Kết Quả Nghiên Cứu Thực Tiễn Kỹ Năng Tổ Chức Sự Kiện Của Sinh Viên Ngành Du Lịch


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Thông qua tìm hiểu về đặc điểm hoạt động học tập tổ chức sự kiện của sinh viên ngành Du lịch định hình được phương thức chọn cỡ mẫu nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu nhằm thu được kết quả khả quan.

Quy trình tổ chức nghiên cứu của luận án triển khai theo ba giai đoạn: Nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn và tổ chức thực nghiệm.

Việc nghiên cứu được tổ chức theo một qui trình chặt chẽ và khoa học với sự phối hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: nghiên cứu tài liệu, điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn, trắc nghiệm, thực nghiệm, phương pháp xử lý số liệu ... Các phương pháp nghiên cứu bổ sung, hỗ trợ nhau giúp cho kết quả nghiên cứu được đầy đủ, chính xác trên nhiều bình diện: từ nhận thức các tính chất và mức độ các kỹ năng đến các biểu hiện của kỹ năng tổ chức sự kiện trong hành vi trong hoạt động thực tiễn; từ góc độ biểu hiện cá nhân đến những biểu hiện mang tính tổng thể, khái quát; từ khảo sát thực trạng đến kiểm nghiệm thực tiễn.

Các số liệu, thông tin trong đề tài được xử lý và phân tích từ nhiều góc độ với kỹ thuật đa chiều cho những kết quả đảm bảo độ tin cậy và khoa học. Dựa trên những kết quả khảo sát định lượng có tính chính xác cao, tác giả có căn cứ để khẳng định và chứng minh các luận điểm nghiên cứu và tìm được các các yếu tố tác động và đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao kỹ năng tổ chức sự kiện cho sinh viên ngành Du lịch.


Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN KỸ NĂNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN CỦA SINH VIÊN NGÀNH DU LỊCH

3.1. Thực trạng kỹ năng tổ chức sự kiện của sinh viên ngành Du lịch

3.1.1. Đánh giá chung kỹ năng tổ chức sự kiện của sinh viên ngành Du lịch

Kỹ năng tổ chức sự kiện của sinh viên ngành Du lịch được đánh giá trên cơ sở tự đánh giá của sinh viên, bên cạnh đó còn xem xét đánh giá của giảng viên và đánh giá thông qua việc sinh viên giải bài tập tình huống.

3.1.1.1. Tự đánh giá về kỹ năng tổ chức sự kiện của sinh viên ngành Du lịch

Xem xét một cách tổng thể kỹ năng tổ chức sự kiện của sinh viên Hướng dẫn du lịch, chúng tôi thu được sô liệu ở bảng 3.1:

Bảng 3.1: Tự đánh giá kỹ năng tổ chức sự kiện của sinh viên ngành Du lịch



TT


Các nhóm kỹ năng

Kết quả đánh giá


ĐTB

chung


ĐLC


Trung vị

ĐTB xuất hiện nhiều nhất

1

Nghiên cứu đặc điểm tâm lý, nhu cầu, ý tưởng

của KDL

3,41

0,59

3,50

3,50

2

Xây dựng ý tưởng tổ chức sự kiện theo nhu

cầu của KDL

3,47

0,59

3,50

3,50

3

Lập kế hoạch theo ý tưởng tổ chức sự kiện

3,42

0,55

3,38

3,54

4

Tổ chức, quản lý các hoạt động trong quá trình

diễn ra sự kiện

3,49

0,56

3,55

3,44

5

Tổng kết, đánh giá quá trình tổ chức sự kiện

3,45

0,66

3,50

3,75

Kỹ năng tổ chức sự kiện

3,44

0,59

3,44

3,50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.


Kết bảng 3.1 cho thấy, kỹ năng tổ chức sự kiện nói chung và các nhóm kỹ năng tổ chức sự kiện của sinh viên ngành Du lịch nói riêng đều chỉ đạt mức trung bình (ĐTB chung là 3,44). Sinh viên thực hiện có kết quả các hành động trong điều kiện có sự hỗ trợ của giảng viên nhưng vẫn có những sai sót. Các nhóm kỹ năng có mức độ không giống nhau. Nhóm kỹ năng có mức độ cao hơn các kỹ năng còn lại là kỹ năng quản lý các hoạt động trong quá trình diễn ra sự kiện (ĐTB 3,49 thứ bậc 1). Đặc biệt, các kỹ năng nghiên cứu đặc điểm tâm lý, nhu cầu và ý tưởng của KDL có mức độ thấp hơn cả (ĐTB 3,41 thứ bậc 5), tuy nhiên vẫn đạt ở mức thuần thục (trung bình). Nguyên nhân cơ bản dẫn tới kỹ năng này đạt mức thấp hơn trong các kỹ năng là do hoạt động đào tạo về tổ chức sự kiện trong nhà trường còn chưa chú trọng về vấn đề nghiên cứu tâm lý KDL, phần lớn trong giảng dạy, giảng viên chỉ nêu sẵn các dữ liệu về KDL. Mặt khác, khả năng tự nghiên cứu của sinh viên ngành Du lịch còn hạn chế, nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của kỹ năng này. Điều này dẫn tới sinh viên không chú trọng tới mục đích nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu để nhận biết tốt nhất đặc điểm tâm lý vùng miền, tính cách của KDL. Những vấn đề sinh viên ngành Du lịch quan tâm trong tổ chức sự kiện là những vấn đề mang tính ứng dụng, giải quyết các công việc cụ thể của hoạt động tổ chức sự kiện như chuẩn bị kịch bản, các thiết bị, phương tiện để dùng trong sự kiện mà chưa ý thức được tầm quan trọng của các nhóm kỹ năng tìm hiểu về tâm lý KDL để tập trung rèn luyện. Bên cạnh đó, bản thân giảng viên dạy tổ chức sự kiện cũng chưa tập trung và dành nhiều thời gian hướng dẫn cho sinh viên hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu về tính cách và những nhu cầu KDL cũng như việc xây dựng ý tưởng tổ chức sự kiện trên cơ sở những nhu cầu ấy. Qua đó, có thể nhận thấy cần chú trọng nhóm kỹ năng nghiên cứu đặc điểm tâm lý, nhu cầu và ý tưởng của KDL trong đòa tạo, giúp cho giảng viên và sinh viên có được các định hướng và cơ sở để nghiên cứu và rèn luyện.

Nhóm kỹ năng nghiên cứu đặc điểm tâm lý, nhu cầu, ý tưởng của KDL rất quan trọng và có ảnh hưởng đến mức độ đạt được của các nhóm kỹ năng khác. Nhóm kỹ


năng này còn thấp là do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản là sinh viên chưa được va chạm với thực tế với KDL cụ thể, đồng thời còn thiếu kiến thức về tâm lý lứa tuổi và nghề nghiệp cũng như hiểu biết về bản sắc văn hóa của KDL.

Trong các nhóm kỹ năng tổ chức sự kiện, nhóm kỹ năng tổng kết đánh giá được đánh giá ở vị trí trung bình so với các kỹ năng còn lại (ĐTB = 3,45). Sở dĩ vậy vì sinh viên được học tập và rèn luyện về cách viết, đánh giá các vấn đề của sự kiện nhưng chưa có sự chủ động, linh hoạt, chưa bao quát được các khoản chi phí của sự kiện. Bên cạnh đó, nhóm kỹ năng này của sinh viên chưa cao là do ý thức của họ chưa đúng đắn về tầm quan trọng của các phần công việc trong quá trình học tập tổ chức sự kiện.

Mối tương quan các nhóm kỹ năng tổ chức sự kiện của sinh viên ngành Du lịch

Xem xét mối tương quan giữa các nhóm kỹ năng tổ chức sự kiện, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.2:

Bảng 3.2: Tương quan giữa các 5 nhóm kỹ năng thành phần trong kỹ năng tổ chức sự kiện của sinh viên ngành Du lịch


Các nhóm kỹ năng


Các nhóm kỹ năng

Nghiên cứu đặc điểm tâm lý, nhu cầu, ý tưởng của

KDL

Xây dựng ý tuong theo nhu cầu cua KDL

Lập kế hoạch tổ chức sự kiện

Quản lý các hoạt động

trong quá trình diễn ra

sự kiện

Tổng kết đánh giá quá trình thực hiện sự kiện.

Kỹ năng tổ chức sự kiện

Nghiên cứu đặc điểm tâm lý, nhu cầu, ý tưởng

của KDL


1






Xây dựng ý tuong theo

nhu cầu cua KDL

0,618**

1





Lập kế hoạch tổ chức sự

kiện

0,561**

0,573**

1




Tổ chức, quản lý các

hoạt động trong quá trình diễn ra sự kiện


0,517**


0,541**


0,655**


1



Tổng kết đánh giá quá

trình thực hiện sự kiện.

0,410**

0,490**

0,553**

0,596**

1


Kỹ năng tổ chức sự kiện

0,769**

0,797**

0,830**

0,828**

0,777**

1


Kết quả bảng 3.2 cho thấy, các kỹ năng thành phần đều có mối tương quan thuận, khá chặt chẽ với nhau. Kỹ năng nghiên cứu đặc điểm tâm lý, nhu cầu và ý tưởng của KDL có mối tương quan với các kỹ năng còn lại với hệ số tương quan như sau: kỹ năng lên ý tưởng theo nhu cầu của KDL là 0,618; kỹ năng Lập kế hoạch là 0,561; kỹ năng Quản lý sự kiện là 0,517; kỹ năng Tổng kết đánh giá là 0,41. Kỹ năng nghiên cứu nhu cầu, ý tưởng và điều kiện của KDL có ý nghĩa quan trọng, xác định được các nội dung cần nghiên cứu của KDL sẽ giúp sinh viên hiểu được cơ bản các định hướng thực hiện sự kiện. Kỹ năng này thực hiện mang lại kết quả tốt sẽ giúp sinh viên xây dựng được ý tưởng tổ chức sự kiện, đồng thời xây dựng được chủ đề sự kiện cũng như các kịch bản tổ chức sự kiện phù hợp với ý tưởng và nhu cầu của KDL. Các kết quả đánh giá của sinh viên thể hiện rõ điều đó. T.T.T.H (sinh viên năm 2, Đại học Công nghiệp Hà Nội) có kỹ năng nghiên cứu nhu cầu, điều kiện và ý tưởng của KDL ở mức độ khá (ĐTB = 3,71), các kỹ năng khác cũng ở mức độ tương đương như: kỹ năng xây dựng ý tưởng ĐTB là 3,42; kỹ năng lập kế hoạch ĐTB là 3,86; kỹ năng Tổ chức, quản lý ĐTB là 3,23; kỹ năng tổng kết, đánh giá ĐTB là 3,32. N.T.A (sinh viên năm 4 ĐH CNHN) có kỹ năng nghiên cứu nhu cầu của KDL ở mức độ yếu (ĐTB = 2,35) và các kỹ năng khác cũng ở mức tương đươngnhư: kỹ năng xây dựng ý tưởng ĐTB là 2,62; kỹ năng lập kế hoạch ĐTB là 3,01; kỹ năng Tổ chức, quản lý ĐTB là 2,47; kỹ năng tổng kết, đánh giá ĐTB là 2,55. Xem xét cụ thể các mối tương quan giữa các nhóm kỹ năng có thể nhận thấy như sau: kỹ năng nghiên cứu nhu cầu, điều kiện và ý tưởng của KDL có mối tương quan thuận, rất chặt chẽ với kỹ năng xây dựng ý tưởng theo NC cua KDL. Nhận thức đúng đắn về mục đích, các đặc điểm tâm lý cũng như nhũng mong muốn của KDK sẽ giúp nắm bắt, hình dung được bức tranh tổng thể về những dự định của KDL khi đặt hàng về tổ chức sự kiện. Đó sẽ là cơ sở quan trọng để sinh viên xây dựng nên ý tưởng tổ chức sự kiện theo ý tưởng mà nhóm tổ chức sự kiện đưa ra nhằm đáp ứng tốt nhất những mong muốn của KDL. Đồng thới sinh viên cũng xác định được những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài; hình dung một cách đầy đủ, rõ ràng nhóm và bản


thân phải làm gì và làm như thế nào để đưa ra được kịch bản tốt nhất để KDL lựa chọn. Nếu sinh viên không nhận thức đúng đắn các các vấn đề ở KDL, họ sẽ khó đạt được hiệu quả làm việc ở bước xây dựng ý tưởng tổ chức sự kiện và ngược lại, khi xây dựng ý tưởng tổ chức sự kiện thì sinh viên sẽ nhận thức rõ hơn về ý tưởng, nhu cầu ban đầu của KDL cũng như sự phù hợp các kịch bản mà bản thân đã suy nghĩ và thực hiện. Việc thực hiện tốt kỹ năng nghiên cứu nhu cầu, ý tưởng tổ chức sự kiện của KDL cũng thể hiện khả năng, trình độ nhận thức của cá nhân về quá trình thực hiện và đánh giá các vấn đề cần thực hiện trong sự kiện.

Nhóm kỹ năng xây dựng ý tưởng theo nhu cầu của KDL có mối tương quan thuận, khá chặt chẽ. Một số kết quả trường hợp của sinh viên cho thấy điều đó. N.V.M (sinh viên năm 2 đại học Khoa học xã hội và nhân văn) có nhóm kỹ năng xây dựng ý tưởng theo nhu cầu cua KDL ở mức độ trung bình (ĐTB = 2,89) thì các kỹ năng khác cũng ở mức độ như vậy (ĐTB của kỹ năng nghiên cứu nhu cầu, ý tưởng của KDL là 3,21, kỹ năng Lập kế hoạch 3,04; kỹ năng Tổ chức, quản lý sự kiện 3,10; kỹ năng Tổng kết đánh giá 2,78. Kết quả phân tích cho thấy, kỹ năng kết cấu có mối tương quan thuận, khá chặt chẽ và mang tính cơ bản với các kỹ năng còn lại. Khi sinh viên đã xây dựng được ý tưởng tổ chức sự kiện thì đồng nghĩa với việc họ cần phải xác định những dữ kiện nào ở KDL để có thể xây dựng ý tưởng phù hợp. Đồng thời, xây dựng được kế hoạch tổ chức sự kiện cũng phụ thuộc nhiều vào ý tưởng tổ chức sự kiện mà trước đó sinh viên đã lập nên. Ý tưởng tổ chức sự kiện cũng chi phối rất nhiều các mô hình kịch bản, các phương án tác nghiệp cũng như nhân lực thực hiện sự kiện. Ngoài ra, xây dựng ý tưởng sự kiện tốt sẽ tác động trực tiếp tới kỹ năng quản lý, điều hành các hoạt động sự kiện cũng như kỹ năng lập kế hoạch báo báo cáo tổng kết. Trường hợp của sinh viên Đ.T.H cho thấy, nhóm kỹ năng xây dựng ý tưởng theo nhu cầu của KDL ở mức trung bình (ĐTB = 3,06), thì ĐTB của các nhóm kỹ năng khác cũng ở mức độ trung bình: ĐTB của kỹ năng nghiên cứu nhu cầu, tâm lý KDL kết cấu là 3,17, kỹ năng


lập kế hoạch tổ chức sự kiện là 2,93, của kỹ năng tổ chức, quản lý các hoạt động của sự kiện là 2,85; kỹ năng tổng kết, đánh giá là 3,02).

Nhóm kỹ năng lập kế hoạch tổ chức sự kiện cũng có mối tương quan thuận, khá chặt chẽ với với các kỹ năng còn lại. Một số kết quả trường hợp của sinh viên cho thấy điều đó. Sinh viên N.T.H (năm 3, Viện đại học Mở) có ĐTB của nhóm kỹ năng lập kế hoạch tổ chức sự kiện là 3,17 ở mức độ trung bình. ĐTB của nhóm kỹ năng nghiên cứu nhu cầu KDL là 2,87 và ĐTB của nhóm kỹ năng xây dựng ý tưởng tổ chức sự kiện là 3,13, ĐTB của nhóm kỹ năng tổ chức, quản lý sự kiện là 2,84, ĐTB của nhóm kỹ năng tổng kết, đánh giá là 3,02 đều đạt ở mức trung bình. Nhóm kỹ năng lập kế hoạch tổ chức sự kiện có mối tương quan thuận, khá chặt chẽ với nhóm kỹ năng nghiên cứu nhu cầu, tâm lý KDL và kỹ năng xây dựng ý tưởng tổ chức sự kiện và tổ chức, quản lý sự kiện. Nếu lập kế hoạch tốt sẽ giúp cho việc tổ chức cũng như quản lý, giám sát sự kiện đạt hiệu quả cao. Lập kế hoạch tốt cũng giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn về những nhu cầu tổ chức sự kiện của KDL cũng như các ý tưởng tổ chức sự kiện mà bản thân đã xây dựng. Ngược lại, lập kế hoạch không tốt là nguyên nhân là do không nắm bắt được ý tưởng tổ chức sự kiện đã xây dựng trước đó.

Nhóm kỹ năng tổ chức, quản lý các hoạt động của sự kiện và nhóm kỹ năng tổng kết đánh giá quá trình tổ chức sự kiện cũng có mối tương quan thuận, tương đối chặt chẽ với với các kỹ năng còn lại Tổng kết, đánh giá phải dựa vào mức độ thành công của các ý tưởng ban đầu đã đặt ra so với kết quả đạt được. Tổng kết, đánh giá cũng dựa trên những kế hoạch và những kết quả sinh viên đã thực hiện được trong quá trình tổ chức sự kiện, đồng thời sinh viên đánh giá và rèn luyện phù hợp hơn với kết quả mong đợi.

Kỹ năng tổ chức sự kiện của sinh viên ngành Du lịch là tổ hợp các kỹ năng thành phần có mối quan hệ chặt chẽ, toàn diện. Mối tương quan giữa các nhóm kỹ năng thành phần của kỹ năng tổ chức sự kiện thể hiện rõ ở sơ đồ sau:


Sơ đồ 3 1 Mối tương quan về mức độ của các kỹ năng thành phần của kỹ 1

Sơ đồ 3.1: Mối tương quan về mức độ của các kỹ năng thành phần của kỹ năng tổ chức sự kiện

Phân tích nêu trên cho thấy kỹ năng tổ chức sự kiện của sinh viên ngành Du lịch đạt ở mức trung bình. Các nhóm kỹ năng thành phần của kỹ năng tổ chức sự kiện có tương quan thuận, quan hệ chặt chẽ và quy định lẫn nhau. Như vậy, các kỹ năng được hình thành sẽ tạo điều kiện cho các kỹ năng khác hình thành, phát triển và ngược lại. sinh viên cần ý thức được tầm quan trọng của các nhóm kỹ năng, chú ý rèn luyện tất cả các kỹ năng, nghiên cứu mối liên hệ giữa các kỹ năng để có thể thực hiện tốt kỹ năng tổ chức sự kiện, thỏa mãn tối đa nhu cầu của KDL.

3.1.1.2. Đánh giá của giảng viên về kỹ năng tổ chức sự kiện của sinh viên

Để tìm hiểu đánh giá của giảng viên về kỹ năng tổ chức sự kiện của sinh viên ngành Du lịch, chúng tôi đưa ra các nhóm kỹ năng tổ chức sự kiện và đề nghị giảng viên đánh giá các nhóm kỹ năng này của sinh viên. Kết quả thể hiện ở bảng 3.4:

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 24/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí