Kỹ Năng Khai Thác, Thu Thập Và Xử Lý Thông Tin Còn Yếu

Nguyên nhân khách quan: Đa số nhà báo thừa nhận rằng, để có được buổi làm việc và trao đổi trực tiếp với nhà quản lý thông tin thì nhà báo phải tốn khá nhiều cuộc điện thoại để đặt vấn đề, thương lượng và chốt lịch làm việc, đồng thời bên quản lý thông tin cũng rất khó khăn mới có thể sắp xếp thời gian đón tiếp nhà báo, như do ảnh hưởng bởi thời tiết, dịch bệnh nhà báo phải huỷ lịch hẹn với đối tác, điều này cũng ít nhiều gây ấn tượng xấu với đối tác. Đôi khi nhà báo bận đột xuất việc gia định, toà soạn phải bố trí người khác đi thay, dẫn đến tình trạng vấn đề được trao đổi rất hời hợt, không đi sâu vào trọng tâm, trọng điểm. Có trường hợp do phương tiện đi lại của nhà báo gặp rủi ro, hỏng trên đường đi lấy tin, dẫn đến thời gian làm việc bị ngắn khiến khối lượng thông tin cũng bị gián đoạn, vì phải hẹn lịch làm việc vào dịp khác, hoặc cung cấp thông tin gián tiếp bằng tài liệu, văn bản qua email….

Theo đó, với câu hỏi: Anh/Chị thường tiếp cận với bên cung cấp thông tin thông qua hình thức nào? (Có thể chọn lựa chọn nhiều hơn 1 phương án trả lời)

Gặp trực tiếp nơi làm việc

Gặp trực tiếp tại nhà riêng

Trao đổi qua email

Trao đổi qua điện thoại

Gặp trực tiếp tại quán cà phê

Ý kiến khác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay - 11

Tại đây có 6 hình thức lựa chọn mà tác giả gợi ý thì có 64/98 phiếu lựa chọn của nhà báo Trao đổi qua điện thoại (chiếm 65,3%); Trao đổi qua mail với 22 phiếu (chiếm 22,4%)…

Trong khi, để có một tác phẩm báo chí trên báo điện tử thường mất nhiều thời gian và qua nhiều công đoạn xử lý thông tin hơn là thực hiện một bài báo truyền thống chỉ có văn bản và hình ảnh tĩnh rồi sau đó tiếp tục đưa lên báo điện tử. Nếu những bài viết không thông qua nhiều công đoạn xử lý, thì đó là những tác phẩm báo chí đăng trên báo điện tử phải viết nhanh và độ “rủi ro” về thông tin cao, áp lực nhà báo nhiều hơn là làm báo in đơn thuần theo định kỳ.

Cụ thể như ở Báo Cà Mau, bài báo viết nhanh để đăng tải trên báo mạng điện tử trước vẫn trả nhuận bút bằng với bài đăng trên báo in. Ngoài ra, các nhà báo cũng chưa có một chế độ học tập hoặc công tác phí khuyến khích để sáng tạo tác phẩm báo chí đa phương tiện. Chính vì thế mà đến nay, báo điện tử ở Báo Cà Mau vẫn

“vắng bóng” các tin tức và bài viết ở lĩnh vực ngân hàng vẫn chưa được đầu tư về mặt đa phương tiện. Đặc biệt là các sản phẩm báo chí của báo Cà Mau hiện nay vẫn chưa có nhiều loại hình đính kèm như: đồ thị, biểu bảng, video, audio…mà mới chỉ dừng lại là bài viết kèm theo ảnh minh họa (ảnh tĩnh).

Trong bất cứ loại hình báo chí nào và ở bất kỳ nơi đâu, quá trình tác nghiệp, cũng như kỹ năng khai thác và xử lý thông tin của nhà báo bao giờ cũng tồn tại những hạn chế và chúng đều có nguyên nhân riêng.

Bên cạnh một số thành công, quá trình tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng vẫn còn một số hạn chế nhất định, nguyên nhân của vấn đề luôn mang tính chủ quan và khách quan.

Quá trình khảo sát ý kiến từ các nhà quản lý để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhà báo gặp khó khăn khi tiếp cận thông tin cũng như người phát ngôn cao cho thấy: Một số nhà báo chưa thể hiện tinh thần làm việc nghiêm tục, đặt lịch hẹn phỏng vấn nhưng không thực hiện đúng theo lịch. Trong quá trình khai thác thông tin, một số trường hợp còn gợi ý đáp ứng chế độ bồi dưỡng theo yêu cầu của nhà báo. Đôi khi nhà báo đến liên hệ làm việc với cơ quan nhà nước, những ăn mặc, trang điểm, đầu tóc không phù hợp với tác phong văn hoá nơi công sở…gây mất thiện cảm với nhà quản lý thông tin, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nguồn tin. Trường hợp nhà quản lý không thể cung cấp thông tin cho nhà báo đầy đủ trong một lần mà cung cấp cầm chừng, hoặc thông tin dữ liệu được chia ra làm nhiều lần là do cơ quan QLNN chưa được nhận dữ liệu báo cáo đầy đủ; hoặc thông tin chưa được xử lý chính xác nên chưa thể cung cấp cho báo giới một cách kịp thời.

Vẫn còn một số nhà báo chưa đầu tư thời gian, công sức để nghiên cứu nghiêm túc các văn bản vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực ngân hàng cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm ảnh hưởng đến quá trình tác nghiệp của nhà báo. Do chưa hiểu chính xác về lĩnh vực ngân hàng cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến quá trình tác nghiệp của nhà báo. Do chưa hiểu chính xác về vấn đề nên khi nhà báo tiếp nhận và xử lý số liệu và phân tích số liệu về ngân hàng sẽ bị hạn chế, thông tin bài viết mang tính phiến diện,

thiếu khái quát. Hiện tượng đưa tin vênh nhau về số liệu ngân hàng giữa các báo cáo tại cùng một thời điểm là do nhà báo thiếu kỹ năng xử lý thông tin, hoặc do nhà báo ngại tiếp xúc thực tế mà chỉ ngồi một chỗ rồi đạo lại tin bài của các báo khác.

Sự mất cân đối giữa chất lượng và số lượng về cấp độ thể hiện thông tin về ngân hàng hiện nay là vì nhà báo thiếu kỹ năng thu thập và xử lý thông tin từ các nguồn khác như: ý kiến doanh nghiệp, ý kiến người dân… Vì nguồn thông tin này thường không được thể bằng văn bản, nhà báo phải tự tổng hợp, xử lý thông tin. Nguồn tin đôi khi không được xác minh một cách rò ràng. Để khai thác được nguồn tin này, đồi hỏi nhà báo phải có kỹ năng thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin một cách kỹ lưỡng; đồng thời đòi hỏi nhà báo phải có biện pháp so sánh, đối khớp giữa thông tin phản ánh từ người dân, doanh nghiệp với cơ quan nhà nước…

Một số trường hợp do nhà báo thiếu kiến thức pháp luật liên quan đến vấn đề nợ xấu, trình độ chuyên môn còn yếu, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên không thể hiện được các bài viết mang tính phân tích, lý giải và cảnh báo chuyên sâu (Nhóm 2 – Phân tích, đánh giá). Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng xào bài viết là do nhà báo bị áp lực mức khoán tin/bài; do hạn chế về chuyên môn và/hoặc do toà soạn thiếu nguồn lực…

2.2.3.3 Kỹ năng khai thác, thu thập và xử lý thông tin còn yếu

- Kỹ năng nghiên cứu tài liệu và thẩm định thông tin: Theo khảo sát thì hiện các nhà báo thường xuyên tiếp xúc với các loại tư liệu tĩnh như văn bản, số liệu…các loại tư liệu này lúc nào cũng sẵn có khi tiếp xúc với ngân hàng và gần như không thay đổi với bất cứ ai. Đây là yếu tố quan trọng thể hiện tính chính thống của thông tin. Tuy nhiên, nhà báo viết về mảng ngân hàng hiện nay vẫn chưa có khả năng phân tích, thẩm định, đánh giá tốt nên chưa rút ra cho mình được những tư liệu, số liệu hay chi tiết đắt giá. Mặt khác, nguồn từ tư liệu là rất quan trọng, có độ tin cậy cao nhưng nhà báo vẫn chưa có kỹ năng phân tích, khái quát, lựa chọn để bài viết quá sa đà vào số liệu, báo cáo hay văn bản khiến cho bài viết trở nên khô khan, không gần gũi với độc giả và không mang hơi thở cuộc sống.

- Kỹ năng giao tiếp – phỏng vấn: Trong quá trình thu thập tư liệu bài

viết, có nhiều kỹ năng của nhà báo mang tính quyết định thì trong đó, kỹ năng giao tiếp và phỏng vấn được coi là kỹ năng đóng vai trò then chốt, đặc biệt quan trọng, nhất là khi tác nghiệp về ngân hàng. Kỹ năng giao tiếp giúp nhà báo tiếp cận nguồn thông tin thuận lợi và tạo ra được các mối quan hệ. Đây là điểm có ý nghỉa quyaats định, vô cùng quan trọng vì các mối quan hệ của nhà báo không chỉ là nguồn tin thân cận, giúp nhà báo phát hiện ra nhiều đề tài nóng sốt, mới mẻ mà còn là nơi để nhà báo khai thác tối đa thông tin phục vụ bài viết. Tuy nhiêu, thực tế cho thấy khi tác giả đặt ra với câu hỏi: Anh/Chị thường tiếp cận với bên cung cấp thông tin thông qua hình thức nào? Thì có 64/98 phiếu lựa chọn của nhà báo Trao đổi qua điện thoại (chiếm 65,3%); Trao đổi qua mail với 22 phiếu (chiếm 22,4%)…kỹ năng giao tiếp của nhà báo không được thể hiện xuyên suốt trong các hoạt động tác nghiệp, từ việc tiếp xúc cơ sỏ lấy tư liệu, phỏng vấn đến hình thành ý tưởng đề tài, hoàn thành tác phẩm báo chí…mà chỉ vỏn vẹn trên một cuộc gọi hay qua mail.

Bên cạnh kỹ năng giao tiếp thì kỹ năng phỏng vấn và dẫn dắt câu chuyện của nhà báo cũng là qúa trình có vài trò đặc biệt quan trọng trong khai thác, thu thập dữ liệu, nhưng các nhà báo vẫn chưa phát huy tốt kỹ năng này.

- Kỹ năng khai thác thông tin từ các chuyên gia kinh tế với vấn đề về ngân hàng: “Chuyên gia” ở đây là thuật ngữ chỉ về “những người được đào tạo theo hương chuyên sâu có kinh nghiệm thực hành công việc và có kỹ năng thực tiễn, lý luận chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể hoặc có hiểu biết vượt trội so với mặt bằng kiên thức chung”. Qua khảo sát cho thấy trên báo Cà Mau, báo Sài Gòn Giải Phóng và báo Cần thơ khi nhà báo tác nghiệp, viết bài phân tích sâu về lĩnh vực ngân hàng, thị trường tiền tệ, chính sách tăng giảm lãi suất…thì một số bài viết vẫn chưa có ý kiến của chuyên gia. Có thể thấy tỷ lệ bài viết theo ý kiến chuyên gia khá thấp so với các bài viết không được sử dụng ý kiến chuyên gia trên cả 3 tờ báo.

Các nhà báo cũng phản ánh nguyên nhân dẫn đến vấn đề trên là bởi:

- Việc tiếp cận chuyên gia rất khó. Không phải chuyên gia nào cũng sẵn sàn hợp tác với nhà báo trong lần đầu tiếp xúc.

- Các chuyên gia có thể né tránh/chưa muốn trả lới những vấn đề họ vẫn cần

thời gian tiếp tục nghiên cứu. Họ thận trọng bởi họ muốn câu trả lời trên báo chí phải hoàn hảo, vì những ý kiến đăng tải trên báo cũng ảnh hưởng trực tiếp đế hình ảnh, uy tín của nản thân họ

- Một số trường hợp các chuyên gia chua hài lòng với những đãi ngộ của toà soạn như nhuận bút/báo biếu…Dẫn đến việc họ chọn cách trả lời nhưungx toà soạn khác đãi ngộ tốt hơn.

- Việc nhà báo đã từng đăng tải ý kiến của chuyên gia nhưng lại đăng tải không đúng ý, có sự cắt gọt sai trọng tâm, hoặc biến tấu ý kiến của chuyên gia mà chưa được phép. Trong trường hợp này chuyên gia có thể từ chối lần hợp tác tiếp theo.

2.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ khảo sát, đánh giá kỹ năng tác nghiệp của nhà báo.

Để không ngừng nâng cao kỹ thuật tác nghiệp của mình, thì bản thân những nhà báo cần phải tăng cường cập nhật thông tin, nghiên cứu kỹ Luật Báo chí cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Ngay trong phiếu khảo sát đối với nhà báo, hỏi về: Khi tác nghiệp những vấn đề liên quan đến ngành ngân hàng thì Anh/Chị có tham khảo những văn bản pháp luật nào không?

Nắm kỹ văn bản

Chưa kịp tham khảo văn bản

Chưa nắm kỹ các văn bản

Khác

Câu trả lời có đến 68% ý kiến cho rằng có tham khảo nhưng chưa kỹ lắm. Đáng lo ngại, có 12% số nhà báo thừa nhận mình chưa kịp tham khảo tài liệu gì liên quan đến những vấn đề về ngân hàng. Do vậy, việc thiếu kiến thức về pháp luật sẽ ảnh hưởng đáng kể đến quá trình đưa tin, cũng như kỹ năng tác nghiệp của nhà báo. Trên cơ sở am hiểu thực tiễn, nắm vững pháp luật, nhất là những thông tin về tài chính sẽ giúp nhà báo có cái nhìn toàn diện hơn về khung pháp lý. Qua đó nhà báo ngày càng được trau dồi kiến thức, bản lĩnh được rèn luyện vững vàng hơn để đương đầu trước mọi khó khăn, thử thách và tạo ra những sản phẩm báo chí có chất lượng tốt.

Nhằm hạn chế một số tồn tại, khó khăn và không ngừng nâng cao kỹ năng

tác nghiệp của nhà báo, phần lớn nhà báo được hỏi ý kiến đều yêu câu cơ quan chức năng cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho họ khai thác thông tin. Cụ thể là: Không nên né tránh, đùn đẩy trách nhiệm khi cung cấp thông tin cho nhà báo. Số liệu cung cấp cho nhà báo phải tuyệt đối chuẩn xác. Bên cạnh đó, nhà báo cũng đề ra yêu cầu các cơ quan QLNN cần bố trí cán bộ chuyên trách thường xuyên theo dòi cung cấp và phản hồi thông tin trên các bài báo do mình cung cấp; Công khai cập nhật thông tin trên thông tin điện tử hoặc website nội bộ ngành; Tổ chức họp báo định kỳ và trả lời hết các câu hỏi của nhà báo. Cuối cùng, nhà báo đánh giá cao công tác tổ chức, tập huấn đào tạo nâng cao nhận thức chuyên môn về ngân hàng cho lĩnh vực báo chí.

Tăng cường khả năng viết bài phân tích chuyên sâu, đặc biệt là có khả năng viết bài mang tính dự báo, thống kê cũng như cảnh báo mức độ rủi ro có thể gặp phải trong lĩnh vực ngân hàng. Để nâng cao kỹ năng viết bài phản biện chuyên sâu trong lĩnh vực này đòi hỏi nhà báo phải có chất lượng cao cả về trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, uy tín nghề nghiệp; không chỉ nắm vững nghiệp vụ chuyên môn, mà còn tăng cường kiến thức tài chính, có khả năng nắm bắt, xử lý và phân tích thông tin ngân hàng một cách cụ thể, rò ràng, logic và khái quát nhất. Do đó, việc trau dồi, rèn luyện bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng tác nghiệp phù hợp với tình hình phát triển mới trong từng giai đoạn lịch sử là điều vô cùng cần thiết với nhà báo.

Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các ngân hàng, các nhà quản lý thông tin tài chính. Muốn viết tin liên quan đến tình hình ngân hàng, bên cạnh một số kỹ năng nghiệp vụ, nhà báo còn phải chú trọng để việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những nhân vật quan trọng, những người có tầm ảnh hưởng, có thẩm quyền phát ngôn với báo chí. Bởi lẽ, khi viết về vấn đề ngân hàng, đặc biệt là khai thác thông tin ngân hàng dưới góc độ nợ xấu tín dụng là một vấn đề nhạy cảm và vô cùng khó khăn, phức tạp, đụng chạm đến nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực kinh tế nên nhà báo cần khôn khéo và làm tốt công tác “ngoại giao” với nguồn tin. Có như vậy nhà báo mới được tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian cho những lần tiếp xúc, khai thác thông tin kế tiếp.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, tác giả luận văn đã phân tích thực trạng kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay thông qua những nội dung thông tin liên quan về lĩnh vực ngân hàng được khảo sát trên các toà soạn báo có báo điện tử được đăng tải từ đầu 2017 đến cuối năm 2019. Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng tiến hành khảo sát ý kiến đối với phóng viên báo điện tử chuyên viết về lĩnh vực ngân hàng và lĩnh vực khác; đồng thời đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi nhà báo tác nghiệp về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay.

Theo đó, tác giả cũng đưa ra những nhận xét về nội dung, số lượng cũng như chất lượng bài báo, phân loại các nhóm thể hiện thông tin và xác định nguồn cung cấp tin. Tại mỗi nguồn, tác giả lại phân tích và chỉ ra những nhóm thông tin nào được nhà báo thể hiện nhiều nhất. Ngược lại, tại mỗi nhóm thông tin tác giả lại thống kê xem nhà báo lấy thông tin chủ yếu từ nguồn nào nhiều nhất và thường xuyên nhất.

Phần khảo sát đối với các nhà báo, tác giả luận văn cũng đã đưa ra ý kiến đánh giá về đối tượng cung cấp nguồn tin và cách thức khai thác thông tin; mức độ am hiểu về ngân hàng và các nhóm thể hiện thông tin về ngân hàng; những khó khăn và sự hài lòng của nhà báo khi tiếp xúc khai thác nguồn tin; nguyên nhân và giải pháp nhằm hạn chế một số tồn tại trong quá trình tác nghiệp của nhà báo. Đối với phần khảo sát người cung cấp thông tin liên quan đến ngân hàng, tác giả cũng đánh giá phương thức cung cấp thông tin của nhà quản lý; nguồn tin và sự thể hiện nguồn tin; một vài hạn chế trong quá trình cung cấp thông tin và kiến nghị của nhà quản lý đối với thông tin của nhà báo trên báo điện tử hiện nay. Cuối cùng, luận văn cũng đưa ra một số nhận xét, đánh giá chung về thành công và hạn chế trong kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay.

Thông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng, vạch ra những khó khăn trong việc cung cấp thông tin, cách thức phản ánh thông tin, kỹ năng tác nghiệp của nhà báo, tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng phản ánh thông tin cũng như nâng cao kỹ năng tác nghiệp đối với hoạt động chuyên môn của nhà báo trong chương 3 của Luận văn.

Chương 3

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG TÁC NGHIỆP CỦA NHÀ BÁO VỀ NGÂN HÀNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN TẠI VÀ THỜI GIAN TỚI


3.1. Một số vấn đề đặt ra trong bối cảnh kinh tế - xã hội, ngân hàng hiện nay

Nhằm không ngừng nâng cao hơn nữa kỹ năng tác nghiệp của nhà báo đối với mọi phương diện đời sống, kinh tế - xã hội nói chung và trong lĩnh vực tài chính

– ngân hàng nói riêng hiện nay thì trước hết cần phải hoàn thiện hành lang pháp lý về vấn đề cung cấp và tiếp nhận thông tin ngân hàng.

3.1.1. Đối với các cơ quan ban hành văn bản pháp luật

Thực tế cho thấy đã có khá nhiều văn bản pháp luật quy định quy chế phát ngôn cung cấp thông tin cho báo chí, cũng như quyền được khai thác thông tin của nhà báo như: Quyết định 384/QĐ – UBDT 2015; Nghị định 09/NĐ-CP; Luật tiếp cận thông tin số 104/2016/QH12; Luật Báo chí 2016 thay thế Luật Báo chí năm 1989 và sửa đổi bổ sung một số điều lệ của Luật Báo chí 1999… Nhìn chung, các quy chế phát ngôn và quyền khai thác thông tin của nhà đã từng bước được đảm bảo và ngày càng công khai, minh bạch. Các văn bản pháp luật được ban hành sau đã được quy định rò ràng, chi tiết, cụ thể hơn so với các văn bản pháp luật ban hành trước đó. Có thể nói, các văn bản pháp luật này đã thực hiện khá tốt một số hình thức cung cấp thông tin cho báo chí và đảm bảo nhà báo được quyền tiếp nhận và khai thác thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh một số điều kiện thuận lợi thì vấn đề cung cấp và khai thác thông tin trong hoạt động báo chí hiện nay vẫn tồn tại một số bất cập trong hệ thống các văn bản pháp luật, cụ thể:

Thứ nhất, các văn bản quy định về nghĩa vụ và quyền hạn của người cung cấp thông tin cho báo chí được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, gây khó khăn cho việc áp dụng văn bản luật vào từng điều kiện cụ thể. Hơn nữa, các quy định và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, có quy định về các hình thức công khai thông tin và cách thức cung cấp thông tin, quyền và yêu cầu được cung cấp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022