Giải Pháp Chung Nhằm Nâng Cao Kỹ Năng Tác Nghiệp Của Nhà Báo Về Ngân Hàng Trên Báo Điện Tử

thông tin của nhà báo và trách nhiệm, quyền hạn của CQNN phải cung cấp và trả lời thông tin của nhà báo, cũng như các hình thức xử lý vi phạm chưa được cụ thể, rò ràng.

Thứ hai, một số các văn bản hiện hành mới thể hiện trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan QLNN và cho phép các cơ quan nào chủ động trong việc cung cấp thông tin cho báo chí, chứ chưa đề cập đến quyền được chủ động yêu cầu cung cấp thông tin của báo giới nói riêng, cũng như của các tổ chức xã hội hay của công chúng nói chung. Điều này cho thấy lượng thông tin đến với công chúng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nguồn tin cung cấp.

Thứ ba, chưa có văn bản nào quy định thể về phạm vi, ranh giới giữa loại thông tin phải được công bố công khai tới công chúng và loại thông tin cần phải được bảo mật theo quy định hoạt động nội bộ ngành. Điều này rất dễ làm cho các CQNN, các TCTD lạm dụng để đưa thông tin chưa nhất thiết cần bảo mật, nhưng vẫn quy định là thông tin mật, khiên cho nhà báo bị hạn chế về khối lượng khai thác và sử dụng thông tin. Theo đó, chất lượng thông tin phản ánh ra công luận cũng bị ảnh hưởng, khiếm khuyết.

Thứ tư, nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí được quy định trong Thông tư 48/2014/TT-NHNN của ngân hàng nhà nước mới chỉ nêu khái quát chung chung chứ chưa chỉ ra từng nội dung chi tiết, cụ thể được cung cấp như thế nào, chưa đề cập vấn đề cung cấp thông tin về các dịch vụ, hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là một trong những thông tin khá nhạy cảm nên đôi khi khiến một số nhà quản lý thông tin thường né tránh khi được phóng viên quan tâm đề cập tới.

Thứ năm, pháp luật chưa có quy định cụ thể về trình tự và thủ tục cung cấp thông tin, cũng như quy trình khai thác, tiếp cận thông tin nên vẫn có hiện tượng nhà báo bị gây khó khăn, phiền hà trong quá trình lấy tin. Do vậy, việc kiện toàn hệ thống văn bản pháp luật về cung cấp và tiếp cận thông tin cho xã hội nói chung và nhà báo nói riêng là việc hết sức cần thiết.

3.1.2. Công tác quản lý của ngành tài chính ngân hàng

Mặc dù các văn bản đã quy định về việc cung cấp thông tin cho nhà báo, nhưng trên thực tế công tác quản lý của ngành TCNN tại một số khâu chưa được

thực hiện một cách triệt để. Trong khi thông tin liên quan đến tín dụng hoặc khía cạnh nợ xấu của ngân hàng thì rất nhiều, đa dạng và chịu sự quản lý của nhiều bộ, ngành nên cũng ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin cũng như kỹ năng tác nghiệp của nhà báo. Do vậy, đối với các nhà cung cấp thông tin tài chính liên quan đến ngân hàng cần lưu ý một vài điểm như:

Thứ nhất, mặc dù đã nhiều văn bản hiện hành quy định về quyền được khai thác thông tin của nhà báo đối với lĩnh vực TTKT, TCNN, nhưng thực tế các CQNN chưa thực hiện các quy định trên một cách nghiêm túc. Đa phần nhà báo chỉ mới tiếp cận thông tin ngân hàng một cách thụ động khi cơ quan chức năng, người có thẩm quyền phát ngôn cung cấp theo nội dung, thời gian và địa điểm được ấn định theo bên cung cấp thông tin quyết định. Bên cạnh đó, các thông tin trong phạm vi ngân hàng thuộc lĩnh vực kiểm soát khá chặt chẽ của cơ quan QLNN, điều này hạn chế rất nhiều đến việc chủ động khai thác và mở rộng thông tin cũng như việc hạn chế kỹ năng tác nghiệp của nhà báo.

Thứ hai, thông tin được cung cấp bằng hình thức trả lời phỏng vấn trực tiếp và cung cấp gián tiếp bằng văn bản nhiều khi có sự sai lệch nhất định về nội dung thông tin, đặc biệt là sự không đồng nhất về mặt số liệu, gây khó khăn cho nhà báo trong quá trình tác nghiệp, cũng như kỹ năng xử lý tình huống đối với nhà báo, nhất là lực lượng nhà báo trẻ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Thứ ba, việc tổ chức cung cấp thông tin và khai thác thông tin được diễn ra với sự có mặt của giữa đại diện nhà quản lý thông tin và nhà báo chứ chưa có đối tượng giám định quá trình trao đổi thông tin này. Bởi trong khá nhiều trường hợp, sau khi nhà quản lý thông tin cung cấp nội dung thông tin cho báo chí, vì một vài lý do khách quan nào đó mà thông tin được phản ánh không đúng với chú ý của nhà quản lý và đã xảy ra vấn đề mâu thuẫn, gây tranh cãi giữa hai bên. Trong tình huống này nếu có đối tượng giám định quá trình trao đổi thông tin thì chắc chắn vấn đề sẽ được khắc phục.

Thứ tư, mặc dù trong các văn bản pháp luật có quy định rò về nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí, tuy nhiên một số cơ quan chức năng chưa thực hiện

Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay - 12

nghiêm túc, vẫn còn tình trạng cung cấp thông tin mang tính hình thức, quanh co, đối phó, không cung cấp hoặc không thể cung cấp thông tin đầy đủ trong một lần mà kéo dài làm nhiều lần. Sự chậm trễ, thiếu chủ động khi cung cấp thông tin của cơ quan QLNN gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến quá trình tác nghiệp của nhà báo. Trong một số vụ việc nhạy cảm, khi công chúng không được tiếp nhận những thông tin chính thống mà chỉ nắm bắt thông tin thất thiệt từ các nguồn không chính thống khác, đặc biệt đối với thông tin trong một ngân hàng nào đó sẽ gây ra những hệ luỵ khó lường, ảnh hưởng đến vấn đề an ninh kinh tế…

3.1.3. Vấn đề tác nghiệp của nhà báo

Nhìn chung, kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng, hiện nay đã có nhiều điểm sáng, tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một vài hạn chế như:

Thứ nhất, thực tế nghiên cứu các văn bản quy định pháp luật, cũng như các văn bản quy định hoạt động trong lĩnh vực thông tin kinh tế, TCNH, đặc biệt là thông tin về ngân hàng với một số bộ phận nhà báo còn thiếu và yếu, đôi khi vẫn còn tình trạng thông tin chưa đúng với tôn chỉ mục đích, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn tiền tệ và an ninh kinh tế, không phù hợp với lợi ích quốc gia.

Thứ hai, năng lực tiếp cận thông tin cũng như khả năng cạnh tranh thông tin của một số nhà báo còn hạn chế dẫn đến tình trạng đưa tin vênh nhau về số liệu của ngân hàng giữa các báo cáo tại cùng một thời điểm. Điều này có thể do quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin của nhà báo chưa chuẩn xác hoặc do nhà báo lười tiếp xúc thực tế mà chỉ ngồi một chỗ rồi đạo lại tin bài của các báo khác. Một số trường hợp khác do nhà cung cấp thông tin không mang tính phân tích, hoàn toàn là số liệu báo cáo đơn thuần dẫn đến tình trạng lúng túng khi tác nghiệp. Khả năng tiếp cận thông tin của một số nhà báo trong một vài sự kiện còn chậm hơn so với tình hình diễn biến thực tế nên chưa thật sự phát huy được vai trò tiên phong, định hướng dư luận xã hội.

Thứ ba, một số nhà báo cư trú tâm xây dựng và duy trì mối quan hệ với bên cung cấp thông tin. Xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiết với nhà cung cấp

thông tin sẽ tạo được nhiều thuận lợi cho nhà báo khi khai thác nguồn tin. Ngược lại, nhà báo không gây được thiện cảm, không để lại hình ảnh tốt đẹp hay uy tín với nhà quản lý thông tin thì khó có thể khai thác được nguồn tin một cách triệt để. Khi nguồn cung cấp thông tin bị thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tác nghiệp, cũng như kỹ năng xử lý thông tin và truyền thông của nhà báo.

Thứ tư, thể loại bài phản ánh được bài viết quá nhiều, trong khi đó thiếu kỹ năng phân tích chuyên sâu, khả năng viết bài bình luận, lý lẽ phản biện. Để ngày càng hỗ trợ tốt hơn cho các nhà quản lý thông tin, nhà hoạch định chính sách, góp phần đưa cơ chế hoạt động thông tin ngân hàng, đặt biệt là các thông tin của ngân hàng càng sát với thực tế cuộc sống nhân dân thì rất cần những bài viết mang tính nghiên cứu lý luận, phân tích một cách khái quát theo từng giai đoạn. Ở đó có sự so sánh đối chiếu thông tin đa dạng, nhiều chiều, dẫn chứng cụ thể rò ràng và mang tính thuyết phục cao.

Thứ năm, tình trạng “xào bài”, “copy – paste” còn diễn ra khá phổ biến và ngày càng tinh vi, làm cho các cơ quan quản lý và bản thân các tờ báo gặp khó khăn rất nhiều trong cuộc chiến đảm bảo tính bản quyền cho tác phẩm báo chí. Hậu quả của tình trạng này, thông tin thiếu chính xác, sai sót cả về mặt chính tả và lỗi đánh máy, gây bức xúc trong công chúng, đặc biệt là những người hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Đôi khi do nóng vội chạy theo tiêu chí thông tin “nóng” mà bỏ qua khâu kiểm định độ chính xác của thông tin và duyệt tin, bài trước khi đăng tải.

Thứ sáu, chất lượng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ còn mang tính hình thức. Mặc dù đa số nhà báo đều thừa nhận được tạo điều kiện tham gia các chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành, song chất lượng bồi dưỡng chưa thực sự hiệu quả. Mô hình tổ chức và công tác quản lý, kiểm tra giám sát các khoá đào tạo này còn mang tính hình thức. Nhiều nhà báo cho rằng họ tác nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tế của bản thân. Điều này đôi khi mang tính chủ quan, không phản ánh được hết vấn đề tác động từ phía khách quan. Về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng nhà báo bị thiếu kỹ năng xử lý vấn đề phát sinh từ ngoại cảnh bên ngoài, tác động không nhỏ đến chất lượng bài viết. Do đó, cần phải tập trung phát triển đào

tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng tác nghiệp trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện và mọi tình huống…

3.2. Giải pháp chung nhằm nâng cao kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử

Những vấn đề liên quan gây ảnh hưởng đến kỹ năng tác nghiệp của nhà báo được nêu ở trên cho thấy cần phải xây dựng một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho nhà báo tác nghiệp trong lĩnh vực đời sống xã hội nói chung, cũng như trong hoạt động ngân hàng nói riêng.

3.2.1. Bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật

Để không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, nâng cao chất lượng hoạt động đối với vấn đề cung cấp và khai thác thông tin trong hoạt động báo chí hiện nay cần phải thực hiện một số giải pháp:

Thứ nhất, đề nghị Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Uỷ ban Dân tộc, Bộ Tài chính… tiếp tục rà soát các văn bản quy định về nghĩa vụ và quyền hạn của người cung cấp thông tin cho báo chí tại ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau; tránh chồng chéo, lồng ghép các quy định về hình thức công khai thông tin và cách thức cung cấp thông tin trong các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Kịp thời sửa đổi, bổ sung các văn bản nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ người làm báo áp dụng văn bản pháp luật vào hoạt động khai thác thông tin trong từng trường hợp, từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể.

Thứ hai, nhằm sớm đưa Luật Tiếp cận thông tin 2016 vào cuộc sống, để người dân chuyển từ tâm thế “thụ động” sang “chủ động” tiếp nhận thông tin, các cơ quan quản lý nhà nước cần phải chủ động công khai và cung cấp thông tin cho người dân khi có yêu cầu. Trong quá trình cung cấp thông tin, nhất là thông tin về ngân hàng, tuyệt đối không được cố ý cung cấp thông tin sai lệch, thông tin không đầy đủ, làm giả thông tin, hoặc trì hoãn việc cung cấp thông tin; tuyệt đối tránh gây thiệt hại về tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức… Hiện nay, hầu hết các văn bản hiện hành mới chỉ dừng lại ở việc quy định trách nhiệm của cơ quan QLNN về cung cấp thông tin và họ được quyền chủ động cung cấp thông tin cho báo chí chứ chưa

cho người dân hay tổ chức quyền được yêu cầu cơ quan QLNN cung cấp thông tin. Điều nay rất dễ làm cho cơ quan QLNN lạm dụng quyền hạn để bưng bít thông tin, do đó công chúng sẽ bị lúng túng, bị động và không kiểm soát được vấn đề, nhất là khi có tranh chấp xảy ra. Đặc biệt là đối với những vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn giữa các cơ quan, đơn vị nhà nước với bên liên quan đang trong quá trình giải quyết, chưa có kết luận chính thức.

Thứ ba, cần có văn bản pháp luật quy định cụ thể về ranh giới giữa loại thông tin phải được công bố công khai tới công chúng và loại thông tin cần phải được bảo mật theo quy định hoạt động nội bộ ngành ngân hàng. Tuy nhiên, để ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà báo tác nghiệp thì văn bản Luật cũng nên cho phép nhà báo được tiếp cận những thông tin thuộc diện bí mật, song có kèm theo điều kiện. Có như vậy mới đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đòi hỏi về cung cấp thông tin ngày càng cao của nhà báo nói riêng, cũng như của công chúng, xã hội nói chung.

Thứ tư, nên bổ sung nội dung phát ngôn cụ thể về ngân hàng vào Thông tư 48/2014/TT-NHNN của ngân hàng nhà nước quy định việc phát và cung cấp thông tin của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đây là vấn đề liên quan đến sức khoẻ của nền kinh tế, đến năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng, cho nên nhà báo cần bám chắc vào các quy định pháp luật và hết sức năng động mới có thể xây dựng và cho ra đời những bài viết chất lượng cao, góp phần vào công cuộc minh bạch hoá thông tin, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thứ năm, nên xây dựng hệ thống các tiêu chí quy định cụ thể về trình tự và thủ tục cung cấp thông tin, cũng như quy trình khai thác, tiếp nhận thông tin giữa nhà quản lý thông tin và đội ngũ những người làm báo, tránh tình trạng nhà báo bị gây khó khăn, phiền hà trong quá trình lấy tin, nhất là đối với phóng viên báo điện tử. Thực tế cho thấy, phóng viên các báo điện tử hiện nay có nhiều lợi thế về việc truyền tải thông tin, sức lan toả thông tin và sự tác động sâu rộng của thông tin trong xã hội. Tuy nhiên, việc phản ánh thông tin về ngân hàng, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại không ít hạn chế, thiếu sót. Bản thân quá trình tác nghiệp của nhà báo còn gặp khó khăn nhất định dù đã có quy chế phát ngôn và văn

bản pháp luật quy định về việc cung cấp thông tin cho báo chí.

3.2.2. Đẩy mạnh hoạt động cung cấp thông tin ngân hàng

Thứ nhất, cơ quan QLNN cần thực hiện triệt để các quy định về việc cung cấp thông tin cho nhà báo nói chung, đặc biệt là thông tin liên quan về ngân hàng nói riêng. Cơ quan QLNN phải kịp thời cung cấp thông tin khi có ý kiến phản ánh của công chúng và khi nhà báo có yêu cầu khai thác thông tin của giới báo chí (trừ nguồn tin thuộc phạm vi cần phải được giữ bí mật). Cơ quan QLNN tuyệt đối không được né tránh, cần phải nhìn thẳng vào vấn đề và cung cấp thông tin về ngân hàng một cách thật chất nhất. Người chịu trách nhiệm phát ngôn cho báo chí phải đồng thời có nghĩa vụ tiếp nhận, giải quyết mọi thắc mắc, phản ánh của công chúng và đòi hỏi làm rò vấn đề khi nhà báo yêu cầu.

Thứ hai, bên cạnh việc cung cấp thông tin thì bản thân các TCTD phải phối hợp với các bộ, ban, ngành tăng cường các bài viết tuyên truyền nêu cao vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo đảm giám sát các TCTD, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng…nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội. Đổng thời, thường xuyên thông tin cho báo chí việc chấp nhận các quy định của pháp luật, diễn biến về tiền tệ hoạt động ngân hàng và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Cung cấp các thông tin về kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về thực hiện các quy định của pháp luật về ngân hàng để cơ quan báo kịp thời tuyên truyền, góp phần nâng cao khả năng cảnh báo, phòng ngừa và xử lý rủi ro.

Thứ ba, tăng cường nguồn nhân lực để xây dựng kho dữ liệu chuyên biệt hoá thông tin về ngân hàng. Cần tăng cường hơn nữa việc tổ chức các chương trình toạ đàm, hội nghị, hội thảo, đẩy mạnh công tác truyền thông về ngân hàng. Thông tin các vấn đề liên quan đến ngân hàng cần phải được công khai minh bạch trên website, giúp nhà báo thuận tiện hơn trong quá trình khai thác thông tin. Đây được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu, tích cực giúp nhà báo có được nguồn tin chính thống, nhanh nhạy và kịp thời. Ở đó, vấn đề liên quan đến ngân hàng cần được nhìn nhận, đánh giá một cách xác đáng và cùng nhau bàn về giải pháp XLNX sao cho chất lượng, hiệu quả nhất. Việc công khai về những con số từ phía ngân

hàng phải được tiến hành đánh giá thường xuyên, liên tục. Có như vậy nhà báo, cũng như người dân mới được chủ động và dễ dàng hơn trong quá trình tiếp cận thông tin mà không phải yêu cầu các cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin.

Thứ tư, cần thống nhất giữa những nội dung được cung cấp qua hình thức phỏng vấn trực tiếp và nội dung thông tin được cung cấp gián tiếp bằng văn bản, tuyệt đối tránh hiện tượng sai lệch về số liệu, gây khó khăn, trở ngại cho quá trình tác nghiệp của nhà báo, cũng như kỹ xử lý vấn đề của nhà báo. Bên cạnh đó, cần thực hiện triệt để việc giám sát quá trình trao đổi thông tin giữa đại diện nhà quản lý thông tin và nhà báo. CQNN bố trí, cán bộ đầu mối phụ trách việc cung cấp thông tin về ngân hàng cho nhà báo cần phải là những người có năng lực thực sự nổi trội, vì trong quá trình cung cấp thông tin cho người cung cung cấp thông tin không chỉ đơn thuần cung cấp một chiều mà còn phải tiếp nhận và giải quyết mọi vấn đề phát sinh khi mà nhà báo đặt ra. Việc làm này giúp nhà báo được giải đáp mọi thắc mắc, làm rò vấn đề một cách nhanh chóng và kịp thời.

Cuối cùng, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu mang tiêu chuẩn an toàn cấp quốc gia về những chỉ số kinh tế liên quan đến ngân hàng và giao cho một bộ phận chuyên trách theo dòi, thống kê, cập nhật số liệu báo cáo và công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng quý theo quy định của pháp luật. Đây đồng thời cũng là đầu mối nhà báo có thể liên hệ trực tiếp để xác nhận thông tin mà không mất nhiều thời gian cho việc kiểm chứng, đối khớp với dữ liệu của người cung cấp nguồn tin. Ngoài ra, CQNN cũng nên thiết lập trung tâm hỗ trợ thông tin, đường dây nóng để kịp thời đáp ứng mọi ý kiến, thắc mắc cũng như kiến nghị của người dân, doanh nghiệp và nhà báo về thông tin kinh tế nói chung và thông tin liên quan đến ngân hàng nói riêng.

3.2.3. Không ngừng nâng cao kỹ năng tác nghiệp của nhà báo

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực TTKT, TCNH, đặc biệt là thông tin về các hoạt động ngân hàng với một số bộ phận nhà báo trẻ, thiếu kinh nghiệm. Vì rò ràng, việc nhà báo am hiểu về pháp luật liên quan đến hoạt

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí