Tình Hình Nghiên Cứu Về Phái Tính Và Nữ Quyền Ở Một Số Nước Châu Á

diện cho các giai đoạn trong sự trưởng thành về tâm lý của con người. Theo Lacan, dương vật biểu trưng cho quyền lực tính dục.

Khác với Freud, Lacan đã định ra hai khái niệm là Trật tự tưởng tượng và Trật tự biểu trưng để thay thế cho thời kỳ Oedip và hậu Oedip mà Freud đưa ra. Lacan cho rằng, Trật tự tưởng tượng bị quy định bởi sự liên hệ khép kín với người mẹ, còn Trật tự biểu trưng là thế giới của người cha. Trật tự biểu trưng mang tính phụ hệ, nhất quán; còn Trật tự tưởng tượng mang tính mẫu hệ và lỏng lẻo.

Về lý thuyết phê bình nữ quyền:

- Về lý thuyết phê bình nữ quyền, chúng tôi chọn dịch chủ yếu từ công trình của

M.H. Abrams, cuốn Chú giải về thuật ngữ văn học.

M.H. Abrams phân loại thuyết phê bình nữ quyền thành hai giai đoạn, lấy mốc là những năm 1970 làm ranh giới phân chia. Trong hai giai đoạn đó, chủ yếu là giai đoạn thứ hai, chúng tôi nhận thấy có sự phân định giữa cách thức phê bình nữ quyền thuộc trường phái Anh – Mỹ và cách thức phê bình của Pháp. Tựu chung, họ đều có một số điểm chung trong cách tiếp cận. Đó là quan niệm cho rằng nền văn minh phương Tây tràn ngập tính gia trưởng. Trong nền văn minh đó, vai trò của người phụ nữ bị hạ thấp. Bản thân người phụ nữ trong quá trình xã hội hóa cũng tự hạ thấp giá trị của mình. Và hơn thế, tư tưởng phụ quyền còn lan tràn trong những sáng tác được coi là kiệt tác văn chương của nhân loại, mà ở đó, chủ yếu vẫn là do đàn ông viết về đàn ông.

Lý luận phê bình nữ quyền bắt đầu thịnh hành từ đầu thập niên 70, một mặt, như một nỗ lực lý thuyết hoá các phong trào tranh đấu cho nữ quyền rầm rộ trong xã hội Tây phương lúc bấy giờ; mặt khác, như một bước phát triển mới những phát hiện táo bạo của hai nhà văn nữ nổi tiếng khá lâu trước đó: Virginia Woolf và Simone de Beauvoir.

Tác phẩm A room of One’s Own (Căn phòng riêng) được viết năm 1929 của Virginia Woolf được coi như một tác phẩm có tính “mở đường” cho tư tưởng nữ quyền Anh – Mỹ đương đại [43]. Tác phẩm này giống như một bức phác họa về

hình ảnh người phụ nữ trong văn chương dựa trên ý tưởng về sự khác biệt của phụ nữ được miêu tả trong tác phẩm của họ. Sau này, tư tưởng của Woolf được các nhà nữ quyền Pháp phát triển thành “Écristure féminine” (lối viết nữ), tiêu biểu như Lèlène Cixous, Luce Irigaray.

Tác phẩm Le Deuxième Sexe (1949) của Simone de Beauvoir đã làm nghiêng ngả thành trì bản thể luận của tất cả những tư duy triết học, ngôn ngữ học, phân tâm học trước đó bằng lời khẳng định quyết liệt “On ne nait pas femme, on le devient”. Từ “devient” (trở thành) hàm chỉ kết quả của một quá trình bị giáo huấn và cũng là kết quả của quá trình tự định hướng. Người ta không sinh ra là đàn bà mà trở thành đàn bà cho thấy sự khu biệt giữa hiện hữu và sinh thành, giữa hiện thể và chuyển biến, giữa giống (sex) và phái (gender). Simone de Beauvoir nhận ra người phụ nữ dưới một cái nhìn mới, đó là những khu biệt thuộc về văn hóa chứ không phải tự nhiên. Bà cho rằng sự khác biệt sâu sắc của một số hiện tượng sinh lý ở nữ giới như có kinh nguyệt, thai nghén và sinh con không hề là nguyên nhân khiến cho người phụ nữ lệ thuộc vào đàn ông mà chính yếu tố văn hóa, đặc biệt là văn hóa nhận thức đã quyết định điều đó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

Sau khi công trình Giới thứ hai của Simone de Beauvoir ra đời vào năm 1949 thì ngay lập tức ở châu Âu đã có hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học khác nhau bàn về nữ quyền (chẳng hạn quyền được đi học, quyền được ly hôn, được làm chủ kinh tế, được tự do bầu cử và tham gia chính trường,…) xuất hiện.

Cuốn A handbook of Critical Approaches to Literature (1979) (Sổ tay các khuynh hướng tiếp cận văn học) của các tác giả Wilfred L. Guerin, Earle Labor, Morgan do Nhà xuất bản Oxford ấn hành được coi là công trình nghiên cứu có giá trị học thuật cao. Công trình này đã trình bày cụ thể và chi tiết về khuynh hướng phê bình nữ quyền trên các khía cạnh: khái niệm phê bình nữ quyền, các khuynh hướng phê bình nữ quyền chủ yếu và mối quan hệ giữa phê bình nữ quyền và những nghiên cứu về giới, những vấn đề đáng chú ý và giới hạn của phê bình nữ quyền,…

Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại qua sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu - 3

Công trình nghiên cứu The New Feminist Criticism (1985) (Lý thuyết phê bình nữ quyền mới) của Elaine Showalter đã tập hợp hơn 300 bài tiểu luận và bài nghiên cứu có giá trị theo hướng phê bình nữ quyền ở Mỹ. Công trình nghiên cứu này được chia thành ba phần bao gồm: Phần 1 - Những mục tiêu mà các nhà phê bình nữ quyền muốn hướng đến: các vấn đề học thuật và điển phạm; Phần 2 – Những khuynh hướng phê bình nữ quyền và nền văn hóa nữ giới; Phần 3 – Sáng tác của các tác giả nữ và lý thuyết phê bình nữ quyền.

Vào năm 1986, nhà nghiên cứu Robert Con Davis đã tuyển chọn những bài nghiên cứu quan trọng về các trường phái phê bình văn học hiện đại trong cuốn “Contemporary Literary Criticism” (Phê bình văn học hiện đại), trong đó tác giả đưa những bài viết có nội dung nữ quyền vào phần “The sexual dualectic” (Biện chứng giới).

Cuốn The Bedford Glossary of Critical and Literary Terms (Từ điển thuật ngữ phê bình và thuật ngữ văn học) xuất bản năm 1990 và tái bản năm 2003 đã trình bày khá kỹ về khái niệm và các đặc trưng cơ bản của lý thuyết phê bình nữ quyền; so sánh phê bình nữ quyền với phê bình giới.

Những năm gần đây, khuynh hướng phê bình nữ quyền ở châu Âu và Mỹ thiên về sưu tập, nghiên cứu những tác phẩm tự truyện (autobiography) của các nhà văn nữ. Trong tự truyện, các nhà văn nữ kể về chính mình bằng cái nhìn nội quan và xem mình là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Lý luận văn học gọi đây là hiện tượng “tự ăn mình”. Tự thuật vừa là việc thể hiện sự trải nghiệm, vừa là điểm nhìn để từ đó, các cây bút nữ khái quát hóa và tái hiện đời sống hiện thực của nữ giới trong muôn mặt của đời sống đương đại. Cuốn Feminism and Autobiography (Nữ quyền và tự truyện) do Tess Cosslett, Celia Lury và Penny Summerfield biên soạn được xuất bản lần đầu năm 2000 tại Anh, Mỹ và Canada là một công trình có giá trị, được coi là một “tiêu chí về sự hiểu biết về nữ quyền” [87, tr.3]. Sau đó, vào năm 2001, cuốn sách này đã được Nhà xuất bản Taylor and Francis đưa lên Thư viện điện tử ebook.com để bán bản mềm cho những người muốn tiếp cận tác phẩm.

1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu về phái tính và nữ quyền ở một số nước châu Á

Từ châu Âu, lý luận phê bình nữ quyền cũng đã lan rộng sang các nước châu Á. Tại Trung Quốc, một quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc của tinh thần Khổng giáo, ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, nhiều trí thức vùng “văn hóa Hán” đã tiến hành phê phán nhiều giá trị truyền thống phương Đông, trong đó có Nho giáo. Trong các xu hướng phê phán Nho giáo, có một xu hướng phê phán Nho giáo như một “học thuyết nam quyền đàn áp nữ quyền” [42, tr.58] mà tiêu biểu là Lỗ Tấn, Lâm Ngữ Đường. Trong những bài viết của mình, Lỗ Tấn và Lâm Ngữ Đường thường dẫn câu nói nổi tiếng của một nhân vật Tống Nho là Trình Di: “chết đói là chuyện rất nhỏ, thất tiết là chuyện rất lớn” [42, tr58] như là một bằng chứng điển hình nhất về sự đàn áp của Nho giáo đối với phụ nữ.

Tư tưởng nữ quyền thực sự được dấy lên vào những năm 80 của thế kỷ XX và nhất là sau khi Đại hội phụ nữ thế giới được tổ chức tại Bắc Kinh năm 1995. Thậm chí, nhiều người cho rằng những năm cuối thế kỷ XX là “thế kỷ của nàng” với sự xuất hiện của hàng loạt cây bút nữ nổi đình nổi đám như Thiết Ngưng, Vệ Tuệ, Miên Miên,… Thế hệ các nhà văn nữ này đã có những đóng góp rất lớn cho văn học Trung Quốc và vị trí của họ trên văn đàn cũng được nhìn nhận xứng đáng. Ở Nhật Bản, sau cuộc cách mạng về chính trị, kinh tế thời Minh Trị Duy Tân thì những nghiên cứu về nữ quyền và vai trò của người phụ nữ cũng chưa được cải thiện một cách đáng kể. Người phụ nữ Nhật Bản chiều chuộng và nhường nhịn phái nam, do bản năng, tình cảm, truyền thống và thông niệm xã hội. Người vợ Nhật đón chồng đi làm về bằng câu: "Anh muốn ăn tối ngay hay đi tắm trước?". Người phụ nữ Nhật Bản dùng một thứ ngôn ngữ riêng, đa phần là những kính ngữ, những từ ngữ đặc biệt nhu thuận, mềm mỏng, hạ mình xuống, và nâng người đàn ông của gia đình lên. Tư tưởng Nho giáo ở Nhật không có ảnh hưởng mạnh trong tập tục xã hội như ở Trung quốc và Việt Nam, vậy mà người phụ nữ Nhật Bản lại có vẻ hành xử đúng tam tòng, tứ đức hơn bất cứ phụ nữ châu Á nào. Trong bối cảnh như thế, khó mà tìm được những tác gia Nhật Bản có tiếng nói mạnh mẽ về vấn đề nữ

quyền, mà thường chỉ thấy có những lời ca thương cảm hay mạnh lắm thì cũng chỉ là phản kháng đối với xã hội hiện đại.

Trong cuốn biên khảo “Tổng quan Lịch sử Văn học Nhật Bản”, nhà nghiên cứu và dịch giả văn học Nhật Bản Nguyễn Nam Trân nhấn mạnh rằng khi văn học Nhật Bản nhìn ra thế giới thì: "Từ năm Showa 50 (1975) trở đi, trong bầu không khí của phong trào tìm cách nới rộng quyền sống phụ nữ, các nhà văn nữ đã có những hoạt động đáng kể. Đó là dòng văn học tranh đấu cho nữ quyền, hay mạnh mẽ hơn nữa, thiên trọng phụ nữ”. [44, tr.318]. Điển hình cho dòng văn học này là các nhà văn như Kono Taeko "từ chối mẫu tính", đào sâu chủ đề "thế giới của những dục vọng thầm kín và lệch lạc của con người", hay Tsushima Yuko về "hình ảnh người đàn bà đơn độc nuôi con",...

1.2.2. Vấn đề phái tính và nữ quyền ở Việt Nam

Ở Việt Nam, ý thức phái tính đã được manh nha hình thành trong lý luận phê bình văn học đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, phải từ năm 1986 trở đi, âm hưởng nữ quyền trong văn học mới thực sự được các nhà văn, nhà phê bình và độc giả chú ý. Lịch sử nghiên cứu về vấn đề phái tính và nữ quyền của lý luận phê bình văn học Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là từ những năm đầu thế kỷ XX đến năm 1998; giai đoạn thứ hai là từ năm 1999 đến năm 2005; và giai đoạn thứ ba là từ năm 2006 đến nay.

Ở giai đoạn thứ nhất, theo nhiều tài liệu nghiên cứu mới đây, ý thức phái tính được đánh thức bởi chính các “nữ sĩ tiên phong cổ xúy phong trào nữ quyền qua hoạt động báo chí và văn học” như Hằng Phương, Sương Nguyệt Anh, Phan Thị Bạch Vân [26]. Tuy nhiên, những bài viết có tính chất tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học với phụ nữ chỉ bắt đầu xuất hiện từ những năm 1929, 1930 trên tờ Phụ nữ tân văn, khi Phan Khôi mở chuyên mục “Văn học với nữ tánh”. Đấy là lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà, phụ nữ trở thành trung tâm của cuộc bàn luận văn chương. Phan Khôi khẳng định phải có một nền văn học của nữ giới, tuy nhiên khẳng định của ông mới dừng lại ở cấp độ định đoán: “Theo trình độ tiến hóa của

loài người ngày nay, thì về phe phụ nữ ta cũng phải có một nền văn học. Bởi vì trải xem cái tình thế trong các nước hiện thời, loài người đã gần đến ngày bình đẳng rồi, bên nam bên nữ cũng đều gánh vác công việc với xã hội như nhau, thì sự học vấn tri thức, có lẽ đâu chỉ để riêng cho đờn ông mà thôi hay sao?” [20]. Theo Phan Khôi, viết văn cũng là một thiên chức của đàn bà, vì đàn bà “có nhiều tư cách rất là thích hiệp với văn học” như “tánh trầm tĩnh, nhẫn nại”, hơn nữa, “văn học chuyên trọng về đường tình cảm” mà đàn bà “là giống có tình cảm nhiều hơn đờn ông” [21]. Ông nhấn mạnh sự khác biệt giữa hai khái niệm “nữ tánh” “nghĩa nó là giống đàn bà (sexeféminin)” với “cái tánh của đàn bà” (caractère de femmes) [22]. Sự phân biệt ấy giống như sự phân biệt giữa khái niệm “phái tính” và “nữ tính” sau này. Có thể nói, những bài viết của ông mở ra một giả thuyết văn học thú vị và có sức khai phá. Tuy nhiên, qua cách đặt tên và tiêu đề bài viết: Về văn học của phụ nữ Việt Nam, Văn học với nữ tánh, Lại nói về vấn đề văn học với nữ tánh… chúng ta thấy với Phan Khôi: phụ nữ, nữ tánh đứng ở vế sau của văn học, nó mới chi phối văn chương chứ chưa phải là chủ thể sáng tạo văn chương.

Năm 1990, bài viết “Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn” (Tạp chí Văn học, số 5) , nhà nghiên cứu Trương Chính đã bước đầu thể hiện những kiến giải của mình về ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn. Bài viết chủ yếu nhìn nhận vấn đề nữ quyền trên phương diện nội dung tư tưởng.

Năm 1996, trên Tạp chí Văn học số 6, trong chuyên mục Trao đổi ý kiến đã thực hiện cuộc bàn luận của các nhà nghiên cứu (Lại Nguyên Ân, Đặng Anh Đào, Phạm Xuân Nguyên, Vương Trí Nhàn, Đặng Minh Châu,…) về sáng tác của các cây bút nữ trên nhiều phương diện: điểm mạnh và điểm yếu của các nhà văn nữ; phụ nữ với nghề văn; gương mặt những cây bút nữ; đóng góp của những cây bút nữ; tiềm năng của những cây bút nữ,… Đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã tập trung bàn luận nhằm lý giải hiện tượng nở rộ sáng tác của các nhà văn, nhà thơ nữ. Tuy

nhiên, trong khuôn khổ một cuộc trao đổi ngắn, các ý kiến đưa ra chỉ mang tính chất khơi gợi, chưa đào sâu phân tích vấn đề nữ quyền một cách thấu đáo.

Năm 1988, trong Tổng quan văn học miền Nam, Võ Phiến nhận ra sự xuất hiện và lấn át của văn học nữ miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 với chất giọng đặc thù. Lần đầu tiên, ông sử dụng khái niệm “phái tính” để chỉ sự khác biệt của các cây bút nữ. Đến giai đoạn này phụ nữ không còn đứng ở vế sau của văn học nữa mà họ đã xuất hiện với tư cách là những chủ thể đông đảo trong sáng tạo văn chương. “Đứng về phương diện phái tính, văn học Miền Nam thời kỳ 54-75 càng ngày càng nghiêng về nữ phái… Thoạt đầu trên văn đàn nghe tiếng ồm ồm, cuối cùng nghe ra éo éo” [135]. Theo Võ Phiến, các nhà văn nữ thời 1954-1975 ở miền Nam đều hơi ồn, Nguyễn Thị Hoàng “ồn trong cái yêu”, Nhã Ca thì khởi xướng một trường phái “bù lu bù loa”, giọng nói ấy “sau này thành ra là một đặc trưng của giới nữ thời đại: cái giọng sôi nổi, nhiệt liệt, cực đoan”. Thực ra, ngay trong nhận định này của Võ Phiến đã chứa đựng thành kiến về phái tính. Hiển nhiên, cái giọng như vậy cũng có trong tác phẩm của nam giới. Vì thế, đến Võ Phiến, vấn đề phái tính trong văn học nữ vẫn chưa được xác định rõ. Sau đó 10 năm, bài Suy nghĩ về đặc điểm của nữ văn sĩ [26] của Phương Lựu hướng sự chú ý về phái tính ở khía cạnh bản thể sáng tạo – nữ giới. Theo Phương Lựu, diện sống “không được sâu rộng” của nữ giới quy định “mầu sắc tự truyện” và đề tài chủ yếu của họ là tình yêu. Quan điểm này tìm ra được nét khái quát nhất của văn học nữ đương thời nhưng tự thân nó không có được tính khu biệt rõ ràng.

Giai đoạn thứ hai bùng nổ từ giữa năm 1999 với nhiều chuyên đề liên quan đến phái tính trong văn học có sức lan tỏa rất nhanh trên văn đàn, nhất là ở ngoài nước. Do có sự tiếp xúc với chủ thuyết nữ quyền, dòng văn học hải ngoại có bước đột phá rất ngoạn mục trong việc nghiên cứu về phái tính. Những chuyên đề như Tình yêu, tình dục và phái tính trong văn học, Tình yêu tình dục của Tạp chí Việt, chuyên đề Văn học nữ quyền, chuyên đề Giới tính trên trang DaMau.org… liên tiếp mở ra nhiều khám phá.

Năm 2000, chuyên đề Tình yêu, tình dục và phái tính trong văn học đi đầu và cũng là chuyên đề tập trung hơn cả về phái tính. Với bài Phụ nữ văn chương [130], Châm Khanh vừa đặt lại vấn đề của Phan Khôi nhưng lần này, phụ nữ được đưa lên vị trí hàng đầu, vừa tiếp tục triển khai nhận định của Võ Phiến, rằng trong văn học có sự xuất hiện ngày càng đông của tác giả nữ. Tác giả tỏ ra ngần ngại trước một vấn đề quan trọng: Cách viết của phụ nữ so với nam giới có gì khác? Sự khác biệt lớn nhất thực chất là vấn đề nữ quyền. Hoàng Ngọc Tuấn viết Dục tính trong văn chương và vấn đề đạo đức, Nguyễn Hoàng Đức viết Nữ giới, nữ văn sĩ và văn giới [11], Nguyễn Hữu Lê với Tình dục trong văn học Việt Nam dưới cách nhìn của đạo lý hồn nhiên và của đạo lý học thuyết [133], Đỗ Minh Tuấn với Thúy Kiều và khát vọng giải sex… đều đề cập đến cuộc giải phóng phụ nữ, giải phóng tình dục. Đàn bà có quyền phát biểu khát vọng dục tính của mình. Thậm chí, có những nhà văn nữ đã xây dựng những tiểu thuyết trong đó đàn bà sử dụng đàn ông như công cụ phục vụ dục tính. Hoàng Ngọc Tuấn chỉ ra thái độ trả thù phái tính ấy chỉ là hệ quả của tinh thần phản kháng bồng bột thời kỳ đầu, về sau, các nhà văn nữ càng ngày càng tỏ ra sáng suốt và bình tĩnh hơn trước vấn đề giải phóng ý thức phụ nữ khỏi những ràng buộc phái tính và dục tính để suy nghĩ đến những ý nghĩa rất bình thường trong cuộc sống: những ý nghĩa về bản thân, hạnh phúc, gia đình, phái tính, trách nhiệm, tình yêu, chiến tranh, tự do, đạo đức… Đấy mới là mảnh đất màu mỡ bộc lộ phái tính.

Những bài viết có tính dẫn nhập lý thuyết còn chỉ ra sự khu biệt nam – nữ về ngôn ngữ. Trong Văn tự và phái tính [152], Tú Ân dẫn giải giả thuyết về sự xuất hiện văn tự của bác sĩ Leonard Shlain: Theo Leonard Shlain, nam tính đã trở thành một đặc trưng của xã hội kể từ ngày một phần đông dân số học đọc và học viết. Chữ viết vốn gắn liền với tư duy phân tích và tư duy phân tích lại gắn liền với bán cầu bên trái của não bộ. Trong khi đó nữ tính lại gắn liền với bán cầu bên phải. Bán cầu bên phải phối hợp cảm xúc, ghi nhận hình ảnh và thưởng thức âm nhạc. Vì thế, tục thờ nữ thần, các giá trị mang nữ tính và quyền lực của phụ nữ nảy nở tương ứng

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí