Kinh Tế "tiền Phong Kiến" (30 Vạn Năm Tcn - 938)

[09] Nguyễn Ngọc Thanh (Chủ biên, 2013), Lịch sử kinh tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

[10] Nguyễn Văn Thường (Chủ biên, 2008), Giáo trình kinh tế Việt Nam, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

[11] Tập thể tác giả (1986), Từ điển triết học, Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va.

[12] J.Topolski (1966), Phương pháp luận của Sử học, Nxb. Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.


Nội dung ôn tập

[1] Đối tượng và nhiệm vụ của môn Lịch sử kinh tế Việt Nam.

[2] Phương pháp luận và phương pháp cụ thể của môn học.

[3] Vai trò, ý nghĩa của môn Lịch sử kinh tế Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Chương 2

KINH TẾ ʺTIỀN PHONG KIẾNʺ VÀ PHONG KIẾN (TỪ KHỞI THỦY ĐẾN NĂM 1858)

Lịch sử kinh tế Việt Nam Phần 1 - 3


2.1. KINH TẾ "TIỀN PHONG KIẾN" (30 VẠN NĂM TCN - 938)

2.1.1. Kinh tế thời nguyên thủy

Nguyên thủy là hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên và là chặng đường kéo dài hàng triệu năm trong lịch sử nhân loại. Trên thế giới và ở nước ta, thời nguyên thủy được nhiều bộ môn khoa học quan tâm nghiên cứu. Việc quan tâm nghiên cứu thời kỳ này là cần thiết; bởi xã hội nguyên thủy, với các bước phát triển của nó, giống như việc chuẩn bị các tiền đề cho sự hình thành tiếp theo các giá trị của xã hội hiện đại. Nếu bỏ qua thì về nhận thức khoa học còn khiếm khuyết; đồng thời chúng ta cũng thiếu cơ sở quan trọng để hiểu một cách đúng đắn các chặng đường phát triển tiếp theo của lịch sử nhân loại hay của một quốc gia, một dân tộc.

Do thời nguyên thủy chưa có chữ viết, nên các sự kiện không được ghi chép lại trong thư tịch (văn bản). Do vậy, muốn nghiên cứu và phục dựng lại bộ mặt lịch sử thời kỳ này phải dựa vào các tài liệu do nhiều bộ môn khoa học cung cấp là khảo cổ học, dân tộc học, cổ nhân học, địa chất học, cổ sinh học... Trong các nguồn tài liệu vừa nêu, tài liệu khảo cổ

học đóng vai trò quan trọng nhất1. Bởi, các tài liệu khảo cổ học cung cấp

giúp chúng ta có những chứng cứ xác thực, đáng tin cậy để phục dựng lại bức tranh lịch sử nước ta thời tiền sử và sơ sử.

Khi nghiên cứu chặng đường đầu tiên trong lịch sử nhân loại, các khoa học đã phân chia và đặt cho nó những cái tên khác nhau tương ứng



1 Khảo cổ học là một chuyên ngành của Sử học, nghiên cứu các hiện vật của người xưa để lại trên mặt đất, trong lòng đất, trong các hang động và dưới nước (sông, biển, hồ).

với đặc điểm trình độ phát triển của mỗi giai đoạn. Dân tộc học1 gọi chặng đường này là thời kỳ nguyên thủy và chia nó thành ba giai đoạn phát triển, bao gồm thời đại mông muội, thời đại dã man và thời đại văn minh [Robert Lowie, 2001]. Còn khảo cổ học gọi chặng đường này là "thời đại đồ đá" và chia nó thành 2 hoặc 3 giai đoạn phát triển tuỳ theo quan điểm học thuật của mỗi trường phái.

Giáo trình này giới thiệu nguồn gốc, thực trạng phát sinh, phát triển của kinh tế nguyên thủy nước ta qua hai giai đoạn: đá cũ và đá mới.

