độc Lập
- Những Gợi Mở Cho Quá Trình Cải Cách Hiến Pháp Việt Nam
- Lịch sử và xu hướng phát triển của hiến pháp các nước Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á - 15
- Lịch sử và xu hướng phát triển của hiến pháp các nước Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á - 16
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
3.1.1. Xu hướng phát triển chung
Qua việc nghiên cứu bản hiến pháp các quốc gia Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á, có thể thấy các quốc gia ảnh hưởng Hồi giáo có hai xu hướng vận động, thay đổi chính qua thời gian. Những xu hướng vận động thay đổi này đã được phân tích và làm rõ phần nào qua từng mục phân tích lịch sử và hiến pháp hiện hành của các quốc gia.
Xu hướng đầu tiên và cũng rất dễ nhận ra đó là sự ghi nhận và phát triển quyền con người tại các quốc gia chịu ảnh hưởng Hồi giáo trong khu vực. Cả Hiến pháp của Malaysia và Indonesia đều chế định hóa quyền con người và đảm bảo thể chế dân chủ ở một mức độ nhất định. Không chỉ qua việc số lượng quyền con người được ghi nhận trong hiến pháp tăng dần lên, có sự phổ cập và bắt kịp các Công ước về quyền con người trên thế giới mà còn có sự mở rộng theo bối cảnh đất nước. Các vụ việc trên thực tế đảm bảo quyền con người nói chung và đảm bảo quyền con người trước giáo lý khắc nghiệt của đạo Hồi là minh chứng cho điều này. Đối với Brunei, vốn là trường hợp đặc biệt trong khu vực khi theo định hướng trở thành nhà nước Hồi giáo, song cũng có những biến chuyển dù chậm về việc tôn trọng ý kiến người dân và xây dựng lập hiến. So với Hiến pháp Indonesia và Malaysia, Hiến pháp Brunei còn yếu kém về việc ghi nhận các quyền cơ bản của con người và phổ cập với xu hướng quyền con người đang trỗi dậy rất mạnh mẽ tại khu vực và trên thế giới.
Xu hướng ảnh hưởng Hồi giáo gia tăng, nhất là với trường hợp Indonesia và Brunei là xu hướng vận động thứ hai của hiến pháp các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Vị trí của Hồi giáo được quy định rõ ràng trong hiến pháp, được ghi nhận là “tôn giáo quốc gia”, có những điều khoản dành riêng để quy định về Hồi giáo, cũng như đặc quyền trong việc truyền bá và thực hiện giáo lý đạo Hồi trong hiện thực cuộc sống. Ở Indonesia và Brunei cũng tồn tại song song rất rõ ràng hai hệ thống tòa án, tòa thường và tòa Shari’ah.
Tòa án thường rất khó để xét xử các vụ việc có liên quan đến Hồi giáo, các vụ việc liên quan đến Hồi giáo được chuyển toàn bộ sang tòa Shari’ah. Và theo đúng quy định của hiến pháp, tòa thường “không được can thiệp” vào công việc của tòa Shari’ah. Tại Malaysia các vụ việc tôn giáo cũng gặp phải rào cản tương tự, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng và sự gia tăng ảnh hưởng Hồi giáo không mạnh mẽ và nhanh chóng như Indonesia và Brunei. Điều này có thể lý giải bởi các yếu tố ảnh hưởng truyền thống trong lịch sử và mục tiêu phát triển đất nước trong tương lai của từng quốc gia khác nhau.
Cũng giống như bất kỳ bản hiến pháp nào, hiến pháp tại các quốc gia Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng và chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, điều đó dẫn đến sự thay đổi và vận động của hiến pháp từng quốc gia. Tùy vào mức độ ảnh hưởng các yếu tố mà xu hướng vận động mỗi quốc gia mỗi khác. Hai xu hướng vận động trong hiến pháp các quốc gia Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á cũng là hai trong số các xu hướng vận động rất đa dạng của các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi Hồi giáo khác trên thế giới: Hiến pháp Pakistan, Hiến pháp Bangladesh, Hiến pháp Iraq, Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ,…
3.1.2. Xu hướng chế định hóa quyền con người và đảm bảo thể chế dân chủ ở một mức độ nhất định
Về mặt lý thuyết, tất cả các bản hiến pháp trong lịch sử từ trước đến nay của Indonesia hay Malaysia đều ghi nhận quyền con người. Với nền tảng triết lý Pancasila, Hiến pháp Indonesia đã xác định một trong các mục tiêu hướng đến là quyền con người, đảm bảo sự bình đẳng và lợi ích cho người dân trong đất nước. Từ mười lăm (15) hình thức quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp đầu tiên năm 1945: quyền tự quyết (Lời mở đầu Hiến pháp năm 1945 và điều 1), quyền công dân (điều 26), quyền bình đẳng trong luật (điều 27), quyền có việc làm (điều 27), quyền sinh kế đàng hoàng (điều 28), quyền tổ chức (điều 28), quyền thực thi tôn giáo (điều 29), quyền an ninh (điều 30), quyền giáo dục (điều 31), quyền giáo dục nhận phúc lợi xã hội (điều 33), quyền có được an sinh xã hội (điều 34), quyền được dùng thử miễn phí (điều 24 - 25), quyền nâng cao văn hóa (điều
32) và quyền nâng cao ngôn ngữ khu vực (điều 31), Hiến pháp Indonesia đã tăng lên hơn năm mươi lăm (55) đầu mục về quyền con người trong Hiến pháp giai đoạn 1949 – 1950.
Từ việc dựa trên những lời Thánh truyền, niềm tin vào “God head”, cho rằng quyền con người là các vị thần linh trao cho, Hiến pháp Indonesia đã đi đến ký kết các bản Hiệp ước quốc tế liên quan đến quyền con người trên thế giới và có các động thái thể hiện sự quan tâm và nỗ lực của quốc gia mình trong việc đảm bảo quyền con người cho công dân. Trong khi soạn thảo Hiến pháp 1945, Indonesia đã có hai luồng ý kiến tranh cãi nhau về việc có nên đưa quyền con người trở thành một phần trong Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước này không. Ý kiến đầu tiên đánh giá, quyền con người là một yếu tố tất yếu và cần đưa vào trong Hiến pháp. Ý kiến thứ hai, chủ yếu những người theo Hồi giáo đánh giá quyền con người không cần thiết phải có mặt trong Hiến pháp, chỉ cần ghi nhận các điều khoản về chế độ chính trị và nhà nước là đủ. Dù còn tranh cãi nhau, nhưng Hiến pháp 1945 đã đi đến sự thỏa hiệp và nhượng bộ của các bên rằng quyền con người vẫn được quy định trong Hiến pháp một cách đan xen và không phải nội dung quan trọng khi ấy. Quyền con người đã có mặt trong Hiến pháp 1945 một cách khó khăn và có phần miễn cưỡng. Nhưng sang đến năm 1957, Hội nghị lập hiếp Indonesia đã đạt được thành công khi có thể đưa thêm 24 quy định cơ bản về quyền con người và 18 quyền công dân vào Hiến pháp và các nhà lập pháp dần dần nhận thức nó tách biệt với các vấn đề khác. Nhận thức và quan điểm của Indonesia về quyền con người đã thay đổi theo thời gian. Cho đến hiện tại, Hiến pháp Indonesia đã phổ cập gần như toàn bộ các quy định về quyền con người trong Công ước về quyền con người. Sự ra đời và hoạt động của Ủy ban Nhân quyền trong nước nhằm đảm bảo quyền con người là biểu hiện cho thấy Indonesia rất nỗ lực đảm bảo quyền hiến định trong Hiến pháp hiện hành.
Giống như Indonesia, Malaysia là một quốc gia có lịch sử đa dạng và tồn tại cả những giao lý đạo Hồi lẫn các giá trị thế tục. Nếu Indonesia hướng đến một xã hội với tất cả sự đa dạng thì Malaysia có chính sách thúc đẩy một nhóm dân tộc nhằm xây dựng xã hội toàn diện và tất cả bình đẳng. Nếu Indonesia muốn phản ánh sự đa dạng vốn có trong đất nước thì Malaysia lại muốn “kiểm soát” sự đa dạng và khác biệt để tạo ra một quốc gia kính tế phát triển tốt hơn, và có xu hướng chống Trung Quốc. Nhưng dù khác nhau trong mục tiêu cũng như cách thức, Hiến pháp Malaysia có sự vận động tôn trọng quyền con người hơn. Không chỉ tăng số lượng ghi nhận quyền con người trong hiến pháp, chương
quyền con người còn được đẩy lên chương 2 trong hiến pháp ngay sau chương nói về chế độ chính trị và hình thức nhà nước, cho thấy sự tôn trọng và quan tâm của Malaysia với vấn đề quyền con người. Dù từng có thời kỳ bị mỉa mai như “con hổ không có răng”, nhưng việc ra đời của Cơ quan Nhân quyền Malaysia cũng là biểu hiện tích cực cho việc hiện thực hóa các quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp hiện hành.
Hiến pháp một số nước như Indonesia, Brunei lại không đề cập trực tiếp tới quyền tự do kinh doanh của công dân với tư cách là quyền cơ bản của con người. Thế nhưng trên thực tế, phụ nữ những nước này có thể tham gia tích cực vào các hoạt động kinh tế, ví dụ ở Brunei, hơn nửa số doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ sở hữu [114].
3.1.3. Xu hướng ảnh hưởng Hồi giáo gia tăng trong Hiến pháp và thực tế
Trong Hiến pháp, Indonesia và Brunei đều có những điều khoản nhất định để quy định về Hồi giáo và các vấn đề liên quan đến giáo lý đạo Hồi, đời sống Hồi giáo. Sự ghi nhận của Hiến pháp đã cho thấy vai trò không hề nhỏ của Hồi giáo tại các quốc gia ảnh hưởng Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á. Dấu vết Hồi giáo mạnh mẽ đến mức ngay cả trong đạo luật tối cao của một quốc gia cũng thừa nhận và có các điều khoản ghi nhận, điều chỉnh nó. Đặc biệt, cả Hiến pháp Indonesia và Brunei đều thừa nhận thẩm quyền “không thể can thiệp” của tòa Shari’ah trên thực tế. Nếu chỉ nghiên cứu ở mặt lý thuyết sẽ thấy, tòa Shari’ah dường như có xu hướng bó hẹp dần trong phạm vi hôn nhân, gia đình và thừa kế. Nhưng trên thực tiễn xét xử, do các hình phạt đều đi theo hướng hình sự hóa, tòa Shari’ah xét xử cả các tội mà hình phạt có tính hình sự, nặng nề và khắc nghiệt. Điều 8 Hiến pháp Malaysia năm 1957 trong lần sửa đổi năm 2001 đã bổ sung quy định mọi công dân được bình đẳng không phân biệt giới tính, nhưng vẫn nhấn mạnh điều này không làm mất hiệu lực của những quy định Hồi giáo vốn trọng nam khinh nữ. Thậm chí những quy định Hồi giáo còn áp dụng đối với cả những người không phải là tín đồ Hồi giáo. Ví dụ: ở các trường quốc lập của Brunei, sinh viên nữ bắt buộc phải mặc trang phục đạo Hồi bao gồm cả khăn trùm đầu, cho dù họ có phải là người theo đạo Hồi hay không, bởi vì trang phục này được quy định là đồng phục nhà trường. Mặc dù pháp luật chính thức không thừa nhận chế độ đa thê nhưng do luật Hồi giáo cho phép người đàn
ông lấy 4 vợ với điều kiện phải đối xử công bằng và chu cấp tài chính đầy đủ cho họ nên ở Malaysia chính quyền xem xét cho phép lấy nhiều vợ nếu thấy cần thiết. Tuy không phải là các quốc gia Hồi giáo những Singapore, Thailand đều công nhận sự tồn tại của luật Hồi giáo và nó được áp dụng đối với cộng đồng tín đồ Hồi giáo ở những nước này. Vì thế, việc đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ trở thành vấn đề nổi cộm ở mốt số nước thuộc khu vực ASEAN, nhất là ở những nước chịu ảnh hường của luật Hồi giáo.
3.2. Nguyên nhân của sự thay đổi
Để hiểu được nội dung cũng như những thay đổi, cần đặt Hiến pháp vào bối cảnh lịch sử và tình hình khu vực cũng như thế giới. Qua đó, có thể hiểu rõ và cụ thể hơn sự thay đổi Hiến pháp trong từng giai đoạn, đồng thời có những lý giải hợp lý cho những thay đổi đó.
3.2.1. Xu hướng chế định hóa quyền con người và đảm bảo thể chế dân chủ ở một mức độ nhất định
Từng có không ít người lầm tưởng rằng với các quốc gia ảnh hưởng Hồi giáo, không có khái niệm quyền con người tồn tại. Trên thực tế, bản thân các quốc gia chịu ảnh hưởng Hồi giáo nói chung có những yếu tố nền tảng, thích nghi với quyền con người và dân chủ, tự do.
Thứ nhất, trong giáo lý đạo Hồi cũng có những yếu tố công bằng và bình đẳng. Ngay từ những dòng đầu của Kinh Koran đã nhắc đến việc “phải tôn trọng và yêu thương lẫn nhau”, và không có “ai kém hơn ai” dưới sự chở che của thánh Allah. Do vậy, khi thành lập hiến pháp hay thực hiện hiến pháp trên thực tế, các quốc gia chịu ảnh hưởng Hồi giáo dễ dàng tiếp thu và cải thiện.
Thứ hai, trong lịch sử lập hiến các quốc gia, luôn có sự cạnh tranh của các hệ tư tưởng khác nhau, các lực lượng chính trị đối nghịch nhau. Chính sự cạnh tranh này tạo nên bầu không khí sôi nổi để thúc đẩy hiến pháp nhằm mở rộng phạm vi và cập nhật với xu thế hiện đại hơn. Từ đó Hiến pháp Malaysia, Indonesia hay Brunei có cơ hội được trao đổi, phản biện, dễ dàng nhận ra điểm còn thiếu sót để bổ sung hay bắt kịp thời đại.
Thứ ba, sự ra đời các Hội, nhóm tại ba quốc gia cùng là một cách thúc đẩy hiến pháp chuyển mình. Sự hình thành và tiếng nói của các nhóm hội tại Malaysia hay Indonesia là
một kênh thông tin thiết thực và gần gũi để nhà nước có thể tham khảo ý kiến người dân khi xây dựng hiến pháp nhằm đảm bảo sự duy trì nhà nước bền vững và đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
Thứ tư, sự ảnh hưởng của các đế quốc thực dân tiêu biểu như Anh, đều ảnh hưởng tại ba quốc gia Malaysia, Indonesia và Brunei trong lịch sử và quá trình lập hiến đã thổi vào tư duy pháp lý các quốc gia phần nào nhận thức mới mẻ về quyền con người. Dù tự nguyện hay miễn cưỡng thông qua những trao đổi lợi ích chính trị và những bản hiệp ước ký kết, xong Hiến pháp Indonesia, Malaysia đều có nhìn nhận cơ bản về quyền con người. Dù Brunei vẫn chưa có được sự thay đổi rõ rệt và thực sự được đánh giá cao, song việc thay đổi luật Hồi giáo theo xu hướng vì con người hơn cũng được xem là một trong những dấu hiệu tích cực. Bởi lẽ, không dễ dàng gì đưa ra những quyết định “khác với kinh Koran” hay “trái ngược với lời thánh Allah”. Khiếm khuyết vẫn còn đó và cần sửa chữa nhưng không vì thế mà sự thay đổi tích cực bị phủ nhận.
Thứ năm, xu hướng nâng cao quyền con người là xu hướng chung của hiến pháp các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Sự ra đời của các tổ chức liên minh khu vực trong đó có chương trình riêng về quyền con người như ASEAN hay EU, hay các tổ chức quốc tế mang tính toàn cầu như Liên Hiệp Quốc nhằm lan tỏa vấn đề nhân quyền một cách mạnh mẽ nhất. Khái niệm quyền con người trở nên phổ biến và được nhắc đến nhiều trong hàng chục năm trở lại đây. Không chỉ Hiến pháp Malaysia, Indonesia hay Brunei, mà hiến pháp các quốc gia Hồi giáo trên thế giới cũng có sự gia tăng rõ rệt về quyền con người trong suốt tiến trình lịch sử của mình. Có thể kể đến như Afghanistan (từ 15 lên 37 điều), Iran (từ 1 lên 45 điều), Pakistan (từ 26 lên 45 điều),… Điều đó cho thấy sự phát triển của quyền con người và xu thế thay đổi chung của hiến pháp các quốc gia ảnh hưởng Hồi giáo (Tham khảo thêm bảng thống kê ở Phụ lục).
Thứ sáu, việc gia nhập và ký kết liên quốc gia, liên khu vực và toàn cầu cũng là sức ép nhất định buộc các quốc gia phải thay đổi. Các điều ước quốc tế kinh tế, thương mại giờ đây đều có những điều khoản liên quan đến quyền con người, môi trường,… Với các quốc gia trong khu vực đang phát triển, việc ký kết các công ước và hiệp định là điều cần thiết để phát triển. Nhưng trước khi bước vào “sân chơi chung”, các quốc gia phải cam