Mối Quan Hệ Giữa Lễ Hội Oóc Pò Với Làn Điệu Sli, Lượn


chuyện của người chơi, họ nói chuyện, kết thân, rồi cùng nhau cất lên lời sli, câu lượn ca ngợi mùa xuân, ca ngợi bản làng, hát đối đáp giao duyên.

A. Tháng giêng mùa xuân hoa mận, hoa đào nở trắng nở hồng Bốn phía thập phương quý khách đến chơi hội

Mọi nhà hương thơm ngào ngạt bàn gia tiên Một năm mười hai tháng trôi qua

Ong bướm cũng giao hoà vui sướng Ta nói rõ họ tên mình biết

Sang năm mình lại đến chơi xuân.

B. Cứ sau mười hai tháng lại mùa xuân Mùa của cây cối sinh trồi nảy lộc

Mùa của các chàng trai cô gái tìm hiểu yêu thương, Mùa của âm dương giao hoà phù hộ,

Cây cối tốt tươi mọi người khoẻ mạnh Mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở.

Hát sli, hát lượn có từ bao giờ khó ai có thể xác định được nhưng nó đã gắn bó với đời sống tình cảm của người Nùng Phàn Slình nơi đây. Từ những câu hát trong ngày vui hội Oóc Pò có biết bao chàng trai, cô gái đã nên vợ, nên chồng. Ngoài ra trai tài, gái sắc còn thi nhau ném còn, ai ném trúng hồng tâm thì được thưởng rất to. Hào hứng hơn cả trong các trò chơi dân gian là trò kéo co, chơi cù và bắn nỏ. Đối với người dân nơi đây, đây thực sự là những trò chơi biểu dương sức mạnh, bộc lộ tinh thần thượng võ, rèn luyện sức khoẻ cho con người để sản xuất và bảo vệ cuộc sống cũng như những thành quả lao động của họ. Thanh niên trong xóm tập trung thành các đội hào hứng đua tài kéo co trong sự hò reo, cổ vũ của những người đi chơi hội. Khác với kéo co, bắn nỏ đòi hỏi kĩ thuật của từng cá nhân, muốn bắn trúng đích những người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.


chơi phải bình tĩnh, thành thạo từ việc chọn mũi tên, cầm nỏ như thế nào, ngắm bắn ra sao…

Lễ hội oóc pò với sli, lượn của người nùng phàn slình ở hoà bình - đồng hỷ - Thái Nguyên - 7

Ngày nay, trong những ngày đầu xuân khi đến ngày hội Oóc Pò, bên cạnh những trò chơi dân gian, những lời hát sli, hát lượn, trong phần hội còn có một số trò chơi khác như đánh bóng chuyền, cầu lông. Phạm vi giao lưu thể thao mở rộng ra toàn xã. Đồng bào Nùng Phàn Slình quan niệm rằng năm nào các trò chơi càng đông người tham dự, càng diễn ra sôi nổi, gay cấn thì năm đó càng dễ làm ăn, dân làng càng gặp nhiều may mắn.

Những ngày đầu xuân năm mới, sau ngày mở hội, việc đi chơi hội còn kéo dài cả tháng, mọi người hát sli, hát lượn không chỉ ở ngoài bãi hội mà nếu cảm mến, thấy hợp họ còn về nhà hát tiếp, cuộc hát có thể kéo dài đến hết đêm hoặc hai ba đêm sau. Ngày họ cùng nhau đi chơi hội, tối về bên bếp lửa nhà sàn trong không gian ấm áp của ngọn lửa hồng họ lại ngân lên tiếng hát.

Lễ hội Oóc Pò của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ - Thái Nguyên so với một số lễ hội nông nghiệp của các dân tộc khác có phần nhỏ hơn, các nghi thức trong phần Lễ cũng có nhiều điểm khác. Ví dụ như so với lễ hội “Lồng Tồng” của người Tày ở huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên thì việc cúng thần linh lại được tổ chức ngoài trời, ngoài đồng ruộng. Lễ vật như gạo nếp hoa vàng, gạo tẻ để sống chứ không nấu thành cơm nếp như của người Nùng Phàn Slình. Ngoài ra ở phần Hội của lễ hội “Lồng Tồng” của người Tày còn có phần thi cầy. Tuy không có những chi tiết đó, nhưng trong lễ hội Oóc Pò của người Nùng Phàn Slình có một chi tiết rất đặc sắc đó là điệu “Múa cầu an”.

“Múa Cầu an” là điệu múa cầu cho tứ quý bình an, bốn mùa khoẻ mạnh. Điệu múa này nằm ở cuối phần Lễ của lễ hội Oóc Pò, cùng với ý nghĩa trên điệu múa với những động tác như mô tả lại quá trình lao động của con người, được dùng để chào đón và tiễn chân những vị thần linh về dự lễ hội, từ


đó mong các vị thần hiển linh phù hộ cho dân bản, xóm làng. Cùng với điệu múa này là khát vọng to lớn của dân tộc Nùng Phàn Slình về một lễ hội cầu mùa, một năm mới no ấm, cũng là lòng thành kính của dân bản đối với tổ tiên. Với những nét độc đáo, Lễ hội Oóc Pò của người Nùng Phàn Slình ở xã

Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã bảo lưu được rất nhiều nét văn hoá truyền thống cổ xưa. Chứng tỏ những giá trị văn hoá đặc sắc của Lễ hội trong kho tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam.

3.1.2. Những yếu tố văn hoá trong lễ hội Oóc Pò

- Văn hoá tâm linh

Nét văn hoá tâm linh của người Nùng Phàn Slình thể hiện khá rõ trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như thờ cúng tổ tiên, tang ma…và đặc biệt trong lễ hội Oóc Pò yếu tố tâm linh của họ cũng đã được thể hiện đậm nét.

Bắt nguồn từ nhận thức về vũ trụ của con người xa xưa, và quan niệm vạn vật hữu linh, tức mọi vật đều có linh hồn, đều mang sức sống như bản thân con người, và coi con người là trung tâm nên người Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên tin vào sự phù trợ của thần linh, những vị thần bảo vệ cho bản làng, con người, mùa màng và vật nuôi.

Trong các xóm bản của người Nùng Phàn Slình có những ngôi đình thờ Thành Hoàng, đây là kết quả của quá trình giao lưu văn hoá với người Kinh. Cùng với thổ thần, Thành Hoàng Làng trông coi việc canh tác mùa màng, chăn nuôi gia súc, trông coi sự an khang của bản làng. Cho nên họ có thể cầu xin sự phù trợ cho con người sức khoẻ, cho cây trồng tốt tươi, và gia súc phát triển.

Theo quan niệm của đồng bào Nùng Phàn Slình, Thành Hoàng vốn là người hoặc lực lượng siêu nhiên có phép lạ, đã từng đánh giặc có thể san đồi, xẻ núi thành đồng ruộng cho dân cày bừa, giúp dân vượt qua thiên tai hạn hán…

Đình làng của người Nùng Phàn Slình ở Hoà Bình - Đồng Hỷ nằm trên một khu đất rộng, Trong đình thờ sáu vị thần :


1. Đức vua Cao Sơn Quý Minh

2. Đức ông Tổng Đốc Đô Thống

3. Đức ông Linh Vân Cây thị

4. Đức ông Đô Thiết tướng quân.

5. Đức bà Công Nàng Công Chúa

6. Thành Nàng Ngũ Cốc.

Theo cuốn sách “Đất và người Thái Nguyên” thì vị thần Cao Sơn Quý Minh chính là danh nhân Dương Tự Minh, ông là người dân tộc Tày, là một vị tướng tài. Dưới thời Lý ông cai quản cả một vùng đất rộng lớn từ Thượng Đu, Đuổm cho đến Lục Đầu Giang, là người có công lớn trong việc bảo vệ vùng đất, chăm lo cho nhân dân giúp cho nhân dân vượt qua thiên tai địch hoạ cho nên được nhân dân mến phục, coi ông như một vị thần. Từ khi đến định cư tại vùng đất Hoà Bình - Đồng Hỷ, đồng bào Nùng Phàn Slình đã thờ danh nhân Dương Tự Minh như một vị thần của họ.

Đức ông Linh Vân Cây Thị và đức bà Công Nàng Công Chúa là hai vị thần minh chứng cho quan niệm vạn vật hữu linh. Những người dân ở xã Hoà Bình truyền rằng khi đến đất này sinh sống họ thấy khu đất trước cửa đình có một cây thị cổ thụ và trong hang trai có một phiến đá rất linh thiêng, trong hang có một dòng nước nhỏ chảy sốt ngày đêm, mỗi khi đến đây cầu khấn họ lại được thần linh phù hộ. Điều này hứng tỏ đây là một mảnh đất linh thiêng, cho nên dân bản tôn thờ hai vị thần này như các vị thần bảo trợ của bản làng.

Đặc biệt trong đình làng có thờ vị thần với tên gọi Thành Nàng Ngũ Cốc, điều này đã cho thấy rõ sự bảo lưu tín ngưỡng nông nghiệp cổ xưa của người Nùng Phàn Slình khi chuyển cư đến vùng đất mới. Và tín ngưỡng ấy vẫn được bảo lưu trong lễ hội Oóc pò. Người Nùng Phàn Slình nơi đây tin rằng những thần linh sẽ luôn giúp đỡ con người trong lao động sản xuất và đời sống. Thực chất đây là một nét đẹp trong đời sống tinh thần của người Nùng Phàn Slình.


Xưa kia khi trình độ sản xuất còn lạc hậu, nhận thức còn nhiều hạn chế, họ chưa làm chủ được quá trình sản xuất, việc cấy hái, chăn nuôi phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, khí hậu, hiệu quả kinh tế nhiều khi không phụ thuộc vào người lao động, con người tin rằng thế lực siêu nhiên sẽ phù trợ đem lại những thuận lợi cho công việc lao động của họ. Niềm tin đó làm nảy sinh tập tục cầu cúng, cầu mong sự phù trợ, độ trì cho con người và mùa màng. Và cũng như rất nhiều các dân tộc khác đều có lễ hội cầu mùa, người Nùng Phàn Slình từ lâu đã có lễ hội Oóc Pò. Điều đặc biệt là cho đến nay mặc dù trong lao động sản xuất, kĩ thuật đã phát triển, điều kiện lao động có nhiều thuận lợi nhưng cộng đồng dân tộc Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên vẫn duy trì được những nét văn hoá độc đáo của lễ hội Oóc pò. Đó thể hiện lòng tin và lòng biết ơn đối với thế hệ cha ông và ý thức giữ gìn truyền thống của dân tộc mình.

Trong lễ hội Oóc Pò, tục cúng thần linh là dịp trưng bày những sản phẩm nông nghiệp, mà đồng bào đã giành được qua một năm lao động, sản xuất. Đó là những con gà thiến béo mập, những con lợn quay, những thứ bánh ngon lành, những mâm xôi trắng và những chai rượu thơm. Đó là những thành quả lao động, những sản phẩm mà thần linh đã ban cho con người, được dân làng dâng lên với tất cả lòng thành kính.

Những mâm lễ được người dân rước ra đình làng và dâng lên các vị thần. Những mâm lễ ấy mang ý nghĩa sâu sắc, đó là cầu cho vụ sản xuất năm tới sản vật sẽ nhiều hơn, tốt hơn.

Trong ngày lễ trọng, thầy cúng sẽ đứng ra chủ trì, thay mặt nhân dân giao tiếp với thần linh. Thầy cúng không chỉ là người có uy tín mà còn là người am hiểu công việc thờ cúng. Nghề thầy cúng là nghề cha truyền con nối cho nên trước khi đi cúng người thầy cúng phải xin phép thần linh cẩn thận. Trong lễ hội Oóc Pò thầy cúng chính (Slay Tào) dùng củ Cáo để xin âm dương, củ Cáo được làm từ một miếng gỗ ngỏ, dài bằng ngón tay cái, đây được coi là vật thiêng, qua củ Cáo thầy cúng có thể giao tiếp với thần linh và biết xem thần linh có phù hộ cho dân bản hay không và có đồng ý cho dân bản


tổ chức lễ hội hay không. Thầy cúng khấn mời thần linh về dự Lễ hội, xin thần linh phù hộ cho con người sức khoẻ, cho dân làng no đủ, mùa màng bội thu…

Ngay trong những bài hát sli, hát lượn mà người Nùng Phàn Slình thường hát vào dịp lễ hội Oóc Pò cũng thể hiện văn hoá tâm linh của dân tộc Nùng Phàn slình.

Ông chủ gia đình hiều niềm vui Ông chủ gia đình đại giàu có

Ông chủ trong nhà nhiều may mắn Năm nay trở đi sung sướng nhiều. Năm nay làm ăn đều như ý

(Cong hồ)

Như vậy, với người Nùng Phàn Slình ở xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ yếu tố tâm linh không chỉ thể hiện ở tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mà còn thể hiện ở tục thờ các vị thần bản trong đó có thờ Thành Hoàng làng. Trong lễ hội Oóc Pò, việc dâng cúng những lễ vật lên các vị thần linh trong ngày lễ trọng chính là việc làm cảm tạ sự phù trợ của thần linh cho một năm no đủ và cầu mong các vị thần phù hộ cho một năm mới may mắn. Thực chất tín ngưỡng này nảy sinh từ nền nông nghiệp trồng trọt, nhằm gửi gắm những mong ước của người dân cầu cho cây lúa dưới đồng, củ sắn trên nương luôn luôn tốt tươi. Đây là một biểu hiện sinh động, phong phú, đa dạng và giàu bản sắc.

- Yếu tố phồn thực

Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng – 2006 định nghĩa: “Phồn thực có nghĩa là sinh sản để duy trì và phát triển nòi giống”

Bắt nguồn từ tập tục thờ cúng, tín ngưỡng phồn thực, người Nùng Phàn slình tin rằng mọi vật có thể sinh sôi nảy nở và phát triển. Oóc Pò là một nghi lễ nông nghiệp đầu mùa gắn liền với tín ngưỡng phồn thực, mà thực chất tín ngưỡng phồn thực là sự cầu mùa, tức cầu cho vật nuôi, cây trồng sinh sôi, nảy nở và phát triển tốt. Cầu mong cho con người sức khoẻ, bình yên, hạnh phúc.


Cầu cho nhà cửa mình bình yên Cầu cho nhà cửa mình phát lộc

Gà vịt dưới chuồng con nào cũng lớn Cầu cho lợn đẻ thành đàn

Khi ra ăn đông như ong kiến Gà trống trong chuồng 30 con

Con dọc, con ngang muôn màu sắc Trâu bò dưới chuồng sừng mọc thẳng Khi thả đi ăn thì đầy đồng

Khi thả đi ăn thì đầy nương Chiều tối trở về đầy sân nhà.

(Sli: Mừng tháng giêng).

Con người đã lấy bản thân mình là trung tâm cho ngoại giới nên họ cho rằng qua những nghi lễ cầu cúng và những tín ngưỡng phồn thực thì mọi sức sống khác cũng sinh sôi, nảy nở, phát triển như con người. Cho nên họ tổ chức lễ hội vào đầu năm mới cũng là thời gian bắt đầu một mùa sản xuất mới cũng cùng với ý nghĩa đó.

Ông chủ gia đình hiều niềm vui Ông chủ gia đình đại giàu có

Ông chủ trong nhà nhiều may mắn Năm nay trở đi sung sướng nhiều. Năm nay làm ăn đều như ý

Phù hộ trong nhà sinh con trai Phù hộ trong nhà sinh trai trưởng Lớn lên đi học thành người tài Sau này đi xa thành người giỏi

Bảy phía Thái Nguyên được nhờ nhiều

(Cong hô)


Trong phần hội của lễ hội Oóc Pò có trò chơi tung Còn, đây là trò chơi dân gian mang đậm tính chất phồn thực. Cây cột Còn được làm bằng một ống Luồng cao 12 mét tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Khó nhất là việc chọn cây, chọn cây phải là cây Luồng non nhưng phải thật chắc chắn. Theo quan niệm của người dân địa phương, cây non tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Ngọn cây Luồng được uốn thành một vòng tròn, dán giấy liều gọi là “An hái” nghĩa là mặt trăng. Quả Còn được làm từ vải màu khâu thành hình vuông, có dây tua rất đẹp mắt, đặc biệt bên trong quả Còn có hạt thóc, hạt đỗ xanh, hạt ngô và hạt bông. Thóc, đỗ xanh, hạt ngô là những loại hạt tượng trưng cho các loại lương thực còn hạt bông là nguyên liệu cho việc rệt vải, may mặc. Quả Còn tượng trưng cho sự no đủ, quả Còn ném thủng mặt trăng thì âm dương giao hoà tạo sự sinh sôi phát triển. Vì thế trong lễ hội người nào tung Còn ném thủng hồng tâm thì sẽ được thưởng lớn, ai ném không trúng hồng tâm mà thủng vòng giấy cũng được thưởng, nhưng ít hơn.

Trong phần lễ, quả Còn còn được treo dưới mâm lễ vật dâng Thành Hoàng, điều này càng minh chứng rõ hơn rằng lễ hộ Oóc Pò tự bản thân nó đã mang trong mình những yếu tố phồn thực, cầu mong cho âm dương giao hoà.

Tháng giêng năm mới là tốt đẹp

(Sli đối đáp)

Tháng giêng mùa xuân hoa mận đẹp Hoa mận trong vườn mọi bông nở Hoa mận trong vườn đang nở sáng Cây cao cây thấp sáng một màu Cây cao cây thấp đều sáng rực…

(Chiêng ngột)


Năm qua năm mùa xuân hoa lại nở Tháng hai mùa hoa ổi

Tháng 3 mùa hoa man mác Tháng 4 hương hoa cuốn theo gió Tháng 5 hoa trôi trên mặt nước Tháng 6 hoa nở trên thung lũng Tháng 7 hoa nở sáng trên nương Tháng 8 hoa của lúa dưới đồng Tháng 9 hoa nở thắm trên đường Không được rảnh đi hái

Tự theo gió bay về.

(Lượn: Doóc)

Ngoài ra yếu tố phồn thực còn thể hiện qua những câu hát sli, hát lượn qua những câu hát đối đáp của nam nữ trong dịp đầu năm. Vào ngày hội, nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc nhất của lễ hội là phần hát sli, hát lượn giao duyên của thanh niên nam nữ. Họ hát những bài hát ca ngợi cuộc sống, ca ngợi quê hương, tình yêu đằm thắm và công cuộc lao động, sản xuất xây dựng cuộc sống mới. Qua hình tượng hát đối đáp ấy, đồng bào quan niệm « làm gương » cho cây trồng, quan hệ đó sẽ lan sang các cây trồng làm cho chúng có thể bắt chước con người mà có đôi có lứa, sinh sôi phát triển.

- Thật sự chúng mình được chung sống, Hạnh phúc ấm no thật tuyệt vời.

(Sli đối đáp)

- Anh đây thương em thương nhiều lắm Về mình nhà ở hát cùng nhau

Về mình hà ở hát cho vui…

(Mùng chang)


- Tháng giêng mùa xuân năm tới năm Phượng hoàng bay về bãi lâu niên

- Hai đôi bay về đậu cổng làng Hai đôi bay về đậu cành hoa

(Sli đối đáp)

Lễ hội Oóc Pò là lễ hội của mùa xuân, lễ hội cầu mùa, cầu phúc của người dân ở Hoà Bình - Đồng Hỷ, đây là một lễ hội truyền thống mang những nét đặc trưng của người Nùng Phàn Slình, với nghi thức tế Thành Hoàng, vị thần bảo trợ cho vùng đất, thần cây, thần đá và thần nông nghiệp, người dân nơi đây đã bảo lưu được những tín ngưỡng mang tính chất cổ xưa của dân tộc mình.

3.2. Mối quan hệ giữa lễ hội Oóc Pò với làn điệu sli, lượn

Trong quá trình tìm hiểu về văn học dân gian, việc phát hiện và chỉ ra những giá trị độc đáo, sự đóng góp của những sáng tác văn học dân gian đối với nền văn học nước nhà là một việc làm công phu và bền bỉ. Song việc tìm ra mối quan hệ giữa văn học dân gian với đời sống thực tế của con người và các hoạt động văn hóa khác của văn hoá dân gian là một việc làm thiết thực, có ý nghĩa lớn trong việc lưu giữ các sáng tác dân gian, cũng như tìm hiểu giá trị của chúng.

3.2.1. Mối quan hệ giữa folklore với thực tiễn

Văn học dân gian là một bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam. Nó đóng một vai trò quan trọng, là cơ sở, là nền tảng để hình thành và phát triển văn học viết. Văn học dân gian đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Và những công trình nghiên cứu văn học dân gian trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Một trong những khía cạnh nghiên cứu về văn học dân gian là nghiên cứu tiến trình phát triển của văn học dân gian trên cơ sở nghiên cứu sự ra đời của các thể loại văn học dâ n gian, tiến hành sưu tầm, phân loại, nhận diện các thể loại, phân tích, xem xét


những giá trị về nội dung, nghệ thuật của nhưng tác phẩm văn học dân gian, đặc biệt là tìm ra mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn nghệ dân gian và văn hoá dân gian, văn học và văn hoá học.

Những nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam đã hết sức cố gắng trong việc giới thiệu các phương pháp luận nghiên cứu văn học dân gian nước ngoài nhằm ứng dụng vào thực tế nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam. Về cơ bản từ hơn nửa thế kỉ nay (từ nửa sau thế kỉ XX đến nay), chúng ta đã được học tập và tham khảo những tác phẩm lí luận, những phương pháp nghiên cứu văn học dân gian nói riêng và folklore nói chung của các học giả nước ngoài, đặc biệt là các học giả Xô Viết.

Hiện nay nhiều nước trên thế giới dùng thuật ngữ folklore. Thuật ngữ folklore lần đầu tiên được nhà khoa học người Anh là Wiliiam J. Thóm sử sụng trên một tờ báo nhỏ xuất bản ở Luân Đôn năm 1846, dùng để chỉ những di tích của nền văn hoá vật chất và chủ yếu là những di tích của nền văn hoá tinh thần của nhân dân có liên quan với phong tục, đạo đức, việc cúng tế, dị đoan, ca dao…

Hiện nay có nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau về fonklore:

- Theo từ điển Hachette của Pháp :

Fonklore là: + Toàn bộ những nghệ thuật, phong tục và truyền thống dân gian.

+ Khoa học nghiên cứu nghệ thuật dân gian, phong tục và truyền thống dân gian.

- Theo A. Povina : “Fonklore biểu thị tất cả lĩnh vực tri thức của dân gian, những quan điểm về khoa học, triết học, tôn giáo, nghệ thuật và đạo đức của nhân dân…

Về phuơng diện thuật ngữ, cần cho rằng folklore học là khoa học chung nghiên cứu folklo trong toàn bộ khối lượng thành tố của nó...”


- Theo tác giả Đinh Gia Khánh: “Văn hoá dân gian (folklore) được quan niệm rất khác nhau trong giới nghiên cứu văn hoá dân gian quốc tế. Theo chúng tôi, văn hoá dân gian bao gồm toàn bộ văn hoá tinh thần của nhân dân được tiếp cận dưới góc độ thẩm mĩ. Như vậy văn hoá dân gian bao gồm chủ yếu là văn nghệ dân gian được nhận thức trong mối quan hệ hữu cơ và nguyên hợp với toàn bộ hoạt động thực tiễn của nhân dân và mặt khác lại bao gồm cả mọi hiện tượng trong hoạt động thực tiễn này mà còn chứ đựng cảm xúc thẩm mĩ.”

Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau như vậy, nhưng nhìn chung giới khoa học các nước hiểu folklore theo hai hướng: thứ nhất hiểu folklore là tất cả các hiện tượng của nền văn hoá tinh thần, thứ hai muốn giới hạn nó lại coi folklore chỉ là những sáng tác ngôn từ truyền miệng (sáng tác văn học) của nhân dân.

Ỏ Việt Nam hầu như toàn bộ phương pháp nghiên cứu folklore học đều được đem áp dụng vào nghiên cứu văn học dân gian. Văn học dân gian là một hình thái ý thức xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động thực tiễn có ý thức tập thể. Vì thế giữa văn học dân gian với thực tiễn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ ấy hiểu theo nghĩa hẹp thì nó là mối quan hệ trực tiếp giữa văn học dân gian và quá trình lao động của con người. Hiểu theo nghĩa rộng thì văn học dân gian gắn liền với mọi mặt của người dân lao động và tham gia vào sinh hoạt đó với tư cách là một thành phần, một nhân tố cấu thành của những sinh hoạt đó.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, ta thấy rõ mối quan hệ giữa Folklore và thực tiễn thông qua những sáng tác dân gian truyền miệng thông qua một loại hình sinh hoạt văn nghệ độc đáo (hát sli, hát lượn), và thực tiễn lễ hội (lễ hội Oóc Pò). Mối quan hệ này biểu hiện thành mối quan hệ giữa văn học dân gian với hội hè, nghi lễ.

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 24/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí