Lịch sử pháp luật về giáo dục ở Việt Nam từ 1945 đến nay - 14

bảo vệ đất nước; xây dựng nhiều trường học, mở rộng các trường cao đẳng và chuyên nghiệp (để tiếp thu kỹ thuật Âu – Mỹ). Trên cơ sở đó Nhật Bản đã ban hành Luật cưỡng bức giáo dục 8 năm (sau đó giảm xuống 6 năm). Chương trình học được xây dựng theo mô hình Hoa Kỳ, quản lý giáo dục được xây dựng theo kiểu Pháp. Nhật Bản đã ban hành nhiều đạo luật nhằm thực hiện các yêu cầu phát triển giáo dục theo từng thời kỳ như năm 1893 ban bố Luật hướng nghiệp cho học sinh, Luật mở riêng đại học cho nữ và củng cố các trường chuyên nghiệp. Năm 1962 ban hành đạo luật về cải tiến các trường phổ thông kỹ thuật và năm 1979 ban hành đạo luật về mở rộng các trường bồi dưỡng. Có thể nói các chủ trương, chính sách và các giải pháp phát triển giáo dục Nhật Bản trong nhiều năm qua đều được thể chế thành các đạo luật của chính phủ và là một yếu tố quan trọng để thực thi trong thực tiễn.

Một hệ thống trường học công tập trung được xây dựng, vừa là kết quả của việc du nhập hệ thống giáo dục đã phát triển ở phương Tây, vừa là cơ sở để Nhật Bản tiếp tục tiếp thu và truyền bá những ảnh hưởng tích cực từ nền văn hóa giáo dục phương Tây hiện đại. Chính phủ Nhật Bản đã ấn định “kế hoạch giảng dạy quốc gia”, thực hiện chuẩn hóa chương trình giáo dục, tiến hành các cuộc kiểm tra năng lực trên toàn quốc. Trình độ học vấn của trẻ em Nhật Bản ngày càng cao so với các quốc gia khác, song sự cạnh tranh gay gắt trong các kỳ thi để giành giật chỗ học tại các trường nổi tiếng, cơ sở để có việc làm tại các công ty danh tiếng đã dẫn tới một số vấn đề của giáo dục Nhật Bản: Tình trạng bỏ học vì không theo kịp tốc độ giảng dạy trong nhà trường, nạn bạo lực, phạm tội vị thành niên… đang đòi hỏi có những biện pháp giải quyết kịp thời. Để quản lý các hoạt động giáo dục, Nhật Bản ban hành Luật Giáo dục cơ bản, trong đó chủ trương của Nhật Bản là xây dựng “một quốc gia dân chủ và văn hóa” (Trích từ lời tựa của Luật Giáo dục cơ bản). Bộ Giáo dục đã thành lập Ủy ban khôi phục giáo dục công

dân đóng vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy giáo dục công dân mới. Ủy ban này đã lập ra kế hoạch giáo dục công dân dựa trên cơ sở các nguyên tắc đạo đức công dân hiện đại. Nước Nhật rất chú trọng vấn đề giáo dục “chủ nghĩa yêu nước” và đưa “đạo đức” vào chương trình giảng dạy nhà trường. Bộ Giáo dục công bố “những yếu tố cần thiết của thông lệ quốc gia” cho rằng “trau dồi tinh thần độc lập tự chủ và hình thành đạo đức” sẽ làm cho Nhật Bản trở thành một “quốc gia độc lập” thực sự và nhấn mạnh vào tầm quan trọng của “chủ nghĩa yêu nước như sau: Chúng ta phải cố gắng đảm bảo được sự ổn định quốc gia, bảo vệ nền độc lập không thể xâm phạm của đất nước, góp phần vào sự thịnh vượng và phát triển nền văn hóa cao quý của đất nước. Để thúc đẩy giáo dục phát triển Nhật Bản thành lập các trường trung học và tổ chức các trường trung học này thành hệ thống theo năng lực như một bộ phận trong các chính sách của Chính phủ để đối phó với tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế. Các trường này được chia thành các trường trung học phổ thông (dành cho học sinh muốn học lên đại học) và trung học nghề (dành học sinh muốn đi làm sau khi tốt nghiệp). Việc tổ chức lại này thực sự đã làm giảm đi cơ hội học lên đại học của học sinh trường trung học nghề. Như vậy, các trường trung học cũng sớm bị phân loại với các trường “danh tiếng” xếp trên cùng (hầu hết là các trường “chính thống” để thi vào đại học. Con đường leo lên bậc thang xã hội – từ trường đại học danh tiếng đến văn phòng làm việc đã được thiết lập. Kết quả là cạnh tranh giữa các trường, cạnh tranh thi vào một số trường đại học nhất định. Với những nhân tố này trong tư duy, hệ thống giáo dục nhà trường của Nhật Bản ngày nay lung lay tận gốc rễ bởi những hiện tượng bệnh lý nghiêm trọng như tội phạm vị thành niên, bỏ học, bắt nạt và bạo lực. Những nỗ lực khác nhau của Chính phủ Nhật Bản trong đó việc hoàn thiện và ban hành hệ thống pháp luật về giáo dục đang trở thành vấn đề bức xúc và được tiến

hành thông qua việc sử dụng sức mạnh tổng hợp của xã hội.

Nước Mỹ là đất của người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới đến sinh sống tạo thành một Hợp chủng quốc. Hiến pháp Mỹ quy định bộ máy, quyền lực và các hoạt động của Chính phủ. Các hoạt động chính quyền khác là trách nhiệm của từng tiểu bang. Mỗi tiểu bang cũng xây dựng Hiến pháp và pháp luật của tiểu bang đó. Hiến pháp nước Mỹ chia quyền lực của Chính phủ ra làm ba phần: Hành pháp, lập pháp và tư pháp. Về mặt giáo dục Hoa Kỳ là một quốc gia điển hình theo cơ chế phi tập trung hóa, phân cấp, phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương các bang và các quận giáo dục (một đơn vị về quản lý giáo dục) về các mặt trong quản lý giáo dục và có tính hướng thị trường rất mạnh trong đào tạo. Bộ Giáo dục liên bang là cơ quan hành pháp về giáo dục ở cấp liên bang mới được thành lập năm 1979 trong khi nước Mỹ thành lập cách đây đã hơn 200 năm (1789). Bộ Giáo dục Liên bang chỉ tập trung thực hiện một số chức năng chính sau: Xây dựng và triển khai thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục quốc gia và được thể chế hóa bằng Luật Giáo dục Mỹ năm 2000; quản lý và điều phối các chương trình trợ giúp của Liên bang dành cho công tác giáo dục mà trước đây thuộc chức năng của Bộ Y tế, Giáo dục và Phúc lợi. Quản lý và giám sát các khoản tài trợ cho tiểu học, trung học và đại học. Như vậy, Bộ giáo dục Hoa kỳ không thực hiện nhiều chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp và toàn diện các mặt giáo dục đối với toàn hệ thống giáo dục Hoa Kỳ. Các chính quyền Bang, các quận giáo dục và nhà trường đặc biệt là các trường đại học có tính tự chủ rất cao trong việc quản lý mọi mặt hoạt động của nhà trường trong khuôn khổ pháp luật, Luật liên bang và các hoạt động của từng bang. Trách nhiệm quản lý giáo dục chủ yếu thuộc về chính quyền các bang và các quận giáo dục là các đơn vị lãnh thổ về giáo dục với 90% kinh phí cho giáo dục là nguồn kinh phí của các bang và các quận giáo dục. Các đạo luật và điều lệ liên bang kiểm tra và giám

sát các bang và các địa phương việc phân kinh phía các khoản tiền này, ở đâu và cho đối tượng nào. Các đạo luật và điều lệ của bang và địa phương kiểm tra giám sát nội dung và phương pháp giảng dạy cho tất cả học sinh. Các cơ quan quản lý giáo dục của bang có trách nhiệm và quyền hạn rất lớn trong quản lý giáo dục trong phạm vi của bang từ xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục của bang cho đến công tác phân bổ nguồn tài chính, quản lý giáo viên… đến nội dung, chương trình đào tạo của các loại hình giáo dục trên cơ sở luật pháp liên bang và luật pháp của từng bang. Trong quản lý giáo dục của Mỹ vai trò của các cộng đồng, các cơ quan lập pháp địa phương với đại diện của nhiều tầng lớp xã hội, giới doanh nghiệp có vai trò và vị trí rất quan trọng. Các hội đồng Bang đứng đầu là thống đốc Bang có quyền lực thực sự trong việc quyết định những vấn đề phân bổ và sử dụng ngân sách giáo dục của địa phương, xem xét và thông qua các luật, các quy định có liên quan đến giáo dục của bang mình, quản lý tổ chức nhân sự của cơ quan quản lý giáo dục của bang như bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu cơ quan quản ly giáo dục.

Người Mỹ rất tự hào về hệ thống trường, lớp của mình và ai cũng muốn cho con em mình được hưởng những điều kiện tốt nhất về giáo dục. Ở Mỹ hiện còn khoảng 1% dân số chưa biết đọc chữ, biết viết, trên 99% trẻ em ở độ tuổi từ 6 đến 13 hiện nay đều được đến trường. Hệ thống đại học và cao đẳng của Hoa Kỳ, kể cả trường công và trường tư đều hoạt động theo nguyên tắc tự quản và tự do về học vấn. Nhà nước và Bộ giáo dục đóng vai trò không lớn trong việc quản lý các trường đại học, trừ việc phân bổ kinh phí hàng năm cho các trường đại học và định hướng chiến lược về đào tạo và nghiên cứu khoa học ở cấp liên bang và tiểu bang. Vai trò của nhà nước và Bộ Giáo dục được tăng cường hơn đối với hệ thống giáo dục phổ thông. Mặc dù là một nước xã hội rất phát triển, Mỹ vẫn phải thừa nhận rằng việc đề cao quá mức tính độc

lập và tự chủ của các trường đã dẫn đến những hiệu quả tiêu cực. Hiện nay, giáo dục đại học đang ngày càng trở thành vấn đề trung tâm của toàn xã hội, kinh phí hàng năm cấp cho các trường đại học chiếm một phần quan trọng trong tổng số kinh phí của các tiểu bang, vì vậy các nhà lãnh đạo chính phủ và các nhà lập pháp rất quan tâm đến các hoạt động và sự phát triển của các cơ sở giáo dục đại học, bởi giáo dục đại học chiếm một phần quan trọng trong ngân sách của các tiểu bang.

Ở Thái Lan, Luật Giáo dục được ban hành năm 1999 theo đó Bộ Giáo dục, Tôn giáo và Văn hóa sẽ phân quyền về quản lý và điều hành giáo dục liên quan đến các vấn đề về học thuật, ngân sách, tổ chức nhân sự và tổng hợp trực tiếp cho các cơ sở giáo dục. Luật Giáo dục quy định tất cả các cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp văn bằng phải có tư cách pháp nhân và được phép hoạt động không hạn chế. Mỗi cơ sở giáo dục có thể phát triển hệ thống quản lý và điều hành một cách linh hoạt và tự do về chương trình giảng dạy theo sự giám sát của hội đồng các cơ sở giáo dục được thực thi theo Luật cơ sở giáo dục. Hiện nay, Thái Lan đang tổ chức lại hệ thống quản lý giáo dục theo nguyên tắc thống nhất trong chính sách và đa dạng trong việc thực hiện cũng như thực hiện phân cáp quản lý với các khu vực giáo dục, cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý địa phương. Cuộc cải tổ này do cơ quan cải cách giáo dục đề xuất và hiện đang hoàn thiện. Về hệ thống các quy định pháp luật về giáo dục trong đó, kiến nghị về các chính sách đối với công tác quản lý và điều hành giáo dục do các cơ quan quản lý địa phương đề xuất. Hình thành dự thảo Luật về giáo dục tư nhân và Dự thảo Luật về cơ sở giáo dục đại học tư nhân. Đang thực hiện nghiên cứu về quản lý giáo dục dạy nghề tư nhân.

Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế chính trị sau khi Liên Xô tan vỡ, nền giáo dục Nga gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng chất lượng giáo dục ở Nga vẫn được bạn bè quốc tế đánh giá cao, đặc biệt là các nước phương Tây.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Thời gian gần đây Liên bang Nga liên tục có những cải cách hệ thống pháp luật về giáo dục. Pháp luật về giáo dục Liên bang Nga gồm: Luật Giáo dục Liên bang Nga quy định các chính sách nhà nước, những nguyên tắc của chính sách nhà nước, Luật pháp của Liên bang Nga, các nhiệm vụ của Luật pháp Liên bang Nga, các chuẩn giáo dục quốc gia trong lĩnh vực giáo dục. Riêng về giáo dục đại học và sau đại học thì ngoài việc tuân thủ các quy định tại Luật giáo dục của Liên bang Nga còn được điều chỉnh bởi Luật Liên bang về giáo dục đại học và sau đại học. Nhiệm vụ của Luật pháp liên bang Nga trong lĩnh vực giáo dục là: Phân định thẩm quyền trong lĩnh vực giáo dục giữa các cơ quan chính quyền trung ương và các cơ quan quản lý giáo dục của các cấp khác nhau. Bảo đảm và bảo vệ quyền học tập của công dân được quy định trong Hiến pháp. Xây dựng và bảo đảm về mặt pháp lý cho các hoạt động và phát triển tự do của hệ thống giáo dục Liên bang Nga. Xác định các quyền và nghĩa vụ, quyền hẹn và trách nhiệm của các pháp nhân và thể nhân trong lĩnh vực giáo dục, cũng như sự điều chỉnh của pháp luật và các quan hệ của chúng trong lĩnh vực này. Tính dân chủ trong giáo dục gắn liền với tính công khai được thể hiện trong hệ thống luật pháp về giáo dục, cao nhất là Luật Giáo dục Liên bang Nga. Trong các quy định Điều lệ của nhà trường, các chương trình hoạt động của Bộ giáo dục và các cấp quản lý giáo dục, qua đó nguyên tắc lớn này trở thành những quy định có hiệu lực pháp lý. Tính dân chủ không chỉ giới hạn trong nội bộ ngành giáo dục, các tổ chức tham gia giáo dục mà còn bao hàm cả vai trò giám sát của công dân về sự quản lý giáo dục của nhà nước. Tính dân chủ bảo đảm quyền được học tập trong các cơ sở giáo dục có chất lượng, được tự do lựa chọn của công dân tham gia giáo dục. Luật Giáo dục có những quy định thể hiện tính dân chủ. Điều 1 quy định: “chương trình liên bang phát triển giáo dục phải là Luật Liên bang, chương trình đó được xây dựng thông qua thi tuyển do Chính phủ tổ chức: báo cáo

hàng năm của Bộ Giáo dục thực hiện chương trình Liên bang phát triển giáo dục phải trình hai viện quốc hội và công bố trước các cơ quan thông tin đại chúng”. Điều 2 về các nguyên tắc quốc gia trong hoạt động giáo dục quy định: “tự do, đa nguyên trong giáo dục, quản lý giáo dục theo tính chất dân chủ, xã hội – nhà nước. Tính tự trị của các cơ sở giáo dục”. Điều 10 quy định người học được tự do lựa chọn các hình thức học tập sau: chính quy, hàm thụ, kết hợp chính quy – hàm thụ, tại gia đình, tự học, thí sinh tự do; khuyến khích phối hợp giữa các hình thức trên. Nhìn chung lại tư tưởng có tính nguyên tắc cơ bản chỉ đạo chính sách quản lý nhà nước, nhà trường của Liên Bang Nga là tính dân chủ hóa sâu sắc (dân chủ và công khai) gắn với tính nhân bản và nhân văn hóa, kế thừa và phát huy cao hơn nhiều so với truyền thống giáo dục xô viết và thể hiện xu thế giáo dục thế giới hiện nay.

Lịch sử pháp luật về giáo dục ở Việt Nam từ 1945 đến nay - 14

Các xu thế thay đổi quản lý giáo dục ở một số nước, trong đó mức độ tập quyền hóa của việc biên soạn chương trình. Việc biên soạn chương trình của phần lớn các nước đều do cơ quan chính phủ kiểm soát, nhưng khi thực hiện chương trình cụ thể, mức độ tự chủ của các cơ quan địa phương, trường học, giáo viên còn có sự khác biệt khá lớn, ở mộ số nước như Lào, Nhật Bản, Malaixia, Hàn Quốc, Philippin việc phát triển chương trình thể hiện sự tập quyền cao độ. Một số nước có đề cương và hướng dẫn chương trình cấp quốc gia, từ đó các vùng căn cứ vào địa phương mà tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế. Việc biên soạn chương trình do chính phủ quyết định, nhưng trong quá trình này, sự tham gia của nhiều lực lượng trong xã hội là biện pháp quan trọng nhằm trợ giúp cho việc biên soạn và thực hiện chương trình có hiệu quả hơn. Xu thế toàn cầu hóa kinh tế, và hội nhập kinh tế quốc tế đang tạo ra những cơ hội và thách thức tác động trực tiếp đến sự phát triển của giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ của các quốc gia, dân tộc, trong đó có Việt Nam.

Qua việc nghiên cứu Pháp luật về giáo dục của một số quốc gia chúng ta có thể thấy có những sự khác biệt nhất định. Trong các nước đó không có sự khác biệt nhiều giữa trường công và trường tư. Uy tín của nhà trường dựa trên thành quả lao động và nghiên cứu của mỗi trường. Các trường đại học hàng đầu ở Mỹ như Harvard, Johns, Yalc, Stanford… đều là những trường đại học tư. “Lợi nhuận” nếu có trong các trường này cũng chỉ được dùng để phát triển trường và tuyệt đối không chia cho cổ đông và những người sáng lập như các doanh nghiệp và như các trường ngoài công lập ở Việt Nam. Chính vì thế mà trường đại học Havard có trên 4 tỷ USD trong ngân hàng để sinh lời nhằm phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển giáo dục, khoa học. Nhờ thế trường có nhiều giáo sư được giải Nobel. Triết lý giáo dục và chiến lược dạy và học của các đại học các nước cũng rất khác với Việt Nam. Theo quan niệm giáo dục mới, sinh viên là chủ động trong các hoạt động học tập còn giáo viên chỉ hướng dẫn. Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, nhiều quốc gia đã tiến hành chuẩn bị và triển khai cải cách giáo dục, tập trung vào giáo dục phổ thông mà trọng điểm là cải cách chương trình và sách giáo khoa. Chương trình của các nước đều hướng tới việc thực hiện yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, trực tiếp góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng sống của con người, khắc phục tình trạng học tập nặng nề, căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe, hứng thú và niềm tin đối với việc học tập của học sinh. Tình trạng giáo dục thoát ly đời sống, quá nhấn mạnh đến tính hệ thống, yêu cầu quá cao về mặt lý thuyết mà coi nhẹ những tri thức và kỹ năng có liên quan đến cuộc sống hàng ngày của học sinh khiến năng lực hoạt động thực tiễn của người học bị hạn chế. Khắc phục tình trạng sản phẩm của giáo dục không đáp ứng được yêu cầu biến đổi nhanh và đa dạng của sự phát triển xã hội, sự bất bình đẳng về cơ hội tiếp nhận giáo dục mà biểu hiện chủ yếu là sự cách biệt về điều kiện, về trình độ giữa các địa phương và khu vực, cách biệt giữa giới tính và địa vị xã hội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/08/2022