Việc Tiếp Nhận Và Xử Lý Thông Tin Của Nhà Báo Còn Hạn Chế

biên tập, cắt sửa, bổ sung nội dung nên bài báo còn quá dài dòng về mặt văn bản, trong khi yêu cầu thông tin trên báo điện tử câu, đoạn phải ngắn gọn, súc tích, nhiều hình ảnh minh họa, video, âm thanh, đồ họa…Mỗi một tòa soạn có một cơ cấu tổ chức bộ máy khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung là các tòa soạn hiện nay tuy là tòa soạn báo đa loại hình nhưng chưa phát huy được hết thế mạnh từng loại hình báo chí như báo in, báo điện tử. Trong đó, các thế mạnh của báo điện tử chưa được khai thác hiệu quả như, thế mạnh nhanh, rộng khắp, đa loại hình truyền tải thông tiện.

Nguyên nhân là do các báo chưa có sự đầu tư đúng mức về nhân lực để phát huy các thế mạnh vượt trội của báo điện tử. Thực tế, qua khảo sát hiện nay Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Cà Mau đã có mảng tài chính trong đó có lĩnh vực ngân hàng, thế nhưng vẫn chưa có cán bộ, phóng viên, biên tập viên… có chuyên môn bên lĩnh vực này. Riêng Báo Cần Thơ, tuy có lập chuyên trang Đầu Tư – Tài chính trên báo điện tử nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Chuyên trang này hiện nay chỉ là một phóng viên, do một phóng viên đã có chuyên môn về ngân hàng nên vẫn chưa đạt hiệu quả hoạt động cao.

Chính vì thế, các sản phẩm về mảng ngân hàng trên báo điện tử ở các báo còn rất “nghèo” về độ chuyên sâu của lĩnh vực ngân hàng, mà dạng thức truyền tải thông tin, nhất là ở Báo Cần Thơ và Báo Cà Mau, chỉ có dạng thức văn bản kết hợp với hình ảnh tĩnh là chính, chưa có video clip, chưa có sản phẩm báo chí đa phương tiện hay truyền hình trực tuyến…Tuy các tòa soạn báo in hiện nay hầu hết là có báo mạng, nhưng tổ chức bộ máy hoạt động chưa tương xứng, chưa phát huy được các thế mạnh của tòa soạn đa loại hình. Từ đó, hoạt động sản xuất các sản phẩm truyền thông vẫn còn mang nặng tư duy làm báo in, lấy báo in làm trung tâm hoạt động nên chưa khai thác được các thế mạnh của báo chí đa phương tiện. Hoạt động của báo điện tử còn mang tính “phong trào”, “hình thức”, kém hiệu quả.

Bên cạnh một số thuận lợi thì kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng vẫn còn tồn tại hạn chế, bất cập cần khắc phục như:

Thứ nhất, bên cạnh một số nhà báo gặp thuận lợi thì vẫn còn tình trạng nhà báo gặp khó khăn khi tiếp cận thông tin cũng như người phát ngôn. Bên cạnh một

số cơ quan công quyền quan tâm, tạo điều kiện cho nhà báo khai thác thông tin theo đúng luật của pháp luật thì vẫn còn một số đơn vị cử người không đủ thẩm quyền cung cấp thông tin hoặc chậm đưa thông tin chính thống. Thậm chí, có tâm lý né tránh không muốn trả lời những vấn đề liên quan đến ngân hàng, nhất là những vụ việc có tính chất tiêu cực, vi phạm pháp luật. Người phát ngôn, người được uỷ quyền phát ngôn đôi khi còn đòi hỏi phóng viên xuất trình giấy tờ vượt quá quy định… Đôi khi nhà quản lý không thể cung cấp thông tin cho nhà báo đầy đủ trong một lần mà cung cấp cầm chừng, hoặc thông tin dữ liệu được chia ra làm nhiều lần khiến nhà báo gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong khâu tổng hợp và xử lý thông tin, dẫn đến thông tin không được phản ánh kịp thời.

Thứ hai, vẫn còn một số nhà báo vừa thiếu, vừa yếu kiến thức về lĩnh vực tài chính ngân hàng, những vấn đề liên quan đến tín dụng, nợ xấu, nợ đọng….dẫn đến tình trạng chưa hiểu đúng. Do đó, quá trình tiếp nhận và xử lý số liệu và phân tích thông tin còn hạn chế, thông tin bài viết mang tính phiến diện, thiếu khái quát. Đặc biệt là còn hiện tượng đưa tin không đồng nhất giữa các báo có thể dẫn đến cách nhìn nhận khác nhau trong công chúng, ảnh hưởng đến uy tín của tờ báo. Nếu vấn đề bị đẩy đi xa hơn sẽ gây hoang mang trong dư luận và làm mất niềm tin đối với báo chí nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung.

Thứ ba, giữa chất lượng và số lượng thông tin về ngân hàng hiện nay đang có sự mất cân đối. Đa phần nhà báo hiện nay tập trung bài viết bài vào thể loại bài phản ánh, vì thể loại này thường không tốn nhiều thời gian, nhà báo có thể chạy theo mức khoán tin/bài của toà soạn. Thể loại này vừa có ưu điểm (thông tin phản ánh được nhà báo lựa chọn những thông tin chính, cần nhấn mạnh, cần xem xét; đồng thời loại bỏ những thứ không cần thiết, không liên quan, nhằm giúp người đọc nắm bắt thông tin một cách tập trung và hiệu quả nhất), vừa có nhược điểm vì thông tin bị giới hạn bởi ý tưởng tổ chức cốt lòi, việc lý giải các sự kiện liên quan bị thiếu hụt, người đọc không nắm hết được bản chất của thông tin.

Thứ tư, hạn chế số lượng viết bài mang tính lý giải, phản biện. Theo nguồn tin từ giới chuyên, các nhà quản lý của công chúng quan tâm tới lĩnh vực ngân hàng

thì hiện nay họ rất cần những bài viết mang tính phân tích chuyên sâu, thể loại bình luận, lý giải. Có ý kiến cho rằng, một số bài báo viết về ngân hàng, các nhà báo chỉ đưa số liệu nhưng không có sự phân tích lý giải. Vì vậy, người độc khó có thể hiểu hết ý nghĩa của toàn bộ những con số. Do đó, họ rất cần những bài viết mang tính “mổ xẻ” chi tiết, những phân tích lập luận chặt chẽ để người đọc có thể nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và khái quát nhất. Dựa trên cơ sở của những lý lẽ, lập luận, phân tích sâu sắc, dẫn chứng chi tiết, đầy đủ và thuyết phục của bài viết mà các cơ quan QLNN có thể đưa ra các cơ chế chính sách phù hợp với từng thời điểm, từng giai đoạn của ngành ngân hàng nói riêng, cũng như các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung. Thế nhưng, rất tiếc là thể loại này không được nhiều nhà báo quan tâm, có chăng chỉ là một số nhà nghiên cứu kinh tế và chuyên gia phân tích thị trường tài chính hướng tới.

Thứ năm, vấn đề bản quyền báo chí cần phải được quản lý chặt chẽ hơn vì hiện nay tình trạng “ăn cắp” bản quyền vẫn diễn ra tại một số báo điện tử và trang thông tin điện tử khác. Qua khảo sát cho thấy, cùng một tít báo, cùng một vấn đề, sự kiện diễn ra trong cùng một thời điểm được phản ánh trên báo điện tử chuyên ngành, nhưng một số báo điện tử và các trang thông tin điện tử khác đã đăng tải lại thậm chí không công khai nguồn trích dẫn bài viết.

Cuối cùng, nhà báo chưa trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị nghe nhìn. Trong thời đại công nghệ số, nhà báo luôn phải đối diện với cuộc cạnh tranh khốc liệt trên mật trận tin tức, thế nhưng vẫn còn một số nhà báo cho rằng chưa được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị nghe nhìn hiện đại, điều này sẽ làm hạn chế sự phát triển kỹ năng tác nghiệp, cũng như quá trình thu thập và xử lý thông tin của nhà báo hiện nay. Thông tin không được thu thập đầy đủ, dẫn chứng không chính xác, rò ràng không mang tính thuyết phục, điều này sẽ làm giảm hiệu quả, năng suất và chất lượng bài viết và ảnh hưởng uy tín của tờ báo.

2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế

2.2.3.1 Việc tiếp nhận và xử lý thông tin của nhà báo còn hạn chế

Tài chính - Ngân hàng là một ngành khá là rộng, liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ. Vì vậy có rất nhiều các lĩnh vực chuyên ngành hẹp.

Nhà báo Trần Minh Trường, Trưởng Văn phòng đại diện Khu vực ĐBSCL Báo Sài Gòn Giải Phóng cho biết [PVS 3] Trong bất kỳ một nghề nghiệp nào, khi chúng ta làm nghề thì cần phải trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó. Ví như trong ngành ngân hàng, khi phụ trách lĩnh vực nào đó, người phụ trách phải có chuyên môn sâu về lĩnh vực đó. Những nghề báo khó khăn hơn rất nhiều so với các ngành nghề khác. Nếu như phóng viên chuyên viết về lĩnh vực nào đó thì khó khăn gấp đôi cán bộ làm trong lĩnh vực đó. Bởi lẽ bên cạnh việc có kỹ năng về chuyên môn báo chí, bản thân nhà báo còn phải có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực mình theo dòi”.

Theo cơ cấu tổ chức của Báo Sài Gòn Giải Phóng, Tòa soạn Sài Gòn Giải Phóng Online không có phóng viên cơ hữu, mà thông tin trên Sài Gòn Giải Phóng Online là từ phóng viên của các ban chuyên môn và các văn phòng đại diện. Vì vậy, thông tin về ngành ngân hàng trên Sài Gòn Giải Phóng Online là từ phóng viên của Ban Kinh tế, của Tòa soạn Đầu tư Tài chính và của các văn phòng đại diện. Vì thế, một số phóng viên ở các văn phòng đại diện do đảm bảo thông tin đa lĩnh vực nên khó có thể chuyên sâu về lĩnh vực ngân hàng, điều này dễ dẫn đến thông tin hời hợt, thiếu phân tích, nhận định do thiếu chuyên môn.

Hồ sơ, tài liệu là một nguồn thông tin quan trọng trong việc khai thác thông tin trong lĩnh vực ngân hàng. Nguồn thông tin này có tính khả dụng cao. Trước mỗi vấn đề cần giải quyết, thông tin từ hồ sơ, tài liệu văn bản là một nguồn thông tin có giá trị, phục vụ trực tiếp cho quá trình tác nghiệp của nhà báo. Tuy nhiên, nhà báo rất khó tiếp cận với hồ sơ, tài liệu trong lĩnh vực ngân hàng (để đảm bảo độ chính xác cao). Quá trình thu thập thông tin luôn đối mặt với hai vấn đề hoặc quá tải thông tin hoặc thiếu các thông tin cần thiết. Sự quá tải về thông tin dẫn đến trong việc khó khăn lựa chọn những thông tin phản ánh đầy đủ nhất, toàn diện nhất về bản chất sự việc, hiện tượng và tạo sức ép phải thu thập thêm thông tin vì tâm lý không

muốn bỏ sót thông tin dù thông tin thu thập được có thể đã đến mức bão hoà. Sự quá tải về thông tin cũng dẫn đến khó khăn cho quá trình xử lý.

Hồ sơ, tài liệu là một nguồn thông tin quan trọng trong việc khai thác thông tin trong lĩnh vực ngân hàng. Nguồn thông tin này có tính khả dụng cao. Trước mỗi vấn đề cần giải quyết, thông tin từ hồ sơ, tài liệu văn bản là một nguồn thông tin có giá trị, phục vụ trực tiếp cho quá trình tác nghiệp của nhà báo. Tuy nhiên, nhà báo rất khó tiếp cận với hồ sơ, tài liệu trong lĩnh vực ngân hàng (để đảm bảo độ chính xác cao).

Quá trình thu thập thông tin luôn đối mặt với hai vấn đề hoặc quá tải thông tin hoặc thiếu các thông tin cần thiết. Sự quá tải về thông tin dẫn đến trong việc khó khăn lựa chọn những thông tin phản ánh đầy đủ nhất, toàn diện nhất về bản chất sự việc, hiện tượng và tạo sức ép phải thu thập thêm thông tin vì tâm lý không muốn bỏ sót thông tin dù thông tin thu thập được có thể đã đến mức bão hoà. Sự quá tải về thông tin cũng dẫn đến khó khăn cho quá trình xử lý.

Trái ngược với sự quá tải về thông tin là tình trạng thiếu thông tin hữu ích. Việc thiếu thông tin hữu ích dẫn đến để có thể có đủ thông tin cho quá trình giải quyết công việc cần phải tốn nhiều thời gian và nguồn lực hơn để thu thập. Mặt khác, do thiếu thông tin hữu ích nên cho dù cố gắng thu thập thông tin thì thông tin thu thập được có thể không phản ánh hết được bản chất của đối tượng, dẫn đến có thể nhận thức sai lệch về đối tượng. Việc thiếu thông tin hữu ích dẫn đến quá trình xử lý thông tin khó tìm ra bản chất, ý nghĩa của thông tin. Bởi lẽ, thông tin chỉ có ý nghĩa thống kê khi đạt đến một định mức nhất định.

Theo Nhà báo Trần Minh Trường, Trưởng Văn phòng đại diện Khu vực ĐBSCL Báo Sài Gòn Giải Phóng cho biết để có được thông tin đầy đủ và chính xác, nhà báo phải có:

- Mối quan hệ tốt

- Độ tin cậy

- Mục đích trong sáng

Một nguyên nhân khác là do đây là tờ báo của Đảng, đội ngũ cán bộ, phóng viên hầu hết chỉ tập trung vào các mục như chính trị, hội đồng nhân dân, giáo dục, kinh tế nông lâm…. mà ít quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng. Mặt khác là do chưa có sự bắt buộc của tòa soạn nên phóng viên cũng không quan tâm học tập và ứng dụng các thuật ngữ kinh tế vào bài viết. Đó là một thực tế ở Báo Cà Mau hiện nay” Nhà báo Nguyễn Quốc Danh, Phó Tổng Biên tập Báo Cà Mau [PVS 2]

Tại Báo Cần Thơ thông tin tài chính nói chung, hoạt động ngân hàng nói riêng, có nhiều mảng không được công khai cho nên phóng viên khó tiếp cận. Hơn nữa, trình độ chuyên ngành, am hiểu thực tế về hoạt động ngân hàng của phóng viên còn hạn chế cũng là cản ngại trong tiếp cận nguồn tin. Hơn nữa, là báo địa phương nên không có điều kiện tiếp cận nguồn tin cấp vĩ mô, mà chỉ tiếp cận thông tin qua văn bản, các báo chí chuyên ngành, khiến thông tin bị chậm, có độ thiếu chính xác nhất định.

Trái ngược với sự quá tải về thông tin là tình trạng thiếu thông tin hữu ích. Việc thiếu thông tin hữu ích dẫn đến để có thể có đủ thông tin cho quá trình giải quyết công việc cần phải tốn nhiều thời gian và nguồn lực hơn để thu thập. Mặt khác, do thiếu thông tin hữu ích nên cho dù cố gắng thu thập thông tin thì thông tin thu thập được có thể không phản ánh hết được bản chất của đối tượng, dẫn đến có thể nhận thức sai lệch về đối tượng. Việc thiếu thông tin hữu ích dẫn đến quá trình xử lý thông tin khó tìm ra bản chất, ý nghĩa của thông tin. Bởi lẽ, thông tin chỉ có ý nghĩa thống kê khi đạt đến một định mức nhất định. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác, nhà báo phải có: Mối quan hệ tốt, độ tin cậy, mục đích trong sáng.

Đó là một thực tế đối với các nhà báo trong tòa soạn có báo điện tử ở 3 tỉnh hiện nay. Trong thời gian qua, tuy các tòa soạn báo có tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ làm báo đa phương tiện nhưng kết quả chưa cao, nhiều nhà báo vẫn chưa am hiểu, chưa ứng dụng được các kỹ năng làm báo đa phương tiện để sáng tạo tác phẩm báo chí.

Trước khi được tuyển dụng vào cơ quan báo chí, anh/chị được đào tạo chuyên ngành gì?


Báo chí

Kinh tế

Ngữ văn

Luật

Khác






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay - 10


Có 91% nhà báo được khảo sát chưa có đủ kiến thức chuyên về lĩnh vực tài chính ngân hàng. Mặt khác, do xuất phát trình độ chuyên môn nghề nghiệp của các nhà báo, nhiều người không phải học chuyên ngành báo chí, nhiều phóng viên, nhà báo có chuyên môn ở lĩnh vực khác như: Luật, Ngữ văn, Nông nghiệp, Thủy sản… Chính vì thế, số phóng viên, nhà báo ở các tòa soạn có khả năng tác nghiệp để tác phẩm báo chí về lĩnh vực ngân hàng chuyên sâu hơn trên báo điện tử hiện nay rất ít.

Trong khi yêu cầu của sản phẩm báo chí hiện đại đặc biệt là báo chí trong giai đoạn công nghệ hoá thì đòi hỏi người làm báo phải am hiểu và thành thạo nhiều kỹ năng tác nghiệp như: chụp ảnh, xử lý âm thanh, hình ảnh, đồ họa... để sáng tạo tác phẩm báo chí. Về mặt này, đội ngũ nhà báo còn nhiều hạn chế, do loại hình báo chí đa phương tiện chưa được phát triển rò ràng ở các tòa soạn báo, chỉ dừng lại là đưa các sản phẩm đã làm cho một loại hình báo chí khác lên trang thông tin điện tử hoặc báo điện tử gần như nguyên bản. Mặt khác, do tư duy bao cấp vẫn còn sâu nặng trong cách nghĩ, cách làm của nhiều lãnh đạo cơ quan báo chí nên chưa có sự đột phá về mô hình hoạt động và hiển nhiên kéo theo việc sử dụng kém hiệu quả nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, nhiều nhà báo vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng báo chí đa phương tiện trong môi trường truyền thông kỹ thuật số như hiện nay. Chính vì thế, nhiều nhà báo chưa trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng, chủ yếu tập trung viết tin, bài đủ định mức cho tờ báo in là chính. Từ đó, nhiều phóng viên, nhà báo thiếu năng động và không nhanh nhạy trong tác nghiệp, nhiều nhà báo vẫn còn mang nặng tác phong làm báo in truyền thống. Điều đó dẫn tới trên các ấn phẩm báo chí của tòa soạn có báo điện tử chưa có nhiều sản phẩm báo chí đa nổi bật. Phần lớn các tác phẩm báo chí hiện nay chỉ dừng lại ở sự kết hợp giữa văn bản viết và hình ảnh tĩnh.

2.2.3.2 Chủ quan và khách quan

Và với 2 câu hỏi: Theo Anh/Chị thì nguyên nhân của những khó khăn khi tiếp xúc với nguồn tin là gì? Đây là dạng câu hỏi mở và không có gợi ý đáp án trả lời, tác giả muốn khai thác ý kiến đánh giá của nhà báo về những khó khăn mà họ gặp phải khi tiếp xúc với nguồn tin. Kết thúc quá trình khảo sát, kết quả vấn đề này rất đa dạng vở mỗi nhà báo đều có trải nghiệm riêng nên những va vấp, trở ngại trong quá trình tác nghiệp cũng rất khác nhau, vừa mang tính chủ quan và khách quan:

Nguyên nhân chủ quan: Khá nhiều ý kiến nhà báo cho rằng nhà báo không chủ động về mặt thời gian vẫn còn trễ hẹn và tác phong làm việc của nhà báo chưa gây thiện cảm với nhà cung cấp thông tin, do đó không nhận được thái độ tích cực từ phía đối tác. Trường hợp do thiếu kinh nghiệm khi khai thác nguồn tin nên để đối tác không đi vào chủ đề chính, làm cho cuộc trao đổi không thu thập được đủ lượng thông tin cần thiết để phục vụ cho bài viết. Bên cạnh đó, đối với phóng viên quá rụt rè, không có chính kiến, không nắm rò vấn đề cần khai thác nên có những câu hỏi không thuyết phục người được hỏi. Một số phóng viên khi tác nghiệp còn thụ động, ngại tìm tòi nghiên cứu học hỏi dẫn đến thiếu những kỹ năng cần thiết và yếu về kinh nghiệm thực tế; vẫn còn tình trạng vòi vĩnh, vi phạm đạo đức nghề nghiệp khi tiếp xúc, khai thác nguồn tin…

Trong khi còn nhiều nhà báo chưa hiểu và nắm bắt đầy đủ các nguyên tắc và quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí…do họ làm nghề báo nhưng chưa qua đào tạo chuyên ngành kinh tế mà đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng. Bên cạnh câu hỏi khảo sát về chuyên ngành đào tạo thì có 23% chuyên ngành Kinh tế được nhà báo lựa chọn, tuy nhiên khi được tìm hiểu sâu hơn thì chỉ có 1 nhà báo được đào tạo đúng chuyên ngành ngân hàng tại Báo Cần Thơ chiếm 1%, còn lại chuyên ngành Kinh tế nông, lâm chiếm phần lớn.

Con số đó cho thấy, người làm báo về ngân hàng nhưng qua đào tạo về mảng này rất ít. Thế nhưng, việc đào tạo, bồi dưỡng để các nhà báo tiếp cận với lĩnh vực mới, học tập, nâng cao các kỹ năng tác nghiệp còn nhiều hạn chế, số nhà báo được cử đi học tập, đào tạo báo chí tại các tòa soạn chưa nhiều, chưa đảm bảo chất lượng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022