Lịch sử kinh tế Việt Nam Phần 1 - 1

1


LỜI NÓI ĐẦU Năm 1942 Hồ Chí Minh mở đầu tác phẩm Lịch sử nước ta bằng 1



LỜI NÓI ĐẦU


Năm 1942, Hồ Chí Minh mở đầu tác phẩm Lịch sử nước ta bằng hai câu:

"Dân ta phải biết sử ta,

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam"

Chúng ta hiểu "sử ta" Hồ Chí Minh nói ở đây không phải chỉ là những trang sử chống ngoại xâm, sử văn hóa, sử chính trị, sử Đảng Cộng sản Việt Nam... mà còn bao hàm cả sử kinh tế (tức Lịch sử kinh tế) Việt Nam nữa.

Trong thời đại mở cửa và hội nhập quốc tế hiện nay, khi Đảng ta khẳng định trong văn kiện của mình "xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trung tâm" thì lịch sử kinh tế càng có vai trò, ý nghĩa quan trọng, bởi người xưa có câu: "Ôn cố tri tân" (ôn cũ để biết mới). Chia sẻ quan điểm này, nhiều học giả phương Tây cũng cho rằng sự hiểu biết về lịch sử góp phần tạo nên nhận thức lịch sử, là một hoạt động trí tuệ quan trọng. Để có sự hiểu biết đầy đủ hiện tại cần phải hiểu quá khứ. Trong một cuộc trả lời báo chí năm 2009, nhà kinh tế học Mỹ Paul Samuelson đã khuyên thế hệ trẻ: "Nên có sự tôn trọng thực sự đối với nghiên cứu lịch sử kinh tế vì đó là những dữ liệu thô cần thiết từ đó đưa ra những giả thuyết, hay phân tích" [Ran Abramitzky, 2017]. Còn trước đó, từ thế kỷ XIX, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin rất coi trọng sử học. Theo quan điểm của các ông, sử học có tầm quan trọng đặc biệt, bởi đây là môn khoa học nghiên cứu quá trình phát sinh, hình thành, phát triển của sự vật và hiện tượng; từ đó giúp con người phát hiện ra quy luật vận động và phát triển của lịch sử nhân loại.

Trên thế giới, từ thế kỷ XIX đã xuất hiện một chuyên ngành khoa học là "con đẻ" của hai bộ môn khoa học - Sử học và Kinh tế học, đó là Lịch sử kinh tế. Lịch sử kinh tế nước ta đã được các học giả người Pháp nghiên cứu từ trước Cách mạng tháng Tám 1945. Sau cách mạng, nhất là từ nửa cuối thế kỷ XX trở đi, lịch sử kinh tế Việt Nam được quan tâm

nghiên cứu nhiều hơn. Tuy vậy, trong bối cảnh của kháng chiến chống thực dân Pháp, tiếp sau là kháng chiến chống Mỹ cứu nước, việc nghiên cứu lịch sử kinh tế chưa được quan tâm thoả đáng. Khi đất nước thống nhất (1976), đặc biệt từ thập niên 1990 đến nay, lịch sử kinh tế Việt Nam nhận được sự quan tâm ngày càng nhiều của giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Những thành tựu đạt được của bộ môn khoa học này đã cung cấp những luận cứ có giá trị cho Đảng, Nhà nước ta tham khảo trong hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách xây dựng, phát triển kinh tế đất nước.

Trên phương diện đào tạo, ở miền Bắc nước ta, ngay từ cuối thập niên 1960, khoa học Lịch sử kinh tế (trong đó có Lịch sử kinh tế Việt Nam) đã được đưa vào giảng dạy ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Sau đó môn học này được nhiều trường đại học, học viện đưa vào chương trình giảng dạy. Ở Trường Đại học Thương mại, môn Lịch sử kinh tế (trước gọi là Lịch sử kinh tế quốc dân) được triển khai giảng dạy, học tập từ những năm 1988-1989 đến nay.

Từ suy nghĩ cần có một giáo trình phù hợp với chương trình đào tạo của trường, đồng thời được sự đồng ý của hiệu trưởng, chúng tôi đã tổ chức biên soạn Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam nhằm phục vụ cho việc giảng dạy, học tập đối với học phần Lịch sử kinh tế Việt Nam của Trường Đại học Thương mại.

Ngoài Lời nói đầu, Giáo trình được kết cấu thành 7 chương. Nội dung của giáo trình được phân công biên soạn như sau:

* Chương 1: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của môn Lịch sử kinh tế Việt Nam - TS. Bùi Hồng Vạn.

* Chương 2: Kinh tế "tiền phong kiến" và phong kiến (Từ khởi thủy đến 1858) - TS. Bùi Hồng Vạn.

* Chương 3: Kinh tế thời kỳ thực dân Pháp thống trị (1858-1945) - ThS. Ngô Thị Minh Nguyệt.

* Chương 4: Kinh tế thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) - ThS. Ngô Thị Minh Nguyệt và ThS. Ngô Thị Huyền Trang.

* Chương 5: Kinh tế cả nước thời kỳ 1955-1975 - TS. Bùi Hồng Vạn và ThS. Phạm Ngọc Phương.

* Chương 6: Kinh tế thời kỳ trước đổi mới (1976-1985) - ThS. Nguyễn Thị Thu Hà.

* Chương 7: Kinh tế trong 30 năm đổi mới (1986-2016) - ThS. Đỗ Thị Phương Hoa.

Để biên soạn giáo trình này, chúng tôi đã tham khảo, kế thừa có chọn lọc nhiều nguồn tài liệu có nội dung liên quan đến Lịch sử kinh tế Việt Nam đã công bố ở trong và ngoài nước. Mặc dù đã nỗ lực hết sức nhưng do khả năng và thời gian có hạn, giáo trình không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Nhóm biên soạn mong nhận được ý kiến đóng góp, xây dựng từ các bạn đồng nghiệp, từ sinh viên và bạn đọc để giáo trình hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Thương mại (TMU); Email: buihongvan@tmu.edu.vn.

Nhân dịp giáo trình xuất bản, nhóm biên soạn trân trọng gửi lời cảm ơn các thế hệ đi trước đã tạo ra những sản phẩm khoa học giúp chúng tôi có tài liệu tham khảo để biên soạn giáo trình này. Nhóm biên soạn xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các phòng, khoa, bộ phận chức năng của Trường Đại học Thương mại cùng các nhà khoa học trong và ngoài trường đã tạo điều kiện, đóng góp những ý kiến quý báu giúp chúng tôi hoàn thành giáo trình này.

Thay mặt nhóm biên soạn

TS. Bùi Hồng Vạn


MỤC LỤC


Trang

LỜI NÓI ĐẦU 3

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH 10

Chương 1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

của môn Lịch sử kinh tế Việt Nam 11

1.1. Đối tượng và nhiệm vụ của môn học 11

1.1.1. Đối tượng nghiên cứu 11

1.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 14

1.2. Phương pháp nghiên cứu 14

1.2.1. Phương pháp luận 14

1.2.2. Phương pháp cụ thể 15

1.3. Vai trò, ý nghĩa của môn học 16

Tài liệu tham khảo 18

Nội dung ôn tập 19

Chương 2. Kinh tế "tiền phong kiến" và phong kiến

(từ khởi thủy đến năm 1858) 20

2.1. Kinh tế "tiền phong kiến" (30 vạn năm TCN - 938) 20

2.1.1. Kinh tế thời nguyên thủy 20

2.1.2. Kinh tế thời dựng nước 24

2.1.3. Kinh tế thời Bắc thuộc (179 TCN - 938) 35

2.2. Kinh tế phong kiến (938-1858) 49

2.2.1. Bối cảnh lịch sử và tư tưởng, chính sách kinh tế 49

2.2.2. Đặc điểm tình hình kinh tế 52

Tài liệu tham khảo 97

Nội dung ôn tập 99

Nội dung thảo luận 100

Chương 3. Kinh tế thời kỳ thực dân Pháp thống trị (1858-1945) 101

3.1. Kinh tế giai đoạn 1858-1939 101

3.1.1. Bối cảnh lịch sử và chính sách kinh tế 101

3.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế 105

3.2. Kinh tế giai đoạn 1939-1945 130

3.2.1. Bối cảnh lịch sử và chính sách kinh tế 130

3.2.2. Đặc điểm tình hình kinh tế 132

Tài liệu tham khảo 143

Nội dung ôn tập 145

Nội dung thảo luận 145

Chương 4. Kinh tế thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

(1945-1954) 146

4.1. Kinh tế từ tháng 9/1945 đến 12/1946 146

4.1.1. Bối cảnh lịch sử 146

4.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế 147

4.2. Kinh tế giai đoạn 1947-1954 158

4.2.1. Kinh tế vùng tự do 158

4.2.2. Kinh tế vùng tạm chiếm 178

Tài liệu tham khảo 186

Nội dung ôn tập 188

Nội dung thảo luận 188

Chương 5. Kinh tế cả nước thời kỳ 1955-1975 189

5.1. Kinh tế miền Bắc 189

5.1.1. Bối cảnh lịch sử và đường lối kinh tế 189

5.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế 191

5.2. Kinh tế miền Nam 233

5.2.1. Kinh tế vùng chính quyền Sài Gòn 233

5.2.2. Kinh tế vùng giải phóng 247

Tài liệu tham khảo 255

Nội dung ôn tập 257

Nội dung thảo luận 258

Chương 6. Kinh tế thời kỳ trước đổi mới (1976-1985) 259

6.1. Bối cảnh lịch sử và đường lối kinh tế 259

6.1.1. Bối cảnh lịch sử 259

6.1.2. Đường lối kinh tế 261

6.2. Chính sách kinh tế và kết quả thực hiện 263

6.2.1. Giai đoạn 1976-1980 263

6.2.2. Giai đoạn 1981-1985 278

6.3. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm 291

6.3.1. Nguyên nhân 292

6.3.2. Một số kinh nghiệm 293

Tài liệu tham khảo 296

Nội dung ôn tập 298

Nội dung thảo luận 298

Chương 7. Kinh tế trong 30 năm đổi mới (1986-2016) 299

7.1. Bối cảnh lịch sử và đường lối kinh tế 299

7.1.1. Bối cảnh lịch sử 299

7.1.2. Đường lối kinh tế 300

7.2. Đặc điểm tình hình kinh tế 312

7.2.1. Những thành tựu cơ bản 312

7.2.2. Những hạn chế và một số kinh nghiệm 331

Tài liệu tham khảo 335

Nội dung ôn tập 337

Nội dung thảo luận 338




DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH



STT



Trang

1

Bảng 3.1. Diễn biến của hoạt động lúa gạo ở Đông Dương

111

2

Hình 3.1. Giá trị sản lượng khai thác mỏ ở Đông Dương (1900-1945)

113

3

Bảng 3.2. Cơ cấu các khoản chi của ngân sách Đông Dương (1931-1938)


125

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.


4 Bảng 3.3. Diện tích, sản lượng một số cây trồng 133


5 Bảng 3.4. Số lượng tiền do Ngân hàng Đông Dương phát hành


(1939-1945)

140

6

Bảng 4.1. Cân đối thu - chi tài chính 1946-1950

167

7

Bảng 4.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tính đến năm 1953

177

8

Bảng 4.3. Tình hình sản xuất công nghiệp vùng tạm bị chiếm năm 1953


180


9 Bảng 4.4. Sản xuất nông nghiệp vùng tạm chiếm 181


10 Bảng 5.1. Bình quân ruộng đất ở miền Bắc trước và sau cải cách


ruộng đất

193

11

Bảng 5.2. Kết quả sản xuất nông nghiệp giai đoạn 1955-1957

196

12

Bảng 7.1. Cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2015

313

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/09/2023