Lịch sử và xu hướng phát triển của hiến pháp các nước Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á - 15

Ví dụ như ở vùng Aceh, Indonesia hay Brunei, hai địa điểm nổi tiếng khu vực Đông Nam Á về việc thừa nhận và áp dụng gần như toàn bộ luật Shari’ah với những hình phạt tàn khốc nhất. Ước tính có hơn 100 người đã bị kết tội và xử phạt ở nơi công cộng vào năm 2015 vì vi phạm Shariah bằng cách bán rượu, cờ bạc và quan hệ tình dục ngoài hôn nhân tại Aceh (Indonesia). Theo báo cáo của ABC News , người phụ nữ trẻ, Kiranti, đã bị buộc phải quỳ trên sân khấu trước một đám đông lớn và nhận được 9 nét gậy từ một người đàn ông đội mũ trùm đầu tên là Algojo - "đao phủ". Mặc dù Hiến pháp vẫn ghi rất rõ ràng, “các tôn giáo khác có quyền hoạt động và tồn tại bình đẳng”, và Hiến pháp Indonesia vẫn thừa nhận các quyền cơ bản của con người. Nhưng thực tế đã trả lời, vẫn có những hành vi xâm hại thô bạo quyền tuyệt đối của con người mà nhà nước gần như bất lực để can thiệp. Việc ghi nhận và bảo đảm ra sao về quyền con người tại các quốc gia Hồi giáo vẫn luôn là vấn đề nhức nhối và đáng được quan tâm.

Thứ tư, trong các quốc gia chịu ảnh hưởng Hồi giáo khu vực Đông Nam Á, hiến pháp đều quy định có nhánh tư pháp, tồn tại song song bên cạnh hệ thống tư pháp thường là hệ thống tòa án Shari’ah. Câu hỏi đặt ra là thẩm quyền của các tòa án đến đâu khi xét xử và làm thế nào để kiểm soát được việc xét xử tại tòa Shari’ah? Dù đã có những quy định trong hiến pháp nhưng dường như đó là chưa đủ, vẫn có sự tranh chấp và bối rối nhất định khi xét xử các vụ án tại Brunei hay Malaysia, Indonesia. Khi cải đạo dựa trên quyền tự do tôn giáo được hiến pháp ghi nhận thì nên xử ở tòa thường hay tòa Shari’ah để vừa đảm bảo quyền con người, vừa phù hợp giáo lý đạo Hồi là điều không hề dễ dàng.

Thứ năm, Hiến pháp tồn tại sẽ không còn ý nghĩa nếu không có cơ chế đảm bảo nó được thực hiện một cách hoàn chỉnh và đúng đắn. Có thể thấy Tòa án Hiến pháp ở Indonesia hay Tòa án Tối cao ở Malaysia vẫn còn những hạn chế trong đảm bảo cơ chế bảo hiến. Brunei thậm chí còn hoàn toàn không có cơ chế bảo hiến. Một cơ chế bảo hiến vững chắc giúp Hiến pháp phát huy hết tác dụng và ở đúng vai trò của nó trong hành trình phát triển của một quốc gia.

3.5. Tiểu kết chương 3

Qua nghiên cứu, có thể thấy xu thế thay đổi của hiến pháp các quốc gia chịu ảnh hưởng Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, cũng thấy rõ, dù cùng chịu ảnh hưởng Hồi giáo, có những điểm chung tương đồng về mặt lịch sử, song, sự thay đổi và thực tiễn thi hành hiến pháp ở mỗi quốc gia có những điểm đáng lưu ý riêng. Điều đó vừa gợi mở bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, vừa đặt ra những vấn đề nhằm nâng cao hơn nữa vị trí, vai trò của hiến pháp và việc đảm bảo thực thi hiến pháp nghiêm túc, có hiệu quả tại các quốc gia Hồi giáo trong khu vực.

KẾT LUẬN

Cũng giống như bất cứ một vấn đề pháp lý nào, Hiến pháp tồn tại bên cạnh những yếu tố ảnh hưởng và tác động đan xen. Quan việc nghiên cứu lịch sử và xu hướng Hiến pháp các quốc gia ảnh hưởng Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á, có thể thấy được một phần sự phong phú và đa dạng của Hiến pháp trong đời sống. Hiến pháp không “bất biến” mà luôn có sự thay đổi, thích ứng với thời gian và bối cảnh xã hội. Qua nghiên cứu, tác giả cũng đi đến kết luận về hai xu hướng chính của Hiến pháp của các quốc gia chịu ảnh hưởng của Hồi giáo.

Một là, chế định hóa các quyền con người và đảm bảo thể chế dân chủ ở một mức độ nhất định.

Hai là, gia tăng ảnh hưởng Hồi giáo trong Hiến pháp và thực tiễn thi hành.

Đồng thời, nghiên cứu cũng đi đến lý giải nguyên nhân của hai xu hướng và đặt ra các vấn đề quan trọng cần giải quyết trong khi nghiên cứu Hiến pháp ba quốc gia Indonesia, Malaysia, Brunei. Điều đó không chỉ có ý nghĩa với các quốc gia Hồi giáo trong khu vực mà còn có ý nghĩa với các quốc gia Hồi giáo khác trên thế giới và các quốc gia còn lại trong Đông Nam Á.

Thế giới đổi thay và phát triển không ngừng. Trong bối cảnh đó, Hiến pháp và Hồi giáo cũng có nhiều điểm đổi mới thú vị. Trong một bối cảnh quyền con người trở thành giá trị toàn cầu và vị trí Hiến pháp ngày càng được coi trọng tại mỗi quốc gia, chủ nghĩa Hiến pháp gia tăng, các quốc gia Hồi giáo cũng cần nhạy bén theo kịp sự đi lên của thời đại. Song những vấn đề nảy sinh của Hồi giáo thời kỳ mới cũng là những điều đáng lưu ý. Tâm lý bài xích dân chủ, “quay lưng” với phương Tây và “ghét” Mỹ sẽ là rào cản không nhỏ với các quốc gia chịu ảnh hưởng Hồi giáo. Trong danh sách 9 quốc gia “ghét” nước Mỹ nhất thế giới được tờ 24/7 Wall St. liệt kê, thì có tới 8 quốc gia thuộc thế giới Islam giáo. Trong đó Palestine, Pakistan, Lebanon, Yemen là bốn nước chiếm vị trí cao nhất. Cụ thể, tỷ lệ “ghét” Mỹ ở Palestine là 80%; Pakistan là 73%; Lebanon là 71%; Yemen là 69%. Còn theo khảo sát của trung tâm nghiên cứu PEW, cả người Islam giáo và người Phương Tây tiếp tục xem mối quan hệ của họ nhìn chung là tồi tệ. Điều đó không chỉ đơn giản là tâm lý kháng cự trước một cường quốc có sự can thiệp về quân sự

và đối ngoại với các quốc gia Hồi giáo, mà nó còn phản ánh “tâm trạng” của các quốc gia Hồi giáo trên thế giới trong bối cảnh hiện đại. Có thể lý giải bởi ba (3) lý do sau: Thứ nhất, là cảm giác mất mát địa vị thống trị của Islam giáo trên thế giới trước sức mạnh tiến công của Nga và Phương Tây, thứ hai là sự phá hoại uy quyền của Islam giáo trong chính đất nước của họ, thông qua cuộc xâm lược của các hệ tư tưởng ngoại bang, kết hợp với việc truyền bá lối sống không phù hợp với văn hóa Islam giáo bản địa, thứ ba, là sự thách thức vị thế làm chủ của Islam giáo trên chính mảnh đất Thiên Chúa đến từ phía Israel. Việc gia tăng tâm lý chống Phương Tây cho thấy sự mất phương hướng, khủng hoảng và trở nên tiêu cực trong một bộ phận không nhỏ của thế giới Islam giáo. Mối quan hệ căng thẳng giữa Islam giáo và Phương Tây trở thành một trong những vấn đề trung tâm của thế giới đương đại. Càng gia tăng tâm lý chống Mỹ thì người Islam giáo càng trở nên cực đoan, khủng bố và như vậy càng gây mất ổn định, an ninh đối với không chỉ Islam giáo và Phương Tây mà cả phần còn lại của thế giới. Sự xuất hiện của các phần tử khủng bố cực đoan ngày càng nhiều, cùng với việc áp dụng rộng rãi bộ luật Shari’ah trên thực tế tại các quốc gia Hồi giáo nói chung và gia tăng ảnh hưởng Hồi giáo tại Malaysia, Indonesia và Brunei nói riêng chính là biểu hiện cho tâm lý kháng cự như vậy.

Trong một bối cảnh phức tạp và ngày càng ngột ngạt như vậy, mọi sự chú ý và gánh nặng đổ dồn vào Hiến pháp của các quốc gia. Sự quan trọng và cần thiết của một bản Hiến pháp dân chủ, tôn trọng quyền con người càng trở nên ý nghĩa để bảo vệ công dân của các quốc gia, dù có phải là tín đồ Hồi giáo hay không cũng không thể bị xâm hại thô bạo quyền con người tại chính đất nước mình mang dòng máu. Hiến pháp sẽ là sự ghi nhận tốt nhất về sự bình đẳng và quyền của mỗi người, cùng là sự đấu tranh tốt nhất cho những phản ứng cực đoan chống lại chính con người nảy sinh từ những xung đột tôn giáo và niềm tin.

Hiến pháp nước nào cũng vậy, được xây dựng trên những nền tảng nguyên lý nhất định quyết định bản chất hiến pháp đó. Ở các quốc gia Hồi giáo như Afghanistan, Iran, Mauretanien, Sudan, Pakistan…, hiến pháp đều dựa trên nền tảng kinh Koran. Điển hình như Hiến pháp Iran năm 1979, sửa toàn diện lần cuối năm 1989, gồm 177 điều, mở đầu: “Hiến pháp Cộng hoà Hồi giáo Iran phấn đấu tạo dựng các định chế văn hoá, xã hội,

chính trị và kinh tế Iran theo các nguyên tắc cơ bản và quy ước đạo Hồi; nó phù hợp với tâm nguyện của cộng đồng Hồi giáo”. Bản chất hiến pháp chính là bản chất mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và người dân do nó điều chỉnh; ở các quốc gia Hồi giáo trên, mối quan hệ đó thừa nhận ba chủ thể, với vai trò lãnh đạo tinh thần của giáo chủ, nhà nước nhân danh Hồi giáo quyết định trực tiếp mọi hoạt động văn hoá xã hội chính trị kinh tế, và người dân có bổn phận chấp hành, được bảo đảm bằng tín điều Hồi giáo, kinh Koran. Với một nền tảng như vậy và bối cảnh bức bối, rối ren của thế giới Hồi giáo hiện đại, sự quan tâm và đầu tư cho Hiến pháp càng cần thiết và mang chứa nhiều ý nghĩa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT


1.

Lê Văn Trường An (2016), “Những nhân tố thúc đẩy quá trình Hồi Giáo hóa

Đông Nam Á ở hải đảo thế kỷ XV-XVI”, Nghiên cứu lịch sử, https://nghiencuulichsu.com.

2.

Minh Anh (2017), “7 nền dân chủ mới trong “làn sóng dân chủ hóa thứ ba” ở

Đông Á”, Luật Khoa tạp chí, https://www.luatkhoa.org.

3.

Ngô Cường (2018), “Sơ lược về chế định Thẩm phán của Indonesia, Thái Lan,

Hoa Kỳ, Canada, Úc, Trung Quốc và Nga”, https://tapchitoaan.vn/.

4.

Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh (2012), NXB Công an Nhân dân,

tr.134.

5.

Dân luật, Thư viện pháp luật, “Khái quát về hệ thống pháp luật Hồi giáo”,

https://danluat.thuvienphapluat.vn/

6.

Nguyễn Đăng Dung (2011), “Chức năng của Hiến pháp”, Tạp chí Khoa hcọ

ĐHQGHN, Luật học 27 (2011), tr.95 – 100.

7.

Nguyễn Thùy Dương, “Tôn giáo trong Hiến pháp các nước ASEAN”.

8.

Đỗ Thị Mai Hạnh (2006), “Bản chất và nguồn của Luật Hồi giáo”, Tạp chí Khoa

học pháp lý, Số 03, tr.57.

9.

Văn Trung Hiếu, “Islam trong nền chính trị Malaysia”, Trường Đại học Khoa

học xã hội và Nhân văn.

10.

Nguyễn Thị Mai Hoa, “Hồi giáo ở Đông Nam Á”, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng

giảng viên Lý luận chính trị - Đại học Quốc gia Hà Nội.

11.

Tô Văn Hòa (2012), Nghiên cứu so sánh Hiến pháp các quốc gia Asean, Đại học

Luật Hà Nội, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật.

12.

“Hồi giáo với Malaysia”, Phần 2, http://quankhoasu.blogspot.com/.

13.

Bùi Văn Hùng, Trường Đại học Đà Lạt, “Giáo trình Lịch sử Đông Nam Á”, https://tailieu.vn/doc/giao-trinh-lich-su-dong-nam-a-tai-ban-lan-thu-nhat-co-

sua-chua-va-bo-sung-phan-1-1818981.html.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Lịch sử và xu hướng phát triển của hiến pháp các nước Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á - 15

Trần Thị Hương (2015), “Một số đặc điểm của thế giới Islam giáo hiện này”, Tạp

chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 06 (144), 2015, tr.109 – 124.

15.

Thục Minh (2019), “Brunei ra luật ném đá đến chết người ngoại tình”, Văn phòng

Singapore, https://thanhnien.vn/.

16.

An Nam, “Tòa án Hiến pháp Indonesia bác bỏ luật định phân biệt đối xử về tôn

giáo”, http://btgcp.gov.vn/.

17.

Hoàng Phương, “Người Indonesia biểu tình đòi trực tiếp bầu cử tổng thống”,

https://nld.com.vn/.

18.

Hoàng Phương, “Quốc hội Indonesia sửa đổi hiến pháp”, https://nld.com.vn/.

19.

Thái Vĩnh Thắng (2008), “Về hệ thống pháp luật Hồi giáo”, Tạp chí Nghiên cứu

lập pháp điện tử, http://www.nclp.org.vn/.

20.

Nguyễn Thị Minh Thu (2014), “Vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát quyền lực Nhà nước”, Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp

luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

21.

Minh Thy, “Nghị viện Indonesia: Sửa đổi Hiến pháp hướng tới cân bằng quyền

lực”, http://daibieunhandan.vn/.

22.

Tòa án Hiến pháp công nhận kết quả bầu cử tổng thống Indonesia,

http://nhandan.com.vn/.

23.

“Tòa Hiến pháp Indonesia có thể quyết định kết quả bầu cử tổng thống”,

https://baotintuc.vn/.

24.

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội , “Tổng quan về hệ thống pháp luật các nước

Asean”, http://tks.edu.vn/, 17/4/2019, 5:00 pm.

25.

Mai Vân (2009), “Nền dân chủ duy nhất đang vận hành tốt tại Đông Nam Á”,

http://www1.rfi.fr/.

26.

Báo Vnexpress, “Số người Indonesia theo Hồi giáo lớn nhất thế giới”,

https://vnexpress.net/.

27.

“Lịch sử Indonesia”, https://vi.wikipedia.org/.

28.

Vi Yên, “Dân chủ ở Malaysia vừa thắng lớn: Xem xét ba triển vọng”.

14.

TIẾNG ANH


29.

Albert H.Y. Chen (2016), “Constitutions and Constitutional Practice in East

Asia”, http://hdl.handle.net/10722/207595.

30.

Albert H.Y. Chen (2014), “The Achievement of Constitutionalism in Asia: Moving Beyond “Constitutions without Constitutionalism”, Constitutionalism in Asia in the Early Twenty-First Century, Cambridge: Cambridge University

Press, tr.1-32.

31.

A.b. kusuma and r.e. elson (2011), “A note on the sources for the 1945 constitutional debates in Indonesia”, Tạp chí ngôn ngữ học, đất đai và dân tộc học, tập 167, số 2-3 (2011), tr.196-209, http://www.kitlv-

journals.nl/index.php/btlv.

32.

Andrew Harding (2012), “Malaysia: Religious Pluralism and the Constitution in a Contested Polity, Andrew Harding”, Trung tâm nghiên cứu pháp lý châu Á, Đại học Quốc gia Singapore, tạp chí Middle East Law and Governance 4 (2012)

356–385.

33.

Anver Emon (2008), “The Limits of Constitutionalism in the Muslim World: History and Identity in Islamic Law”, Đại học Toronto. 11. Chen, AHY (2014), “The achievement of constitutionalism in Asia: moving beyond 'constitutions without constitutionalism'”, Đại học Hồng Kông,

http://hdl.handle.net/10722/201920.

34.

Chen, AHY (2014), “The achievement of constitutionalism in Asia: moving

beyond 'constitutions without constitutionalism'”, Đại học Hồng Kông, http://hdl.handle.net/10722/201920.

35.

Chen, AHY (2016), “Constitutions and Constitutional Practice in East Asia”, Đại

học Hồng Kông, http://hdl.handle.net/10722/207595.

36.

Clauspeter Hill & Jörg Menzel (2009), “Constitutionalism in Southeast Asia”,

tập 3, Konrad-Adenauer-Stiftung, Singapore.

37.

Clifford Geertz (1960), “The Religion of Java”, University Of Chicago Press.

Dawoo I. Ahmed & Tom Ginssburg (2014), “Constitutional Islamization and Human Rights: The Surprising Origin and Spread of Islamic Supremacy in

Constitutions”.

39.

Denny indrayana, ph.d (2008), “Indonesian constitutional reform 1999 - 2002.

An evaluation of constitution-making in transition”, Jakarta.

40.

Ergun (2015), “Constitutional Design in Islamic Countries: Comparative Notes on Turkey, Egypt, and Tunisia”, Working Paper – submitted by the author to

ISMC’s Dialogues Series 2015-6.

41.

Fatimi, S.Q. (1963), Islam comes to Malaysia, Malaysian Sociological Research

Intitute LTD, Singapore, tr.4.

42.

Fritz Edward Siregar (2015), “the political context of judicial review in

Indonesia”, Tạp chí Indonesia Law Review, số 2, tr.208 – 237.

43.

“From Undang-undang Melaka to federal constitution: the dynamics of

multicultural Malaysia”, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/.

44.

Indonesia Constitution 1945

45.

Iur Adnan Buyung Naszing (2011), “Towards Constitutional Democracy in

Indonesia”, Đại học Luật Melbourne.

46.

Jean-Pierre Cabestan (2009), “Constitutionalism and Western Legal Traditions in Human Rights in Asian Legal Systems: With a Special Focus on Chinese Legal

Systems”.

47.

Jerg Gutmann & Stefan Voigt (2014), “The Rule of Law and Constitutionalism

in Muslim Countries”.

48.

Jimly Asshidique (2017), “Indonesia post – crisis constitutional reform: An incremental bing – bang constitutional change between 1999 and 2002”, Diễn đàn Melbourne thứ hai về Xây dựng Hiến pháp ở Châu Á và Thái Bình Dương

Manila, Philippines.

49.

Joseph Fernando, “Sự hình thành Hiến pháp Malaysia”; Tunku Abdul Rahman,

“Malaysia - Con đường giành độc lập”, Tun Mohamed Suffian, HP Lee và FA

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 11/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí