Các Công Trình Nghiên Cứu Dưới Dạng Sách Và Công Bố Khác


dụng nguồn nhân lực chưa cao trong các DNDL nhà nước ở Hà Nội hiện nay và đề xuất 7 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của các DNDL nhà nước trên địa bàn Hà Nội.

- Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Thị Tú (2006), “Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập” bảo vệ tại trường Đại học Thương mại Hà Nội. Nội dung luận án đã hướng vào phân tích làm rõ khái niệm về du lịch, DLST, yêu cầu và nội dung phát triển DLST xu thế HNKTQT. Trong đó, đã chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với phát triển DLST trong xu thế hội nhập.

Đồng thời, trên cơ sở phân tích những kinh nghiệm phát triển DLST của một số nước như: Ôxtrâylia, Niu Dilân, Nêpan, Kênia, Êcuađo, Côxta Rica, Pháp, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan và xem xét điều kiện của Việt Nam, tác giả luận án đã rút ra 7 bài học kinh nghiệm quý báu có thể vận dụng đối với Việt Nam.

Đánh giá thực trạng phát triển DLST Việt Nam trong giai đoạn vừa qua về các mặt thành công, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu. Từ đó, tác giả luận án đã đưa ra những giải pháp chủ yếu phát triển DLST Việt Nam trong giai đoạn tới bao gồm: (i) Hoàn thiện quy hoạch DLST bền vững theo hướng cộng đồng; (ii) Hoàn thiện tổ chức quản lý và cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ phát triển DLST; (iii) Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất

- kỹ thuật; (iv) Đa dạng hóa và tạo tính đặc thù sản phẩm DLST; (v) Nâng cao chất lượng sản phẩm DLST; (vi) Chú trọng công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường; (vii) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DLST; (viii) Tăng cường nghiên cứu thị trường, quảng bá và xúc tiến DLST; (ix) Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế trong phát triển DLST; (x) Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về DLST.

- Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Hoàng Thị Ngọc Lan (2007), “Thị trường du lịch tỉnh Hà Tây”, bảo vệ tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nội dung luận án hướng vào phân tích hàng hóa, cung, cầu


và các bộ phận cấu thành, cơ chế vận hành thị trường du lịch. Trong đó, xác định cầu du lịch là bộ phận nhu cầu xã hội có khả năng thanh toán về dịch vụ hàng hóa, đảm bảo sự đi lại, lưu trú tạm thời của du khách ngoài nơi ở thường xuyên của họ nhằm mục đích du lịch. Đây là tổng số lượng sản phẩm du lịch mà du khách có khả năng và sẵn sàng mua với các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Cung về du lịch là toàn bộ các hàng hóa, dịch vụ du lịch được người bán đưa ra thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu có khả năng thanh toán của du khách trong một thời gian nhất định.

Trên cơ sở phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển thị trường du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tây, chỉ rõ những mặt yếu kém và nguyên nhân, tác giả luận án đã đ ề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tây trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

- Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Anh Tuấn (2010), “Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam”, bảo vệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả luận án đã tập trung nghiên cứu khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh điểm đến trong phát triển du lịch như: cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, điểm đến và năng lực cạnh tranh điểm đến. Tác giả áp dụng một số mô hình và phương pháp nghiên cứu mới để phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam; chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và áp lực đối với ngành du lịch Việt Nam cũng như nguyên nhân của hạn chế về năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam. Đề xuất 4 quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam xác đáng và phù hợp với thực tiễn Việt Nam: (i) Ngành du lịch phải trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu, đóng góp quan trọng vào sự thịnh vượng quốc gia; (ii) Môi trường chính sách phải tạo thuận lợi cho du lịch phát triển; (iii) Ngành du lịch phải được phát triển theo hướng năng động, thích ứng nhanh và ứng phó kịp thời với những thay đổi; (iv) Ngành du lịch phải được phát triển theo hướng chất lượng, hiệu quả, bền vững. Trên cơ sở các quan điểm này và kết quả nghiên cứu lý luận, thực


Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế - 4

tiễn, tác giả luận án đã đề xuất 7 nhóm khuyến nghị về chính sách và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam với những luận cứ chặt chẽ, toàn diện và có tính khả thi.

- Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Trần Xuân Ảnh (2011),“Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tác giả luận án đã hướng nghiên cứu vào làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường du lịch trong HNKTQT; phân tích thực trạng của thị trường du lịch Quảng Ninh trong HNKTQT, trong đó tác giả đã phác họa rõ nét về những thành tựu, đặc biệt là nêu rõ những vấn đề đặt ra cần khắc phục để mở rộng thị trường du lịch Quảng Ninh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Nêu rõ xu hướng phát triển của thị trường du lịch quốc tế và quốc gia, từ đó đề xuất phương hướng trọng tâm phát triển thị trường du lịch Quảng Ninh trong HNKTQT là: (i) Xây dựng chương trình thị trường trong đó xây dựng chính sách thị trường phù hợp nhằm đẩy mạnh công tác quy hoạch chiến lược và kế hoạch ngắn hạn cho từng giai đoạn, từng thị trường khách du lịch; (ii) Tăng cường hợp tác du lịch trong nước và quốc tế; (iii) Phát triển không gian lãnh thổ của thị trường du lịch; (iv) Định hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho du lịch; (v) Dự báo các chỉ tiêu phát triển thị trường du lịch Quảng Ninh trong giai đoạn 2006

- 2010, định hướng đến 2020 tầm nhìn 2030. Cuối cùng, luận án đã đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm phát triển thị trường du lịch trong thời gian tới bao gồm: (i) Nhóm các giải pháp tạo lập nguồn cung hàng hóa du lịch; (ii) Nhóm các giải pháp kích cầu; (iii) Nhóm giải pháp điều tiết giá cả; (iv) Nhóm giải pháp tạo lập môi trường du lịch trong HNKTQT.

- Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Hoàng Thị Lan Hương (2011), “Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam”, bảo vệ tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Nội dung của luận án hướng vào làm rõ cơ sở lý luận về kinh doanh lưu trú du lịch, phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch, xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ


phát triển kinh doanh lưu trú du lịch bền vững mang tính đặc thù. Đồng thời, luận án đã phân tích, tổng kết và đúc rút những bài học kinh nghiệm quốc tế từ nghiên cứu mô hình phát triển kinh doanh lưu trú du lịch bền vững của một số nước ASEAN là hết sức hữu ích cho lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch của Việt Nam nói chung và Bắc Bộ nói riêng.

Phân tích tiềm năng, thế mạnh và thực trạng phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam. Đánh giá một cách khái quát sự phát triển của các DNDL kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam và thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch, kinh doanh lưu trú du lịch trong những năm vừa qua.

Đề xuất các giải pháp có tính đột phá và tính khả thi cao cho các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch và các chủ thể quản lý nhà nước tại vùng du lịch Bắc Bộ tham khảo. Bên cạnh đó, luận án đã đưa ra m ột số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ có liên quan cũng như các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch vùng du lịch Bắc Bộ nhằm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch vùng du lịch Bắc Bộ trong thời gian tới.

- Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Quang Vinh (2012),“Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch lữ hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)”, bảo vệ tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Luận án đã hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn về khả năng cạnh tranh bao gồm năng lực cạnh tranh của các DNDL lữ hành quốc tế, các yếu tố tác động tới cạnh tranh, chỉ số đo lường khả năng cạnh tranh của các DNDL lữ hành quốc tế. Nêu và phân tích kinh nghiệm cạnh tranh của DNDL lữ hành quốc tế Việt Nam, những bài học thành công và chưa thành công trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh hiện tại và triển vọng nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNDL sau khi nước ta vào WTO. Luận án đã đề xuất các phương hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNDL lữ hành Việt Nam trong thời gian tới.


- Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Trùng Khánh (2012), “Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam”, bảo vệ tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội. Nội dung chính của luận án hướng vào hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến việc phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện HNKTQT như: du lịch, khách du lịch, dịch vụ lữ hành du lịch, dịch vụ lữ hành du lịch quốc tế inbound... Tác giả luận án đã xác định phạm vi dịch vụ lữ hành du lịch theo nghĩa rộng, khẳng định tính chất dịch vụ thương mại của hoạt động lữ hành du lịch; chỉ ra các điều kiện phát triển dịch vụ lữ hành du lịch, bao gồm các điều kiện về cung và cầu. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong HNKTQT của một số nước Đông Á mà Việt Nam có thể tham khảo như: (i) Hệ thống hóa và bằng các số liệu cập nhật đến 2010 phân tích kinh nghiệm phát triển dịch vụ lữ hành của Trung Quốc, Malaixia và Thái Lan trên các mặt nguồn lực, sự thay đổi của chính sách qua các giai đoạn và sự tác động của chúng tới sự phát triển của dịch vụ lữ hành du lịch; từ đó, rút ra những nhận xét về kết quả tích cực và những hạn chế đối với sự phát triển của dịch vụ lữ hành du lịch trong quá trình HNKTQT; (ii) Qua nghiên cứu sự tác động từ chính sách của Nhà nước tới phát triển ngành du lịch, trong đó có dịch vụ lữ hành du lịch, luận án đã đưa ra 7 bài h ọc thành công về chiến lược phát triển, marketing, cung cấp dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, đảm bảo an ninh, phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường.

Tác giả luận án đã phân tích thực trạng phát triển ngành du lịch của Việt Nam, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành du lịch. Từ đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản và kiến nghị về chính sách phát triển dịch vụ lữ hành du lịch cho Việt Nam trong điều kiện HNKTQT hiện nay.

1.2.2. Các công trình nghiên cứu dưới dạng sách và công bố khác

Trên các loại ấn phẩm này, bàn về du lịch và KTDL, đến nay đã có các công trình chủ yếu sau:


- Cuốn “Thị trường du lịch” của tác giả Nguyễn Văn Lưu, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2009. Cuốn sách đã nêu những vấn đề tổng quan về thị trường du lịch: khái niệm và những đặc điểm của thị trường du lịch, các loại thị trường du lịch, phân tích một số yếu tố cơ bản trên thị trường du lịch. Theo tác giả, thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua với người bán, giữa cung với cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực KTDL.

Đồng thời, tác giả đã phân tích khá kỹ hai yếu tố quan trọng của thị trường du lịch đó là cầu du lịch và cung du lịch. Từ đó, tác giả đã đi sâu phân tích thị trường du lịch thế giới, thị trường du lịch các nước ASEAN làm cơ sở để so sánh, đánh giá thị trường du lịch của Việt Nam. Cuối cùng, tác giả kết luận: du lịch Việt Nam đang đứng trước nhu cầu lớn của khách nước ngoài và nhân dân trong nước, khách hàng có sẵn; đồng thời có nhiều thuận lợi để phát triển. Thị phần về khách của Việt Nam trong thị trường ASEAN và Đông Á - Thái Bình Dương sẽ tăng. Thị trường du lịch nội địa của Việt Nam trong thời gian tới cũng phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng cao.

- Cuốn “Giáo trình Kinh tế du lịch” được xuất bản tại Nxb Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, năm 2008 do hai tác giả GS,TS. Nguyễn văn Đính và PGS,TS. Trần Thị Minh Hòa đồng chủ biên. Dưới góc độ KTDL, các tác giả cuốn sách cung cấp các tri thức cơ bản về khái niệm du lịch, khách du lịch, sản phẩm du lịch và tính đặc thù của nó; lịch sử hình thành, xu hướng phát triển và tác động KT - XH của du lịch. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của du lịch thế giới; hệ thống hóa những xu hướng phát triển cơ bản của cầu và cung du lịch trên thế giới và phân tích các tác động về KT - XH của du lịch đối với một địa bàn phát triển du lịch (chủ yếu dưới góc độ một quốc gia).

Cung cấp những kiến thức cơ bản về: cầu du lịch, loại hình du lịch và các lĩnh vực kinh doanh du lịch; điều kiện để phát triển du lịch; tính thời vụ trong du lịch; lao động trong du lịch; cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch; chất


lượng dịch vụ du lịch; hiệu quả KTDL; quy hoạch phát triển du lịch; tổ chức và quản lý ngành du lịch.

Trong đó, cuốn sách đã dành một dung lượng nhất định để đánh giá ngành du lịch Việt Nam từ khi ra đời nhất là từ khi đổi mới đến nay. Khẳng định vai trò của du lịch đối với sự phát triển KT - XH của quốc gia và những khó khăn, hạn chế cả về chủ quan lẫn khách quan mà KTDL Việt Nam đang gặp phải. Cuốn sách còn chỉ rõ những nguyên nhân mà KTDL Việt Nam phát triển chưa ổn định, thiếu bền vững, hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước.

- Cuốn: “Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành” của hai tác giả PGS, TS. Nguyễn Văn Mạnh và PGS, TS. Phạm Hồng Chương, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm 2009. Nội dung cuốn sách đề cập đến các vấn đề: khái quát lịch sử phát triển kinh doanh lữ hành, các nội dung cơ bản của kinh doanh lữ hành, cơ cấu tổ chức và quản trị nhân lực của doanh nghiệp lữ hành, quan hệ giữa nhà cung cấp với nhà kinh doanh lữ hành…

Đồng thời, trong cuốn sách các tác giả còn phác họa thực trạng kinh doanh lữ hành ở Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2004. Từ việc phân tích những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, các tác giả cuốn sách đã chỉ rõ xu hướng trong tiêu dùng du lịch và các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành ở Việt Nam giai đoạn 1997 - 2010.

- Cuốn: “Quy hoạch du lịch” của tác giả Bùi Thị Hải Yến, được xuất bản bởi Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm 2009. Nội dung cuốn sách hướng làm rõ các dẫn luận quy hoạch du lịch: lịch sử phát triển của khoa học quy hoạch du lịch, khái niệm quy hoạch du lịch, nguyên tắc quy hoạch du lịch, tiềm năng và các điều kiện quy hoạch du lịch. Thực trạng kinh doanh du lịch và cơ sở khoa học của việc xây dựng bản đồ trong quy hoạch du lịch. Dự báo nhu cầu phát triển du lịch và các định hướng chiến lược phát triển du lịch. Tổ chức thực hiện và đánh giá tác động từ các dự án quy hoạch phát triển du lịch đến tài


nguyên và môi trường. Kinh nghiệm của thế giới về quy hoạch ở vùng biển, vùng núi, các vùng nông thôn và ven đô.

Tác giả cuốn sách còn đưa ra những khuyến nghị về quy hoạch du lịch vùng nông thôn và ven đô ở Việt Nam, khẳng định phát triển du lịch gắn với việc bảo vệ, tôn tạo tài nguyên môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững; cần có kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp để khai thác có hiệu quả các lợi thế về vị trí, tiềm năng, đẩy mạnh phát triển du lịch góp phần vào phát triển KT - XH song vẫn bảo tồn được giá trị về tự nhiên, văn hóa, xã hội.

Ngoài ra, trên diễn đàn nghiên cứu khoa học trong nước còn có một số bài viết liên quan đến KTDL trong bối cảnh HNKTQT, tiêu biểu là: “Phát triển du lịch khu vực Bắc Trung Bộ: Những vấn đề đặt ra”(2010) của PGS, TS. Phạm Trung Lương, tại Hội thảo “Định hướng phát triển Du lịch khu vực Bắc Trung Bộ, tổ chức tại Vinh - Nghệ An. “Phát triển du lịch các quốc gia Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng” (2010) của TS. Nguyễn Văn Dùng và Th.s Nguyễn Tiến Lực, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 10. “Du lịch Việt Nam: Khó khăn, thách thức và vận hội phát triển” (2010) của tác giả Nguyễn Văn Tuấn, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 01. “Xây dựng và xúc tiến thương hiệu điểm đến” (2011) của TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số

02. “Du lịch Việt Nam với hội nhập quốc tế” (2012) của PGS, TS. Phạm Trung Lương, bài giảng cho cán bộ ngành Du lịch v.v…

1.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU VỀ KINH TẾ DU LỊCH

1.3.1. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến kinh tế du lịch

Trong tiết 1.1 và 1.2, nghiên cứu sinh đã khái quát các công trình chủ yếu đã công bố về du lịch và liên quan đến KTDL. Từ các công trình nêu trên, theo nghiên cứu sinh tổng kết, các tác giả đã hướng vào những nội dung chủ yếu sau đây:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/08/2022