Lập trình Window - 5

Thuộc tính

Ngoài các thuộc tính thông dụng của một điều khiển, form còn có một số thuộc tính khác cần quan tâm như:

Thuộc tính

Giải thích

Caption

Nhận một giá trị chuỗi và sẽ được hiển thị trên thanh tiêu đề của

biểu mẫu.

Icon

Nhận một file ảnh dạng .ico hoặc .cur được dùng làm biểu tượng

trong thanh tiêu đề của biểu mẫu, nhất là khi biểu mẫu thu nhỏ lại

WindowState

Xác định biểu mẫu sẽ có kích thước bình thường (Normal=0), hay

Minimized (=1), Maximized (=2).

Font

Xác lập Font cho biểu mẫu. Thuộc tính này sẽ được các điều khiển nằm trên nó thừa kế. Tức là khi ta đặt một điều khiển lên biểu mẫu, thuộc tính Font của điều khiển ấy sẽ tự động trở nên

giống y của biểu mẫu.

BorderStyle

Xác định dạng của biểu mẫu, nó có thể nhận một trong sáu giá trị

từ 0 đến 5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Sáu giá trị của thuộc tính BorderStyle:


Giá trị

Hiệu ứng trên biểu mẫu

0 – None

Không có cạnh viền, không thanh tiêu đề, không di chuyển được. Giá trị này thường được dùng cho cửa sổ khởi động

chương trình

1 – Fixed Single

Không thể co giãn cửa sổ bằng cách kéo rê cạnh viền, nhưng có thể dùng nút phóng to hoặc thu nhỏ. Giá trị này được dùng cho những cửa sổ có kích cỡ cố định nhưng vẫn xuất hiện trên thanh

Taskbar

2 – Sizable

Có thể co giãn cửa sổ bằng cách kéo rê cạnh viền và dùng nút phóng to hoặc thu nhỏ. Giá trị dùng cho những cửa sổ thông

dụng

3 – Fixed Dialog

Không thể co giãn và không có thể dùng nút phóng to hoặc thu

nhỏ. Giá trị này dùng cho các cửa sổ đơn giản như mật khẩu

4 - Fixed Tool Window

Tương tự Fixed Dialog nhưng thanh tiêu đề ngắn hơn. Font trên thanh tiêu đề và nút Close cũng nhỏ hơn. Giá trị này dùng cho

các thanh công cụ di động.

5 – Sizable Tool Window

Tương tự như Fixed Tool Window nhưng có thể co giãn được. Giá trị này dùng cho những cửa sổ Properties của Visual Basic

Phương thức

Ngoài các phương thức thông dụng, biểu mẫu còn có phương thức Move dùng để di chuyển biểu mẫu đến tọa độ X,Y:

Move X, Y

Sự kiện

Ngoài các sự kiện thông dụng, biểu mẫu còn có một số sự kiện sau:

Form_Initialize: Sự kiện này xảy ra trước nhất và chỉ một lần thôi khi ta tạo ra thể hiện đầu tiên của biểu mẫu. Ta dùng sự kiện Form_Initialize để thực hiện những gì cần phải làm chung cho tất cả các thể hiện của biểu mẫu này.

Form_Load: Sự kiện này xảy ra mỗi lần ta gọi thể hiện một biểu mẫu. Nếu ta chỉ dùng một thể hiện duy nhất của một biểu mẫu trong chương trình thì Form_Load coi như tương đương với Form_Initialize. Ta dùng sự kiện Form_Load để khởi tạo các biến, điều khiển cho các thể hiện của biểu mẫu này.

Form_Activate: Mỗi lần một biểu mẫu được kích hoạt (active) thì một sự kiện Activate phát sinh. Ta thường dùng sự kiện này để cập nhật lại giá trị các điều khiển trên biểu mẫu.

Form_QueryUnload: Khi người sử dụng chương trình nhấp chuột vào nút X phía trên bên phải để đóng biểu mẫu thì một sự kiện QueryUnload được sinh ra.


2.2.5. MDI Form


Đôi khi ta muốn có một MDI form, tức là một form có thể chứa nhiều form con bên trong. Dạng MDI form này thường được dùng trong các ứng dụng như Microsoft Word để có thể mở nhiều document cùng một lúc, mỗi document được hiển thị trong một form con. Để có một MDI Form ta cần phải bổ sung một MDI form vào Project, bằng cách dùng menu Project | Add MDI Form. Mỗi Project chỉ có thể có tối đa một MDI form. Muốn một form trở thành một form con ta thiết lập thuộc tính MDI Child của nó thành True. Lúc thực thi chương trình, ta không thể ẩn một MDI Child form, nhưng có thể thu nhỏ nó. Nếu thật sự muốn ẩn nó thì ta thiết lập vị trí (top,left) cho nó một số âm lớn hơn kích thước nó để nó nằm ngoài tầm hiển thị của form. Trong một chương trình dùng MDI Form, khi ta click MDI Form nó luôn luôn nằm ở dưới các form con.


Ví dụ: Viết chương trình thực hiện việc: Copy, Cut và Paste văn bản sử dụng Clipboard.

cmdCopy

cmdCut

cmdPaste

Bước 1. Tạo Project mới, đưa 3 điều khiển nút lệnh (Commandbutton) và 1 hộp văn bản (TextBox) lên Form1, điều chỉnh vị trí, kích thước của các điều khiển cho phù hợp.

Bước 2. Thiết lập giá trị cho một số thuộc tính (Name, Caption) của các điều khiển theo form mẫu.

Bước 3. Mở cửa sổ soạn thảo chương trình (Code) và gò vào các dòng lệnh cho các sự kiện tương ứng của các điều khiển.


Private Sub cmdCopy_Click() Clipboard.Clear

Clipboard.SetText txtVanBan.SelText End Sub

„..................................................

Private Sub CmdCut_Click() cmdCopy_Click txtVanBan.SelText = ""

End Sub

„..................................................

Private Sub cmdPaste_Click() txtVanBan.SelText = Clipboard.GetText

End Sub

Bước 4. Chạy chương trình (Nhấn phím F5).


2.3. Soạn thảo chương trình

Trong Visual Basic IDE, cửa sổ mã lệnh (Code) cho phép soạn thảo chương trình.

Cửa sổ này có một số chức năng nổi bật:

o Đánh dấu (Bookmarks): Chức năng này cho phép đánh dấu các dòng lệnh của chương trình trong cửa sổ mã lệnh để dễ dàng xem lại về sau này. Để bật tắt khả năng này, chọn Bookmarks từ menu Edit, hoặc chọn từ thanh công cụ Edit.

o Các phím tắt trong cửa sổ mã lệnh:


Chức năng

Phím tắt

Xem cửa sổ Code

F7

Xem đối tượng


Xem cửa sổ Object Browser

F2

Tìm kiếm

CTRL+F

Thay thế

CTRL+H

Tìm tiếp

SHIFT+F4

Tìm ngược

SHIFT+F3

Chuyển đến thủ tục kế tiếp

CTRL+DOWN ARROW

Chuyển đến thủ tục trước đó

CTRL+UP ARROW

Xem định nghĩa

SHIFT+F2

Cuộn xuống một màn hình

CTRL+PAGE DOWN

Cuộn lên một màn hình

CTRL+PAGE UP

Nhảy về vị trí trước đó

CTRL+SHIFT+F2

Trở về đầu của mô-đun

CTRL+HOME

Đến cuối mô-đun

CTRL+END


Tự động kiểm tra cú pháp (Auto Syntax Check)

Nếu chức năng này không được bật thì khi ta viết một dòng mã có chứa lỗi, Visual Basic chỉ hiển thị dòng chương trình sai với màu đỏ nhưng không kèm theo chú thích gì và tất nhiên ta có thể viết tiếp các dòng lệnh khác. Còn khi chức năng này được bật, Visual Basic sẽ cho ta biết một số thông tin về lỗi và hiển thị con trỏ ngay dòng chương trình lỗi để chờ ta sửa.

Yêu cầu khai báo biến (Require Variable Declaration)

Visual Basic sẽ thông báo lỗi khi một biến được dùng mà không khai báo và sẽ chỉ ra vị trí của biến đó. Để sử dụng các tính năng tự động này, ta gọi hộp thoại Options từ menu hệ thông bằng cách chọn Tools/Options.

Hình 2 1 Hộp thoại Options  Gợi nhớ mã lệnh Code Khả năng Auto List Members 1

Hình 2.1. Hộp thoại Options

Gợi nhớ mã lệnh (Code):

Khả năng Auto List Members: Tự động hiển thị danh sách các thuộc tính và phương thức của 1 điều khiển hay một đối tượng khi ta gò vào tên của chúng. Chọn thuộc tính hay phương thức cần thao tác và nhấn phím Tab hoặc Space để đưa nó vào chương trình. Để sử dụng khả năng này, đánh dấu kiểm chọn Auto List Members trong mục Code Settings trong hộp thoại Options.

2.4. Các kiểu dữ liệu

Một kiểu dữ liệu sẽ xác định tập giá trị mà một biến thuộc kiểu đó có thể nhận. Trong Visual Basic 6.0 dùng kiểu dữ liệu Variant như kiểu dữ liệu mặc định. Khi dùng kiểu Variant ta không phải chuyển đổi giữa các kiểu dữ liệu, Visual Basic 6.0 tự động làm việc đó. Ngoài ra, một số kiểu dữ liệu khác cho phép tối ưu hoá về tốc độ và kích cỡ chương trình, đó là:

2.4.1. Kiểu số


Kiểu dữ

liệu

Kích

thước

Phạm vi

Byte

1 byte

0 đến 255

Integer

2 byte

-32768 đến 32767

Long

4 byte

-2147483648 đến 2147483647

Single

4 byte

-3.402823 E38 đến -1.401298 E-45

1.401298 E-45 đến 3.402823 E38

8 byte

-1.79769313486231 E308 đến



-4.94065645841247 E-324



4.94065645841247 E-324 đến



1.79769313486232 E308

Currency

8 byte

-922337203685477.5808 đến 922337203685477.5807

Decimal

14 byte

Có thể lưu số nguyên hay số thực

Double


2.4.2. Kiểu ngày giờ (Date)

Kiểu Date có kích thước 8 byte. Hằng giá trị kiểu Date phải được đặt trong hai dấu thăng “#”.

Ví dụ:

Ngay = #1/1/2006#

Khi các kiểu dữ liệu khác được chuyển sang kiểu Date, giá trị đứng trước dấu chấm là ngày, giá trị đứng sau dấu chấm là giờ. Nửa đêm là 0, giữa ngày là 0.5. Dấu âm thể hiện ngày trước 30/12/1999.

2.4.3. Kiểu lô-gic (Boolean)

Kiểu dữ liệu Boolean có phạm vi là 2 giá trị True (đúng) và False (sai). Giá trị mặc định của kiểu Boolean là False.

2.4.4. Kiểu đối tượng (Object)

Kiểu Object chứa một địa chỉ 4 byte trỏ đến đối tượng trong ứng dụng hiện hành hoặc các ứng dụng khác. Dùng lệnh Set để chỉ ra đối tượng thực sự.

Ví dụ:

Set objDb = OpenDatabase(“c:VB6Biblio.mdb”)


2.4.5. Kiểu tổng quát (Variant)

Đây là kiểu dữ liệu mặc định của Visual Basic 6.0. Kiểu Variant có thể chứa mọi loại dữ liệu. Giá trị mặc định của biến kiểu Variant là Empty. Empy là một giá trị đặc biệt không phải là 0, không phải xâu rỗng (“”), không phải giá trị Null. Khi một biến chứa giá trị Empty, ta có thể dùng nó trong biểu thức.

2.5. Biến

Biến dùng để chứa dữ liệu tạm thời cho tính toán, so sánh và các hoạt động khác.

Ta dùng toán tử gán (=) để tính toán và chứa giá trị vào biến.

2.5.1. Khai báo biến

a) Khai báo biến bằng từ khoá Dim và As

Để khai báo biến thì chúng ta phải đặt tên biến và kiểu dữ liệu của biến.

Cú pháp khai báo biến bằng từ khoá Dim và As như sau: Dim <biến> As <kiểu dữ liệu>

Ví dụ:

Dim n As Integer „Khai báo biến có tên n và có kiểu số nguyên Dim xau As String „Khai báo biến có tên xau và có kiểu String

b) Khai báo biến bằng tiếp vĩ ngữ

Khi khai báo biến thì chúng ta phải khai báo kiểu cho nó, ngôn ngữ Visual Basic có dùng các tiếp vĩ ngữ như $, &, #, @, !, … để cho biết biến đó có kiểu gì. Bảng tiếp vĩ ngữ:

Tiếp vĩ ngữ

Kiểu dữ liệu

$

String

&

Long

%

Integer

!

Single

#

Double

@

Currency

Ví dụ:

Dim x!, n%, i%, s$

Dòng khai báo trên tương đương với dòng khai báo sau: Dim x As Single, n As Integer, i As Integer, s As String

Chúng ta có thể không cần định nghĩa kiểu dữ liệu của biến khi khai báo, lúc đó biến này sẽ được gán kiểu Variant.

Ví dụ:

Dim x,y,z As Integer

Biến x và biến y sẽ có kiểu Variant, biến z có kiểu Integer.


2.5.2. Phạm vi sử dụng của biến

Biến có thể được khai báo bên trong một thủ tục (Sub) hoặc hàm (Function), biến này được gọi là biến cấp độ thủ tục.

Biến cũng có thể được khai báo ở phần đầu của mỗi module, trong phần khai báo General, biến này được gọi là biến cấp độ mô-đun.

Biến cấp độ mô-đun

Biến cấp độ tmhôủ-tđụucn

Hình 2.2. Các vị trí khai báo biến trong cửa sổ lệnh (Code)

Nếu biến được khai báo trong thủ tục hoặc hàm thì biến đó chỉ có thể sử dụng trong thủ tục hoặc hàm đó.

Nếu biến được khai báo ở cấp độ mô-đun thì biến đó có thể được sử dụng trong tất cả các thủ tục hoặc hàm trong mô-đun đó. Nhưng với các thủ tục hoặc hàm trong cùng một dự án (Project) mà khác mô-đun thì biến đó không có tác dụng. Để cho biến khai báo trong phần khai báo chung của mô-đun có thể sử dụng được trong toàn bộ Project thì khi khai báo biến đó, chúng ta phải thay thế từ khoá Dim bằng từ khoá Public.

Ví dụ:

Public HoTen As String

Từ khoá Public

Chúng ta có thể dùng từ khoá Public để khai báo một biến Public cấp độ mô-đun.

Cú pháp:

Public <biến> [ As <kiểu dữ liệu> ]

Một biến Public có thể được dùng trong mọi thủ tục hoặc hàm của project.

Nếu một biến Public được khai báo trong một Standard Module hay Class Module thì nó sẽ có tác dụng trong mọi Project mà có tham khảo đến Project chứa biến Public này.

Từ khoá Private

Chúng ta có thể dùng từ khoá Private để khai báo biến Private cấp độ mô-đun.

Cú pháp:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022