2.1.1.1. Kinh tế giai đoạn đá cũ

Ở nước ta khoảng 50 vạn năm trước đã có dấu vết con người sinh sống. Khảo cổ học đã tìm thấy những di vật đá về sự có mặt của con người ở các di chỉ Núi Đọ, Quan Yên, Núi Nuông (Thanh Hóa), Hang Gòn, Dầu Giây (Xuân Lộc, Đồng Nai); răng của người vượn hóa thạch ở hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn). Đây là những dấu tích của Người vượn (homo erectus). Các nhà khảo cổ còn tìm thấy hóa thạch của homo erectus trên đường tiến hóa thành người tinh khôn (homo sapien) ở Thẩm Ồm (Nghệ An), có niên đại cách nay khoảng 14 đến 25 vạn năm; các hóa thạch của người tinh khôn giai đoạn sớm tại hang Hùm (Yên Bái), có niên đại cách ngày nay khoảng 8 vạn năm và giai đoạn muộn ở Kéo Lèng (Lạng Sơn), Soi Nhụ (Quảng Ninh), Thung Lang (Ninh Bình), có niên đại cách ngày nay khoảng 3 vạn năm. Như vậy, quá trình tiến hóa từ homo erectus thành homo sapien diễn ra khá sớm trên lãnh thổ Việt Nam [Phan Huy Lê, 2012].

Văn hóa Sơn Vi (Phú Thọ) với những hiện vật để lại đã xác định thời hậu kỳ đá cũ trên đất Việt Nam, có niên đại cách ngày nay khoảng 30-10 vạn năm. Văn Hoá Sơn Vi có không gian phân bố rộng, bao gồm các hang động, mái đá, thềm sông cổ từ miền đồi núi phía Bắc đến Bắc Trung Bộ với đặc trưng cơ bản là các công cụ, vật dùng đều được chế tác từ đá cuội. Tại di chỉ văn hóa khảo cổ học Lung Leng (Kon Tum), các


1 Dân tộc học là khoa học chuyên nghiên cứu về văn hóa tộc người; đối tượng của nó là các dân tộc (tộc dân, nhân dân) trên thế giới. Chuyên ngành khoa học này đóng vai trò quan trọng trong sự tái tạo lịch sử văn hóa của các giai đoạn phát triển sớm của xã hội loài người.

nhà khảo cổ học đã tìm thấy những công cụ cuội ghè đẽo của thời hậu kỳ đồ đá cũ, có niên đại cách nay khoảng vài ngàn năm. Những dấu tích về Người vượn ở Núi Đọ, Xuân Lộc, Sa Thầy, Yaly và ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai cho thấy, buổi bình minh của lịch sử Việt Nam đã bắt đầu.

Người nguyên thủy giai đoạn này sống bằng hoạt động hái lượm và săn bắt. Trong đó, hái lượm trội vượt hơn săn bắt. Nguyên do là môi trường tự nhiên nước ta có sinh khối thực vật phát triển mạnh hơn động vật, rừng xanh tốt quanh năm. Chính điều này đã tạo điều kiện cho hoạt động hái lượm phát triển hơn săn bắt. Người nguyên thủy thu lượm các loại hoa quả, lá, măng, củ cây, mật ong, trứng chim và bắt các côn trùng... làm thức ăn để sinh tồn, phát triển. Các công cụ thời này được

chế tác chủ yếu là từ đá và tre, gỗ. Tại Núi Đọ1 các nhà khảo cổ tìm thấy

rất nhiều mảnh tước (Clăctơn), những hạch đá (hòn đá dùng để ghè, tạo ra mảnh tước) và những trốp pơ (chopper, công cụ đá được ghè đẽo qua loa, tạo nên rìa lưỡi dày, làm công cụ chặt thô) và 8 chiếc rìu tay. Những công cụ này là những bằng chứng khẳng định người nguyên thủy đã xuất hiện ở Việt Nam và đây là bước tiến vượt bậc của người nguyên thủy trên đất nước ta.

Tóm lại: Giai đoạn đồ đá cũ ở nước ta bắt đầu cách đây khoảng 30 vạn năm. Phương thức sống của người nguyên thủy trong giai đoạn này là hái lượm, săn bắt; trong đó hái lượm là phương thức sống chủ yếu, đóng vai trò quan trọng nhất giúp người nguyên thủy tồn tại, phát triển. Nhờ hái lượm, săn bắt mà về sau trồng trọt và chăn nuôi có điều kiện ra đời. Trong lịch sử nhân loại và ở nước ta, giai đoạn đá cũ là khoảng thời gian dài nhất, diễn tiến của nó hết sức chậm chạp và lực lượng sản xuất thì vô cùng thấp kém. Tuy vậy, theo xu thế đi lên của lịch sử, con người nguyên thủy trên đất Việt Nam cũng dần chuyển sang giai đoạn phát triển cao hơn là giai đoạn đá mới.

