[28] Nguyễn Ngọc Thanh (Chủ biên, 2013), Lịch sử kinh tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
[29] Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, II, III, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[30] Trần Thị Vinh (Chủ biên, 2017), Lịch sử Việt Nam, tập 2, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[31] Trần Thị Vinh (Chủ biên, 2017), Lịch sử Việt Nam, tập 4, từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[32] Trần Thị Vinh (2016), Nhà Mạc và thời đại nhà Mạc, Nxb. Khoa học Xã hội.
[33] Trần Quốc Vượng & cộng sự (2015), Văn hoá Việt Nam - Những hướng tiếp cận liên ngành, Nxb. Văn học.
[34] Viện Sử học (1998), Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 1 và 2, Nxb. Giáo dục.
[35] Viện sử học (1980), Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý - Trần, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Nội dung ôn tập
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Tế Giai Đoạn Chế Độ Phong Kiến Khủng Hoảng, Suy Vong (Thế Kỷ Xvi Đến Năm 1858)
- Lịch sử kinh tế Việt Nam Phần 1 - 11
- Lịch sử kinh tế Việt Nam Phần 1 - 12
- Diễn Biến Của Hoạt Động Lúa Gạo Ở Đông Dương
- Lịch sử kinh tế Việt Nam Phần 1 - 15
- Cơ Cấu Các Khoản Chi Của Ngân Sách Đông Dương (1931-1938)
Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.
[1] Kinh tế nước ta thời kỳ nguyên thủy.
[2] Kinh tế nước ta thời dựng nước Văn Lang - Âu Lạc.
[3] Kinh tế nước ta thời Bắc thuộc (179 TCN đến năm 938).
[4] Kinh tế nước ta giai đoạn chế độ phong kiến xây dựng và phát triển thịnh đạt (thế kỷ X đến XV).
[5] Kinh tế nước ta giai đoạn chế độ phong kiến khủng hoảng, suy vong (thế kỷ XVI đến năm 1858).
Nội dung thảo luận
[1] Kinh tế nước ta thời dựng nước Văn Lang - Âu Lạc.
[2] Kinh tế nước ta giai đoạn từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XV.
[3] Kinh tế công thương nghiệp nước ta trong các thế kỷ XVI đến XVIII.
[4] Kinh tế nước ta dưới triều nhà Nguyễn Gia Long (1802 đến 1858).
Chương 3
KINH TẾ THỜI KỲ THỰC DÂN PHÁP THỐNG TRỊ (1858 ‐ 1945)
3.1. KINH TẾ GIAI ĐOẠN 1858 - 1939
3.1.1. Bối cảnh lịch sử và chính sách kinh tế
3.1.1.1. Bối cảnh lịch sử
Trên thế giới, vào nửa sau thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do sang chủ nghĩa tư bản độc quyền (còn gọi là chủ nghĩa đế quốc). Một trong những đặc trưng của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn này, như V.I. Lênin nói, là xâm chiếm thuộc địa. Trong khi chủ nghĩa tư bản phương Tây đang trên con đường chuyển dần sang giai đoạn đế quốc thì các nước phương Đông vẫn đang trong "đêm trường trung cổ". Các nước này trở thành đối tượng nhòm ngó, xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Ở Việt Nam lúc này, triều đình phong kiến nhà Nguyễn lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Kinh tế nông nghiệp bị sa sút, triều Nguyễn không quan tâm đến trị thủy, nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên. Trong lĩnh vực công thương nghiệp, triều Nguyễn thực hiện chính sách thuế khóa nặng nề làm cho lĩnh vực này không phát triển được. Công nghiệp không có điều kiện để trở thành ngành riêng, ngược lại, có xu hướng bị hòa tan vào nền kinh tế tự cung tự cấp của xã hội phong kiến lạc hậu. Trong khi đó, đối với thương nghiệp, triều Nguyễn thực hiện chính sách "bế quan tỏa cảng", khiến nước ta bị cô lập với bên ngoài. Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược. Vào ngày 1 tháng 9 năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng đánh chiếm bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam của họ. Sau gần 30 năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược, đến cuối thế kỷ XIX (năm 1884), thực dân Pháp đã đánh chiếm được toàn bộ Việt Nam.
Thực dân Pháp xâm lược nước ta chủ yếu nhằm mục đích kinh tế. Khi đề cập đến vấn đề này, Phan Khoang cho rằng: "Mục đích thứ nhất của công cuộc đi chiếm đất thực dân của các cường quốc là mục đích vật chất: tìm thị trường tiêu thụ hàng hóa mình sản xuất, tìm nơi cung cấp nguyên liệu cần thiết cho kỹ nghệ của mình" [Phan Khoang, 1961, 423]. Lê Quốc Sử cũng chia sẻ quan điểm này khi ông khẳng định mục đích thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là "nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm nguồn nguyên liệu và bóc lột lao động" [Lê Quốc Sử, 1998, 89]. Như vậy, thực dân Pháp xâm lược nước ta nhằm các mục đích kinh tế: 1) Có nơi đầu tư đem lại lợi nhuận cao; 2) Vơ vét tài nguyên và bóc lột nguồn lao động; 3) Có thêm thị trường tiêu thụ hàng hoá.
3.1.1.2. Chính sách kinh tế của thực dân Pháp
Sau khi hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bắt tay vào xây dựng bộ máy cai trị ở thuộc địa. Ngày 17 tháng 10 năm 1887, Tổng thống Pháp cho ban hành sắc lệnh thành lập "Liên bang Đông Dương" thuộc Pháp. Vào năm 1899, Liên bang Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Campuchia. Thực dân Pháp chia Việt Nam thành ba kỳ với ba chế độ cai trị khác nhau.
Khi đã hình thành bộ máy cai trị, ổn định xong tình hình, thực dân Pháp bắt đầu triển khai các chương trình khai thác, bóc lột thuộc địa. Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã triển khai hai cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam: cuộc khai thác lần thứ nhất kéo dài từ năm 1897 đến 1914, còn lần thứ hai kéo dài trong 10 năm (1919 đến 1929). Chính sách kinh tế mà chính quyền thuộc địa Pháp thực hiện trong hai cuộc khai thác này có sự khác nhau.
a. Chính sách kinh tế trong cuộc khai thác lần thứ nhất (1897-1914)
Năm 1897, Chính phủ Pháp cử Pôn Đume (Paul Doumer) sang làm toàn quyền Đông Dương, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất cũng bắt đầu. Tinh thần cơ bản của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất được thực dân Pháp xác định là: Độc chiếm thị trường Đông Dương; nền kinh tế ở thuộc địa phải được thu gọn trong việc cung cấp cho chính quốc
những nguyên liệu hay vật phẩm mà nước Pháp không có; công nghiệp phát triển theo hướng bổ sung, chứ không được cạnh tranh với nền công nghiệp chính quốc.
Để xây dựng cơ cở hạ tầng đáp ứng cho nhu cầu khai thác và bóc lột, chính quyền thuộc địa Đông Dương đã vay vốn của chính quốc. Từ năm 1896 đến năm 1914, họ đã vay 514 triệu phơrăng (franc). Bên cạnh nguồn vốn này, còn có những khoản đầu tư của các nhà tư bản tư nhân Pháp. Theo hai nhà kinh tế Mỹ (Callis và Guy Lacam) thì từ năm 1888 đến 1920 có 500 triệu phơrăng của tư bản Pháp đầu tư vào Việt Nam [Đinh Xuân Lâm, 2012, 121]. Trong cơ cấu đầu tư, số vốn của nhà nước Pháp chiếm tỷ trọng lớn hơn số vốn của tư nhân. Có hiện tượng này là do tình hình chính trị, quân sự ở Đông Dương vẫn chưa thật ổn định.
Trong cuộc khai thác lần thứ nhất, vốn chủ yếu được đầu tư vào các ngành khai mỏ, giao thông vận tải và thương nghiệp. Vốn được tập trung vào khai mỏ vì đây là ngành cần ít vốn, thời gian thu lợi nhanh, giá nhân công rẻ, lại không cạnh tranh với công nghiệp chính quốc. Còn việc bỏ vốn vào giao thông vận tải là để xây dựng cơ sở hạ tầng cho công cuộc khai thác thuộc địa.
Nhìn chung trong cuộc khai thác lần thứ nhất, thực dân Pháp chú trọng đối với thương nghiệp, trao đổi hàng hóa, quan tâm đến xuất khẩu hàng hoá nhiều hơn xuất khẩu tư bản. Đầu tư giai đoạn này còn ở mức độ thấp và dè dặt, chủ yếu là cho vay nặng lãi (hoạt động tín dụng). Do vốn đầu tư còn ít nên nền kinh tế không được hiện đại hoá, phương thức sản xuất kinh doanh căn bản vẫn lạc hậu, chủ yếu sản xuất kinh doanh theo phương thức phong kiến.
b. Chính sách kinh tế trong cuộc khai thác lần thứ hai (1919-1929)
Sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), nước Pháp tuy thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế rơi vào tình trạng kiệt quệ. Để hàn gắn vết thương chiến tranh và khôi phục kinh tế, Chính phủ Pháp một mặt tìm mọi cách thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước, mặt khác tăng cường khai thác, bóc lột thuộc địa. Chương trình
khai thác thuộc địa lần thứ hai do toàn quyền Đông Dương Anbe Xarô (Albert Sarraut) vạch ra, đã xuất hiện trong bối cảnh đó. Trong lần khai thác này, quy mô, tốc độ đầu tư được đẩy mạnh và nhanh hơn so với lần thứ nhất. Đây là thời gian, nền thống trị của Pháp ở Đông Dương đang trong "kỷ nguyên cực thịnh" gắn với sự lớn mạnh của các tập đoàn tài chính Pháp, đi đầu là Ngân hàng Đông Dương. Chính Ngân hàng Đông Dương trong giai đoạn này đóng vai trò chủ lực trong việc đầu tư vào ngành nông nghiệp trồng cà phê, chè, nhất là cao su ở "vùng đất đỏ" miền Nam Việt Nam.
Trong các năm từ 1924 đến 1930, nước Pháp đã đầu tư vào Đông Dương tới 2.870 triệu phơrăng. So với 492 triệu cho 30 năm (1888-1918) của giai đoạn trước thì số đầu tư lần này gấp gần 6 lần [Andrew Hardy, 1995, 501]. Trong lần này, nguồn vốn của tư bản tư nhân đóng vai trò chủ đạo. Còn vốn của Nhà nước (huy động từ phát hành công trái, từ ngân sách Đông Dương và các địa phương) chủ yếu được sử dụng phát triển cơ sở hạ tầng. Trong cuộc khai thác lần thứ nhất, vốn được tập trung chủ yếu vào các ngành khai mỏ, giao thông vận tải và thương nghiệp thì lần này, ngành được ưu tiên là nông nghiệp. Trong nông nghiệp vốn chủ yếu được đầu tư vào các đồn điền trồng cao su, lúa và một số cây công nghiệp khác. Đồn điền cao su được ưu tiên số một vì đây là giai đoạn kỹ nghệ sản xuất ô tô phát triển mạnh trên thế giới, đòi hỏi nhu cầu lớn về cao su. Số vốn dành cho nông nghiệp chiếm khoảng 1/3 tổng số vốn đầu tư thời kỳ này. Bên cạnh nông nghiệp, khai thác và một số hoạt động kinh tế khác được tiếp tục đẩy mạnh.
Nhìn chung, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp chú trọng xuất khẩu tư bản hơn xuất khẩu hàng hóa, bên cạnh tiếp tục cho vay nặng lãi và tăng cường đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn. Trong nền kinh tế đã có bộ phận sản xuất kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa.
Trong những năm xảy ra cuộc tổng khủng hoảng (1929-1933), nước Pháp gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế. Để cứu vãn hệ thống tài chính - tiền tệ đang trên đà sụp đổ, các ngân hàng Pháp đã rút vốn từ Đông Dương
về nước. Năm 1930, rút 50 triệu phơrăng; năm 1931 rút tiếp hơn 100 triệu phơrăng. Việc làm này đã làm cho kinh tế Đông Dương rơi vào tình trạng suy sụp và rối loạn. Trong bối cảnh đó, thực dân Pháp còn tăng thuế, phát hành tiền, tăng cường độc quyền ba loại thuế đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách là muối, rượu, thuốc phiện... làm đời sống nhân dân Việt Nam thêm khó khăn, khốn đốn. Mặc dù từ cuối năm 1935, đầu năm 1936, kinh tế nước ta đã có dấu hiệu phục hồi; nhưng thực dân Pháp vẫn tiếp tục kéo dài chính sách kinh tế áp dụng cho thời kỳ khủng hoảng đến tận năm 1939, khiến nền kinh tế Việt Nam càng tiêu điều, kiệt quệ.
3.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế
3.1.2.1. Nông nghiệp
a. Tình hình sở hữu ruộng đất
Nông nghiệp là ngành đầu tư ít vốn mà dễ thu lợi nhuận, vì vậy thực dân Pháp ra sức chiếm đoạt ruộng đất của nông dân trên quy mô lớn với nhiều hình thức khác nhau. Ngay từ khi mới chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, thực dân Pháp đã cho phép Thống đốc Nam kỳ có quyền cấp, nhượng hoặc bán ruộng đất "vô chủ" cho người Pháp. Ngày 28 tháng 9 năm 1897, Toàn quyền Đông Dương (Pôn Đume) đã ra Nghị định mở rộng diện áp dụng quyền sở hữu cá nhân đối với ruộng đất ra toàn lãnh thổ. Đây là Nghị định mở đường cho tư bản Pháp chiếm hàng loạt ruộng đất của người dân Việt Nam. Chính sách ruộng đất của thực dân Pháp dựa trên nền tảng sức mạnh của bộ máy xâm lược, mang tính chất cướp đoạt bằng bạo lực đã phá vỡ chế độ ruộng đất công, tạo điều kiện cho sở hữu tư nhân lớn về ruộng đất của người Pháp và địa chủ người Việt trên đất nước ta. Trước năm 1913, việc chính quyền thực dân cướp ruộng đất để cho hoặc bán chưa được quy định cụ thể. Nhưng kể từ năm 1913 trở đi, Chính phủ Pháp mới có Nghị định quy định về quyền hạn của toàn quyền, thống đốc, thống sứ, khâm sứ về việc cấp ruộng đất. Nghị định đó (được sửa chữa năm 1926 và bổ sung bằng sắc lệnh năm 1928) quy định như sau: "Chính quyền thực dân có thể cho không những đất công dưới 300 ha. Về bán đấu giá đất công để lập đồn điền cho các thống đốc, thống sứ, khâm sứ có quyền hạn tới 1.000 ha, toàn quyền có
quyền hạn tới 4.000 ha, trên nữa thì do Bộ trưởng Bộ Thuộc địa quyết định. Những người ngoại quốc không có quyền xin đất lập đồn điền ở Việt Nam" [Nguyễn Khắc Đạm, 1958, 73].
Trong thời Pháp thuộc, sở hữu ruộng đất được tập trung vào tay thực dân Pháp với quy mô lớn và tốc độ nhanh. Năm 1890, thực dân Pháp chiếm đoạt 10.900 ha ruộng đất của Việt Nam; đến năm 1900 số ruộng đất bị chiếm lên tới 301.000 ha. Tiếp đến năm 1930 ruộng đất bị chiếm là hơn 1 triệu ha, tăng hơn 3 lần so với năm 1900 và chiếm hơn 20% diện tích canh tác. Ở Bắc kỳ, vào năm 1902, người Pháp chiếm hữu 182.000 ha ruộng đất, trong đó có 50.000 ha ở các vùng trù phú nhất ở Nam Định, Phủ Lý, Bắc Ninh. Thực dân Pháp còn tiếp tay cho địa chủ, cường hào người Việt cướp đoạt ruộng đất của nông dân. Vì thế, giai cấp địa chủ chưa đến 5% dân số nhưng sở hữu tới trên 50% tổng số ruộng đất; còn nông dân chiếm trên 90% dân số lại chỉ sở hữu gần 20% ruộng đất.
Ngoài tư bản Pháp và địa chủ người Việt, các nhà truyền giáo, cố đạo cũng tập hợp lực lượng con chiên khai khẩn đất đai, bao chiếm ruộng đất. Sự dung dưỡng của chính quyền thuộc địa đã tạo điều kiện cho nhà thờ phát triển sở hữu ruộng đất dưới nhiều hình thức khác nhau: ruộng đất do nhà Chung tậu, do sự quyên cúng của giáo dân, do chính quyền thực dân cấp cho, ruộng đất khai khẩn của cha cố... Số ruộng đất do giáo hội Thiên Chúa giáo ở Nam kỳ sở hữu chiếm một phần tư diện tích đất canh tác vùng này.
Như vậy trong thời kỳ Pháp thuộc, tình hình sở hữu ruộng đất ở nông thôn Việt Nam đã có những chuyển biến rõ rệt: ruộng đất công làng xã tiếp tục thu hẹp, sở hữu lớn của tư nhân phát triển mạnh. Sở hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến được duy trì; sở hữu của thực dân Pháp và giáo hội Thiên Chúa giáo chiếm một tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu ruộng đất canh tác.
b. Sản xuất nông nghiệp
- Quan hệ địa chủ - tá điền: Vẫn được duy trì nhưng chuyển biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Nông dân không có ruộng hoặc ít ruộng không đủ sống phải cấy mướn ruộng đất của địa chủ, để sau khi đã nộp tô,