Lao động nữ ở nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 15


định của pháp luật. theo quy định của Luật đất đai năm 1993 và Nghị định 64/CP năm 1993 của Chính phủ ban hành bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, các hộ gia đình và các cá nhân, không phân biệt nam nữ, được nhận đất ổn định lâu dài để sản xuất khi có một trong các điều kiện là nhân khẩu thường trú, người đang đi học - đi nghĩa vụ quân sự hoặc người sống bằng nghề nông. Về đất ở có quy định bổ sung cho các số chị em phụ nữ tuổi trên 30 nhỡ thì quá lứa muốn ra ở riêng cũng được cấp đất riêng. Theo thống kê chưa đầy đủ, đến cuối năm 1997 có trên 7 triệu hộ gia đình ở nông thôn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trên 4 triệu hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Phần lớn các giấy này do cả vợ và chồng đứng tên hoặc do người chồng đứng tên với sự thoả thuận trước đó của người vợ với tư cách người chủ sử dụng đất hoặc sở hữu nhà ở. Có 12,7% phụ nữ đứng tên các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc sở hữu nhà với tư cách là các chủ hộ gia đình, thường là độc thân hoặc goá chồng. Trong quá trình giao đất ở nông thôn Việt Nam vừa qua, người phụ nữ cũng được xem xét bình đẳng như nam giới: được giao đất sử sụng lâu dài để làm nhà ở và sản xuất, được thực hiện đầy đủ cả 5 quyền trên diện tích đất được giao là quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và thừa kế. Tuy nhiên, thực tiễn còn một số vấn đề nảy sinh cần được các nhà làm chính sách nghiên cứu đưa ra hướng giải quyết. Thí dụ, nhiều phụ nữ khi đi lấy chồng không còn được gia đình bố mẹ đẻ cho sử dụng đất cũ và cũng không được nhà chồng giao đất mới. Phụ nữ thường ít được hưởng đất thổ cư của cha mẹ để lại do tư tưởng trọng nam khinh nữ và phong tục tập quán lâu đời của các gia đình, họ tộc Việt Nam.

Chính sách tín dụng.

Điều 376 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định: “Tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể bảo lãnh bằng tín chấp cho cá nhân và hộ gia đình vay một khoản tiền nhỏ


tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ”. Theo tinh thần này thì Hội phụ nữ có quyền bảo lãnh bằng tín chấp cho phụ nữ vay một khoản tiền nhỏ tại ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Phụ nữ nông thôn được hưởng chính sách tín dụng chung của nhà nước quy định cho nông dân vay không cần thế chấp với số tiền 1 triệu đồng với cơ chế cho vay thông qua các tổ phụ nữ tiết kiệm, tổ tương trợ của nhân dân theo tinh thần Nghị định 14-CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ. Hiện có khoảng 50% phụ nữ nông thôn đã được vay tín dụng với mức lãi suất thấp. Các hộ nghèo và hộ do phụ nữ làm chủ hộ được Nhà nước ưu tiên cho vay từ ngân hàng phục vụ người nghèo và quỹ hỗ trợ nông dân đồng thời được hướng dẫn kỹ thuật và cách thức sản xuất. Với phong trào “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, Hội phụ nữ đã quyên góp được 70 tỷ VNĐ cho 26 vạn phụ nữ nghèo vay làm vốn sản xuất. Trong 5 năm từ 1992 đến 1997, Hội phụ nữ được Nhà nước phân bổ 23 tỷ VNĐ từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, đã tạo thêm 14 vạn chỗ làm cho phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ nông thôn vẫn có nhu cầu được đáp ứng nhiều hơn nữa về tín dụng, và đặc biệt là hỗ trợ về công nghệ và thị trường để sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Ảnh hưởng của một số chính sách kinh tế - xã hội khác đối với phụ nữ

Đổi mới là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước và đang được tiếp tục thực hiện. Trong lĩnh vực kinh tế, đổi mới được thể hiện ở các chính sách kinh tế: chính sách đầu tư, chính sách khoa học-công nghệ, chính sách giáo dục-đào tạo, chính sách giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân, các chính sách về lao động và việc làm, chính sách xoá đói giảm nghèo... Những năm qua, các chính sách kinh tế - xã hội đó đã góp phần nâng cao địa vị của người phụ nữ trong gia đình, đặc biệt là việc tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh trong gia đình và địa vị của người phụ nữ trong xã hội.


Một trong những đặc điểm của các chính sách kinh tế là không phải lúc nào cũng nêu trực tiếp đối tượng cụ thể của chính sách. Vấn đề giới, phụ nữ cũng không được đặt ra với quan niệm cho rằng chính sách kinh tế là của chung cho mọi đối tượng, nam cũng như nữ. Ngoài ra, không ít các nhà hoạch định chính sách cho rằng phụ nữ và giới là vấn đề xã hội, nằm ngoài phạm vi quan tâm của các chính sách kinh tế. Các số liệu và sự kiện đã nêu chứng tỏ chính sách kinh tế có tác động to lớn đối với phụ nữ như thế nào, đặc biệt trên những lĩnh vực như việc làm, vốn, thu nhập... Con người mà chính sách hướng tới chưa ở đâu và bao giờ lại là con người “chung chung” mà ngược lại, luôn luôn có những đặc điểm cụ thể về giới, dân tộc, học vấn, địa vị xã hội... Một chính sách có khả năng đi vào cuộc sống nhanh nhất là một chính sách đáp ứng tốt nhất những nhu cầu cụ thể và thiết thực của các nhóm đối tượng đặt ra. Điều đó giải thích vì sao các chính sách kinh tế cần quan tâm đến vấn đề xã hội, trong đó có khía cạnh giới mà mỗi chính sách kinh tế khi ban hành cần cân nhắc đầy đủ đến những tác động khác nhau có thể tạo ra cho phụ nữ và nam giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Trong những năm qua, quá trình chia ruộng đất diễn ra ở nhiều địa phương nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong việc phân hạng điền, đo đạc, bắt thăm... cho thấy một số biểu hiện phân biệt đối xử đối với phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân. Số ruộng họ được nhận thường rơi vào những vùng không đủ nước, bạc màu, xa làng... Đặc biệt hiện nay, ở một nơi tại miền Bắc, có một bộ phân nông dân chỉ được cấp một phần ruộng theo quy định do còn nợ cũ với hợp tác xã. Tỷ lệ ruộng bị rút trong tổng số diện tích ruộng đất được giao cho hộ lên tới 44% ở Nam Hà, 40% ở Hoà Bình, 35% ở Hà Bắc. Đáng chú ý là trong số những hộ bị rút ruộng có nhiều nữ chủ hộ. Phần lớn họ là phụ nữ nghèo, đơn thân, cao tuổi, sức khoẻ yếu.

Điều này cho thấy việc thực hiện chính sách trên thực tế không hoàn toàn như trên văn bản. Sự bình đẳng giới có thể bị vi phạm bởi tác động của nhiều yếu tố.

Lao động nữ ở nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 15


Việc hoạch định các chính sách kinh tế do vậy cần được tiến hành với nhận thức cao hơn về quyền lợi của phụ nữ để hạn chế tối đa các kẽ hở cho các hiện tượng lợi dụng chính sách, vi phạm nguyên tắc công bằng giới.

Đại hội Đảng lần thứ IX - lần đầu tiên trong lịch sử các đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam - đã đưa vào Văn kiện đại hội thuật ngữ giới. Khi đề cập đến vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân: “Đối với phụ nữ, thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ chế chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp, các ngành; chăm sóc và bảo vệc bà mẹ và trẻ em; tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức người Mẹ, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc [22, tr. 126]

Tư tưởng về bình đẳng giới, một lần nữa lại được Đảng ta khẳng định trong quan điểm phát triển “Thiết thực chăm lo sự bình đẳng giới, sự tiến bộ của phụ nữ” [22, tr. 163].


KẾT LUẬN


Từ những nghiên cứu đã được trình bày trên đây, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, đa số các nước đang phát triển là các nước nông nghiệp. Ở các nước này, phụ nữ nông thôn có vai trò rất to lớn trong các hoạt động kinh tế-xã hội, trong việc sinh sản, nuôi dưỡng và giáo dục các thế hệ tương lai... Tuy nhiên, do những định kiến xã hội, do sức khoẻ thể lực kém, học vấn tay nghề thấp... nhiều tiềm năng của phụ nữ nông thôn chưa được khai thác, phát huy. Đây là một trong những nguyên nhân làm chậm, thậm chí kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước đang phát triển. Bởi vậy, khai thác và phát huy tiềm năng của phụ nữ nông thôn là vấn đề cấp thiết đối với các nước này.

Thứ hai, phụ nữ nông thôn Việt Nam có những đặc trưng của phụ nữ nông thôn các nước đang phát triển, đồng thời còn có những đặc điểm riêng do những điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội quy định. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến lao động nữ nông thôn Việt Nam. Qúa trình đổi mới đã tác động mạnh mẽ, tạo điều kiện phát triển phụ nữ và lao động nữ nông thôn. Tuy nhiên, trên thực tế, sự phát triển lao động nữ ở nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn; còn nhiều tiềm năng của lao động nữ nông thôn chưa được khai thác, phát huy. Nguyên nhân có nhiều, trong đó các chính sách kinh tế-xã hội có vị trí đặc biệt quan trọng.

Thứ ba, phát triển lao động nữ ở nông thôn là một nội dung phát triển con người, là điều kiện thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn. Phát triển lao động nữ ở nông thôn không chỉ là công việc của riêng phụ nữ, mà là công việc của toàn xã hội. Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp này. Các chính sách kinh tế-xã hội của nhà nước đều trực tiếp hoặc gián


tiếp tác động đến sự nghiệp phát triển phụ nữ nói chung, lao động nữ ở nông thôn nói riêng. Do đó, mỗi chính sách cần phải cân nhắc những tác động về giới. Thứ tư, phát triển lao động nữ ở nông thôn chính là phải nâng cao năng lực cho phụ nữ bằng việc nâng cao học vấn và chuyên môn kỹ thuật, nâng cao sức khoẻ (bao gồm cả sức khoẻ sinh sản), thể lực cho phụ nữ nông thôn. Phát triển lao động nữ ở nông thôn còn là phải phát huy năng lực của phụ nữ nông thôn.


*

* *


Sự nghiệp của Đảng cộng sản Việt Nam là sự nghiệp giải phóng và phát triển con người. Những thành tựu của qúa trình đổi mới đã tạo ra những tiền đề cực kỳ quan trọng thực hiện sứ mệnh đó. Chính vì vậy, có thể nói rằng chưa bao giờ phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ nông thôn nói riêng lại có điều kiện thuận lợi để phát triển như ngày nay. Vấn đề còn lại chính là bản thân phụ nữ phải khai thác tận dụng được những cơ hội đó để phát triển. Với những truyền thống rất tốt đẹp, với những khả năng và điều kiện hiện tại, chúng ta có đủ cơ sở để tin tưởng rằng phụ nữ nông thôn đủ sức vượt qua những thách thức, phát triển chính mình, thực hiện được trách nhiệm đối với đất nước và dân tộc.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Action Aid Việt Nam (1999), Hà tĩnh - Báo cáo đánh giá về nghèo khó với sự tham gia của cộng đồng, Hà nội

2. Trần Thị Vân Anh - Lê Ngọc Hùng (1996), Phụ nữ, Giới và Phát triển, NXB Phụ nữ, Hà Nội

3. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2000), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999, Kết quả điều tra mẫu, NXB Thế giới, Hà nội

4. Báo Nhân dân (7/3/95), Vấn đề đặt ra từ những hộ nông dân ít và không có ruộng đất sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long

5. Báo Nhân Dân (8/12/2001), Thông tin về công nghệ và tiến bộ kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

6. Báo Nhân dân (27/10/2002), Chị Bình chăn nuôi giỏi

7. Báo Phụ nữ Tp Hồ Chí Minh, số 70 ngày 12-9-1998

8. Melanie Beresford (1994), Ảnh hưởng của cải cách kinh tế vĩ mô đối với phụ nữ ở Việt Nam, Hà nội

9. Đỗ Thị Bình (chủ biên) (1997), Những vấn đề chính sách xã hội với phụ nữ nông thôn trong giai đoạn hiện nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

10.Bộ lao động - thương binh và xã hội (2002), Niên giám thống kê Lao động - thương binh và xã hội 2001, NXB Lao động xã hội, Hà nội

11.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1998), Các ngành nghề nông thôn Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

12.Nguyễn Văn Bích-Chu Tiến Quang (chủ biên) (1999), Phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà nội


13.Robert Chambers (1991), Phát triển nông thôn: Hãy bắt đầu từ những người cùng khổ, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà nội

14.Chương trình phát triển của Liên hợp quốc - Tổng cục thống kê (2001), Mức sống trong thời kỳ kinh tế bùng nổ - Việt Nam, NXB Thống kê, Hà nội

15.Chương trình phát triển của Liên hợp quốc, MPI/DSI (2001), Việt Nam hướng tới 2010, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

16.Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (2000), Báo cáo phát triển con người 1999, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17.Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (2001), Báo cáo phát triển con người 2001, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.

18.Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Báo cáo quốc gia lần thứ hai về tình hình thực hiện công ước Liên hiệp quốc xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), NXB Phụ nữ, Hà nội

19.Cục chế biến nông-lâm sản và ngành nghề nông thôn (1997), “Một số kết quả ban đầu về điều tra ngành nghề nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 228 (5), tr. 50-59

20.Lê Đức Dục - Thanh Hà (1998), “Những ngôi làng vắng bóng đàn ông”, báo Tuổi trẻ thứ năm 23/7/1998

21.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 1) Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

22.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

23.Frank Ellis (1995), Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển, NXB Nông nghiệp, Hà nội

24.Neva Goodwin - Phạm Vũ Luận (chủ biên) (2002), Kinh tế vi mô trong nền kinh tế chuyển đổi, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2023