2.1.1.2. Kinh tế giai đoạn đá mới

Tiếp theo văn hoá Sơn Vi (hậu kỳ đá cũ), trên lãnh thổ nước ta xuất hiện những dấu vết của người nguyên thủy ở giai đoạn phát triển cao hơn


1 Thuộc địa phận hai xã Thiệu Tân và Thiệu Khánh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

trong các di chỉ Hòa Bình, Bắc Sơn, Đa Bút, Quỳnh Văn (sơ kỳ đá mới). Trong các di chỉ trên thì Hòa Bình, Bắc Sơn là bước phát triển kế tiếp từ nền tảng văn hóa Sơn Vi, thuộc sơ kỳ đá mới, có niên đại cách ngày nay khoảng 1 vạn năm. Văn hóa Hòa Bình1 "có mặt" ở nhiều địa phương từ Bắc Bộ đến Bắc Trung Bộ nước ta, bao gồm các tỉnh: Hòa Bình, Thanh Hóa, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình,

Quảng Trị. Trong đó tập trung tiêu biểu nhất là ở hai tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa. Văn hóa Bắc Sơn phát triển từ văn hóa Hòa Bình, có niên đại cách ngày nay 7.000 năm. Các di chỉ văn hoá khảo cổ Bắc Sơn phân bố chủ yếu ở vùng núi đá vôi của tỉnh Lạng Sơn.

Vào khoảng 5.000-4.000 năm trước, trên lãnh thổ nước ta tồn tại văn hóa hậu kỳ đá mới, có không gian phân bố rộng khắp từ Bắc đến Nam, từ miền rừng núi đến đồng bằng châu thổ, từ đất liền đến hải đảo. Đó là các di chỉ Hà Giang, Mai Pha (Lạng Sơn), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình), Biển Hồ (Gia Lai). Đây là thời kỳ đại dương lùi (nước biển lùi), các đồng bằng châu thổ sông Hồng và những nơi khác thuộc ven biển được hình thành. Trong giai đoạn này, các thị tộc, bộ lạc đã hình thành. Những thị tộc đầu tiên là các thị tộc mẫu hệ, phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt thị tộc. Người nguyên thủy Việt Nam đã phát hiện được lửa và sử dụng nó vào các hoạt động sống của mình. Cụ thể, họ sử dụng lửa vào các việc mở rộng địa bàn cư trú, bảo vệ mình, săn thú; nấu chín thức ăn, sưởi ấm mùa đông; làm gốm, đốt nương và làm rẫy. Việc người nguyên thủy phát hiện và sử dụng lửa trong đời sống là một sự kiện đặc biệt quan trọng. Nó góp phần thúc đẩy xã hội tiến một bước dài trong lịch sử.

Trong giai đoạn đá mới, người nguyên thủy Việt Nam tiếp tục các hoạt động hái lượm và săn bắt. Họ thu lượm các loại rau quả củ, thảo dược; bắt các loại côn trùng, ốc, trai, cua, cá và săn các loại thú rừng (vượn, khỉ, nhím, chuột, lợn rừng, hươu, nai, bò rừng, trâu rừng, hổ, voi...) làm thức ăn.



1 Văn hóa Hòa Bình là một thuật ngữ của khảo cổ học được dùng để chỉ chung cho văn hóa sơ kỳ đá mới bao trùm và phân bố rộng khắp lục địa và hải đảo của vùng Đông Nam Á.

Trong nền văn hoá Hoà Bình đã xuất hiện trồng trọt sơ khai. Với sự quan sát và hiểu biết về môi trường sinh thái qua hàng vạn năm, người Hoà Bình đã biết kết hợp giữa khai thác và chăm sóc các nguồn thực phẩm hoang dại để thu hái vào mùa sau. Đó chính là cơ sở cho trồng trọt dần dần xuất hiện. Các bộ lạc nguyên thủy, chủ nhân của văn hoá Hoà Bình đã biết trồng các loại rau củ, cây ăn quả và đặc biệt là trồng lúa. Mặc dù đã biết trồng trọt và chăn nuôi song nguồn sống chính của người nguyên thủy vẫn là các loại sản phẩm do tự nhiên cung cấp. Các công cụ đá đã được ghè đẽo, chế tác tinh xảo hơn trước. Đặc biệt, vào cuối giai đoạn đá mới đã xuất hiện một số nghề thủ công mới là làm gốm, dệt vải. Các hiện vật tìm thấy ở di chỉ Bàu Tró, Quảng Bình cho thấy điều đó. Gốm thời này được chế tác theo hai cách: nặn bằng tay và có sự kết hợp giữa nặn bằng tay với việc sử dụng bàn xoay.

Vào giai đoạn hậu kỳ đá mới, trên cả ba miền Bắc - Trung - Nam nước ta, từ vùng núi rừng, trung du, đồng bằng châu thổ, đến miền duyên hải và hải đảo đã tụ cư nhiều nhóm bộ lạc có kỹ thuật làm đồ đá và đồ gốm có trình độ phát triển tương đương nhau. Trong đó có nhiều bộ lạc đã lấy nông nghiệp trồng lúa làm hoạt động chủ yếu. Nhờ trồng trọt cuộc sống của các bộ lạc này ổn định. Họ bắt đầu sống định cư trong các làng xóm ở các vùng châu thổ.

Như vậy, trên lãnh thổ Việt Nam từ 30 vạn năm đến khoảng 5.000-

4.000 năm trước đã có những cộng đồng người nguyên thủy sinh sống. Phương thức sống của họ là hái lượm, săn bắn, đánh bắt cá và chế tác đá, tre gỗ phục vụ cho các nhu cầu của đời sống. Những tiến bộ về kinh tế cuối thời nguyên thủy đã tạo ra tiền đề quan trọng cho sự xuất hiện các nhà nước cổ đại và sự phát triển vượt bậc về kinh tế trên lãnh thổ nước ta thời Dựng nước.

2.1.2. Kinh tế thời dựng nước

2.1.2.1. Vài nét về nước Văn Lang - Âu Lạc

Theo quan niệm truyền thống, thời dựng nước của dân tộc ta được xác định với mốc mở đầu là sự xuất hiện nhà nước Văn Lang có niên đại cách ngày nay khoảng 4.000 năm. Giai đoạn Âu Lạc là bước phát triển

kế tiếp của Văn Lang và thuộc thời đại dựng nước. Từ thập niên 1990 đến nay, dựa trên những thành tựu mới của Sử học, thời điểm xuất hiện nhà nước Văn Lang được xác định vào khoảng nửa đầu thiên niên kỷ I TCN. Trong thời cổ đại trên đất nước ta, bên cạnh nhà nước Văn Lang - Âu Lạc còn có hai nhà nước khác xuất hiện, tồn tại là nhà nước Champa ở Trung Bộ và nhà nước Phù Nam ở Nam Bộ. Trong đó, nhà nước Champa xuất hiện cuối thế kỷ II và chấm dứt sự tồn tại vào cuối thế kỷ XVII; còn nhà nước Phù Nam ra đời vào thế kỷ I, chấm dứt sự tồn tại vào đầu thế kỷ VII. Nước Văn Lang - Âu Lạc qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn tồn tại, phát triển. Còn Champa và Phù Nam trong tiến trình lịch sử đã hoà nhập vào dòng chảy chủ lưu là Văn Lang - Âu Lạc - Đại Việt - Việt Nam.

Nhà nước Văn Lang (thời Hùng Vương) ra đời được quan niệm là một quá trình lịch sử phát triển lâu dài của cộng đồng người Việt ở Bắc Bộ, với thời gian tồn tại khoảng 2.000 năm TCN và bao gồm các giai đoạn phát triển từ sơ kỳ thời đại đồ đồng đến sơ kỳ thời đại đồ sắt. Đây là sự phát triển tiếp nối của các nền văn hoá khảo cổ trên lãnh thổ miền Bắc Việt Nam, bao gồm: Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn. Trong đó, văn hoá Đông Sơn là giai đoạn phát triển rực rỡ của nghề luyện kim, chế tác kim loại đồng thau. Chính sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực này đã tạo nên những chuyển biến về chất của kinh tế - xã hội, tạo tiền đề quan trọng cho nhà nước Văn Lang xuất hiện.

Nhà nước là một phạm trù lịch sử của xã hội có giai cấp, nó xuất hiện khi có mâu thuẫn giai cấp phát triển đến mức không thể điều hòa được. Nhà nước xuất hiện để điều hòa các quan hệ không thể điều hòa đó. Đây là con đường điển hình xuất hiện nhà nước ở phương Tây. Trong thực tế sự hình thành nhà nước thời cổ đại trên thế giới rất đa dạng. Ba nhà nước xuất hiện thời cổ đại trên đất nước ta mặc dù có những khác biệt nhưng đều mang những đặc trưng của nhà nước phương Đông. Sự hình thành nhà nước phương Đông có sự khác biệt với phương Tây là bên cạnh điều kiện phân hóa xã hội, ở phương Đông, do yêu cầu về thủy lợi và đấu tranh tự vệ làm cho nhà nước vốn có "chức năng xã hội" chuyển dần sang "địa vị độc lập đối với xã hội", cuối cùng "vươn lên thành sự thống trị đối với xã hội". Con đường hình thành nhà nước kiểu

này, ngoài phân hóa xã hội, còn có vai trò, tác động của thủy lợi và nhân tố tự vệ.

Vào thời nước Văn Lang - Âu Lạc, sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến tình trạng phân hóa xã hội rõ nét hơn. Tuy phân hóa xã hội chưa cao, nhưng kết hợp với hai yếu tố khác là thủy lợi và tự vệ chống ngoại xâm đã tạo nên tiền đề cần thiết cho sự hình thành Nhà nước sơ khai ở Bắc Bộ - nhà nước Văn Lang. Đây là hình thái nhà nước cổ đại ra đời đầu tiên ở Việt Nam và thuộc loại sớm nhất của vùng Đông Nam Á. Nhà nước Văn Lang xuất hiện (trên cơ sở tập hợp 15 bộ lạc) đánh dấu một bước tiến quan trọng của lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là hình thái Nhà nước phôi thai còn in đậm dấu ấn của chế độ bộ lạc - công xã đang trên đường chuyển hóa từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp sơ kỳ. Nhà nước này có những đặc trưng chung của các nước phương Đông cổ đại mà Mác đã gọi là "phương thức sản xuất châu Á".

Nhà nước Văn Lang ra đời do yêu cầu phát triển nông nghiệp lúa nước kết hợp với yêu cầu tự vệ, nên trong quá trình hình thành, xu hướng liên kết, tập hợp giữ vai trò chi phối. Xã hội thời Văn Lang là hình thái xã hội đã có sự phân hóa sâu sắc nhưng chưa hình thành giai cấp đối kháng gay gắt. Sự tồn tại phổ biến và bảo lưu lâu dài công xã nông thôn giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và đời sống xã hội. Đứng đầu nhà nước Văn Lang là Hùng Vương, bên dưới có Lạc Hầu, Lạc Tướng. Đứng đầu các công xã nông thôn (gọi là kẻ, chạ, chiềng) là Bồ Chính (Già làng); bên cạnh Bồ Chính có Hội đồng công xã giải quyết và định đoạt mọi hoạt động công xã. Quan hệ giữa nhà nước với công xã là quan hệ mang tính lưỡng hợp. Nhà nước vừa đại diện cho các công xã trong những lợi ích chung, vừa bóc lột các công xã dưới hình thức cống nạp. Quân đội thường trực cũng như các công cụ chuyên chế của nhà nước chưa phát triển. Khi có chiến tranh, lực lượng vũ trang của công xã giữ vai trò chủ yếu. Còn trung tâm chính trị - văn hóa của nước Văn Lang nằm ở vùng Đất Tổ Phú Thọ.

Nước Âu Lạc xuất hiện là bước phát triển kế tiếp và cao hơn nước Văn Lang. Sự ra đời của nước Âu Lạc là sự hợp nhất cư dân và đất đai

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 16/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí