Việc Tiếp Nhận Và Xử Lý Thông Tin Còn Hạn Chế

kiến thức ở lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Hiện nay, trên 3 trang báo điện tử được khảo sát đã có chuyên trang cập nhật thông tin ngân hàng hằng ngày. Cụ thể, Báo điện tử Cần thơ có chuyên trang: Đầu tư – tài chính; Báo điện tử Cà Mau có chuyên trang: Tài chính; chuyên trang: Ngân hàng – Chứng Khoán của Báo điện tử Sài Gòn Giải Phóng. Chuyên trang này cũng được thiết kế trong phần kinh tế của báo điện tử. Các chuyên trang này chủ yếu truyền tải thông tin về tài chính, hoạt động của các ngân hàng. “Qua thực tế quản lý, theo dòi tác nghiệp của phóng viên thấy có nhiều thuận lợi. Đặc biệt là được sự ủng hộ của các cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ luôn sẵn sàng cung cấp thông tin mang tính định hướng; các ngân hàng thương mại cũng hỗ trợ thông tin chung về hoạt động ngân hàng” Nhà báo Trương Văn Chuyển, Tổng Biên tập Báo Cần Thơ cho biết [PVS 1].

Hầu hết phóng viên, nhà báo… ở các báo điện tử mà chủ yếu là 3 tỉnh khảo sát đều có điểm chung là ngày càng có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tác nghiệp về lĩnh vực ngân hàng. Bên cạnh được cơ quan cử đi đào tạo, tập huấn, nhiều nhà báo còn tự học hỏi để nâng cao hiệu quả công việc. Từ đó, đội ngũ nhà báo trong các tòa soạn báo ở 3 tỉnh đã từng bước nắm bắt các công nghệ, các kỹ năng đa phương tiện để ứng dụng vào quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí, để bài viết về chủ đề ngân hàng sinh động hơn, bớt đi sự khô cứng của số liệu mang lại.Từ sự quan tâm của lãnh đạo các cơ quan báo chí và sự nỗ lực của các nhà báo nên hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí trên trang báo điện tử ngày càng được nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin nhanh, kịp thời truyền tải rộng khắp đến đông đảo công chúng.

Cụ thể ở Báo Cà Mau, trong thời gian gần đây đã rút ngắn thời gian đăng tải tin, bài lên báo điện tử. Trước đây, tin, bài đăng tải trên Báo Cà Mau điện tử là lấy tin, bài nguyên bản của báo in, do đó thông tin trên báo mạng điện tử luôn đi sau báo in, trong khi báo in của Báo Cà Mau là báo tuần. Tuy nhiên, hiện nay quy trình này đã thay đổi hoàn toàn. Tin, bài hằng ngày được biên tập phụ trách chuyên trang Tài chính sẽ xử lý đăng tải lên báo mạng điện tử trước khi đăng tải trên báo in, nên thông tin thời sự được cập nhật nhanh và liên tục đến đông đảo công chúng. Từ đó,

tác phong làm việc của các nhà báo đã thay đổi, tốc độ viết tin, bài gửi về tòa soạn nhanh hơn, từng bước đáp ứng được tính nhanh và rộng khắp của báo điện tử về mặt thông tin.

Thời gian gần đây, báo điện tử đã cải tiến nhiều hơn về hình thức trình bày, có nhiều hình ảnh chất lượng, độ lớn hình ảnh tăng lên, bài viết ngắn gọn, súc tích hơn trước đây, trong bài viết ngày càng có nhiều box thông tin hơn…Trên báo mạng điện tử, phần giao diện từng bước đã thu hút công chúng, có nhiều điểm nhấn ấn tượng bằng những hình ảnh đẹp và ảnh động. Thông tin được cập nhật nhanh và kịp thời, câu chữ được biên tập cắt ngắn hơn báo in. Hình ảnh trong tin, bài báo điện tử ngày càng có chất lượng về độ nét, bố cục và thông tin báo chí…

Nhà báo Trương Văn Chuyển, Tổng Biên tập Báo Cần Thơ, cho biết: “Phải tiếp tục học và thâm nhập thực tế. Ban Biên tập luôn tạo điều kiện cho phóng viên các lĩnh vực học tập nâng cao trình độ mọi mặt, nhất là lĩnh vực phụ trách. Về định hướng thông tin: trong thông tin tài chính ngân hàng không nên đi quá sâu vào hoạt động chuyên môn của các ngân hàng, hay hoạt động tài chính của các công ty doanh nghiệp. Mà nên tập trung phân tích, nhận định về những xu hướng, sự tác động chung của hoạt động tài chính, tiền tệ tới nền kinh tế, đến sản xuất kinh doanh, đời sống dân cư…[PVS 1].

Bước đầu, nhiều cơ quan báo chí đã phát huy được nguồn lực tổng hợp sẵn có trong xuất bản các sản phẩm báo chí. Cụ thể như Báo Cần Thơ, tận dụng nguồn lực sẵn có chuyên môn tài chính ngân hàng để đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng làm báo cho nhóm nhà báo, biên tập viên… đã đem lại những kết quả tích cực hoạt hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí về lĩnh vực ngân hàng. Nhờ đó mà các sản phẩm báo chí của Báo Cần Thơ ngày càng đa dạng hình thức truyền tải thông tin, trong đó nhà báo của Báo Cần Thơ đã tự thực hiện được các sản phẩm truyền hình trực tuyến, các video clip tin tức và từng bước thực hiện tác phẩm báo chí liên quan đến chủ đề ngân hàng.

Đến nay, hầu hết các tòa soạn đã có Phòng báo điện tử, từng bước đầu trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật để hỗ trợ tác nghiệp nhanh hơn và phân công cán bộ

phụ trách lĩnh vực tài chính ngân hàng hiệu quả hơn cho đội ngũ nhà báo. Nhờ đó mà có nhiều tiến bộ trong hoạt động đăng tải thông tin. Tin tức tài chính được xử lý đăng tải kịp thời, không phụ thuộc vào định kỳ báo in. Theo đó, đội ngũ nhà báo, biên tập viên đã có sự thay đổi đã chủ động học tập nghiệp vụ, kỹ năng làm báo đa phương tiện bên cạnh việc cơ quan cử đi đào tạo, bồi dưỡng về chuyên ngành kinh tế tài chính. Bước đầu, xu hướng đó đã đem lại nhiều kết quả tích cực trong đổi mới, đa dạng hóa các dạng thức truyền tải thông tin của các cơ quan báo chí. Qua đó, góp phần cho từng tòa soạn hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở địa phương.

Tuy chưa đủ các điều kiện, kiến thức chuyên về lĩnh vực ngân hàng nhưng các báo trang điện tử, các nhà báo đã tiếp cận với xu hướng phát triển hiện đại trong hoạt động truyền thông. Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí, bước đầu được chú trọng rút ngắn thời gian. Phương thức truyền tải thông tin từng bước được đa dạng hóa, chất lượng thông tin được nâng lên. Đặc biệt, thông tin bước đầu được truyền tải rộng khắp, kịp thời, xóa bỏ tính định kỳ và sự bó hẹp phạm vị thông tin của báo in, mà thay vào sự chủ động thoải mái hơ của báo điện tử. Từ đó, thông tin được đông đảo công chúng, bạn đọc tiếp cận nhanh hơn.

Giá trị sản phẩm báo chí được nâng lên, tính phổ biến, tuyên truyền về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, định hướng dư luận xã hội các vấn đề, sự kiện thời sự hằng ngày trong cuộc sống được lan rộng, hiệu quả hơn. Qua đó, công tác tuyên truyền của các tòa soạn, của nhà báo góp phần ổn định chính trị xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân.

Một số đánh giá về thành công về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo trên 3 trang báo điện tử được khảo sát:

Thứ nhất, đối với thông tin về lĩnh vực ngân hàng đã được các cơ quan QLNN hết sức tạo điều kiện thuận lợi để nhà báo khai thác nguồn tin theo đúng quy định tại Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; Luật 47/2010/QH12 về Tổ chức tín dụng; Nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; Quyết định 25/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng chính

phủ ban hành quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày 4 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; Thông tư số 48/2014/TT – NHNN quy định việc phát ngôn và cung cấp thông tin của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong số trường hợp cần thiết, các cơ quan QLNN, còn chủ động mời cơ quan báo chí đến để thông tin về các sự kiện, vấn đề quan trọng liên quan đến diễn biến hoạt động kinh doanh của ngành TCNH.

Thứ hai, phần lớn nhà báo đã có ý thức tìm hiểu và nắm được tinh thần từ phía các văn bản, tài liệu pháp luật Nhà nước như: Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có; phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Mới đây nhất là Nghị quyết số: 42/2017/QH14 về thí điểm XLNX của các TCTD. Đây là những văn bản pháp luật mới nhất, gần gũi nhất với đề tài chung của lĩnh vực ngân hàng, nó mang tính chỉ dẫn giúp nhà báo năm vững kiến thức về ngân hàng. Việc làm chủ những văn bản chỉ dẫn này giúp nhà báo tự tin hơn khi tác nghiệp về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay.

Thứ ba, thể hiện thông tin phân tích, đánh giá chiếm số lượng lớn trong 3 nhóm thông tin được khảo sát. Đây cũng là một trong những lợi thế của nhà báo, bởi nhà báo được cung cấp nguồn tin một cách chính thống từ các cơ quan QLNN và các NHTM. Nhà báo chỉ việc phân tích, phản ánh tới công cúng những thông tin được lấy nguồn và/ hoặc đầu tư công sức, thể hiện sự tâm huyết với nghề và đã phân tích so sánh, đối chiếu và hệ thống hoá dữ liệu thành những con số biết nói; phân tích xu hướng chuyển dịch của nền tài chính ngân hàng, chỉ ra được những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro từ những khoản nợ xấu và đề ra một vài giải pháp, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thông tin ngành ngân hàng…

Thứ tư, ở những thời điểm cần thiết và trong hoàn cảnh điều kiện cho phép, cơ quan QLNN đả chủ động mời các cơ quan báo chí đến để công bố công khai về sự kiện, các vấn đề quan trọng liên quan đến những diễn biến trong hoạt động kinh

doanh của ngành ngân hàng. Hơn ai hết, các cơ quan này luôn nhận được rằng, ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm, nếu những thông tin không được cung cấp một cách chính thống, thông tin không được phản ánh chính xác, kịp thời, để vấn đề diễn biến theo chiều hướng tiêu cực sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng thông tin, thậm chí dẫn đến tình trạng khủng hoảng về mặt kinh tế, chính trị - xã hội.

Cuối cùng, lợi thế về cơ sở vật chất cũng là một trong những yếu tố tác động đến kỹ năng tác nghiệp của nhà báo. Khảo sát cho thấy, đa số phóng viên đều đã được trang bị nền tảng cơ sở vật chất, trang thiết bị nghe nhìn hiện đại như: máy ghi âm, ghi hình, máy quay camera, máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại thông minh, phương tiện đi lại… Đây là những công cụ lao động không thể thiếu, hỗ trợ đắc lực cho nhà báo hành nghề, khai thác và xử lý thông tin, ảnh hưởng rất lớn đến kỹ năng, nghiệp vụ của nhà báo. Do đó thông tin đã được nhà báo xử lý nhanh gọn, kịp thời và chính xác hơn.

2.2.2. Đánh giá hạn chế

2.2.2.1. Việc tiếp nhận và xử lý thông tin còn hạn chế

Như đã đề cập trong phần đầu của luận văn, tác giả tiến hành khảo sát đối với nhà báo đang làm việc tại 3 toà soạn có báo điện tử: Cần Thơ, Cà Mau, Sài Gòn Giải Phóng. Và có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh tế, ngân hàng. Hình thức khảo sát của tác giả là liên hệ với nhà báo thông qua sự giúp đỡ của toà soạn, sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và các mối quan hệ xã hội… Phiếu khảo sát được gửi và nhận thông qua địa chỉ email. Với tổng số phiếu 100 phiếu, kết quả thu về 98 phiếu. Vấn đề được tác giả đặt ra trong các câu hỏi: Các nguồn tài liệu, văn bản Anh/Chị thường tiếp cận bao gồm:

Báo cáo định kỳ của ngân hàng

Lấy từ thông cáo báo chí

Tài liệu từ các cuộc họp của ngân hàng

Lấy từ báo điện tử và mạng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay - 9

Cụ thể khảo sát cho thấy, báo cáo định kỳ của ngân hàng với 61/98 ý kiến (chiếm 62,2 %) và tài liệu từ các cuộc họp của ngân hàng (chiếm 23,5%) với 23 phiếu. Như vậy cho thấy, nguồn tài liệu văn bản mà nhà báo đặt niềm tin nhiều nhất vẫn là từ các cơ quan QLNN và các NHTM; ngoài ra thông cáo báo chí và tài liệu có được từ các

báo điện tử, mạng xã hội chỉ là nguồn tham khảo thêm.

Đối với nhà báo khi tác nghiệp đến những thông tin tài chính, đặc biệt là thông tin liên quan đến ngân hàng, phương thức tiếp cận và khai thác thông tin từ nguồn cung cấp cũng khá đa dạng và phong phú. Ngoài việc nhà báo được nguồn tin cung cấp trực tiếp thì còn một số trường hợp được cung cấp gián tiếp thông qua việc nghiên cứu tài liệu, văn bản. Do đó, quá trình tác nghiệp của nhà báo, bên cạnh những điều kiện thuận lợi vẫn còn một số khó khăn nhất định. Về khía cạnh này, tác giả đặt ra 2 câu dành để khai thác mức độ hài lòng của nhà báo đối với các nguồn tin được cung cấp trực tiếp và gián tiếp, cũng như những khó khăn của nhà báo khi khai thác thông tin. Với câu hỏi: “Khi khai thác thông tin, Anh/Chị gặp thuận lợi và khó khăn gì từ nguồn tin?” Đây là một dạng câu hỏi mở, kết quả cho thấy, đa số nhà báo đều thừa nhận rằng, bên cạnh những điều kiện thuận lợi trong quá trình tác nghiệp, nhà báo vẫn gặp phải một số khó khăn như: thái độ chần chừ, trì hoãn hoặc không muốn cung cấp thông tin; chờ ý kiến chỉ đạo từ cấp trên; cung cấp thông tin chưa đầy đủ và hẹn lại; hoặc cung cấp thông tin không mang tính phân tích, số liệu sơ sài gây nhiều khó khăn cho nhà báo tác nghiệp.

- Anh/Chị cho biết mức độ hài lòng về các nguồn tin được cung cấp trực tiếp?


Hài lòng

Tạm hài lòng

Không hài lòng

Khác

- Anh/Chị cho biết mức độ hài lòng về các nguồn tin được cung cấp gián tiếp?


Hài lòng

Tạm hài lòng

Không hài lòng

Khác


Với 2 câu hỏi đánh giá về mức độ hài lòng của nhà báo về nguồn tin được cung cấp trực tiếp và gián tiếp, trong tổng 98 phiếu khảo sát thì có 44 ý kiến tạm hài lòng chiếm (chiếm 44,9 %); Hài lòng về nguồn tin cung cấp ít hơn chiếm (chiếm 28,6 %) với 28 ý kiến; bên cạnh đó có 13 ý kiến (chiếm 13,2 %) Không hài lòng về những gì được cung cấp.

2.2.2.2. Kỹ năng tác nghiệp còn thiếu chuyên nghiệp

Nhà báo Trương Văn Chuyển, Tổng Biên tập Báo Cần Thơ, cho biết [PVS 1]: “Thông tin tài chính nói chung, hoạt động ngân hàng nói riêng, có nhiều mảng không được công khai cho nên phóng viên khó tiếp cận. Hơn nữa, trình độ chuyên ngành, am hiểu thực tế về hoạt động ngân hàng của phóng viên còn hạn chế cũng là cản ngại trong tiếp cận nguồn tin.Hơn nữa, là báo địa phương nên không có điều kiện tiếp cận nguồn tin cấp vĩ mô, mà chỉ tiếp cận thông tin qua văn bản, các báo chí chuyên ngành, khiến thông tin bị chậm, có độ thiếu chính xác nhất định

Tuy nhiên, do các trang báo điện tử ở 3 tỉnh khảo sát là báo Đảng địa phương, chuyển tải thông tin hoạt động của hệ thống chính trị là chính, các lĩnh vực khác, trong đó có tài chính ngân hàng, không phải là lĩnh vực chuyên sâu, như các báo chuyên ngành về tài chính ngân hàng. Chính vì vậy kỹ năng tác nghiệp của đội ngũ phóng viên thực hiện chuyên trang này cũng chưa chuyên nghiệp. Báo có phân một biên tập viên và 2 phóng viên có trình độ cử nhân chuyên ngành tài chính ngân hàng phụ trách thực hiện chuyên trang này. Nhưng đánh giá chung vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nội dung như các báo chuyên ngành được.

Từ thực tế cho thấy, khả năng tương tác của báo điện tử còn giới hạn. Việc phản hồi của công chúng trên báo điện tử còn thông qua nhiều khâu kiểm duyệt và chọn lọc lời phản ánh. Tuy lãnh đạo các tòa soạn báo đều nhận thấy những lợi ích của ý kiến tương tác, phản hồi từ công chúng đã góp phần nâng cao chất lượng thông tin, nâng cao uy tín thương hiệu tờ báo và thu hút sự quan tâm, truy cập ngày càng nhiều của công chúng… nhưng ở các tòa soạn còn tồn tại những hạn chế, cụ thể:

Tại Báo Cà Mau hiện nay vẫn chưa có thành viên trong Ban Biên tập phụ trách hoạt động báo mạng điện tử, chưa có biên tập viên, kỹ thuật viên và phóng viên chuyên trách, cũng chưa có quản trị mạng riêng. Tất cả hoạt động báo điện tử của Báo Cà Mau hiện nay vẫn do đội ngũ làm báo in thực hiện, việc đăng tải tin, bài lên báo mạng điện tử được giao cho một nhân viên kỹ thuật, có trình độ đại học công nghệ thông tin. Hàng ngày, tin tức được phòng biên tập xử lý trình đồng chí

trực Ban Biên tập duyệt rồi đưa qua nhân viên kỹ thuật đăng tải lên báo mạng. Riêng các bài viết hầu hết là lấy từ báo in chuyển sang đăng tải lên báo mạng.

Báo Cần Thơ điện tử cũng hoạt động tương tự như Báo Cà Mau. Tòa soạn Báo Cần Thơ vẫn chưa đầu tư nhiều về trang thiết bị và nguồn nhân lực để phát triển báo mạng điện tử nên ở đây vẫn chưa thành lập báo mạng điện tử. Việc đăng tải tin, bài chỉ giao cho 2 kỹ thuật viên thuộc Tổ quản lý kỹ thuật lấy tin, bài từ báo in để đăng tải lên báo mạng điện tử. 100% tin, bài trên Báo Cần Thơ điện tử được lấy nguyên bản của báo in đăng lại.

Cái hạn chế và lạc hậu nhất trong hoạt động báo mạng điện tử ở 3 tòa soạn này là quy trình sản xuất xuất bản sản phẩm báo điện tử. Hiện nay, cả 3 tòa soạn Báo Cần Thơ, Báo Cà Mau, Báo Sài Gòn Giải Phóng chưa sử dụng hệ thống quản trị nội dung CMS. Tin, bài phải đi qua nhiều khâu, nhiều bộ phận nên mất nhiều thời gian trước khi được đăng tải.

Đối với báo điện tử, việc tiếp nhận thông tin của công chúng chủ yếu ở Phòng Biên tập hay Phòng thư ký xuất bản. Nhưng việc tiếp nhận và xử lý chưa được chú trọng nhiều, có những thông tin, phản hồi của công chúng không được xử lý kịp thời, thỏa đáng. Nguyên nhân là ở bộ phận này không có cán bộ chuyên trách về tiếp nhận và xử lý thông tin bạn đọc.

Những tồn tại cụ thể là:

- Phần văn bản tin, bài còn dài: Khảo sát trên một số sản phẩm báo in của Báo Cà Mau, Báo Cần Thơ và Báo Sài Gòn Giải Phóng còn nhiều bài viết dài trên

1.100 chữ, nhiều câu dài đến 60 -70 chữ , có những đoạn dài hơn 200 chữ.

Ví dụ: Trên Báo điện tử Cần Thơ, phát hành từ ngày 8/8/2017 đến ngày 10/8/2017 (trên báo điện tử) chuyên trang Đầu tư – Tài chính, loạt Phóng sự “Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách vì sự thịnh vượng của cộng đồngcó 4 bài của tác giả Minh Huyền. Mỗi bài viết trên 1.600 chữ, đặc biệt bài cuối “Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách”, phát hành vào ngày 10/8/2017, bài viết cuối này có đến 1.670 chữ.

Trên các sản phẩm báo điện tử, do hầu hết là lấy từ báo in đăng nguyên bản lại, ít

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí