Từ hình 3, có thể thấy hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống bao gồm các loại hình chủ yếu sau:
Chợ: là nơi buôn bán hàng hoá công cộng, thường được tổ chức ngoài trời. Thông thường mỗi người bán lẻ chỉ bán một số loại hàng hoá nhất định. Tỷ trọng hàng hoá chiếm nhiều nhất là hàng thực phẩm tươi sống. Bên cạnh các chợ tổng hợp, còn có các chợ chuyên doanh như: chợ vải, chợ đồ điện tử,… Hiện nay, chợ vẫn là loại hình bán lẻ phổ biến nhất ở nước ta.
Hợp tác xã: là hình thức tổ chức sản xuất tập thể tự cung tự cấp của người lao động, dựa trên cơ sở chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất và chế độ phân phối sản phẩm theo lao động. Hiện nay, hình thức này thường có ở các vùng nông thôn.
Cửa hàng tạp hoá: là cửa hàng kinh doanh thường có diện tích nhỏ từ 11-18m2, kinh doanh nhiều loại hàng hoá, chủ yếu là các sản phẩm thiết yếu, các loại đồ gia dụng. Ở nông thôn hay thành thị Việt Nam đều có nhiều cửa hàng loại này.
2.2. Hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại
Hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại là loại hình phân phối sử dụng phương thức cung cấp và dự trữ hàng hoá hiện đại, phương thức bán hàng chủ yếu là tự phục vụ, kinh doanh nhiều chủng loại mặt hàng cùng một lúc, và có quy mô lớn hơn các hình thức bán lẻ truyền thống. Hệ thống này rất đa dạng
trong các loại hình kinh doanh và hiện nay được biết đến với tốc độ phát triển rất nhanh.
Hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại bao gồm:
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh nghiệm quản lý hệ thống bán lẻ trên thế giới và giải pháp vận dụng đối với Việt Nam - 1
- Nhiệm Vụ Và Yêu Cầu Của Từng Bộ Phận Quản Lý Bán Lẻ
- Các Kinh Nghiệm Rút Ra Từ Việc Quản Lý Hệ Thống Bán Lẻ Của Walmart
- Kinh Nghiệm Quản Lý Khách Hàng, Và Thích Nghi Với Thị Trường Nước Ngoài Đem Lại Thành Công Cho Carrefour
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Siêu thị: là cửa hàng bán lẻ hiện đại, kinh doanh tổng hợp với chủng loại hàng hoá và dịch vụ phong phú, đa dạng, đảm bảo chất lượng và đạt được doanh thu cao, có vị trí thuận lợi, đáp ứng tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh nhất định với những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, có trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh với phương thức phục vụ văn minh, người mua hàng tự phục vụ chính mình, từ đó tạo khả năng thoả mãn tốt nhất nhu cầu mua sắm của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. [2]
Hình 3. Sơ đồ hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại
Trong tất cả các loại hình của hệ thống bán lẻ, siêu thị là hình thức đại diện cho loại hình bán lẻ hiện đại, bởi nó hội tụ đầy đủ các đặc trưng của bán lẻ hiện đại, đó là: tính chất đa dạng về chủng loại hàng hoá, hoạt động kinh doanh phức tạp, tập trung các mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng. Nhìn vào hệ thống siêu thị của một khu vực người ta có thể đoán biết được mức độ phát triển của hệ thống bán lẻ ở khu vực đó. Phân loại theo quy mô của siêu thị, ta có các loại hình siêu thị sau: đại siêu thị (hypermarket), siêu thị (supermarket), siêu thị nhỏ.
Ở Việt Nam, theo Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại, các siêu thị được phân loại như sau:
Siêu thị hạng I là các siêu thị có diện tích 5,000 m2 và 20,000 tên hàng trở lên đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp; diện tích 1000 m2 và 2,000 tên hàng trở lên đối với siêu thị chuyên doanh.
Siêu thị hạng II là các siêu thị có diện tích 2,000 m2 và 10,000 tên hàng trở lên đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp; diện tích 500 m2 và 1,000 tên hàng trở lên đối với siêu thị chuyên doanh.
Siêu thị hạng III là các siêu thị có diện tích 500 m2 và 4,000 tên hàng trở lên đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp; diện tích 250 m2 và 500 tên hàng trở lên đối với siêu thị chuyên doanh. [5]
Trung tâm thương mại (department store): là cửa hàng thông thường có diện tích từ 2500 m2 trở lên, bán chủ yếu là các loại hàng hoá phi thực phẩm và có ít nhất là năm nhóm ngành hàng bố trí trong các khu vực khác nhau, thông thường là ở các tầng khác nhau. Ở Việt Nam, trung tâm thương mại thường kinh doanh tổng hợp các cửa hàng, bao gồm cả cửa hàng
chuyên doanh và siêu thị. Ví dụ: trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza, trung tâm thương mại Vincom,…
Cửa hàng tiện dụng (cửa hàng tiện ích – convenience store): là loại cửa hàng kinh doanh các loại hàng hoá chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng thông thường hàng ngày, giá rẻ, yêu cầu chọn lựa không cao, dễ bán, diện tích nhỏ. Ngoài ra cửa hàng còn kinh doanh một số loại dịch vụ tiện dụng như: giặt là, điện thoại,.... Ví dụ: hệ thống cửa hàng Hapromart, hệ thống G7 Mart,…
Cửa hàng chuyên doanh (cửa hàng đặc chủng – speciality store): là cửa hàng chỉ chuyên bán một số chủng loại hàng hoá nhất định, tập hợp hàng hoá hẹp nhưng sâu. Ví dụ: cửa hàng quần áo Vinatex, cửa hàng thực phẩm Vissan, cửa hàng sữa Vinamilk…
Ngoài các loại hình chủ yếu trên, ở các nước phát triển, hệ thống bán lẻ hiện đại còn có các hình thức sau:
Trung tâm bán lẻ (superstore, combination store). Ví dụ: Walmart, K-mart
Cửa hàng giá rẻ (discounted store): lấy chính sách giá cả hấp dẫn làm tiêu chí hàng đầu để thu hút khách hàng giống như cửa hàng giảm giá, hạ giá. Ví dụ: Walmart, Ed
Cửa hàng chất lượng: Chất lượng cao là yếu tố chính để thu hút khách hàng và khách hàng mục tiêu là những người có thu nhập cao.
Kho hàng (warehouse store): là hình thức phân phối bán với số lượng hàng hoá lớn cho các nhà bán lẻ khác, và cả người tiêu dùng khi có thẻ thành viên. Ví dụ: Metro, Sam’s Club
Cửa hàng trên mạng (webstore): tất cả các hoạt động giao dịch: đặt hàng, mua bán đều được tiến hành qua mạng. Ví dụ: amazone.com, ebay.com
3. Đặc điểm chung của hệ thống bán lẻ hiện đại
Các hình thức kinh doanh trong hệ thống bán lẻ hiện đại có các đặc điểm chung sau:
Khai thác một số nhóm mặt hàng và dịch vụ thích hợp. Các nhà bán lẻ phải lựa chọn kinh doanh các chủng loại hàng hoá, dịch vụ thích hợp sao cho phù hợp với mục đích kinh doanh và nhu cầu của các đối tượng khách hàng mà họ hướng tới. Hơn nữa, việc lựa chọn bán mặt hàng gì, với số lượng bao nhiêu cũng góp phần tối ưu hoá lợi nhuận của cửa hàng.
Chia những lô hàng lớn thành những đơn vị nhỏ. Để giảm thiểu chi phí vận tải, hàng hoá ban đầu thường được đóng thành các lô lớn trong các thùng, kiện hàng rùi chuyển đến cho nhà bán lẻ. Nhà bán lẻ sau đó sẽ chia hàng hoá thành các lượng nhỏ hơn, đủ cho tiêu dùng cá nhân và việc sử dụng của từng hộ gia đình.
Lưu trữ sẵn hàng hoá. Chức năng chính của nhà bán lẻ là phải luôn giữ được đủ lượng hàng hoá cần thiết trong cửa hàng để người tiêu dùng có thể mua được ngay khi cần. Người tiêu dùng có thể mua lượng hàng hoá ít hơn so vói nhu cầu của họ bởi vì họ biết rằng có thể đến mua tiếp lần sau vì hàng hoá đó luôn có sẵn ở các gian hàng đó. Để đáp ứng được điều này, các nhà bán lẻ thường phải định kỳ tái cung cấp hàng hoá cho các cửa hàng của mình và dự đoán lượng tiêu dùng của khách hàng để có thể đáp ứng kịp thời. Việc kết hợp chặt chẽ với nhà cung cấp và khách hàng, tạo thành chuỗi cung ứng hàng hoá hiệu quả cũng nhằm để thực hiện tốt chức năng này của bán lẻ.
Trưng bày hàng hoá và dịch vụ cộng thêm. Yêu cầu của trưng bày hàng hoá ở các cửa hàng bán lẻ hiện đại không chỉ dừng lại ở việc bày đủ hàng, mà còn phải trưng bày đẹp, có tính nghệ thuật và sáng tạo. Điều này không chỉ thuận tiện cho khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm, mà còn giúp nhà bán lẻ dễ dàng quảng bá các sản phẩm của mình, tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng. Bên cạnh việc bán hàng, các nhà bán lẻ còn cung cấp các dịch vụ để giúp người tiêu dùng mua hàng và sử dụng hàng một cách dễ dàng hơn. Hàng hoá có thể được trưng bày và khách hàng không chỉ có thể nhìn ngắm mà còn được dùng thử. Thường có các nhân viên bán hàng đứng tại các gian hàng để trả lời câu hỏi và cung cấp thêm thông tin về sản phẩm cho khách hàng khi họ có thắc mắc. Nhiều loại hình dịch vụ khác được cung cấp như: dịch vụ tín dụng (cho phép khách hàng mua trả sau), dịch vụ bảo hành…
Phương thức quản lý hiện đại, thường áp dụng công nghệ cao. Hệ thống bán lẻ hiện đại thường có quy mô lớn, với chủng loại hàng hoá lớn, số lượng khách hàng đông đảo, kéo theo việc quản lý đòi hỏi phải chuyên nghiệp, chính xác và nhanh chóng. Do vậy, các nhà bán lẻ phải nghĩ đến việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của mình nhằm làm cho công tác quản lý có hệ thống và dễ dàng hơn, giảm được chi phí quản lý và các chi phí khác như chi phí cung ứng, chi phí vận tải, chi phí kiểm kê
hàng hoá. Hơn nữa, cơ sở vật chất thiết bị kỹ thuật phục vụ phải hiện đại, để đảm bảo tiện nghi, phục tốt, tạo thoải mái cho khách hàng đi mua sắm.
Phương thức bán hàng thường là phương thức tự phục vụ. Trong quá trình khách hàng lựa chọn mua hàng hoá, không hề có sự can thiệp của người bán, trừ khâu thu tiền.
4. Vai trò của hệ thống bán lẻ
4.1. Đối với người tiêu dùng
Cung cấp hàng hoá để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Đây là chức năng chính của hệ thống bán lẻ. Do vậy, việc kinh doanh bán lẻ luôn phải tập trung nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng về số lượng, chất lượng, cơ cấu chủng loại.
Hướng dẫn tiêu dùng cho khách hàng. Nhờ vào việc tiếp xúc với nhiều chủng loại hàng hoá, tiếp xúc với nhiều phân đoạn thị trường khách hàng, kinh doanh bán lẻ cũng góp phần hướng dẫn tiêu dùng cho khách hàng, có nghĩa là hướng dẫn khách hàng nên sử dụng loại hình sản phẩm dịch vụ nào thích hợp với mức sống, sở thích, nhu cầu của họ. Làm tốt được vai trò đó, hệ thống bán lẻ có thể kích thích nhu cầu người tiêu dùng và đẩy mạnh bán hàng.
4.2. Đối với doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ
a. Đối với doanh nghiệp sản xuất:
Việc phân phối bán lẻ đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, liên tục, và bán lẻ là khâu kết thúc của quá trình lưu thông hàng hoá. Việc phân phối bán hàng một cách thuận lợi và nhanh chóng sẽ góp phần hoàn vốn nhanh cho nhà sản xuất, thúc đẩy đầu tư tái sản xuất và làm cho sản xuất phát triển.
Ngoài ra, hệ thống bán lẻ hoạt động như một đại lý mua hàng cho công chúng. Vì vậy, hoạt động kinh doanh bán lẻ phải liên kết chặt chẽ với các nhà sản xuất để nghiên cứu nguồn hàng, xác định lựa chọn hàng hoá phù hợp với yêu cầu công chúng và thoả thuận giá cả. Không chỉ có vậy, hệ thống bán lẻ
còn là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, giúp cho nhà sản xuất tìm hiểu được nhu cầu của thị trường một cách linh hoạt và chính xác, từ đó sản xuất ra các loại hàng hoá dịch vụ phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Hệ thống bán lẻ cũng giúp các nhà sản xuất và nhà cung cấp quảng bá thương hiệu và sản phẩm của mình một cách ít tốn kém nhất, nhờ vào việc trưng bày hàng hoá hợp lý và đẹp mắt.
b. Đối với doanh nghiệp bán lẻ:
Doanh nghiệp bán lẻ có nhiệm vụ phải tổ chức thực hiện nghiệp vụ mua bán, giao nhận, vận chuyển, dự trữ để hoàn thành vai trò trung gian đưa hàng hoá từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng và có lợi nhuận.
Với việc nắm rõ nhu cầu khách hàng, phối hợp một cách hợp lý và chuyên nghiệp các hoạt động trên, mỗi doanh nghiệp bán lẻ lại góp phần thúc đẩy phát triển hệ thống bán lẻ ngày càng hiện đại, chi phí phân phối lưu thông hàng hoá ngày càng rẻ và thu được nhiều lợi nhuận hơn.
4.3. Đối với nền kinh tế quốc dân
Việc kinh doanh hệ thống bán lẻ góp phần đáng kể đối với nền kinh tế quốc dân như sau:
Cung cấp hàng hoá dịch vụ, phục vụ rộng rãi nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong xã hội. Đây là nhiệm vụ chính mà nền kinh tế giao cho các nhà bán lẻ.
Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Ở các nước phát triển, ngành kinh doanh bán lẻ luôn đóng góp một tỷ trọng lớn vào GDP quốc gia, hơn nữa còn giải quyết việc làm cho lượng lớn dân số: Ở Canada, số người lao động làm trong lĩnh vực bán lẻ chiếm hơn một triệu dân [30]. Ở Mỹ, tỷ trọng dân số làm trong lĩnh vực bán lẻ cũng không nhỏ, chiếm 20.8% [12]
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp dân cư trong xã hội. Tiếp xúc với các phương thức bán hàng hiện đại, văn minh, lịch
sự, chủng loại hàng hoá phong phú, nhiều gia đình đã coi việc đi siêu thị hay đến các cửa hàng là một hình thức thư giãn. Hơn nữa, với số lượng mặt hàng rất phong phú được bày bán ở các hệ thống bán lẻ hiện đại, người tiêu dùng được gia tăng sự lựa chọn, và nhu cầu của khách hàng ngày càng được thoả mãn tốt hơn.
Thúc đẩy luân chuyển nhanh chóng hàng hoá từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Hàng hoá được lưu thông càng nhanh chóng.thì tái sản xuất càng được tiến hành sớm, vốn không rơi vào tình trạng ứ đọng, do vậy sản xuất phát triển, làm cho nền kinh tế vận hành một cách nhịp nhàng hơn.
Ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu của quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội.
II. Quản lý hệ thống bán lẻ
1. Sự cần thiết phải quản lý hệ thống bán lẻ
Hoạt động kinh doanh bán lẻ là một tổng thể các hoạt động phức tạp gồm nhiều khâu: cung cấp hàng hoá, trưng bày hàng hoá, mua bán hàng hoá, quản lý nhân viên, quản lý khách hàng,… Do vậy việc phối hợp một cách nhịp nhàng các hoạt động trên là điều hết sức phức tạp. Nếu như khó khăn của các ngành sản xuất là tạo ra hàng hoá sao cho chi phí sản xuất thấp, thì mục đích của ngành bán lẻ lại là làm sao để chi phí lưu thông là thấp nhất, hàng hoá được tiêu thụ một cách nhanh chóng mà không bị tồn kho. Đó là lý do nhất thiết phải có sự quản lý đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ.
2. Khái niệm, mục đích, nội dung, yêu cầu của công tác quản lý bán lẻ
2.1. Khái niệm
Quản lý bán lẻ trước hết là một hoạt động quản lý, bởi vậy trước khi đi vào nghiên cứu khái niệm và nội dung của quản lý bán lẻ, cần phải làm rõ khái niệm Quản lý: